Đế Chế Đại Việt

Chương 27: Chương 27: Luận nước

Hàm Ngư

02/10/2018

Ngồi trong điện chính của Thủ phủ Lý Anh Tú cùng hai vị danh nhân mới được triệu hoán đến bàn bạc lại con đường tiếp theo mà Đại Việt phải đi. Trước đó Lý Anh Tú cũng chính thức thông báo bổ nhiệm Lữ Gia làm Tổng Nội Chính thống lĩnh đội ngũ Bồ Chính phía dưới, có thể quyết sách mọi chính sách nếu không có Lý Anh Tú, bổ nhiệm Phạm Tu làm Tổng binh tổng quản lý quân đội, có quyền điều khiển các lực lượng quân đội trừ Thiên Tử quân và Tĩnh Hải quân.

- Vậy ý của Việt vương là muốn xây dựng Cổ Loa thành một tòa thành trấn cỡ trung trong vòng một tháng?

Nghe Lý Anh Tú nói về kế hoạch xây thành Lữ Gia không thể không kinh ngạc nói. Kế hoạch của Lý Anh Tú lần đầu tiên xây dựng Cổ Loa là thành một tòa thành cỡ trung, chứa ít nhất cũng phải là hơn hai vạn người, trong khi dân số hiện tại ở Cổ Loa mới gần hai nghìn. Nhưng Lý Anh Tú nghĩ với tốc độ gia tăng dân số như hiện tại chẳng mấy chốc Cổ Loa thực sự sẽ đạt được kích thước như vậy. Huống chi một tháng nữa ước chừng Hoa Hồng Đen thương hội cũng sẽ đến, khi đó không thể để bọn họ chứng kiến Cổ Loa thành chỉ là một tòa thành nhỏ được. Nhưng xây dựng một tòa thành cỡ trung là không đơn giản, dù là huy động cùng một lúc một ngàn công tượng Đại Việt thì muốn xây một tòa thành cỡ trung cũng phải mất một tháng rưỡi. Huống chi công tượng Đại Việt ở Cổ Loa hiện tại chưa đến hai trăm người. Lý Anh Tú nói.

- Bên dưới Thạch Tiến cũng đã dự trù báo cáo lên rằng với tình hình hiện tại xây thành trong thời gian ngắn nhất cũng phải mất ba tháng, nên ta hi vọng hai vị có thể nghĩ cách giúp ta.

Phạm Tu nói.

- Bẩm Việt vương, nếu không chúng ta có thể triệu hoán thêm công tượng đến để xây thành.

Lý Anh Tú lắc đầu nói.

- Ta cũng đã từng nghĩ như vậy nhưng bên dưới cũng đã báo lại lương thực của chúng ta cũng chỉ đủ với điều kiện dân số tăng lên không quá sáu trăm người. Còn hai tháng nữa lương thực mới thu hoạch nếu tiếp tục triệu hoán cư dân vấn đề lương thực đối với chúng ta thật nan giải.

Lương thực hiện tại của Đại Việt chủ yếu đến từ các vụ trồng khoai lang trên ruộng tốt, hải sản đến từ Giác Long cốc, vụ lúa ngược lại vẫn còn chưa đến mùa thu hoạch. Bình thường lương thực còn có thể dư thừa nhưng đột nhiên Đại Việt còn phải gánh chịu thêm phần lương thực cho cư dân Hắc Mộc lãnh địa nên đột nhiên hơi căng thẳng, may mắn là kho lương của Hắc Mộc lãnh chúa vẫn có thể phụ giúp phần nào, mà thời gian chờ thu hoạch cũng không quá lâu. Lữ Gia nghĩ nghĩ một chút nói.

- Bẩm Việt vương, theo lão thần nghĩ thì ngài đã nhầm lẫn thời gian mà Hoa Hồng Đen thương hội đến đây.

Lý Anh Tú ngạc nhiên hỏi.

- Lão thừa tướng giải thích cho.

Lữ Gia từ từ nói.

- Một tháng sau có lẽ là thời gian mà bọn họ có thể đến Hắc Mộc thành, nhưng đến Cổ Loa được hay không không phải là do chúng ta quyết định hay sao?



Thấy Lý Anh Tú vẫn chưa hiểu lắm Lữ Gia lại nói.

