Chương 36: Tiêu Chuẩn A, B, C Và N ?
Nguyễn Ngọc Tiến
28/12/2018
Thời bao cấp, nhà nước chia ra 11 mức được hưởng chế độ cung cấp thực phẩm và nhu yếu phẩm. Cán bộ cao cấp hưởng tiêu chuẩn ĐB (đặc biệt), cấp bộ trưởng và tương đương hưởng tiêu chuẩn A, cấp thứ trưởng tiêu chuẩn B; cấp trưởng của các “cục, vụ, viện”, các chuyên viên cấp cao, giám đốc... được tiêu chuẩn C. Còn cán bộ, công nhân viên chức hưởng tem phiếu E nhưng tùy theo mức lương sẽ được tiêu chuẩn tem phiếu E1 hay E2. Cán bộ độc thân là tiêu chuẩn D, công nhân làm trong môi trường độc hại thì hưởng tiêu chuẩn I hay II và cuối cùng nhân dân là tiêu chuẩn N. Công nhân lao động nặng trước 1975 phiếu I, hưởng 1,5kg thịt, 0,75kg đường một tháng còn tiêu chuẩn nhân dân trước và sau năm 1975 vẫn là phiếu N với 0,3kg thịt và 0,1kg đường một tháng. Ngoài ra trong phiếu thực phẩm còn có ô đậu phụ, nước mắm. Người ta phát tem phiếu theo quý, trên phiếu ghi rõ tháng, ai quên không mua là thôi.
Năm 1985, đám sinh viên chúng tôi thường hay tụ tập ở quán nước chè bà Mai (vợ của giáo sư Hoàng Như Mai) ở góc phố Quang Trung-Nguyễn Du vì bà Mai biết rất nhiều chuyện trong giới văn nghệ. Bà nói chuyện hóm hỉnh nhưng lịch lãm và hay cho chúng tôi chịu. Cứ dăm ba hôm tôi lại thấy một người đàn ông tuổi tứ tuần nói nhỏ nhẹ đưa cho bà mấy gói kẹo lạc rồi cầm tiền lặng lẽ đi. Đó là thầy giáo dạy nhạc ở một trường cấp II tên là Duy Hải, ông cũng có nhiều sáng tác dành cho lứa tuổi thiếu nhi.
Thi thoảng, tôi cũng gặp kịch sĩ Phan Tại đạp chiếc xe Solex đã tháo máy lặng lẽ ngồi uống rượu suông trò chuyện với bà Mai. Toàn chuyện buồn. Chính tại quán này, tôi may mắn quen nhà văn Phùng Quán. Có hôm ông ngồi uống rượu lạc rang với chúng tôi từ chiều cho đến khi bà Mai dọn quán mà chuyện còn rất mặn. Ông nói chuyện quá duyên, đọc thơ như hát và hát cũng rất hay.
Phùng Quán là nhà văn, nhà thơ có tài, tác phẩm đầu tay Vượt Côn Đảo của ông được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng năm 1955. Về quá trình viết tác phẩm này, trong di cảo hồi ký Tôi đã trở thành nhà văn như thế nào (Nxb. Văn Nghệ TP.HCM xuất bản năm 2007), ông kể nhiều chi tiết rất thú vị về sự ngẫu nhiên và tình cờ đưa ông từ một người lính trở thành một nhà văn và những oan khuất phải gánh chịu nhưng với giọng kể rất hóm hỉnh, không một chút trách móc hay thù hận.
Sinh thời nhà văn Phùng Quán là bạn bè thân thiết với dịch giả, nhà phê bình phim Cao Nhị. Thời bao cấp thiếu thốn, Phùng Quán thường đến nhà Cao Nhị ở phố Trần Quốc Toản chơi và uống rượu. Tất nhiên là uống suông vì nhà Cao Nhị đông con, hai vợ chồng chỉ trông vào đồng lương. Có lẽ vì thế mà hàng chục năm nhà ông Cao Nhị không có bếp, đun nấu ở ngoài sân. Gió to thì che tấm tôn, nắng thì đội nón còn mưa thì bê bếp mùn cưa chạy vào nhà. Rồi một hôm bà Cao Nhị cậy cục ai mua được cuộn giấy dầu và cây tre. Người đứng ra làm bếp cho nhà bạn là Phùng Quán. Ông tự đục mộng, chẻ lạt cho đến lợp mái. Đến trưa thì làm lễ cất nóc, ông ngồi trên mái, gió thổi tóc bồng bềnh trông như tráng sĩ đi trận về chờ vợ. Tất nhiên là cất nóc xong hai người ngồi uống rượu.
