Chương 46: Cầu Học
Tô Mạc Mạc
28/04/2024
Mấy ngày sau, Chu Quảng Tường đã khỏi bệnh, có ông ấy ở hiệu thuốc, Thi Uyển cũng thoải mái hơn đôi chút.
Nàng xin nghỉ với Chu Quảng Tường để đi đến hương Mộc Tử phía dưới An Lục cầu y.
Nàng ở trong thị trấn ngẫu nhiên nghe nói hương Mộc Tử có một lão bà bà giỏi trị bệnh vàng da, vả lại không cần bốc thuốc, dùng một con cá đã có thể chữa khỏi, có thể nói là phương thuốc thần kỳ.
Mà phương pháp chữa bệnh này không chỉ nàng không biết, ghi chép tay của gia gia, phương thuốc của Chu sư phụ cùng với các sách y khác đều chưa từng đề cập tới, cho nên nàng muốn đi một chuyến này, cho dù là nghe nhầm đồn bậy hay là thật sự có phương thuốc như vậy, nàng cũng muốn xác nhận.
Tìm người nông dân quen biết vào thành bán rau ngồi một đoạn đường xe đẩy ngắn, lại đi đường nhỏ gần một canh giờ đã đến Thạch gia thôn ở hương Mộc Tử.
Nàng vào thôn hỏi thăm, phụ nhân cửa thôn ngược lại rất nhiệt tình, tự mình dẫn nàng tới nhà Liễu bà bà kia.
Liễu bà bà đã bảy mươi tuổi, đầu tóc bạc trắng, bà ấy đang ngồi ở cửa gọt củ cải dường như đang chuẩn bị đồ ăn.
Thi Uyển gọi nàng: "Chào bà bà.”
Liễu bà bà ngẩng đầu lên tò mò nhìn Thi Uyển.
Người phụ nhân đó nói: "Đây làm đại phu trong thành, nói là đến tìm người hỏi phương thuốc trị bệnh vàng da của người đấy!"
“Đại phu? Nữ đại phu?” Liễu bà bà cảm thấy ngoài ý muốn nói.
Thi Uyển trả lời: "Tổ tiên của cháu làm nghề y, cháu cũng không có nghề nghiệp khác đành phải theo nghề y.”
Sau đó Thi Uyển nói rõ ý đồ đến đây, thỉnh giáo Liễu bà bà phương pháp trị bệnh vàng da.
Liễu bà bà ngược lại sảng khoái nói: "Toàn nghe bọn họ nói bậy, không phải cá bình thường, phải là cá trích lưng đen mới được..."
“Bà bà chờ một tí ạ." Thi Uyển nói xong lập tức lấy hòm thuốc tùy thân ra, lấy giấy bút từ bên trong ra nhanh chóng ghi nhớ những gì bà bà đã nói, sau đó mới hỏi: “Sau đó thì sao ạ?”
Liễu bà bà thấy nàng coi trọng như vậy, một nữ nhân mà còn là đại phu, còn biết viết chữ, trong lòng vui mừng lại nói tiếp: "Đúng rồi, cá còn phải sống, nặng ba bốn lạng, không thể quá lớn cũng không thể quá nhỏ, tính cả ruột cá này còn có vảy cá vây cá, đặt trong cối đá nghiền nát, lại thêm một vị Đương Môn tử, phải ba phần, trộn đều lại với nhau, trải những thứ này lên vải dán ở trên rốn, như thế qua một ngày, đến ngày hôm sau gỡ xuống sẽ có thể thấy được hiệu quả. Nếu bệnh nghiêm trọng, lại thêm tiếp hai ba liều, đến khi có nước vàng chảy ra là tốt rồi."
Thi Uyển ghi nhớ từng phương thuốc.
Phụ nhân trước đó dẫn nàng hỏi: "Đại phu trong thành các ngươi không trị được bệnh vàng da sao?”
Thi Uyển giải thích: "Phương thuốc ta thường dùng là Thương Nhĩ Tử, Bạc Hà, Mộc Thông, Miên Nhân, còn cần thêm rượu nấu cho sắc lại, so với phương thuốc của bà bà thì phức tạp hơn đôi chút, vả lại nếu gặp phải trẻ nhỏ phụ nhân có thai hoặc là người thể hư khác thì dược tính lại quá mãnh liệt, phương thuốc của bà bà thỏa đáng hơn.”
