Chương 10: Vượt Ngục Lần Hai
Nguyên Hùng
03/07/2014
Anh em đã xuống thuyền, sẵn sàng ra khơi thì Ba Rùm đưa tay vẫy chào tạm biệt.
Còn đây là anh Năm Bé, cũng là thợ giỏi, xin quá giang các anh về đất liền. Tôi nhường chỗ của tôi cho anh Năm Bé. Hy vọng anh Năm Bé sẽ giúp ích các anh nhiều trong chuyến vượt ngục này cũng như khi đã về tới đất liền .
Mọi người đảo mắt nhìn người tù được Ba Rùm giới thiệu xin quá giang.
Ðó là một trung niên vạm vỡ, tóc húi cao kiểu võ sĩ. Anh ta đang mang một thùng thiếc khá nặng.
Bảy Viễn nhìn Mười Trí hội ý chớp nhoáng:
- Cũng được. Càng đông càng vui. Mời anh xuống đây .
Năm Bé đặt thùng thiếc xuống tam bản nhẹ nhàng :
- Cơm khô tôi sấy mấy tháng nay. Gọi là góp lương khô với các anh .
Tam bản tách bến. Ba Rùm đứng lặng nhìn các bạn khuất dạng trong sương mù lãng đãng trên mặt biển rồi mới quay gót trở về khám giam.
Bảy Viễn thắc mắc:
- Ba Rùm lo hết mọi việc cho chuyến đi này, vậy tại sao nó ở lại ? Mình không hiểu nổi ?
Mười Trí cười nói:
- Chỉ có tao mới hiểu được nó thôi. Thằng Ba Rùm là cháu họ của tao. Nó ham vui mà đi theo tao. "Ði hát" cho biết cảm giác mạnh như thế nào. Chừng bị bắt mới ăn năn hối ngộ. Nó thầm tính với tao như thế này: Bản án đồng hạng 12 năm. Nó mới hăm lăm. Ra tù nó chỉ mới băm bảy, còn đủ thì giờ làm lại cuộc đời....
Bảy Viễn cười ha hả:
- Thằng coi vậy mà tính nhiều nước cờ trong một lúc. Cũng hay!
Biển lặng êm, mặt nước lao xao vỗ nhẹ vào hông tam bản như bản nhạc nhẹ.
Bảy Viễn mở túi vải lấy ra một bàn cờ tướng với hai bộ quân cờ làm bằng gỗ mun thật đẹp.
- Mình chơi vài ván cho vui.
Hai tay giang hồ đấu trí thử tài trên bàn cờ.
Cờ sao thì người vậy. Bảy Viễn nóng tính, hay thí quân trong khi Mười Trí trầm ngâm suy tính từng nước cờ.
Vừa đánh cờ anh vừa tìm hiểu thêm về tâm tính của tay anh chị trường đua Phú Thọ..
Chơi với bạn phải biết mặt mạnh, mặt yếu để tiện việc tiếp tục làm ăn sau này. Ðánh tới trưa, mệt nghỉ, ăn uống giải khát. Bấy giờ Bảy Viễn mới chợt nhớ tới người tù xin quá giang:
- Anh bạn tên gì? Trước đây ở đâu, làm gì mà ra đảo ?
- Tôi tên Năm Bé, quê Hải Phòng. Cái tên Năm Bé là vô Sài gòn mới đặt cho giống thiên hạ. Tôi làm thợ máy trên tàu chở khách của Bạch Thái Bưởi. Nhưng chán cảnh ngày nào cũng như ngày nào nên muốn vào Nam một chuyến cho biết với người ta. Nhiều người đi phu cao su còn sống sót về kể nhiều chuyện hay như vườn cao su ngay hàng thẳng lối bao la bất tận như rừng, còn miền Tây thì ruộng lúa cò bay thẳng cánh, chó chạy cong đuôi, dân giàu vô kể; nghe nói có công tử Bạc Liêu sắm máy bay đi thăm lúa ruộng. Ðang mơ mộng vào Nam thì có tin nhà nước mộ lính không chuyên gọi là ONS sang Pháp đánh giặc Ðức . Tàu đậu tại Hải Phòng, sẽ vào Sài Gòn trước khi qua Pháp. Mình liền tình nguyện, nhưng tới Sài Gòn thì nhảy xuống, sinh sống trong xóm phu phen ở Khánh Hội, Xóm Chiếu. Về sau xin được một chân phó quản đốc xưởng cưa cây giá tị . Lúc đó kiếm ăn được, trong túi lúc nào cũng rủng rỉnh vài ba chục đồng. Kế xưng anh chị bự...