Rồi một ngày cô con gái lớn của ông bà Cao Nhị là diễn viên múa Thu Hiền cưới chồng, chú rể là nhạc sĩ trẻ Trương Ngọc Ninh. Đám cưới bao cấp chẳng có gì nhưng cũng phải có một hai mâm mời họ hàng. Bạn bè văn nghệ xúm vào mỗi người giúp một việc. Nhạc sĩ Văn Cao nhận vẽ thiếp mời, và tự tay ông vẽ mấy chục tấm thiếp. Phùng Quán thì chạy việc vặt. Trước đám cưới hai ngày, ông trân trọng đưa phong bì mừng con bạn. Bà Cao Nhị mở ra thì quà là một ô phiếu thịt 3 lạng. Hai ông bà dứt khoát không nhận vì biết rõ Phùng Quán khi đó rất khó khăn, làm thơ thì phải ký tên khác, phải câu cá “trộm” ở Hồ Tây và rượu thì uống chịu. Nhưng Phùng Quán không nghe bắt phải nhận. Phùng Quán mừng cưới con bạn bằng phiếu thịt 0,3kg tức là tiêu chuẩn của ông là N.
Trong cuốn “Tư duy kinh tế Việt Nam: Chặng đường gian nan và ngoạn mục 1975-1989” (Nxb. Tri thức 2008), giáo sư Đặng Phong đã kể ra tiêu chuẩn của cấp bộ trưởng hoặc tương đương là phiếu A, trước 1975 hưởng 6 kg thịt, 3kg đường, sau năm 1975 hưởng 4,2kg, thịt 2kg đường một tháng. Cán bộ trung cấp phiếu C trước 1975 hưởng 1,5kg thịt, 1 kg đường một tháng, sau 1975 hưởng 1 kg thịt, 0,8 kg đường một tháng... Về lương thực, tiêu chuẩn A, B hay C là 21kg một tháng cao hơn cán bộ bình thường nhưng thấp hơn tiêu chuẩn công nhân độc hại. Còn vải thì ngoài tiêu chuẩn 5m một năm thì cán bộ tiêu chuẩn A có sổ giao tế có thể tự do mua thêm các loại vải khác mà không cần phiếu. Nếu tiêu chuẩn thịt của cán bộ hưởng chế độ A so với tiêu chuẩn thịt của nhân dân thì trước năm 1975 họ cao hơn 20 lần và so với sau 1975 cao hơn 13 lần.
Để phục vụ cán bộ tiêu chuẩn A, B, Bộ Nội thương cho mở các cửa hàng riêng. Ở phố Ngô Quyền (quận Hoàn Kiếm) là cửa hàng chuyên bán gạo. Tuy tiêu chuẩn không nhiều hơn so với cán bộ bình thường nhưng tiêu chuẩn A, B không phải ăn độn, chất lượng gạo ngon hơn. Ngoài bán cho cán bộ tiêu chuẩn A, B, cửa hàng Ngô Quyền còn bán cho gia đình các vị, tất nhiên vẫn phải ăn độn như quy định nhưng không bao giờ có gạo mốc, hôi và đen như các cửa hàng lương thực bán cho nhân dân.
Cửa hàng 17 phố Tông Đản thì chuyên bán thực phẩm và rau quả, nói chung thịt cá bao giờ cũng tươi ngon còn rau quả không bao giờ có rau héo. Đúng ra cửa hàng này chỉ dàng riêng cho cán bộ cấp cao, tuy nhiên nếu có quan hệ thì gia đình họ vẫn có thể mua thực phẩm ở đây, tiêu chuẩn thì theo quy định nhưng mua ở đây không phải xếp hàng, không phải ăn thịt ướp lạnh, không phải chịu cái cảnh cửa hàng có gì phải mua nấy. Chính cửa hàng cũng mong muốn được bán cho gia đình cán bộ vì làm như thế họ cũng có lợi. Và nói chung nhân viên bán hàng này rất biết họ đang phục vụ ai nên nhã nhặn, lịch sự không vênh vác như mấy bà bán tại các cửa hàng dành cho nhân dân.
