Chương 10: Viên minh châu trên tay Hoàng đế
Mèo Mun Bé Bỏng
28/11/2024
Thì ra là chuyện này.
Niềm xúc động trong mắt Thân Long Chương phai dần, một phần nhỏ chuyển thành hồ nghi. Ngài vẫn nhìn Hoàng thái phi bằng ánh mắt chứa chan tình cảm. Đang định hồi đáp thì thị nữ Lý Nhan bên cạnh Trinh phi mang một đĩa mứt quả tiến vào.
Cô ta xuất hiện ở cung Vĩnh Ninh khiến Hoàng đế lờ mờ hiểu ra mục đích của Hoàng thái phi hôm nay.
Lý Nhan hành lễ với hai người tôn quý nhất nước Thân lúc bấy giờ, được bọn họ cho miễn mới cúi mình thưa:
- Tâu, Trinh phi nương nương sắp đi nghỉ rồi thì bỗng nhớ ra là đã quên dâng mứt quả để Hoàng thái phi nương nương dùng giảm vị đắng. Trinh phi nương nương bảo nô tỳ đi một chuyến ạ.
Hoàng thái phi xúc động khôn tả, hai mắt rớm lệ, bảo:
- Ta đã bảo Kiều nhi sang gian điện mé hữu nghỉ ngơi đi mà. Chăm nom Nghi Ninh cả đêm hôm qua, sáng nay còn phải sang vấn an ta, hai con mắt thâm quầng cả lên. Nó vẫn còn nhớ đến thói quen của ta.
- Nghi Ninh làm sao vậy mẫu phi? Tại sao không sai cung tỳ, thái giám đến báo cho trẫm hay? - Hoàng đế nghi hoặc.
Hoàng thái phi chống tay lên trán, day day hai bên thái dương, có vẻ rất phiền muộn.
- Bệnh vặt của con trẻ, thái y nói không đáng ngại. Kiều nhi lo bệ hạ đang bận rộn chính sự nên không cho cung nhân tới điện Bàn Long báo tin.
- Vất vả cho Trinh phi rồi. Nhưng con là phụ hoàng của bọn trẻ, con phải được biết chứ! Lã Xuân Ẩn!
Hoàng đế gọi với ra ngoài. Tay nội thị tóc bạc vội tiến vào phục mệnh. Nhác thấy thân hình cao lớn trong tấm áo bào đỏ của thái giám nhất phẩm quỳ thẳng tắp đằng kia, đôi mắt Hoàng thái phi gợn lên từng cơn sóng lăn tăn. Bà khép mi ngả lưng vào gối mềm, nhăn trán nhíu mày.
- Nước Lưu có tiến cống nhiều dược liệu quý hiếm. Ngươi chọn lấy vài món tốt đưa sang cung Gia Tường cho Trinh phi bồi bổ thân mình.
Lã Xuân Ẩn lĩnh chỉ, đang định thối lui ra ngoài thì nghe Hoàng đế gọi lại.
- Truyền chỉ tới ngự thiện phòng chuẩn bị ngọ thiện đưa tới cung Gia Tường. Trưa nay trẫm ghé thăm Trinh phi và công chúa Nghi Ninh.
- Vâng.
Lã Xuân Ẩn lui ra ngoài.
- Chuyện ta ướm hỏi bệ hạ, bệ hạ nghĩ thế nào? Phi tần có đủ tư cách nuôi dưỡng công chúa trong cung chỉ có Đoan phi, Trinh phi và Triệu tiệp dư mà thôi.
Hoàng đế đá vấn đề lại cho Hoàng thái phi.
- Mẫu phi muốn tiến cử người nào?
- Trước đây ta cho rằng Đoan phi hay Trinh phi đều đủ khả năng gánh vác trọng trách nuôi nấng công chúa do Hoàng hậu sinh hạ. Nhưng những ngày qua, ta suy đi tính lại, lại cảm thấy Trinh phi thích hợp hơn.
Hoàng đế gật đầu tỏ ý tán đồng, song lại không cho là thế.
- Trinh phi quả thật rất hiền lành, hành xử mẫu mực, đích thực có thể làm gương cho con trẻ. Nhưng nàng ấy đang nuôi dưỡng Nghi Ninh, nếu thêm Vĩnh Xuân nữa liệu có quá sức hay không?
Hoàng thái phi nén cơn đau đầu, gắng gượng nói thêm:
- Chính vì Trinh phi đang nuôi nấng Nghi Ninh, ta mới nghĩ nó thích hợp hơn. Từ khi sinh ra, Vĩnh Xuân đã mắc tâm tật. Khi ấy, Lâm viện phán cũng đã dặn dò nó không nên vận động mạnh như các huynh đệ của mình, lại càng không được xúc động thái quá. Tính tình Nghi Ninh hoạt bát, lanh lợi, ắt có thể mang tới nhiều niềm vui cho Vĩnh Xuân. Người có tâm tình thoải mái, vui vẻ chắc chắn sẽ khó tái phát bệnh cũ. Còn Đoan phi, Trác nhi của Đoan phi nay đã mười tuổi, đã chuyển ra Hoàng Tử Sở. Thánh nhân đạo Khổng* có lời dạy: nam nữ bảy tuổi không chung bàn. Trác nhi cũng không tiện kề cận Vĩnh Xuân bằng Nghi Ninh.
Hoàng đế gật gù. Ngài suy đi tính lại, ra chiều rất tán đồng với ý tốt của Hoàng thái phi.
- Con cũng thấy Trinh phi là nhân tuyển rất tốt. Nhưng trước đây con đã hứa với Vĩnh Xuân là chuyện chọn mẫu phi chăm nom phải được nó đồng ý. Xin mẫu phi thông cảm cho con. Người làm phụ hoàng như con cũng mong giữ được chữ tín trước mặt con trẻ.
Nói đoạn, Hoàng đế bèn bưng chén thuốc tới gần, chờ Hoàng thái phi đáp lời. Quả nhiên, Hoàng đế đã nói đến mức đó, Hoàng thái phi cũng chẳng tiện ép buộc, bà cười bảo:
- Nên như vậy. Hoàng đế là từ phụ. Quân vô hí ngôn*, lời nói gói vàng. Do ta không suy xét cẩn thận.
Nghe ra ý Hoàng thái phi có phần không ưng thuận, Hoàng đế bèn múc muỗng thuốc đưa đến bên miệng bà làm lành:
- Mẫu phi đã khó nhọc nhiều năm, lẽ ra đến nay nên được hưởng phúc, vậy mà con lại để những chuyện gia sự nhỏ nhặt làm phiền mẫu phi. - Ngài nói với vẻ tự trách.
Xưng hô giữa hai người vẫn là con và mẫu phi hệt như lúc bọn họ vẫn còn là lục hoàng tử và Dung phi có chung mục đích hướng tới ngai vàng chí cao vô thượng. Từ khi nào cuộc trò chuyện giữa hai mẹ con họ trở thành những màn lá mặt lá trái như bây giờ, hoàng đế bi ai tự vấn.
Không cần ai giải đáp, mọi nguyên do đằng sau cũng chẳng khó đoán đối với ngài.
Có lẽ là từ khi Thân Long Chương tuân theo di chiếu lên ngôi trước linh cữu của tiên đế Thế Tông, ban ơn cho thần tử phò tá mình, ban ơn cho gia quyến theo hầu, truy tôn sinh mẫu và ban ơn cho dòng tộc họ Đàm, duy độc người dưỡng mẫu là Dung phi lại chỉ được tôn làm Hoàng thái phi. Cũng có lẽ là từ khi ngài cản trở mọi nam nhân trong gia tộc họ Hà của Hoàng thái phi đảm nhận những chức vụ quan trọng trong triều đình, chỉ ân thưởng tước suông lộc hậu chứ không cho nắm thực quyền. Cũng có lẽ là từ khi…
Thân Long Chương không hối hận. Ngài đã định sau khi Hoàng thái phi trăm tuổi* sẽ truy tôn bà làm Hoàng thái hậu, cho phép con cháu Hà thị tiếp tục làm quan. Chỉ cần bọn họ không mượn danh nghĩa họ ngoại của Hoàng đế để o ép ngài, hòng nhúng tay thao túng triều chính. Chỉ cần bọn họ tiến thối có chừng mực như bây giờ. Ngài đảm bảo dòng tộc Hà thị đời đời vinh hiển.
Hoàng triều Đại Thân không thể lại xuất hiện một dòng họ ngoại thích hăm he tiếm lấn hoàng quyền nữa! Hoàng thất họ Thân không thể lại xuất hiện những màn đấu đá quyết liệt đến độ tổn thương căn cơ nữa! Ngài đã hứa với phụ hoàng mình rồi.
Có lẽ Hoàng thái phi hiểu sai ý ngài, hoặc giả bà làm bộ không hiểu. Hoàng thái phi nhìn người con trai nuôi với đôi mắt thắm thiết tình mẹ, bảo:
- Ta đã già rồi, chỉ có thể giúp bệ hạ những chuyện vụn vặt trong hậu cung mà thôi.
Đợi Hoàng thái phi uống cạn chén thuốc, Hoàng đế đỡ bà xuống nằm nghỉ. Ngài canh chừng bà ngủ, thỉnh thoảng lại dém chăn, lau mồ hôi, săn sóc rất mực ân cần. Ngó chừng hơi thở hoàng thái phi trở nên đều đều, đoán chắc bà đã ngủ, Hoàng đế bèn đứng dậy, liếc nhìn thị nữ Tô Thiến, ngoắc tay ý bảo cô ta ra ngoài cho ngài hỏi chuyện.
Tô Thiến quen thói theo bước hoàng đế, dừng cách ngài quá năm bước thì cúi mình, đè thấp hơi thở đang gấp gáp dần do kinh sợ trước bậc cửu ngũ chí tôn. Hoàng đế cho bình lui toàn thể cung nhân, chỉ giữ lại Lã Xuân Ẩn theo hầu.
- Vì sao hôm nay chỉ có mình Trinh phi đến hầu bệnh Hoàng thái phi? Các phi tần khác đâu?
Hoàng đế có tai mắt ở cung Vĩnh Ninh, tất nhiên đó không phải là Tô Thiến. Ngài chưa từng nghi ngờ lòng trung thành của người thị nữ này dành cho Hoàng thái phi. Nếu cô ta phản bội lại lòng tin của hoàng thái phi, chắc chắn người đầu tiên hạ lệnh xử tử Tô Thiến chính là Thân Long Chương.
Việc hỏi thăm hôm nay chỉ là hỏi thăm chiếu lệ theo hình thức.
- Tâu, trung cung không có Hoàng hậu. Hai phi Đoan, Trinh không bắt các phi tần thỉnh an theo thường lệ. Chư vị phi tần chỉ phải đến vấn an Hoàng thái phi vào ngày mồng một, mười lăm hàng tháng. Trinh phi có thói quen ngày nào cũng tới cung Vĩnh Ninh mới an lòng. Thế nên là…
Tô Thiến cung kính đáp. Cô ta không nói hết câu cuối, để lại cho Hoàng đế không gian suy tưởng vô tận. Ngài ngẫm nghĩ một lát rồi cười khẩy:
- Phi tần của trẫm nhàn rỗi quá nhỉ! Lã Xuân Ẩn, truyền lệnh đi các cung ngày mai đến cung Vĩnh Ninh hầu bệnh.
Phản ứng của Hoàng đế nằm ngoài dự đoán của Tô Thiến, chệch xa dự tính của Hoàng thái phi. Tô Thiến hơi hốt hoảng, song Hoàng đế đã bãi giá về điện Bàn Long, cô ta chẳng còn làm gì khác được ngoại trừ chạy vội vào trong bẩm lại với chủ nhân của mình.
------------------------------------------
Chú thích:
* Đạo Khổng hay còn gọi là đạo Nho, Nho giáo.
* Quân vô hí ngôn: Vua không nói đùa
* Trăm tuổi: tức là chết, chầu trời
Niềm xúc động trong mắt Thân Long Chương phai dần, một phần nhỏ chuyển thành hồ nghi. Ngài vẫn nhìn Hoàng thái phi bằng ánh mắt chứa chan tình cảm. Đang định hồi đáp thì thị nữ Lý Nhan bên cạnh Trinh phi mang một đĩa mứt quả tiến vào.
Cô ta xuất hiện ở cung Vĩnh Ninh khiến Hoàng đế lờ mờ hiểu ra mục đích của Hoàng thái phi hôm nay.
Lý Nhan hành lễ với hai người tôn quý nhất nước Thân lúc bấy giờ, được bọn họ cho miễn mới cúi mình thưa:
- Tâu, Trinh phi nương nương sắp đi nghỉ rồi thì bỗng nhớ ra là đã quên dâng mứt quả để Hoàng thái phi nương nương dùng giảm vị đắng. Trinh phi nương nương bảo nô tỳ đi một chuyến ạ.
Hoàng thái phi xúc động khôn tả, hai mắt rớm lệ, bảo:
- Ta đã bảo Kiều nhi sang gian điện mé hữu nghỉ ngơi đi mà. Chăm nom Nghi Ninh cả đêm hôm qua, sáng nay còn phải sang vấn an ta, hai con mắt thâm quầng cả lên. Nó vẫn còn nhớ đến thói quen của ta.
- Nghi Ninh làm sao vậy mẫu phi? Tại sao không sai cung tỳ, thái giám đến báo cho trẫm hay? - Hoàng đế nghi hoặc.
Hoàng thái phi chống tay lên trán, day day hai bên thái dương, có vẻ rất phiền muộn.
- Bệnh vặt của con trẻ, thái y nói không đáng ngại. Kiều nhi lo bệ hạ đang bận rộn chính sự nên không cho cung nhân tới điện Bàn Long báo tin.
- Vất vả cho Trinh phi rồi. Nhưng con là phụ hoàng của bọn trẻ, con phải được biết chứ! Lã Xuân Ẩn!
Hoàng đế gọi với ra ngoài. Tay nội thị tóc bạc vội tiến vào phục mệnh. Nhác thấy thân hình cao lớn trong tấm áo bào đỏ của thái giám nhất phẩm quỳ thẳng tắp đằng kia, đôi mắt Hoàng thái phi gợn lên từng cơn sóng lăn tăn. Bà khép mi ngả lưng vào gối mềm, nhăn trán nhíu mày.
- Nước Lưu có tiến cống nhiều dược liệu quý hiếm. Ngươi chọn lấy vài món tốt đưa sang cung Gia Tường cho Trinh phi bồi bổ thân mình.
Lã Xuân Ẩn lĩnh chỉ, đang định thối lui ra ngoài thì nghe Hoàng đế gọi lại.
- Truyền chỉ tới ngự thiện phòng chuẩn bị ngọ thiện đưa tới cung Gia Tường. Trưa nay trẫm ghé thăm Trinh phi và công chúa Nghi Ninh.
- Vâng.
Lã Xuân Ẩn lui ra ngoài.
- Chuyện ta ướm hỏi bệ hạ, bệ hạ nghĩ thế nào? Phi tần có đủ tư cách nuôi dưỡng công chúa trong cung chỉ có Đoan phi, Trinh phi và Triệu tiệp dư mà thôi.
Hoàng đế đá vấn đề lại cho Hoàng thái phi.
- Mẫu phi muốn tiến cử người nào?
- Trước đây ta cho rằng Đoan phi hay Trinh phi đều đủ khả năng gánh vác trọng trách nuôi nấng công chúa do Hoàng hậu sinh hạ. Nhưng những ngày qua, ta suy đi tính lại, lại cảm thấy Trinh phi thích hợp hơn.
Hoàng đế gật đầu tỏ ý tán đồng, song lại không cho là thế.
- Trinh phi quả thật rất hiền lành, hành xử mẫu mực, đích thực có thể làm gương cho con trẻ. Nhưng nàng ấy đang nuôi dưỡng Nghi Ninh, nếu thêm Vĩnh Xuân nữa liệu có quá sức hay không?
Hoàng thái phi nén cơn đau đầu, gắng gượng nói thêm:
- Chính vì Trinh phi đang nuôi nấng Nghi Ninh, ta mới nghĩ nó thích hợp hơn. Từ khi sinh ra, Vĩnh Xuân đã mắc tâm tật. Khi ấy, Lâm viện phán cũng đã dặn dò nó không nên vận động mạnh như các huynh đệ của mình, lại càng không được xúc động thái quá. Tính tình Nghi Ninh hoạt bát, lanh lợi, ắt có thể mang tới nhiều niềm vui cho Vĩnh Xuân. Người có tâm tình thoải mái, vui vẻ chắc chắn sẽ khó tái phát bệnh cũ. Còn Đoan phi, Trác nhi của Đoan phi nay đã mười tuổi, đã chuyển ra Hoàng Tử Sở. Thánh nhân đạo Khổng* có lời dạy: nam nữ bảy tuổi không chung bàn. Trác nhi cũng không tiện kề cận Vĩnh Xuân bằng Nghi Ninh.
Hoàng đế gật gù. Ngài suy đi tính lại, ra chiều rất tán đồng với ý tốt của Hoàng thái phi.
- Con cũng thấy Trinh phi là nhân tuyển rất tốt. Nhưng trước đây con đã hứa với Vĩnh Xuân là chuyện chọn mẫu phi chăm nom phải được nó đồng ý. Xin mẫu phi thông cảm cho con. Người làm phụ hoàng như con cũng mong giữ được chữ tín trước mặt con trẻ.
Nói đoạn, Hoàng đế bèn bưng chén thuốc tới gần, chờ Hoàng thái phi đáp lời. Quả nhiên, Hoàng đế đã nói đến mức đó, Hoàng thái phi cũng chẳng tiện ép buộc, bà cười bảo:
- Nên như vậy. Hoàng đế là từ phụ. Quân vô hí ngôn*, lời nói gói vàng. Do ta không suy xét cẩn thận.
Nghe ra ý Hoàng thái phi có phần không ưng thuận, Hoàng đế bèn múc muỗng thuốc đưa đến bên miệng bà làm lành:
- Mẫu phi đã khó nhọc nhiều năm, lẽ ra đến nay nên được hưởng phúc, vậy mà con lại để những chuyện gia sự nhỏ nhặt làm phiền mẫu phi. - Ngài nói với vẻ tự trách.
Xưng hô giữa hai người vẫn là con và mẫu phi hệt như lúc bọn họ vẫn còn là lục hoàng tử và Dung phi có chung mục đích hướng tới ngai vàng chí cao vô thượng. Từ khi nào cuộc trò chuyện giữa hai mẹ con họ trở thành những màn lá mặt lá trái như bây giờ, hoàng đế bi ai tự vấn.
Không cần ai giải đáp, mọi nguyên do đằng sau cũng chẳng khó đoán đối với ngài.
Có lẽ là từ khi Thân Long Chương tuân theo di chiếu lên ngôi trước linh cữu của tiên đế Thế Tông, ban ơn cho thần tử phò tá mình, ban ơn cho gia quyến theo hầu, truy tôn sinh mẫu và ban ơn cho dòng tộc họ Đàm, duy độc người dưỡng mẫu là Dung phi lại chỉ được tôn làm Hoàng thái phi. Cũng có lẽ là từ khi ngài cản trở mọi nam nhân trong gia tộc họ Hà của Hoàng thái phi đảm nhận những chức vụ quan trọng trong triều đình, chỉ ân thưởng tước suông lộc hậu chứ không cho nắm thực quyền. Cũng có lẽ là từ khi…
Thân Long Chương không hối hận. Ngài đã định sau khi Hoàng thái phi trăm tuổi* sẽ truy tôn bà làm Hoàng thái hậu, cho phép con cháu Hà thị tiếp tục làm quan. Chỉ cần bọn họ không mượn danh nghĩa họ ngoại của Hoàng đế để o ép ngài, hòng nhúng tay thao túng triều chính. Chỉ cần bọn họ tiến thối có chừng mực như bây giờ. Ngài đảm bảo dòng tộc Hà thị đời đời vinh hiển.
Hoàng triều Đại Thân không thể lại xuất hiện một dòng họ ngoại thích hăm he tiếm lấn hoàng quyền nữa! Hoàng thất họ Thân không thể lại xuất hiện những màn đấu đá quyết liệt đến độ tổn thương căn cơ nữa! Ngài đã hứa với phụ hoàng mình rồi.
Có lẽ Hoàng thái phi hiểu sai ý ngài, hoặc giả bà làm bộ không hiểu. Hoàng thái phi nhìn người con trai nuôi với đôi mắt thắm thiết tình mẹ, bảo:
- Ta đã già rồi, chỉ có thể giúp bệ hạ những chuyện vụn vặt trong hậu cung mà thôi.
Đợi Hoàng thái phi uống cạn chén thuốc, Hoàng đế đỡ bà xuống nằm nghỉ. Ngài canh chừng bà ngủ, thỉnh thoảng lại dém chăn, lau mồ hôi, săn sóc rất mực ân cần. Ngó chừng hơi thở hoàng thái phi trở nên đều đều, đoán chắc bà đã ngủ, Hoàng đế bèn đứng dậy, liếc nhìn thị nữ Tô Thiến, ngoắc tay ý bảo cô ta ra ngoài cho ngài hỏi chuyện.
Tô Thiến quen thói theo bước hoàng đế, dừng cách ngài quá năm bước thì cúi mình, đè thấp hơi thở đang gấp gáp dần do kinh sợ trước bậc cửu ngũ chí tôn. Hoàng đế cho bình lui toàn thể cung nhân, chỉ giữ lại Lã Xuân Ẩn theo hầu.
- Vì sao hôm nay chỉ có mình Trinh phi đến hầu bệnh Hoàng thái phi? Các phi tần khác đâu?
Hoàng đế có tai mắt ở cung Vĩnh Ninh, tất nhiên đó không phải là Tô Thiến. Ngài chưa từng nghi ngờ lòng trung thành của người thị nữ này dành cho Hoàng thái phi. Nếu cô ta phản bội lại lòng tin của hoàng thái phi, chắc chắn người đầu tiên hạ lệnh xử tử Tô Thiến chính là Thân Long Chương.
Việc hỏi thăm hôm nay chỉ là hỏi thăm chiếu lệ theo hình thức.
- Tâu, trung cung không có Hoàng hậu. Hai phi Đoan, Trinh không bắt các phi tần thỉnh an theo thường lệ. Chư vị phi tần chỉ phải đến vấn an Hoàng thái phi vào ngày mồng một, mười lăm hàng tháng. Trinh phi có thói quen ngày nào cũng tới cung Vĩnh Ninh mới an lòng. Thế nên là…
Tô Thiến cung kính đáp. Cô ta không nói hết câu cuối, để lại cho Hoàng đế không gian suy tưởng vô tận. Ngài ngẫm nghĩ một lát rồi cười khẩy:
- Phi tần của trẫm nhàn rỗi quá nhỉ! Lã Xuân Ẩn, truyền lệnh đi các cung ngày mai đến cung Vĩnh Ninh hầu bệnh.
Phản ứng của Hoàng đế nằm ngoài dự đoán của Tô Thiến, chệch xa dự tính của Hoàng thái phi. Tô Thiến hơi hốt hoảng, song Hoàng đế đã bãi giá về điện Bàn Long, cô ta chẳng còn làm gì khác được ngoại trừ chạy vội vào trong bẩm lại với chủ nhân của mình.
------------------------------------------
Chú thích:
* Đạo Khổng hay còn gọi là đạo Nho, Nho giáo.
* Quân vô hí ngôn: Vua không nói đùa
* Trăm tuổi: tức là chết, chầu trời
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.