Chương 21: Chơi Giao Thừa Quanh Hồ Gươm
Nguyễn Ngọc Tiến
20/12/2018
Đi chơi giao thừa quanh hồ Gươm đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa hơn nửa thế kỷ nay. Không chỉ nam thanh, nữ tú mà còn có rất nhiều người cao tuổi cùng con cháu họ ra đây xem bắn pháo hoa, hái lộc, thụ khí thiêng đất trời chốn huyền thoại trong thời khắc chuyển từ năm cũ sang năm mới.
Hồ Gươm thời nhà Trần vẫn còn nằm ngoài đê vì đến đầu đời Lê vẫn còn con đê chạy từ Hàng Than qua Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Đào, xuống Bà Triệu rồi quặt phải theo phố Nguyễn Du ngày nay. Khi đê mới đắp sát sông hơn thì hồ Gươm nằm trong đê có tên là Lục Thủy. Rồi truyền thuyết vua Lê trả gươm báu cho thần Kim Qui ra đời, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Gươm hay gọi tắt là hồ Gươm. Đến thời Lê Trung Hưng, các chúa Trịnh cho đắp con đường chia đôi hồ để nhà chúa cưỡi voi từ Phủ (tương ứng phố Quang Trung-Hai Bà Trưng-Bà Triệu hiện nay) sang lầu Ngũ Long xem quân lính diễn tập thủy chiến. Phía bắc hồ gọi là Tả Vọng (hay hồ Gươm) và phía nam gọi Hữu Vọng. Năm 1865, nhà Nho Nguyễn Siêu cho cải tạo một ngôi chùa trên đảo Ngọc Sơn, thờ Văn Xương đế quân và Trần Hưng Đạo. Tuy nhiên, hồ Gươm vẫn là viên ngọc thô chưa được gọt giũa. Khi Pháp đánh thành Hà Nội năm 1882, chiếm trọn Hà Nội cuối năm 1883, công sứ Bonnal đã quy hoạch lại khu vực xung quanh hồ, di dân đi nơi khác. Con đường quanh hồ Gươm khởi công từ năm 1885 đã phá mất cổng chùa Báo Ân và phần chính của đền Bà Kiệu, khi chính quyền xây các tòa nhà hành chính, bưu điện ở phía đông thì chùa Báo Ân bị phá bỏ hoàn toàn chỉ còn lại duy nhất tháp Hòa Phong. Sau nhiều năm thi công, con đường hoàn thành trước Tết 1893 mấy ngày. Để mừng đường mới và cũng là cho dân Hà Nội chơi Tết, công sứ Beauchamp Laurent đã tổ chức thi vật, leo cột mỡ, liếm chảo, bơi thuyền thúng trên hồ, bịt mắt đập niêu đất... đêm giao thừa cho đốt pháo bông. Song dân Hà Nội không tham gia vì theo phong tục, cúng giao thừa xong mới ra đền Ngọc Sơn lễ và hái lộc nên đêm pháo bông đó chỉ có người Pháp, gia đình các công chức người Việt làm việc cho Pháp xem. Nhưng dù sao nó cũng là sự kiện mở đầu cho nét sinh hoạt đi chơi giao thừa sau này ở hồ Gươm.
Năm 1954, Hiệp định Genève được ký kết, Việt Nam bị chia cắt hai miền tại vĩ tuyến 17. Năm 1960, Ủy ban Thống nhất Trung ương thành lập câu lạc bộ Thống Nhất ở 16 phố Lê Thái Tổ và câu lạc bộ này trở thành nơi sinh hoạt chính trị, văn hóa, tìm kiếm đồng hương của những Nam tập kết. Địa chỉ 16 Lê Thái Tổ cũng chính nơi bà con liên hoan, đón giao thừa nghe Bác Hồ chúc Tết trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Đón giao thừa xong, những người chưa lập gia đình đi chơi quanh hồ Gươm để vơi nỗi nhớ nhà. Chung vui đồng thời cũng chia sẻ với bà con miền Nam, nhiều người Hà Nội nhất là thanh niên cũng ra hồ chơi, và thế là từ đó trở thành nét văn hóa độc đáo đi chơi giao thừa quanh hồ Gươm.
Tuy nhiên trước đó những năm 1951, 1952, chính quyền thành phố tổ chức chợ phiên (kermesse) vào trước Tết từ nhà Thủy Tạ đến số 16 Lê Thái Tổ. Các gian hàng được dựng lên ven hồ, thậm chí chính quyền còn cho mở tổ tôm điếm, làm cầu bắc ra Tháp Rùa bán vé cho dân ra tham quan và chụp ảnh kỷ niệm với giá 5 đồng một người. Giao thừa hai năm đó, dù chiến tranh đang diễn ra ở các tỉnh trung du và miền núi Bắc Kỳ song rất nhiều thanh niên Hà Nội đón giao thừa quanh hồ Gươm dưới ánh sáng đèn điện.
Cuối tháng 12-1972, Mỹ rải thảm bom B-52 ở Hà Nội nhưng rồi phải ngồi vào bàn ký Hiệp định Paris, rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, lập lại hòa bình ở Việt Nam vào ngày 27-1-1973. Ngày ký hiệp định cũng là ngày cận Tết và giao thừa năm đó thực sự nhộn nhịp vui tươi. Dân đổ ra Bờ Hồ xem bắn pháo hoa, chính quyền thành phố cho đặt ba chiếc vô tuyến để dân xem [1]. Mùi thơm thuốc pháo ra không khí Tết và đặc biệt các công nhân Cuba đang giúp Việt Nam làm đường 21 về Hà Nội ăn tết nắm tay nhảy quanh hồ đến gần sáng. Những tiếng hô hòa bình, chiến thắng quyện với mùi thuốc pháo càng làm tăng không khí ngày xuân. Có lẽ cho đến bây giờ, giao thừa năm 1973 vẫn là đêm giao thừa không thể quên với lớp người có tuổi.
