Lễ Tế Mùa Xuân

Chương 7: Chương 2.3

Lục Thu Tra

11/06/2017

Type: Trang Hàn

[3]

“Phải rồi, ta vẫn luôn muốn thỉnh giáo hai vị quý khách uyên bác vài vấn đề về thần linh. Tuy ta biết nhà Nho không nói về những chuyện quái lạ, bạo lực, phản loạn, quỷ thần(*), nhưng giờ mọi người vừa nhắc tới đề tài thần linh, cũng nên đưa ra học thuyết Nho giáo, nếu không sẽ bị kỳ thị là dị đoan.”

(*) Câu này lấy ý theo một câu trong Luận ngữ: Tử bất ngữ quái, lực, loạn, thần. Có nghĩa là Khổng Tử không nói về bốn điều: quái lạ, bạo lực, phản loạn, quỷ thần.

Dường như bầu không khí thoải mái hơn, chủ nhà Quan Vô Dật lên tiếng, chuyển đề tài về lễ tế vào mấy ngày sau.

“Nhà họ Quan đã từng chấp chưởng việc tế bái quốc gia của nước Sở, đối tượng tế bái chủ yếu là những vị thần được thờ phụng trên đất Sở. Trong đó Đông Hoàng Thái Nhất là Chủ thần tối cao, xếp sau là các thiên thần như Đông Quân, Tư Mệnh, Vân Trung Quân ..., tiếp đó là các vị thần núi sông như Trương Quân, Tương Phu Nhân, Quỷ Núi ..., cuối cùng là linh hồn của những người hi sinh vì đất nước. Cửu ca (*) của Khuất Nguyên được viết dựa theo hệ thống thần linh đất Sở. Ta vốn tưởng rằng Đông Hoàng Thái Nhất là vị thần của riêng đất Sở, tuy nhiên ta nghe nói hiện giờ vương triều Hán cũng coi Thái Nhất là Chủ thần trong việc tế bái quốc gia; mà người chủ trì tế bái Đông Quân và Vân Trung Quân ở Trường An không phải pháp sư đất Sở mà là pháp sư đất Tấn, điều này khiến ta vô cùng kinh ngạc, vậy nên muốn thỉnh giáo các vị một chút...”

(*) Cửu ca vốn là tên gọi của một ca khúc viễn cổ trong thần thoại truyền thuyết của dân tộc Hán, Khuất Nguyên đã dựa theo nhạc tế thần dân gian của dân tộc Hán để cải biên sửa chữa. Tác phẩm có tổng cộng 11 thiên: Đông Hoàng Thái Nhất, Vân Trung Quân, Thiếu Tư Mệnh, Đông Quân, Tương Phu Nhân, Tương Quân, Đại Tư Mệnh, Hà Bá, Sơn Quỷ, Quốc thương, Lễ hồn.

Bạch Chi Thuý bèn giao vấn đề mà mình không thể giải quyết cho thiếu nữ ngồi kế bên ông.

“Có lẽ ta hơi say rồi, bởi vậy nhất thời cũng không biết nên hồi đáp thế nào.” Quỳ nói, “Vậy nên xin hãy bao dung cho ta phí chút thời gian để ngẫm lại về việc tế bái quốc gia, sau đó cũng có thể đưa ra đáp án về vấn đề ‘Thái Nhất’. Còn tại sao Đông Quân và Vân Trung Quân lại do pháp sư Tấn tế bái thì... thật xin lỗi, ta cũng không rõ lắm. Đây là sự phân công quyền hạn được lập ra từ khi Cao tổ dựng nước, có lẽ là nơi theo chế độ nước Tấn thôi. Tuy nhiên có thể khẳng định một điều rằng, các vị thần Thái Nhất, Đông Quân, Vân Trung Quân này, thực ra cũng không phải của riêng đất Sở, mà là tín ngưỡng phổ biến của các quốc gia vào thời Chiến Quốc.”

Dường như Quỳ đã phủ định tính đặc biệt của tín ngưỡng đất Sở, điều này khiến Quan Vô Dật có phần không vui, nhưng đúng là ông đã “bao dung” nàng một cách lễ độ, dù gì trong mắt ông thù tuy học vấn và kiến thức của đối phương uyên bác, phong phú, song cũng chỉ là một thiếu nữ bằng tuổi con gái út của mình mà thôi.

Có điều, sau đó Quỳ đã chứng minh rằng Quan Vô Dật thực sự đã đáh giá thấp nàng.

“’Thái Nhất’ hay còn gọi là ‘Đại Nhất’, đôi khi còn được gọi tắt là ‘Thái’. Việc tế tự của triều đình với vị thần này bắt nguồn từ đương kim hoàng thượng. Trước đâ Chủ thần tối cao được vương thất nhà Hán thờ phụng là Thiên thần Ngũ phương, cũng chính là ‘Ngũ Đế’, tức Bạch Đế, Thanh Đế, Hoàng Đế, Xích Đế, Hắc Đế. Cho tới năm Nguyên Sóc thứ năm, ở huyện Bạc quận Sơn Dương có một vị đạo sĩ tên Mậu Kỵ bẩm tấu lên đương kim hoàng thượng xin được tế bái Thái Nhất và đưa ra phương pháp tế bái. Ông ta nói, ‘ Vị thần cao quý nhất trong tất cả các vị thần là Thái Nhất, phụ tá của Thái Nhất là Ngũ Đế’, tức là, ông ta cho rằng Thái Nhất là vị thần tối cao thống lĩnh Thiên thần Ngũ phương. Đương kim hoàng thượng chấp nhận tấu chương của ông ta, thiết lập đàn tế Thái Nhất ở phía Đông Nam thành Trường An. Đây là hình thức tế bái đầu tiên của triều đình với Thái Nhất.

