Chương 63: Lót tay mua lọng
Nguyên Hùng
03/07/2014
Nghe lời Huỳnh Ðại, Bảy Viễn tìm cách liên hệ với Cựu hoàng Bảo Ðại.
Nguyên tắc xử thế vẫn là đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn. Nhưng "lót tay" không phải là chuyện dễ. Phải "điều tra kỹ đối tượng. Cách ngôn Pháp đã dạy: Cách cho đáng giá hơn của cho."
Hối lộ Quốc trưởng đâu phải dễ !
Bảy Viễn ra lệnh Năm Tài lập hồ sơ về Cựu hoàng.
Vua Khải Ðịnh băng hà Vĩnh Thụy lên ngôi năm 1925 khi còn du học ở Pháp, đến năm 1932 mới hồi loan chấp chính. Khi làm vua, Bảo Ðại chỉ thích săn bắn và quyền hành giao cho Phạm Quỳnh , một nhân vật thân Pháp. Tháng 8.1945, Việt Minh giành chính quyền, Bảo Ðại giao nạp ấn kiếm cho đại diện Việt Minh là Trần Huy Liệu
Với lời tuyên bố để đời: "Trẫm thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ " .
Chủ tịch Hồ Chí Minh phong công dân Vĩnh Thụy chức Cố vấn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng rời ngôi báu vẫn khao khát sống đời đế vương nên trong chế độ mới, Vĩnh Thụy sống không thoải mái. Khi cố vấn được phái sang Trung Quốc công tác ngoại giao, Vĩnh Thụy rời Hà Nội và bay thẳng sang Hồng Hông.
Vĩnh Thụy từ bỏ chức cố vấn để lấy chức mới là Cựu hoàng Bảo Ðại . Cựu hoàng ăn chơi và chờ thời.
Phe háo chiến lần lượt thất bại trong chủ trương tốc chiến. Ðô đốc D argenlieu bị thay, Bollaert lên cũng không đi tới đâu. Pháp nghĩ tới việc dùng lá bài Bảo Ðại. Cựu hoàng quen nếp sống vua chúa, lại cưới vợ là con đại điền chủ,
Công giáo dòng, có họ hàng với đám tư bản bổn xứ có thế lực ở miền Nam. Thế là bộ máy sử dụng Bảo Ðại bắt đầu hoạt động.
Ngày 7.12.1947, trên chiến hạm Duguay Trouin, giải pháp Bảo Ðại thành hình: Bollaert ký kết với Bảo Ðại một thỏa ước theo đó Pháp sẽ trao trả quyền độc lập cho Việt Nam dưới quyền Quốc trưởng Bảo Ðại.
Ngày 26.3.1948 Bảo Ðại đồng ý thành lập Chính phủ trung ương lâm thời do Nguyễn Văn Xuân làm Thủ tướng. Hai tháng sau, ngày 25.5.48, Thủ tướng Xuân công bố thành phần nội các.
Ngày 5.6.1948, tại vịnh Hạ Long, Bảo Ðại và Cao ủy Bollaert ký kết hiệp ước chính thức công nhận Việt Nam là nước độc lập. Từ "độc lập" này trước đây Pháp không hề dùng trong các cuộc thương thuyết với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Pháp chỉ dùng chứ quốc gia tự do (état libre). Chuyện trớ trêu là sau khi "tranh giành
được độc lập, Cựu hoàng không về nước làm Quốc trưởng mà trở qua Pháp sống đời lưu vong. Với báo chí, Bảo Ðại tuyên bố chỉ về nước khi nào Nam Kỳ được chính thức giao trả lại cho Việt Nam.
Chính phủ Pháp thấy Bollaert làm không ra trò, bèn đưa Pignon lên thay để ve vãn Bảo Ðại (tháng 10.1948). Bốn tháng sau, Tổng thống Vincent Auriol ký với Bảo Ðại hiệp ước 8.3.1949, bấy giờ Bảo Ðại mới chịu về Việt Nam. Cựu hoàng chọn Ðà Lạt làm nơi đặt văn phòng Quốc trưởng.
Ðọc xong lý lịch của Quốc trưởng Bảo Ðại, Bảy Viễn quyết định "lót tay" Quốc trưởng để có chiếu lọng che đầu, đề phòng bất trắc. Biết Bảo Ðại tin dùng bào đệ Vĩnh Cần, Bảy Viễn nhờ người tiếp xúc .
Qua trung gian này, Bảy Viễn ủng hộ Quốc trưởng 240.000 đồng mỗi tháng.
Có nhiều chuyện vui: Là Quốc trưởng như Bảo Ðại vẫn lãnh lương của Chính phủ Pháp - lương cao nhất bậc thang lương , nhưng bao nhiêu cũng không vừa với cách ăn chơi "ném tiền qua cửa sổ".