--- ------ -----
[1] Xem bài Quý Sửu, Tết trở về.
Hồ Gươm thời nhà Trần vẫn còn nằm ngoài đê vì đến đầu đời Lê vẫn còn con đê chạy từ Hàng Than qua Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Đào, xuống Bà Triệu rồi quặt phải theo phố Nguyễn Du ngày nay. Khi đê mới đắp sát sông hơn thì hồ Gươm nằm trong đê có tên là Lục Thủy. Rồi truyền thuyết vua Lê trả gươm báu cho thần Kim Qui ra đời, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Gươm hay gọi tắt là hồ Gươm. Đến thời Lê Trung Hưng, các chúa Trịnh cho đắp con đường chia đôi hồ để nhà chúa cưỡi voi từ Phủ (tương ứng phố Quang Trung-Hai Bà Trưng-Bà Triệu hiện nay) sang lầu Ngũ Long xem quân lính diễn tập thủy chiến. Phía bắc hồ gọi là Tả Vọng (hay hồ Gươm) và phía nam gọi Hữu Vọng. Năm 1865, nhà Nho Nguyễn Siêu cho cải tạo một ngôi chùa trên đảo Ngọc Sơn, thờ Văn Xương đế quân và Trần Hưng Đạo. Tuy nhiên, hồ Gươm vẫn là viên ngọc thô chưa được gọt giũa. Khi Pháp đánh thành Hà Nội năm 1882, chiếm trọn Hà Nội cuối năm 1883, công sứ Bonnal đã quy hoạch lại khu vực xung quanh hồ, di dân đi nơi khác. Con đường quanh hồ Gươm khởi công từ năm 1885 đã phá mất cổng chùa Báo Ân và phần chính của đền Bà Kiệu, khi chính quyền xây các tòa nhà hành chính, bưu điện ở phía đông thì chùa Báo Ân bị phá bỏ hoàn toàn chỉ còn lại duy nhất tháp Hòa Phong. Sau nhiều năm thi công, con đường hoàn thành trước Tết 1893 mấy ngày. Để mừng đường mới và cũng là cho dân Hà Nội chơi Tết, công sứ Beauchamp Laurent đã tổ chức thi vật, leo cột mỡ, liếm chảo, bơi thuyền thúng trên hồ, bịt mắt đập niêu đất... đêm giao thừa cho đốt pháo bông. Song dân Hà Nội không tham gia vì theo phong tục, cúng giao thừa xong mới ra đền Ngọc Sơn lễ và hái lộc nên đêm pháo bông đó chỉ có người Pháp, gia đình các công chức người Việt làm việc cho Pháp xem. Nhưng dù sao nó cũng là sự kiện mở đầu cho nét sinh hoạt đi chơi giao thừa sau này ở hồ Gươm.
Năm 1954, Hiệp định Genève được ký kết, Việt Nam bị chia cắt hai miền tại vĩ tuyến 17. Năm 1960, Ủy ban Thống nhất Trung ương thành lập câu lạc bộ Thống Nhất ở 16 phố Lê Thái Tổ và câu lạc bộ này trở thành nơi sinh hoạt chính trị, văn hóa, tìm kiếm đồng hương của những Nam tập kết. Địa chỉ 16 Lê Thái Tổ cũng chính nơi bà con liên hoan, đón giao thừa nghe Bác Hồ chúc Tết trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Đón giao thừa xong, những người chưa lập gia đình đi chơi quanh hồ Gươm để vơi nỗi nhớ nhà. Chung vui đồng thời cũng chia sẻ với bà con miền Nam, nhiều người Hà Nội nhất là thanh niên cũng ra hồ chơi, và thế là từ đó trở thành nét văn hóa độc đáo đi chơi giao thừa quanh hồ Gươm.
Tuy nhiên trước đó những năm 1951, 1952, chính quyền thành phố tổ chức chợ phiên (kermesse) vào trước Tết từ nhà Thủy Tạ đến số 16 Lê Thái Tổ. Các gian hàng được dựng lên ven hồ, thậm chí chính quyền còn cho mở tổ tôm điếm, làm cầu bắc ra Tháp Rùa bán vé cho dân ra tham quan và chụp ảnh kỷ niệm với giá 5 đồng một người. Giao thừa hai năm đó, dù chiến tranh đang diễn ra ở các tỉnh trung du và miền núi Bắc Kỳ song rất nhiều thanh niên Hà Nội đón giao thừa quanh hồ Gươm dưới ánh sáng đèn điện.
Cuối tháng 12-1972, Mỹ rải thảm bom B-52 ở Hà Nội nhưng rồi phải ngồi vào bàn ký Hiệp định Paris, rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, lập lại hòa bình ở Việt Nam vào ngày 27-1-1973. Ngày ký hiệp định cũng là ngày cận Tết và giao thừa năm đó thực sự nhộn nhịp vui tươi. Dân đổ ra Bờ Hồ xem bắn pháo hoa, chính quyền thành phố cho đặt ba chiếc vô tuyến để dân xem [1]. Mùi thơm thuốc pháo ra không khí Tết và đặc biệt các công nhân Cuba đang giúp Việt Nam làm đường 21 về Hà Nội ăn tết nắm tay nhảy quanh hồ đến gần sáng. Những tiếng hô hòa bình, chiến thắng quyện với mùi thuốc pháo càng làm tăng không khí ngày xuân. Có lẽ cho đến bây giờ, giao thừa năm 1973 vẫn là đêm giao thừa không thể quên với lớp người có tuổi.
--- ------ -----
[1] Xem bài Quý Sửu, Tết trở về.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.