Liễu bà bà lúc này hỏi nàng: "Thi đại phu, vậy ngươi có thể khám giúp ta tôn nữ nhi nhà ta không, trên người nàng bị sưng lên, mặt cũng lớn hơn mấy vòng, nhưng trên đùi lại càng ngày càng gầy, đã nửa năm qua mà cũng không thấy khá hơn, mấy ngày nay nói trên người không có sức lực, hôm nay nằm ở trên giường cả ngày trời luôn rồi!"
Thi Uyển cất bút đứng dậy nói: "Vậy ta vào xem thử một chốc.”
Liễu bà bà lập tức để giỏ rau xuống, dẫn theo Thi Uyển vào trong phòng.
Tôn nữ của Liễu bà bà mới mười bảy mười tám tuổi, Thi Uyển nhìn sắc mặt nàng ấy, hỏi bệnh tình rồi bắt mạch, sau đó hỏi: "Nguyệt sự có bình thường hay không?”
Thiếu nữ trên giường giật mình một lát, mới đỏ mặt giọng nói cực nhỏ: "Đã nửa năm không tới rồi.”
Lúc này Liễu bà bà vội vàng hỏi: "Đứa nhỏ này, đã nửa năm rồi sao lúc trước không nói?”
Thiếu nữ cúi đầu không nói lời nào.
Thi Uyển tất nhiên đã gặp nhiều bệnh nhân như vậy, tuổi còn nhỏ chưa xuất các nên sẽ xấu hổ khi nhắc tới chuyện như vậy, nếu đại phu trước mắt là nam đại phu, nàng ấy lại càng không nói.
Thi Uyển nói: "Không có gì đáng ngại, hoạt huyết hóa ứ là tốt rồi." Nói xong đi sang một bên viết phương thuốc, lại nói với Liễu bà bà: "Phụ thân tôn nữ có nhà không ạ?”
Liễu bà bà trả lời: "Có, đang ra ruộng làm việc, mẫu thân con bé nghe nói nấu râu ngô có tác dụng nên đã đi nhà khác mua râu ngô cho con bé rồi.”
Thi Uyển nói: "Râu ngô nấu nước đích thực có tác dụng lợi thủy bổ thận, nhưng bệnh của nàng ấy càng nghiêm trọng phức tạp hơn đôi chút, nếu chỉ dùng râu ngô thoi cũng vô dụng, nhưng nếu mang về nấu một ít để uống cũng không sao.”
Sau đó đưa phương thuốc đã viết xong cho Liễu bà bà: "Bà bà chờ cha nàng trở về, bảo cha nàng dựa theo phương thuốc này đi hiệu thuốc lận cận bốc thuốc, uống nửa tháng là trên người có thể tiêu sưng, hai mươi ngày là có thể đến nguyệt sự, nhưng có thể vì ứ tím nhiều, có máu đông nên phải uống thêm vài ngày, đến nguyệt sự nếu phù thũng tiêu hết toàn bộ là có thể ngừng, đại khái là cần uống thuốc một tháng. Nếu còn có chỗ dị thường khác, có thể đến Hinh Tế đường ở thị trấn tìm cháu.”
Bà bà thấy nàng nói tỉ mỉ bệnh tình như vậy, có thể thấy được y thuật tinh thông, vội vàng mừng rỡ nói: "Được được, chờ cha con bé trở về ta sẽ kêu nó đi bốc thuốc.”
Lúc này phụ nhân trước đó dẫn Thi Uyển tới nói: "Lại nói này, tức phụ nhà ta không phải mới vừa sinh con sao, thế mà nàng lại không có sữa, chuyện này có cách gì tốt không?"
Thi Uyển nói: "Có thể thử lấy đậu phộng da đỏ, táo đỏ, đậu đỏ, đường đỏ nấu nước chung rồi uống, sớm tối gì cũng một chén, đương nhiên, uống nhiều một chút cũng không sao, cứ làm như thế sẽ có sữa.”