- Chung quy lại bọn hắn vẫn là thương nhân. Chỉ cần chúng ta cho bọn họ thấy cái lợi ở Hắc Mộc thành đương nhiên họ sẽ chậm rãi khai thác cái lợi ở nơi đó trước khi hướng về Cổ Loa, huống chi giao thương giữa hai nước cần một đống luật lệ phức tạp, chưa được chúng ta cho phép chắc gì bọn hắn đã có thể đến được Cổ Loa.

Quả nhiên là lão thần bốn đời vua. Lữ Gia vừa nhìn đã nhận ra sai lầm của Lý Anh Tú. Chung quy hắn vẫn nhìn nhận từ góc nhìn của một người không nằm ở chuyên môn chính trị, mà Lữ Gia trong chính trị chính là một con cáo già. Lý Anh Tú nói.

- Nhưng ở Hắc Mộc thành chúng ta có gì có thể cho bọn họ hứng thú đây.

Lữ Gia đủng đỉnh nói.

- Không phải ngài đã dự định từ trước hay sao? Là hương liệu, nhưng lão thần muốn bổ sung thêm, chúng ta còn có tơ lụa, đồ gốm, thổ cẩm,… những thứ đó đều chính là thứ mà bọn họ cần. Mà chúng ta còn phải cho họ thấy sức mạnh của Đại Việt ngay tại Hắc Mộc thành để bọn chúng không dám làm càng. Mà trong khi đó bên này chúng ta cũng khởi động công trường xây thành, các công tượng Đại Việt có ưu thế xây dựng kiến trúc nhanh, như vậy chúng ta cứ giao việc khai thác vận chuyển vật liệu cho nô lệ càng có thể tiết kiệm thời gian hơn.

Lý Anh Tú sáng mắt như được mặt trời chân lý chiếu qua tim vỗ đùi một cái nói.

- Lão thừa tướng quả nhiên là rường cột của Đại Việt, một lời liền đã giải đáp cho ta vấn đề. Như vậy đi. Ta quyết định điều đi trước sang Hắc Mộc thành một trăm công tượng để xây dựng một tòa thành tại bờ biển trước. Bên đó có Lỗ tướng quân chỉ huy ta nghĩ một số công trình hẳng sẽ hoàn thành trong nay mai. Còn có Phạm Tu tướng quân ta hi vọng ngài có thể tuyển chọn từ số dân bản địa, nô lệ có thân phận trong sạch, ý chí hướng về Đại Việt hai trăm người huấn luyện lên thành một chi binh lính. Nửa tháng sau lập tức xuất phát đến Hắc Mộc thành.

Phạm Tu đứng dậy nói.

- Lão thần hứa không làm nhục mệnh, sẽ huấn luyện ra một chi tinh binh cho Đại Việt ta.

Lý Anh Tú hài lòng gật đầu mà Lữ Gia lại nói.

- Bẩm Việt vương, hiện tại Đại Việt chúng ta vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề mà cần phải giải quyết trong tương lai gần nếu không hiểm họa khôn lường.

Lý Anh Tú chú tâm nói.

- Lão thừa tướng mời nói.



- Đầu tiên chính là dân số, hiện tại vẫn chưa tương thích được với lãnh thổ của Đại Việt ta, hơn nữa tuy lãnh thổ rộng lớn, nhưng chúng ta hiện tại chỉ nắm được trọng điểm ba nơi: Giác Long, Cổ Loa và Hắc Mộc, những phần còn lại một là bị rừng rậm bao phủ, thú dữ như mây, hai là thuộc Man tộc quản lý nên lãnh thổ của chúng ta có thể nói chưa hề toàn vẹn.

Dừng một chút Lữ Gia nói tiếp.

- Thứ hai chính là ngài muốn mở rộng giao thương nhưng ngài có để ý rằng Đại Việt chúng ta chưa hề phổ biến tiền tệ hay không? Nếu giao thương chúng ta có thể lấy lại được cái gì? Thứ ba hiện tại Đại Việt thiếu thốn nhân tài, ngài có thể triệu hoán đến nhưng số lượng vẫn hạng chế, chung quy nó cũng chỉ là ngoại lực, cái cấp thiết bây giờ của Đại Việt chính là những nhân tại từ nội lực sinh ra. Thứ tư chính là sản lượng lương thực, tuy chúng ta có những đặc khu sản xuất lương thực nhưng chung quy lại vẫn rất nhỏ. Người xưa có câu “Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ”. Đại Việt có thể thiếu nhân tài nhưng không thể thiếu lương, nếu không có một nền nông nghiệp vững mạnh thì ngài không thể tiếp tục mở rộng dân số Đại Việt được.