Bảy Viễn cùng Mười Trì cười hỏi:
- Trong đời anh chị bự ở Xóm Chiếu có chuyện gì hay, kể nghe .
- Có chớ ! Nhiều lắm ? Như bảo kê cho mấy cái bến tàu trong Chợ Lớn, nơi các tàu Nguyễn Văn Kiệu chở hàng hóa và hành khách đi Cà Mau, Rạch Giá, bến tàu đi Nam Vang... Phải tranh tài với nhau đám du đãng, thắng làm cha, thua làm con....
Mắt Năm Bé sáng lên:
- Có lần mình đụng độ nảy lửa với anh Ba Dương ở bến đò Long Kiểng. Kỳ đó ác chiến dữ dội nhưng kết quả thì bất phân thắng bại, ai ở đâu làm trời ở đó. Mình chỉ làm vua bên Xóm Chiếu, không vượt qua được con Kinh Tẻ là giang san của anh Ba Dương .
Bảy Viễn ngáp:
- Nói chuyện đánh đấm, đâm chém nghe ngán quá? Có chuyện gì vui không?
Năm Bé ngẫm nghĩ một lúc rồi cười thích thú:
- Có một chuyện vui. Mình chửi cha mấy thằng Tây bán nón nỉ ở đường Catinat. Chuyện như sau. Hồi năm 30 có mốt đội nón nỉ to vành. Hiệu đắt tiền nhất là Borsalino của Ý . Một cái giá hai mươi lăm đồng, bằng lương tháng thầy ký tòa bố. Mình thả qua Sài Gòn tính sắm một cái đội cho oai. Vô tiệm nón ở dường Catinat, thấy trưng nửa lố đủ màu, đen, xám, nâu, trắng v.v... Mới bước chân vô, mình thấy mấy thằng Tây ngó mình có nửa con mắt.
Lúc đó mình mặc quần lãnh đen, áo bành tô ka ki xanh, đúng là lối ăn mặc của thợ thầy lao động bình dân. Thây kệ, mình vẫn tới sát bên tủ kiểng trưng nón:
- Cho xem cái nón đi ông bạn .
Thằng Tây lắc đâu, chỉ miếng giấy ghi giá tiền:
- Mắc lắm, anh không đủ tiền mua đâu?
Mình nổi dịch lên trợn mắt:
- Sao mày biết tao không có tiền mua? Lấy cho tao coi mau lên !
Thấy mình làm dữ, thằng Tây miễn cưỡng lấy một cái đưa cho xem. Mân mê thấy nỉ dầy kiểu đẹp , bèn đội thử, thấy vừa, hỏi lại cho kỹ: "bao nhiêu?".
- Hai mươi lăm đồng. Có đủ tiền mua không đó cha ?
Phải cho mấy thằng Tây cà sóc chó này một bài học ! Mình mua một cái đội lên đầu rồi biểu nó lấy giấy gói 4 cái còn trưng trong tủ. Năm cái tất cả. Móc bóp trả ngay lập tức 125 đồng cho tụi nó xanh mặt chơi.
Năm Bé cười khoái trá:
- Mua rồi đem về không biết phải làm gì với bốn cái nón dư. Ðành kêu em út lại cho, chớ để chật nhà !