Phụ nhân duỗi ngón tay ghi nhớ, sau đó nói: "Ngoại trừ đường đỏ phải đi mua, những thứ khác thì dễ lấy, năm ngoái trong nhà trồng đậu phộng và đậu đỏ, táo đỏ tìm thím Ngô gia lấy một ít cũng được." Nói xong, mặt đầy lo lắng.
Người nông gia luyến tiếc tiền, Thi Uyển biết băn khoăn của bà ấy, bèn nói: "Trừ đi đường đỏ cũng được, những thứ khác không thể giảm.”
Phụ nhân mừng rỡ, lập tức gật đầu.
Không ngờ tới lúc các nàng nói chuyện, phụ nhân cách vách nghe được thanh âm cũng tới xem là ai tới, nghe nói là đại phu kê đơn không cần tiền, bèn nói lên bệnh đau bảo Thi Uyển thuận tiện chẩn trị.
Thi Uyển cũng không cự tuyệt, lại kê đơn thuốc cho bà ấy.
Lúc này còn chưa tới mùa trồng trọt, nông dân phần lớn đều ở nhà, không lâu sau nơi này đã tụ tập một đám người đến tìm y hỏi dược.
Có thể gặp mặt chẩn đoán, Thi Uyển lập tức dựa vào mạch chẩn trị kê đơn thuốc, không thể gặp mặt chẩn đoán, nếu bệnh tình đơn giản cũng có thể cho đơn thuốc, còn có lão phụ nhân mắc bệnh, tiểu tiện đau đớn khó nhịn, Thi Uyển cũng lập tức kê đơn thuốc châm cứu cho người ta, trong nháy mắt đã thấy hiệu quả.
Trong lúc nhất thời, người trong thôn cảm kích Thi Uyển y thuật tốt, người lại thiện lượng, gọi nàng là Y Tiên mãi không ngừng.
Thi Uyển cười cười, mãi đến khi mặt trời lặn, nếu không về thành thì sẽ muộn, lúc này nàng mới xách hòm thuốc rời thôn trở về.
Lúc đến huyện An Lục mặt trời đã lặn.
Nàng vừa tiến vào Hinh Tế đường đã nghe thấy người trong tiệm thuốc đang nghị luận cái gì đó, thấy nàng, Nghiêm Tuấn lập tức tới tiếp nhận hòm thuốc thay nàng.
Nàng xin nghỉ với Chu Quảng Tường để đi đến hương Mộc Tử phía dưới An Lục cầu y.
Nàng ở trong thị trấn ngẫu nhiên nghe nói hương Mộc Tử có một lão bà bà giỏi trị bệnh vàng da, vả lại không cần bốc thuốc, dùng một con cá đã có thể chữa khỏi, có thể nói là phương thuốc thần kỳ.
Mà phương pháp chữa bệnh này không chỉ nàng không biết, ghi chép tay của gia gia, phương thuốc của Chu sư phụ cùng với các sách y khác đều chưa từng đề cập tới, cho nên nàng muốn đi một chuyến này, cho dù là nghe nhầm đồn bậy hay là thật sự có phương thuốc như vậy, nàng cũng muốn xác nhận.
Tìm người nông dân quen biết vào thành bán rau ngồi một đoạn đường xe đẩy ngắn, lại đi đường nhỏ gần một canh giờ đã đến Thạch gia thôn ở hương Mộc Tử.
Nàng vào thôn hỏi thăm, phụ nhân cửa thôn ngược lại rất nhiệt tình, tự mình dẫn nàng tới nhà Liễu bà bà kia.
Liễu bà bà đã bảy mươi tuổi, đầu tóc bạc trắng, bà ấy đang ngồi ở cửa gọt củ cải dường như đang chuẩn bị đồ ăn.
Thi Uyển gọi nàng: "Chào bà bà.”
Liễu bà bà ngẩng đầu lên tò mò nhìn Thi Uyển.
Người phụ nhân đó nói: "Đây làm đại phu trong thành, nói là đến tìm người hỏi phương thuốc trị bệnh vàng da của người đấy!"
“Đại phu? Nữ đại phu?” Liễu bà bà cảm thấy ngoài ý muốn nói.
Thi Uyển trả lời: "Tổ tiên của cháu làm nghề y, cháu cũng không có nghề nghiệp khác đành phải theo nghề y.”