Lữ Gia nói một mạch liền chỉ ra bốn điểm yếu của Đại Việt hiện tại làm Lý Anh Tú toát mồ hôi. Điều thứ nhất đương nhiên hắn cũng biết, nhưng ba điều còn lại thực sự còn chưa được hắn quá xem trọng. Nếu hôm nay Lữ Gia không nói những điều này tiếp tục kéo dài đương nhiên không thể làm sụp đổ Đại Việt nhưng nó sẽ kéo chậm sự phát triển của Đại Việt rất lâu. Lý Anh Tú chắp tay nói.

- Mời Lão thừa tướng chỉ giáo cho ta biết làm sao.

Lữ Gia vuốt vuốt bộ râu nói.

- Để giải quyết vấn đề thứ nhất chúng ta chỉ còn cách chinh phạt những nơi này, nhét nó vào bản đồ của Đại Việt ta, cơ sở của Đại Việt chính là làng, xã, các nông thôn, chỉ cần những thứ này tồn tại Đại Việt vững chải như bàn thạch. Ngài có để ý rằng ngài chinh phạt nhưng hầu như chỉ đem về nhân lực, còn lãnh thổ liền bỏ lại đó hay không?

Lý Anh Tú gật đầu, đúng là những lần chinh phục Man tộc hắn chỉ bắt người, của cải đem về tăng cường cho Cổ Loa, còn làng mạc liền đốt đi. Lữ Gia nói.

- Chỉ cần ngài chinh phục được người Man, bình định họ, đem một số dân chúng đến thành lập nên làng mạc, Đại Việt sẽ có một mạng lưới nông thôn kết nối lại thành một lãnh thổ vững chắc không phải hay sao.

Đại Việt tại nơi này khác hẳn với Trái Đất, dù sao Đại Việt tại Trái Đất được xây dựng nên từ việc tích lũy hàng ngàn năm, làng mạc làm cơ sở tạo nên các thành thị. Ngược lại khi đến đây Lý Anh Tú lại phải xây dựng tất cả mọi thứ từ Cổ Loa mà thôi. Lữ Gia lại nói tiếp.

- Đến việc thứ hai lão thần nghĩ ngài nên phát hành tiền tệ, thi hành chế độ “quân điền”. Đó mới là xương sống của đất nước. Giao thương với nước ngoài lão thần đề nghị trước hết không nên dùng tiền tệ mà dùng để đổi lấy những vật mà chúng ta cần như kim loại, thép, thuộc da,…

Là người nghiên cứu lịch sử Lý Anh Tú đương nhiên biết cái hạn chế của “quân điền” nằm chỗ nào. Nhưng với tình hình hiện tại xem ra Lữ Gia đã đưa ra giải pháp tốt nhất. Dù sao thương nghiệp vẫn chưa phát triển, tiền tệ phát ra còn cần thời gian thích nghi. Mà lúc đó lấy nông nghiệp làm cơ sở mới có thể để Đại Việt bình an phát triển.

- Vấn đề nhân tài thần thiết nghĩ lực lượng bô lão và trẻ em tại Cổ Loa là rất nhiều. Tương lai khi đánh hạ thổ địa lập ra làng mạc chúng ta có thể để các bô lão đến đấy quản lý. Ngược lại trẻ em hiện tại còn đang là lực lượng rất lãng phí, thần đề nghị lập ra trường học để giáo dục, đào tạo nhân tài cho Đại Việt. Vấn đề thứ tư như thần đã nói. Thi hành chính sách quân điền, sau đó lại khai khẩn đất hoang, tăng cường ruộng tốt như vậy có thể gia tăng lương thực cho Đại Việt, nhưng tất cả những việc trên đều đứng trên cơ sở chúng ta có đủ nhân lực để khai thác đất đai.

Cuối cùng Lữ Gia lại đá lại quả bóng cho Lý Anh Tú. Vấn đề cân bằng lương thực và dân số lại rất đau đầu. Muốn phát triển nông nghiệp thì cần nhân lực, trong khi dân số tăng thì lương thực lại thiếu thốn.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện Đam Mỹ
truyện ngôn tình

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

truyện bách hợp

Nhận xét của độc giả về truyện Đế Chế Đại Việt

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook