Lấy Chồng Tây
Đánh giá: 7.2/10 từ 9 lượt
Một bộ truyện ngôn tình chứa đựng khá nhiều tâm trạng của một người
phụ nữ. Người ta thường nghĩ con gái mà được lấy chồng nước ngoài chắc
sẽ được sung sướng cả đời. Nhưng đâu phải ai cũng như thế, cô gái trong
câu chuyện sau đây của tác giả Dạ Thảo đã có một cuộc sống vô cùng đau
khổ khi quyết định Lấy Chồng Tây.
Văn án:
- Con bé này có tướng xuất ngoại.
"Cô Thơm" ở xã bên cũng có tiếng lắm. Vốn mẹ cô tới nhờ bà xem ngày giờ sang huyệt cho bà nội. Ấy thế mà khi vừa thấy Hạnh đứng nép sau lưng mẹ, bà thầy bói phán một câu như đinh đóng cột vậy. Vốn là để xem ngày, xem giờ sang huyệt cho bà nội. Ấy thế mà vừa nhìn thấy cái dáng cô nép sau lưng mẹ bà ấy đã chắc chắn rằng sau này cô sẽ xuất ngoại.
Trong tâm trí non nớt của đứa trẻ 13 tuổi khi ấy, cô chỉ nghĩ đơn giản, xuất ngoại là đi xuất khẩu lao động, đi sang nước ngoài làm culi như cậu Chín mà thôi.
Mà nói thật cô cũng chẳng bận tâm đến lời bà thầy bói cho lắm, bởi việc của cô bây giờ là 1 buổi đi học, 1 buổi ở nhà trông em giúp mẹ. Chờ đến khi lớn để mà xuất ngoại thì còn xa lắm. Mà nhà cô nghèo như thế, làm gì có tiền để cho cô đi xuất khẩu lao động cơ chứ.
Như cậu Chín phải đi vay mượn khắp nơi, rồi còn phải đem cả nhà đi cầm cố ngân hàng mới đủ tiền mà đi xuất khẩu đấy. Nhà cô tiền chẳng có, nhà thì là nhà của ông nội, lấy gì mà mơ xuất ngoại.
Cô chỉ dám mơ mỗi năm được mẹ mua cho vài bộ quần áo mới là đã thích lắm rồi, mơ chi xa xôi nữa.
Ấy thế mà lời sấm truyền của bà bói ấy lại linh nghiệm với con bé lớn lên ở một vùng quê nghèo của Thanh Hoá như cô.
Cô đúng là xuất ngoại thật, nhưng không phải là xuất khẩu lao động bình thường, mà là được lấy chồng tây. Lấy chồng tây hẳn hoi đấy nhé, dạo ấy khắp làng trên xóm dưới ai cũng ngưỡng mộ cô.
Cũng đúng thôi, khi ấy chính bản thân cô cũng vênh mặt tự hào với mọi người cơ mà.
Chỉ có điều, sống trong chăn mới biết chăn có rận, niềm tự hào ấy chẳng được bao lâu thì lụi tàn. Cô trở về với sự tàn khốc của sự thật, sống cùng với số phận nghiệt ngã của LẤY CHỒNG TÂY.
Văn án:
- Con bé này có tướng xuất ngoại.
"Cô Thơm" ở xã bên cũng có tiếng lắm. Vốn mẹ cô tới nhờ bà xem ngày giờ sang huyệt cho bà nội. Ấy thế mà khi vừa thấy Hạnh đứng nép sau lưng mẹ, bà thầy bói phán một câu như đinh đóng cột vậy. Vốn là để xem ngày, xem giờ sang huyệt cho bà nội. Ấy thế mà vừa nhìn thấy cái dáng cô nép sau lưng mẹ bà ấy đã chắc chắn rằng sau này cô sẽ xuất ngoại.
Trong tâm trí non nớt của đứa trẻ 13 tuổi khi ấy, cô chỉ nghĩ đơn giản, xuất ngoại là đi xuất khẩu lao động, đi sang nước ngoài làm culi như cậu Chín mà thôi.
Mà nói thật cô cũng chẳng bận tâm đến lời bà thầy bói cho lắm, bởi việc của cô bây giờ là 1 buổi đi học, 1 buổi ở nhà trông em giúp mẹ. Chờ đến khi lớn để mà xuất ngoại thì còn xa lắm. Mà nhà cô nghèo như thế, làm gì có tiền để cho cô đi xuất khẩu lao động cơ chứ.
Như cậu Chín phải đi vay mượn khắp nơi, rồi còn phải đem cả nhà đi cầm cố ngân hàng mới đủ tiền mà đi xuất khẩu đấy. Nhà cô tiền chẳng có, nhà thì là nhà của ông nội, lấy gì mà mơ xuất ngoại.
Cô chỉ dám mơ mỗi năm được mẹ mua cho vài bộ quần áo mới là đã thích lắm rồi, mơ chi xa xôi nữa.
Ấy thế mà lời sấm truyền của bà bói ấy lại linh nghiệm với con bé lớn lên ở một vùng quê nghèo của Thanh Hoá như cô.
Cô đúng là xuất ngoại thật, nhưng không phải là xuất khẩu lao động bình thường, mà là được lấy chồng tây. Lấy chồng tây hẳn hoi đấy nhé, dạo ấy khắp làng trên xóm dưới ai cũng ngưỡng mộ cô.
Cũng đúng thôi, khi ấy chính bản thân cô cũng vênh mặt tự hào với mọi người cơ mà.
Chỉ có điều, sống trong chăn mới biết chăn có rận, niềm tự hào ấy chẳng được bao lâu thì lụi tàn. Cô trở về với sự tàn khốc của sự thật, sống cùng với số phận nghiệt ngã của LẤY CHỒNG TÂY.