Sau đó Thi Uyển nói rõ ý đồ đến đây, thỉnh giáo Liễu bà bà phương pháp trị bệnh vàng da.
Liễu bà bà ngược lại sảng khoái nói: "Toàn nghe bọn họ nói bậy, không phải cá bình thường, phải là cá trích lưng đen mới được..."
“Bà bà chờ một tí ạ." Thi Uyển nói xong lập tức lấy hòm thuốc tùy thân ra, lấy giấy bút từ bên trong ra nhanh chóng ghi nhớ những gì bà bà đã nói, sau đó mới hỏi: “Sau đó thì sao ạ?”
Liễu bà bà thấy nàng coi trọng như vậy, một nữ nhân mà còn là đại phu, còn biết viết chữ, trong lòng vui mừng lại nói tiếp: "Đúng rồi, cá còn phải sống, nặng ba bốn lạng, không thể quá lớn cũng không thể quá nhỏ, tính cả ruột cá này còn có vảy cá vây cá, đặt trong cối đá nghiền nát, lại thêm một vị Đương Môn tử, phải ba phần, trộn đều lại với nhau, trải những thứ này lên vải dán ở trên rốn, như thế qua một ngày, đến ngày hôm sau gỡ xuống sẽ có thể thấy được hiệu quả. Nếu bệnh nghiêm trọng, lại thêm tiếp hai ba liều, đến khi có nước vàng chảy ra là tốt rồi."
Thi Uyển ghi nhớ từng phương thuốc.
Phụ nhân trước đó dẫn nàng hỏi: "Đại phu trong thành các ngươi không trị được bệnh vàng da sao?”
Thi Uyển giải thích: "Phương thuốc ta thường dùng là Thương Nhĩ Tử, Bạc Hà, Mộc Thông, Miên Nhân, còn cần thêm rượu nấu cho sắc lại, so với phương thuốc của bà bà thì phức tạp hơn đôi chút, vả lại nếu gặp phải trẻ nhỏ phụ nhân có thai hoặc là người thể hư khác thì dược tính lại quá mãnh liệt, phương thuốc của bà bà thỏa đáng hơn.”
Liễu bà bà lúc này hỏi nàng: "Thi đại phu, vậy ngươi có thể khám giúp ta tôn nữ nhi nhà ta không, trên người nàng bị sưng lên, mặt cũng lớn hơn mấy vòng, nhưng trên đùi lại càng ngày càng gầy, đã nửa năm qua mà cũng không thấy khá hơn, mấy ngày nay nói trên người không có sức lực, hôm nay nằm ở trên giường cả ngày trời luôn rồi!"
Thi Uyển cất bút đứng dậy nói: "Vậy ta vào xem thử một chốc.”
Liễu bà bà lập tức để giỏ rau xuống, dẫn theo Thi Uyển vào trong phòng.
Tôn nữ của Liễu bà bà mới mười bảy mười tám tuổi, Thi Uyển nhìn sắc mặt nàng ấy, hỏi bệnh tình rồi bắt mạch, sau đó hỏi: "Nguyệt sự có bình thường hay không?”
Thiếu nữ trên giường giật mình một lát, mới đỏ mặt giọng nói cực nhỏ: "Đã nửa năm không tới rồi.”
Lúc này Liễu bà bà vội vàng hỏi: "Đứa nhỏ này, đã nửa năm rồi sao lúc trước không nói?”
Thiếu nữ cúi đầu không nói lời nào.
Thi Uyển tất nhiên đã gặp nhiều bệnh nhân như vậy, tuổi còn nhỏ chưa xuất các nên sẽ xấu hổ khi nhắc tới chuyện như vậy, nếu đại phu trước mắt là nam đại phu, nàng ấy lại càng không nói.
Thi Uyển nói: "Không có gì đáng ngại, hoạt huyết hóa ứ là tốt rồi." Nói xong đi sang một bên viết phương thuốc, lại nói với Liễu bà bà: "Phụ thân tôn nữ có nhà không ạ?”
Liễu bà bà trả lời: "Có, đang ra ruộng làm việc, mẫu thân con bé nghe nói nấu râu ngô có tác dụng nên đã đi nhà khác mua râu ngô cho con bé rồi.”