Cán bộ tiêu chuẩn A và B còn được cấp sổ mua hàng ở cửa hàng giao tế (nay là Intimex, phố Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm). Tiêu chuẩn của mỗi sổ giao tế được mua mấy cây thuốc lá trong một tháng, đường, xà phòng bán theo tiêu chuẩn nhưng bánh, kẹo, bơ, vải, pin... mua tự do. Đó là những mặt hàng rất hiếm, có mặt hàng không có ngoài thị trường nên mức chênh lệch giá là rất lớn. Bạn tôi là con trai ông Nguyễn Tạo, trước năm 1975, ông là Tổng cục trưởng Tổng cục lâm nghiệp, sau đó là Phó Ban Nông nghiệp Trung ương, nên ông có tiêu chuẩn giao tế. Thi thoảng tôi theo bạn vào cửa hàng giao tế, cái gì cũng lạ vì nhiều thứ ngoài thị trường không có ví dụ như sôcôla hay sâm bột Triều Tiên. Còn cán bộ tiêu chuẩn C cũng có cửa hàng thực phẩm riêng, quận Hai Bà Trưng có Cửa hàng Vân Hồ, quận Ba Đình có Cửa hàng Đặng Dung, quận Hoàn Kiếm có cửa hàng ở số 1 phố Nhà Thờ.
Sự ra đời các cửa hàng đặc biệt dành riêng cho cán bộ cao cấp bắt đầu từ sau tiếp quản thủ đô 10-10-1954, ban đầu nó hình thành do đề xuất của ngành công an vì muốn bảo vệ cán bộ, tránh bị đầu độc: Nhưng năm 1965, giá cả nhiều mặt hàng ngoài thị trường tăng giá trong khi cửa hàng lại không thể tăng theo và lương cán bộ thì vẫn giữ nguyên. Để đảm bảo đời sống cho cán bộ cao cấp nên đã sinh ra chế độ như vậy. Nhưng đâu chỉ có cán bộ cao cấp mà còn rất đông cán bộ trung cấp nên mới sinh ra tiêu chuẩn C.
Trước tiêu chuẩn của các cán bộ “đi xe Volga ăn gà Tông Đản”, dư luận xã hội cũng ì xèo. Nhưng xóa bỏ hệ thống này lại đụng chạm quyền lợi của những người mà tiếng nói của họ có trọng lượng trong cơ chế. Năm 1982, có một người đã dám làm việc này là Bộ trưởng Bộ Nội thương - giáo sư Trần Phương. Giáo sư Đặng Phong đã thuật lại chuyện này trong “Tư duy kinh tế Việt Nam: Chặng đường gian nan ngoạn mục 1975-1989”: ông Trần Phương đã trình bày với Tổng bí thư Lê Duẩn và Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Đức Thọ, kèm theo đó là một xấp hóa đơn phu nhân một cán bộ mua tới 180m vải tuýtxi len ở cửa hàng giao tế. Dù được chấp thuận nhưng đưa ra họp bàn thì chỉ xóa bỏ 33 mặt hàng trong tổng số 42 mặt hàng cung cấp. Và được giữ cho đến khi xóa bỏ hoàn toàn chế độ cung cấp vào tháng 12 năm 1988.
Hết.
_________________
Năm 1985, đám sinh viên chúng tôi thường hay tụ tập ở quán nước chè bà Mai (vợ của giáo sư Hoàng Như Mai) ở góc phố Quang Trung-Nguyễn Du vì bà Mai biết rất nhiều chuyện trong giới văn nghệ. Bà nói chuyện hóm hỉnh nhưng lịch lãm và hay cho chúng tôi chịu. Cứ dăm ba hôm tôi lại thấy một người đàn ông tuổi tứ tuần nói nhỏ nhẹ đưa cho bà mấy gói kẹo lạc rồi cầm tiền lặng lẽ đi. Đó là thầy giáo dạy nhạc ở một trường cấp II tên là Duy Hải, ông cũng có nhiều sáng tác dành cho lứa tuổi thiếu nhi.
Thi thoảng, tôi cũng gặp kịch sĩ Phan Tại đạp chiếc xe Solex đã tháo máy lặng lẽ ngồi uống rượu suông trò chuyện với bà Mai. Toàn chuyện buồn. Chính tại quán này, tôi may mắn quen nhà văn Phùng Quán. Có hôm ông ngồi uống rượu lạc rang với chúng tôi từ chiều cho đến khi bà Mai dọn quán mà chuyện còn rất mặn. Ông nói chuyện quá duyên, đọc thơ như hát và hát cũng rất hay.
Phùng Quán là nhà văn, nhà thơ có tài, tác phẩm đầu tay Vượt Côn Đảo của ông được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng năm 1955. Về quá trình viết tác phẩm này, trong di cảo hồi ký Tôi đã trở thành nhà văn như thế nào (Nxb. Văn Nghệ TP.HCM xuất bản năm 2007), ông kể nhiều chi tiết rất thú vị về sự ngẫu nhiên và tình cờ đưa ông từ một người lính trở thành một nhà văn và những oan khuất phải gánh chịu nhưng với giọng kể rất hóm hỉnh, không một chút trách móc hay thù hận.
Sinh thời nhà văn Phùng Quán là bạn bè thân thiết với dịch giả, nhà phê bình phim Cao Nhị. Thời bao cấp thiếu thốn, Phùng Quán thường đến nhà Cao Nhị ở phố Trần Quốc Toản chơi và uống rượu. Tất nhiên là uống suông vì nhà Cao Nhị đông con, hai vợ chồng chỉ trông vào đồng lương. Có lẽ vì thế mà hàng chục năm nhà ông Cao Nhị không có bếp, đun nấu ở ngoài sân. Gió to thì che tấm tôn, nắng thì đội nón còn mưa thì bê bếp mùn cưa chạy vào nhà. Rồi một hôm bà Cao Nhị cậy cục ai mua được cuộn giấy dầu và cây tre. Người đứng ra làm bếp cho nhà bạn là Phùng Quán. Ông tự đục mộng, chẻ lạt cho đến lợp mái. Đến trưa thì làm lễ cất nóc, ông ngồi trên mái, gió thổi tóc bồng bềnh trông như tráng sĩ đi trận về chờ vợ. Tất nhiên là cất nóc xong hai người ngồi uống rượu.
Rồi một ngày cô con gái lớn của ông bà Cao Nhị là diễn viên múa Thu Hiền cưới chồng, chú rể là nhạc sĩ trẻ Trương Ngọc Ninh. Đám cưới bao cấp chẳng có gì nhưng cũng phải có một hai mâm mời họ hàng. Bạn bè văn nghệ xúm vào mỗi người giúp một việc. Nhạc sĩ Văn Cao nhận vẽ thiếp mời, và tự tay ông vẽ mấy chục tấm thiếp. Phùng Quán thì chạy việc vặt. Trước đám cưới hai ngày, ông trân trọng đưa phong bì mừng con bạn. Bà Cao Nhị mở ra thì quà là một ô phiếu thịt 3 lạng. Hai ông bà dứt khoát không nhận vì biết rõ Phùng Quán khi đó rất khó khăn, làm thơ thì phải ký tên khác, phải câu cá “trộm” ở Hồ Tây và rượu thì uống chịu. Nhưng Phùng Quán không nghe bắt phải nhận. Phùng Quán mừng cưới con bạn bằng phiếu thịt 0,3kg tức là tiêu chuẩn của ông là N.
Trong cuốn “Tư duy kinh tế Việt Nam: Chặng đường gian nan và ngoạn mục 1975-1989” (Nxb. Tri thức 2008), giáo sư Đặng Phong đã kể ra tiêu chuẩn của cấp bộ trưởng hoặc tương đương là phiếu A, trước 1975 hưởng 6 kg thịt, 3kg đường, sau năm 1975 hưởng 4,2kg, thịt 2kg đường một tháng. Cán bộ trung cấp phiếu C trước 1975 hưởng 1,5kg thịt, 1 kg đường một tháng, sau 1975 hưởng 1 kg thịt, 0,8 kg đường một tháng... Về lương thực, tiêu chuẩn A, B hay C là 21kg một tháng cao hơn cán bộ bình thường nhưng thấp hơn tiêu chuẩn công nhân độc hại. Còn vải thì ngoài tiêu chuẩn 5m một năm thì cán bộ tiêu chuẩn A có sổ giao tế có thể tự do mua thêm các loại vải khác mà không cần phiếu. Nếu tiêu chuẩn thịt của cán bộ hưởng chế độ A so với tiêu chuẩn thịt của nhân dân thì trước năm 1975 họ cao hơn 20 lần và so với sau 1975 cao hơn 13 lần.
Để phục vụ cán bộ tiêu chuẩn A, B, Bộ Nội thương cho mở các cửa hàng riêng. Ở phố Ngô Quyền (quận Hoàn Kiếm) là cửa hàng chuyên bán gạo. Tuy tiêu chuẩn không nhiều hơn so với cán bộ bình thường nhưng tiêu chuẩn A, B không phải ăn độn, chất lượng gạo ngon hơn. Ngoài bán cho cán bộ tiêu chuẩn A, B, cửa hàng Ngô Quyền còn bán cho gia đình các vị, tất nhiên vẫn phải ăn độn như quy định nhưng không bao giờ có gạo mốc, hôi và đen như các cửa hàng lương thực bán cho nhân dân.