Món tiền ủng hộ của Bảy Viễn đưa tới thật đúng lúc. Như lời tiên đoán của Huỳnh Ðại, Bảo Ðại nghĩ cách đền bù xứng đáng cho Bảy Viễn.
Ngày 22.4.1952, khi tướng Bondis đề nghị phong tướng hai sao cho Bảy Viễn, Bảo Ðại ký ngay. Ðầu năm 1954, Bảo Ðại nhận Bảy Viễn làm bào đệ sau khi Bảy Viễn giúp 500.000 đô la Mỹ để Bảo Ðại chi cho các cô bồ trong đó có vũ nữ Jenny Ðong ở Hồng Kông.
Năm 1954 là năm ngôi sao tướng tinh Bảy Viễn sáng sủa nhất. Ðược làm bào đệ Cựu hoàng, Bảy Viễn khoái hơn chức Thiếu tướng hai sao.
Có cái lọng to nhất nước, Bảy Viễn và Huỳnh Ðại khai thác triệt để ngành ăn chơi ở Sài Gòn - Chợ Lớn.
Ðại Thế Giới được mở mang rộng ra so với ngày mới thành lập.
Chủ trương của D argenlieu là mạnh tay mở các khu giải trí để lùa dân vùng Pháp chiếm , vùi đầu vô các sòng bạc khiến họ quên nghĩa vụ công dân tức tham gia kháng chiến.
Trường đua Phú Thọ được mở lại, hoạt động nhộn nhịp.
Ðại Thế Giới được báo chí Pháp ca ngợi hết lời: một thành phố trong thành phố (une ville danh la ville).
Ðại Thế Giới gồm nhiều gian hàng cờ bạc, hai rạp chiếu bóng, ba rạp hát cải lương, Tiểu Quảng, vũ trường. Ðại Thế Giới còn có ba chi nhánh khác: một ở đường Boresse (nay là Calmette), hai trong Chợ Lớn.
Thủ hiến Trần Văn Hữu không ký quyết định mở Ðại Thế Giới, nhưng Quốc trưởng Bảo Ðại ký, viện lẽ đây là cơ sở đã có từ thời Cao ủy D argenlieu, tới đời Bollaert còn được mở rộng thêm.
Bấy giờ Bảy Viễn mới thấy phục sư phụ Huỳnh Ðại.
Sau này Bảy Viễn còn cần tới cái lọng Quốc trưởng khi thời cuộc biến chuyển cực kỳ bất lợi cho Bình Xuyên.
Nguyên tắc xử thế vẫn là đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn. Nhưng "lót tay" không phải là chuyện dễ. Phải "điều tra kỹ đối tượng. Cách ngôn Pháp đã dạy: Cách cho đáng giá hơn của cho."
Hối lộ Quốc trưởng đâu phải dễ !
Bảy Viễn ra lệnh Năm Tài lập hồ sơ về Cựu hoàng.
Vua Khải Ðịnh băng hà Vĩnh Thụy lên ngôi năm 1925 khi còn du học ở Pháp, đến năm 1932 mới hồi loan chấp chính. Khi làm vua, Bảo Ðại chỉ thích săn bắn và quyền hành giao cho Phạm Quỳnh , một nhân vật thân Pháp. Tháng 8.1945, Việt Minh giành chính quyền, Bảo Ðại giao nạp ấn kiếm cho đại diện Việt Minh là Trần Huy Liệu
Với lời tuyên bố để đời: "Trẫm thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ " .
Chủ tịch Hồ Chí Minh phong công dân Vĩnh Thụy chức Cố vấn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng rời ngôi báu vẫn khao khát sống đời đế vương nên trong chế độ mới, Vĩnh Thụy sống không thoải mái. Khi cố vấn được phái sang Trung Quốc công tác ngoại giao, Vĩnh Thụy rời Hà Nội và bay thẳng sang Hồng Hông.
Vĩnh Thụy từ bỏ chức cố vấn để lấy chức mới là Cựu hoàng Bảo Ðại . Cựu hoàng ăn chơi và chờ thời.
Phe háo chiến lần lượt thất bại trong chủ trương tốc chiến. Ðô đốc D argenlieu bị thay, Bollaert lên cũng không đi tới đâu. Pháp nghĩ tới việc dùng lá bài Bảo Ðại. Cựu hoàng quen nếp sống vua chúa, lại cưới vợ là con đại điền chủ,
Công giáo dòng, có họ hàng với đám tư bản bổn xứ có thế lực ở miền Nam. Thế là bộ máy sử dụng Bảo Ðại bắt đầu hoạt động.
Ngày 7.12.1947, trên chiến hạm Duguay Trouin, giải pháp Bảo Ðại thành hình: Bollaert ký kết với Bảo Ðại một thỏa ước theo đó Pháp sẽ trao trả quyền độc lập cho Việt Nam dưới quyền Quốc trưởng Bảo Ðại.