Bảy Viễn vỗ vai Năm Bé:
- Tụi này không ưa Bắc kỳ, nhưng nhận anh làm bằng hữu vì anh đã Nam kỳ hóa dữ rồi !
Còn đây là anh Năm Bé, cũng là thợ giỏi, xin quá giang các anh về đất liền. Tôi nhường chỗ của tôi cho anh Năm Bé. Hy vọng anh Năm Bé sẽ giúp ích các anh nhiều trong chuyến vượt ngục này cũng như khi đã về tới đất liền .
Mọi người đảo mắt nhìn người tù được Ba Rùm giới thiệu xin quá giang.
Ðó là một trung niên vạm vỡ, tóc húi cao kiểu võ sĩ. Anh ta đang mang một thùng thiếc khá nặng.
Bảy Viễn nhìn Mười Trí hội ý chớp nhoáng:
- Cũng được. Càng đông càng vui. Mời anh xuống đây .
Năm Bé đặt thùng thiếc xuống tam bản nhẹ nhàng :
- Cơm khô tôi sấy mấy tháng nay. Gọi là góp lương khô với các anh .
Tam bản tách bến. Ba Rùm đứng lặng nhìn các bạn khuất dạng trong sương mù lãng đãng trên mặt biển rồi mới quay gót trở về khám giam.
Bảy Viễn thắc mắc:
- Ba Rùm lo hết mọi việc cho chuyến đi này, vậy tại sao nó ở lại ? Mình không hiểu nổi ?
Mười Trí cười nói:
- Chỉ có tao mới hiểu được nó thôi. Thằng Ba Rùm là cháu họ của tao. Nó ham vui mà đi theo tao. "Ði hát" cho biết cảm giác mạnh như thế nào. Chừng bị bắt mới ăn năn hối ngộ. Nó thầm tính với tao như thế này: Bản án đồng hạng 12 năm. Nó mới hăm lăm. Ra tù nó chỉ mới băm bảy, còn đủ thì giờ làm lại cuộc đời....
Bảy Viễn cười ha hả:
- Thằng coi vậy mà tính nhiều nước cờ trong một lúc. Cũng hay!
Biển lặng êm, mặt nước lao xao vỗ nhẹ vào hông tam bản như bản nhạc nhẹ.
Bảy Viễn mở túi vải lấy ra một bàn cờ tướng với hai bộ quân cờ làm bằng gỗ mun thật đẹp.
- Mình chơi vài ván cho vui.
Hai tay giang hồ đấu trí thử tài trên bàn cờ.
Cờ sao thì người vậy. Bảy Viễn nóng tính, hay thí quân trong khi Mười Trí trầm ngâm suy tính từng nước cờ.
Vừa đánh cờ anh vừa tìm hiểu thêm về tâm tính của tay anh chị trường đua Phú Thọ..
Chơi với bạn phải biết mặt mạnh, mặt yếu để tiện việc tiếp tục làm ăn sau này. Ðánh tới trưa, mệt nghỉ, ăn uống giải khát. Bấy giờ Bảy Viễn mới chợt nhớ tới người tù xin quá giang:
- Anh bạn tên gì? Trước đây ở đâu, làm gì mà ra đảo ?
- Tôi tên Năm Bé, quê Hải Phòng. Cái tên Năm Bé là vô Sài gòn mới đặt cho giống thiên hạ. Tôi làm thợ máy trên tàu chở khách của Bạch Thái Bưởi. Nhưng chán cảnh ngày nào cũng như ngày nào nên muốn vào Nam một chuyến cho biết với người ta. Nhiều người đi phu cao su còn sống sót về kể nhiều chuyện hay như vườn cao su ngay hàng thẳng lối bao la bất tận như rừng, còn miền Tây thì ruộng lúa cò bay thẳng cánh, chó chạy cong đuôi, dân giàu vô kể; nghe nói có công tử Bạc Liêu sắm máy bay đi thăm lúa ruộng. Ðang mơ mộng vào Nam thì có tin nhà nước mộ lính không chuyên gọi là ONS sang Pháp đánh giặc Ðức . Tàu đậu tại Hải Phòng, sẽ vào Sài Gòn trước khi qua Pháp. Mình liền tình nguyện, nhưng tới Sài Gòn thì nhảy xuống, sinh sống trong xóm phu phen ở Khánh Hội, Xóm Chiếu. Về sau xin được một chân phó quản đốc xưởng cưa cây giá tị . Lúc đó kiếm ăn được, trong túi lúc nào cũng rủng rỉnh vài ba chục đồng. Kế xưng anh chị bự...