Thi Uyển nói: "Râu ngô nấu nước đích thực có tác dụng lợi thủy bổ thận, nhưng bệnh của nàng ấy càng nghiêm trọng phức tạp hơn đôi chút, nếu chỉ dùng râu ngô thoi cũng vô dụng, nhưng nếu mang về nấu một ít để uống cũng không sao.”
Sau đó đưa phương thuốc đã viết xong cho Liễu bà bà: "Bà bà chờ cha nàng trở về, bảo cha nàng dựa theo phương thuốc này đi hiệu thuốc lận cận bốc thuốc, uống nửa tháng là trên người có thể tiêu sưng, hai mươi ngày là có thể đến nguyệt sự, nhưng có thể vì ứ tím nhiều, có máu đông nên phải uống thêm vài ngày, đến nguyệt sự nếu phù thũng tiêu hết toàn bộ là có thể ngừng, đại khái là cần uống thuốc một tháng. Nếu còn có chỗ dị thường khác, có thể đến Hinh Tế đường ở thị trấn tìm cháu.”
Bà bà thấy nàng nói tỉ mỉ bệnh tình như vậy, có thể thấy được y thuật tinh thông, vội vàng mừng rỡ nói: "Được được, chờ cha con bé trở về ta sẽ kêu nó đi bốc thuốc.”
Lúc này phụ nhân trước đó dẫn Thi Uyển tới nói: "Lại nói này, tức phụ nhà ta không phải mới vừa sinh con sao, thế mà nàng lại không có sữa, chuyện này có cách gì tốt không?"
Thi Uyển nói: "Có thể thử lấy đậu phộng da đỏ, táo đỏ, đậu đỏ, đường đỏ nấu nước chung rồi uống, sớm tối gì cũng một chén, đương nhiên, uống nhiều một chút cũng không sao, cứ làm như thế sẽ có sữa.”
Phụ nhân duỗi ngón tay ghi nhớ, sau đó nói: "Ngoại trừ đường đỏ phải đi mua, những thứ khác thì dễ lấy, năm ngoái trong nhà trồng đậu phộng và đậu đỏ, táo đỏ tìm thím Ngô gia lấy một ít cũng được." Nói xong, mặt đầy lo lắng.
Người nông gia luyến tiếc tiền, Thi Uyển biết băn khoăn của bà ấy, bèn nói: "Trừ đi đường đỏ cũng được, những thứ khác không thể giảm.”
Phụ nhân mừng rỡ, lập tức gật đầu.
Không ngờ tới lúc các nàng nói chuyện, phụ nhân cách vách nghe được thanh âm cũng tới xem là ai tới, nghe nói là đại phu kê đơn không cần tiền, bèn nói lên bệnh đau bảo Thi Uyển thuận tiện chẩn trị.
Thi Uyển cũng không cự tuyệt, lại kê đơn thuốc cho bà ấy.
Lúc này còn chưa tới mùa trồng trọt, nông dân phần lớn đều ở nhà, không lâu sau nơi này đã tụ tập một đám người đến tìm y hỏi dược.
Có thể gặp mặt chẩn đoán, Thi Uyển lập tức dựa vào mạch chẩn trị kê đơn thuốc, không thể gặp mặt chẩn đoán, nếu bệnh tình đơn giản cũng có thể cho đơn thuốc, còn có lão phụ nhân mắc bệnh, tiểu tiện đau đớn khó nhịn, Thi Uyển cũng lập tức kê đơn thuốc châm cứu cho người ta, trong nháy mắt đã thấy hiệu quả.
Trong lúc nhất thời, người trong thôn cảm kích Thi Uyển y thuật tốt, người lại thiện lượng, gọi nàng là Y Tiên mãi không ngừng.
Thi Uyển cười cười, mãi đến khi mặt trời lặn, nếu không về thành thì sẽ muộn, lúc này nàng mới xách hòm thuốc rời thôn trở về.
Lúc đến huyện An Lục mặt trời đã lặn.
Nàng vừa tiến vào Hinh Tế đường đã nghe thấy người trong tiệm thuốc đang nghị luận cái gì đó, thấy nàng, Nghiêm Tuấn lập tức tới tiếp nhận hòm thuốc thay nàng.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.