Ngày 26.3.1948 Bảo Ðại đồng ý thành lập Chính phủ trung ương lâm thời do Nguyễn Văn Xuân làm Thủ tướng. Hai tháng sau, ngày 25.5.48, Thủ tướng Xuân công bố thành phần nội các.
Ngày 5.6.1948, tại vịnh Hạ Long, Bảo Ðại và Cao ủy Bollaert ký kết hiệp ước chính thức công nhận Việt Nam là nước độc lập. Từ "độc lập" này trước đây Pháp không hề dùng trong các cuộc thương thuyết với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Pháp chỉ dùng chứ quốc gia tự do (état libre). Chuyện trớ trêu là sau khi "tranh giành
được độc lập, Cựu hoàng không về nước làm Quốc trưởng mà trở qua Pháp sống đời lưu vong. Với báo chí, Bảo Ðại tuyên bố chỉ về nước khi nào Nam Kỳ được chính thức giao trả lại cho Việt Nam.
Chính phủ Pháp thấy Bollaert làm không ra trò, bèn đưa Pignon lên thay để ve vãn Bảo Ðại (tháng 10.1948). Bốn tháng sau, Tổng thống Vincent Auriol ký với Bảo Ðại hiệp ước 8.3.1949, bấy giờ Bảo Ðại mới chịu về Việt Nam. Cựu hoàng chọn Ðà Lạt làm nơi đặt văn phòng Quốc trưởng.
Ðọc xong lý lịch của Quốc trưởng Bảo Ðại, Bảy Viễn quyết định "lót tay" Quốc trưởng để có chiếu lọng che đầu, đề phòng bất trắc. Biết Bảo Ðại tin dùng bào đệ Vĩnh Cần, Bảy Viễn nhờ người tiếp xúc .
Qua trung gian này, Bảy Viễn ủng hộ Quốc trưởng 240.000 đồng mỗi tháng.
Có nhiều chuyện vui: Là Quốc trưởng như Bảo Ðại vẫn lãnh lương của Chính phủ Pháp - lương cao nhất bậc thang lương , nhưng bao nhiêu cũng không vừa với cách ăn chơi "ném tiền qua cửa sổ".
Món tiền ủng hộ của Bảy Viễn đưa tới thật đúng lúc. Như lời tiên đoán của Huỳnh Ðại, Bảo Ðại nghĩ cách đền bù xứng đáng cho Bảy Viễn.
Ngày 22.4.1952, khi tướng Bondis đề nghị phong tướng hai sao cho Bảy Viễn, Bảo Ðại ký ngay. Ðầu năm 1954, Bảo Ðại nhận Bảy Viễn làm bào đệ sau khi Bảy Viễn giúp 500.000 đô la Mỹ để Bảo Ðại chi cho các cô bồ trong đó có vũ nữ Jenny Ðong ở Hồng Kông.
Năm 1954 là năm ngôi sao tướng tinh Bảy Viễn sáng sủa nhất. Ðược làm bào đệ Cựu hoàng, Bảy Viễn khoái hơn chức Thiếu tướng hai sao.
Có cái lọng to nhất nước, Bảy Viễn và Huỳnh Ðại khai thác triệt để ngành ăn chơi ở Sài Gòn - Chợ Lớn.
Ðại Thế Giới được mở mang rộng ra so với ngày mới thành lập.
Chủ trương của D argenlieu là mạnh tay mở các khu giải trí để lùa dân vùng Pháp chiếm , vùi đầu vô các sòng bạc khiến họ quên nghĩa vụ công dân tức tham gia kháng chiến.
Trường đua Phú Thọ được mở lại, hoạt động nhộn nhịp.
Ðại Thế Giới được báo chí Pháp ca ngợi hết lời: một thành phố trong thành phố (une ville danh la ville).
Ðại Thế Giới gồm nhiều gian hàng cờ bạc, hai rạp chiếu bóng, ba rạp hát cải lương, Tiểu Quảng, vũ trường. Ðại Thế Giới còn có ba chi nhánh khác: một ở đường Boresse (nay là Calmette), hai trong Chợ Lớn.
Thủ hiến Trần Văn Hữu không ký quyết định mở Ðại Thế Giới, nhưng Quốc trưởng Bảo Ðại ký, viện lẽ đây là cơ sở đã có từ thời Cao ủy D argenlieu, tới đời Bollaert còn được mở rộng thêm.
Bấy giờ Bảy Viễn mới thấy phục sư phụ Huỳnh Ðại.
Sau này Bảy Viễn còn cần tới cái lọng Quốc trưởng khi thời cuộc biến chuyển cực kỳ bất lợi cho Bình Xuyên.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.