Bảy Viễn cùng Mười Trì cười hỏi:
- Trong đời anh chị bự ở Xóm Chiếu có chuyện gì hay, kể nghe .
- Có chớ ! Nhiều lắm ? Như bảo kê cho mấy cái bến tàu trong Chợ Lớn, nơi các tàu Nguyễn Văn Kiệu chở hàng hóa và hành khách đi Cà Mau, Rạch Giá, bến tàu đi Nam Vang... Phải tranh tài với nhau đám du đãng, thắng làm cha, thua làm con....
Mắt Năm Bé sáng lên:
- Có lần mình đụng độ nảy lửa với anh Ba Dương ở bến đò Long Kiểng. Kỳ đó ác chiến dữ dội nhưng kết quả thì bất phân thắng bại, ai ở đâu làm trời ở đó. Mình chỉ làm vua bên Xóm Chiếu, không vượt qua được con Kinh Tẻ là giang san của anh Ba Dương .
Bảy Viễn ngáp:
- Nói chuyện đánh đấm, đâm chém nghe ngán quá? Có chuyện gì vui không?
Năm Bé ngẫm nghĩ một lúc rồi cười thích thú:
- Có một chuyện vui. Mình chửi cha mấy thằng Tây bán nón nỉ ở đường Catinat. Chuyện như sau. Hồi năm 30 có mốt đội nón nỉ to vành. Hiệu đắt tiền nhất là Borsalino của Ý . Một cái giá hai mươi lăm đồng, bằng lương tháng thầy ký tòa bố. Mình thả qua Sài Gòn tính sắm một cái đội cho oai. Vô tiệm nón ở dường Catinat, thấy trưng nửa lố đủ màu, đen, xám, nâu, trắng v.v... Mới bước chân vô, mình thấy mấy thằng Tây ngó mình có nửa con mắt.
Lúc đó mình mặc quần lãnh đen, áo bành tô ka ki xanh, đúng là lối ăn mặc của thợ thầy lao động bình dân. Thây kệ, mình vẫn tới sát bên tủ kiểng trưng nón:
- Cho xem cái nón đi ông bạn .
Thằng Tây lắc đâu, chỉ miếng giấy ghi giá tiền:
- Mắc lắm, anh không đủ tiền mua đâu?
Mình nổi dịch lên trợn mắt:
- Sao mày biết tao không có tiền mua? Lấy cho tao coi mau lên !
Thấy mình làm dữ, thằng Tây miễn cưỡng lấy một cái đưa cho xem. Mân mê thấy nỉ dầy kiểu đẹp , bèn đội thử, thấy vừa, hỏi lại cho kỹ: "bao nhiêu?".
- Hai mươi lăm đồng. Có đủ tiền mua không đó cha ?
Phải cho mấy thằng Tây cà sóc chó này một bài học ! Mình mua một cái đội lên đầu rồi biểu nó lấy giấy gói 4 cái còn trưng trong tủ. Năm cái tất cả. Móc bóp trả ngay lập tức 125 đồng cho tụi nó xanh mặt chơi.
Năm Bé cười khoái trá:
- Mua rồi đem về không biết phải làm gì với bốn cái nón dư. Ðành kêu em út lại cho, chớ để chật nhà !
Bảy Viễn vỗ vai Năm Bé:
- Tụi này không ưa Bắc kỳ, nhưng nhận anh làm bằng hữu vì anh đã Nam kỳ hóa dữ rồi !
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.