Cửa hàng 17 phố Tông Đản thì chuyên bán thực phẩm và rau quả, nói chung thịt cá bao giờ cũng tươi ngon còn rau quả không bao giờ có rau héo. Đúng ra cửa hàng này chỉ dàng riêng cho cán bộ cấp cao, tuy nhiên nếu có quan hệ thì gia đình họ vẫn có thể mua thực phẩm ở đây, tiêu chuẩn thì theo quy định nhưng mua ở đây không phải xếp hàng, không phải ăn thịt ướp lạnh, không phải chịu cái cảnh cửa hàng có gì phải mua nấy. Chính cửa hàng cũng mong muốn được bán cho gia đình cán bộ vì làm như thế họ cũng có lợi. Và nói chung nhân viên bán hàng này rất biết họ đang phục vụ ai nên nhã nhặn, lịch sự không vênh vác như mấy bà bán tại các cửa hàng dành cho nhân dân.
Cán bộ tiêu chuẩn A và B còn được cấp sổ mua hàng ở cửa hàng giao tế (nay là Intimex, phố Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm). Tiêu chuẩn của mỗi sổ giao tế được mua mấy cây thuốc lá trong một tháng, đường, xà phòng bán theo tiêu chuẩn nhưng bánh, kẹo, bơ, vải, pin... mua tự do. Đó là những mặt hàng rất hiếm, có mặt hàng không có ngoài thị trường nên mức chênh lệch giá là rất lớn. Bạn tôi là con trai ông Nguyễn Tạo, trước năm 1975, ông là Tổng cục trưởng Tổng cục lâm nghiệp, sau đó là Phó Ban Nông nghiệp Trung ương, nên ông có tiêu chuẩn giao tế. Thi thoảng tôi theo bạn vào cửa hàng giao tế, cái gì cũng lạ vì nhiều thứ ngoài thị trường không có ví dụ như sôcôla hay sâm bột Triều Tiên. Còn cán bộ tiêu chuẩn C cũng có cửa hàng thực phẩm riêng, quận Hai Bà Trưng có Cửa hàng Vân Hồ, quận Ba Đình có Cửa hàng Đặng Dung, quận Hoàn Kiếm có cửa hàng ở số 1 phố Nhà Thờ.
Sự ra đời các cửa hàng đặc biệt dành riêng cho cán bộ cao cấp bắt đầu từ sau tiếp quản thủ đô 10-10-1954, ban đầu nó hình thành do đề xuất của ngành công an vì muốn bảo vệ cán bộ, tránh bị đầu độc: Nhưng năm 1965, giá cả nhiều mặt hàng ngoài thị trường tăng giá trong khi cửa hàng lại không thể tăng theo và lương cán bộ thì vẫn giữ nguyên. Để đảm bảo đời sống cho cán bộ cao cấp nên đã sinh ra chế độ như vậy. Nhưng đâu chỉ có cán bộ cao cấp mà còn rất đông cán bộ trung cấp nên mới sinh ra tiêu chuẩn C.
Trước tiêu chuẩn của các cán bộ “đi xe Volga ăn gà Tông Đản”, dư luận xã hội cũng ì xèo. Nhưng xóa bỏ hệ thống này lại đụng chạm quyền lợi của những người mà tiếng nói của họ có trọng lượng trong cơ chế. Năm 1982, có một người đã dám làm việc này là Bộ trưởng Bộ Nội thương - giáo sư Trần Phương. Giáo sư Đặng Phong đã thuật lại chuyện này trong “Tư duy kinh tế Việt Nam: Chặng đường gian nan ngoạn mục 1975-1989”: ông Trần Phương đã trình bày với Tổng bí thư Lê Duẩn và Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Đức Thọ, kèm theo đó là một xấp hóa đơn phu nhân một cán bộ mua tới 180m vải tuýtxi len ở cửa hàng giao tế. Dù được chấp thuận nhưng đưa ra họp bàn thì chỉ xóa bỏ 33 mặt hàng trong tổng số 42 mặt hàng cung cấp. Và được giữ cho đến khi xóa bỏ hoàn toàn chế độ cung cấp vào tháng 12 năm 1988.
Hết.
_________________
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.