Hình thức thứ hai có thể nói là bổ sung cho hình thức thứ nhất. Có người đề nghị rằng, Thiên tử cổ đại phải tế bái ‘Tam Nhất’ – tức Thiên Nhất, Địa Nhất, Thái Nhất. Thế là đương kim hoàng thượng liền ra lệnh cho Thái chúc (*) tổ chức lễ tế trên đàn tế được xây dựng lúc trước.

(*) Một chức quan quản lý việc tế bái.

Sau đó, lại có kẻ đưa ra phương pháp tế bái mới, được đương kim hoàng thượng chấp nhận, cũng tiến hành lễ tế trên đàn tế được xây dựng lúc trước. Phương pháp này không chỉ tế bái Thái Nhất mà còn tế bái các vị thần như Hoàng Đế, Minh Dương, Mã hành, Sơn Quân núi Cao, Vũ Di Quân, Sứ giả Âm Dương... Đây là hình thức tế bái thứ ba với Thái Nhất.

Tới năm Nguyên Thú (*) thứ năm, đương kim hoàng thượng vừa khỏi bệnh nặng, bèn xây dựng Thọ cung, tế bái Thần Quân. Vị thần có địa vị cao nhất trong Thần Quân chính là Thái Nhất, tiếp đó là những vị thần như Thái Cấm, Tư Mệnh. Đây là hình thức tế bái thứ tư.

(*) Niên hiệu thứ tư thời Hán Vũ đế.

Tới năm Nguyên Đinh (1) thứ năm, đương kim hoàng thượng lệnh cho Từ quan (2) Khoan Thư dựng một đàn tế Thái Nhất ở cung Cam Tuyền, mô phỏng theo dáng vẻ mà Mậu Kỵ miêu tả, tổng cộng có ba tầng, đặt bàn tế thờ Ngũ Đế dưới đàn tế thờ Thái Nhất. Đông chí năm ấy, đương kim hoàng thượng đích thân bái lạy Thái Nhất. Có kẻ nói rằng đêm ấy bầu trời sáng rực, có ánh vàng bay vút lên cao. Đây chính là hình thức tế bài thứ năm với Thái Nhất.

(1) Niên hiệu thứ năm thời Hán Vũ đế.

(2) Vị quan quản lý việc tế bái.

Cuối cùng tới năm Nguyên Phong (1) thứ năm, đương kim hoàng thuocngwj cho xây một Thiên cung (2) ở Tây Nam huyện Phụng Cao dựa theo bức vẽ mà nghệ nhân người Tế Nam (3) Công Ngọc Đới dâng lên. Hình dáng cụ thể của Thiên cung, ta không tiện nói cho mọi người, nhưng những vị thần được thờ phụng bên trong thì nhắc đến cũng không hề gì. Thiên cung chủ yếu thờ phụng Cao tổ của triều đại chúng ta, đồng thời cũng thờ phụng Thái Nhất, Ngũ Đế và Hậu Thổ. Đây chính là hình thức tế bái thứ bảy với Thái Nhất.”

(1) Niên hiệu thứ sáu thời Hán Vũ đế.

(2) Nơi để thờ cũng, tế bái, rất lớn, giống như một cung điện.

(3) Thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.

Nghe xong tổng kết của Quỳ, mọi người ngơ ngác nhìn nhau, không thể đưa ra kết luận gì từ những điều này.

“Những hình thức tế bái trên có thể được chia thành ba loại.” Quỳ nói tiếp, “Đầu tiên là hình thức tế bái thứ ba và thứ tư, thân phận của Thái Nhất trong ấy rất khó xác định, phương pháp tế bái dường như cũng thiếu căn cứ. Ta nghi ngờ phương pháp tế bái này do đạo sĩ sáng tạo ra từ việc pha trộn tín ngưỡng dân gian, bởi vậy ta cũng khó có thể đưa ra kết luận gì từ những điều này.

Năm hình thức tế bái còn lại thì có thể chia thành hai loại. Trong loại tế bái đầu tiên, Thái Nhất xuất hiện với tư cách vị thần tối cao, trong đó bao gồm các hình thức thứ nhất, thứ năm và thứ bảy. Trong ba hình thức tế bái này Thái Nhất đều xuất hiện cùng ‘Ngũ Đế’, cũng được coi là thống lĩnh của ‘Ngũ Đế’. Vì ‘Ngũ Đế’ là thiên thần các phương, mà Thái Nhất lại là ‘vị thần cao quý nhất trong các vị thần’ theo lời Mậu Kỵ. Trong loại tế bái thứ hai, cũng chính là trong hình thức tế bái thứ hai và thứ sáu, Thái Nhất có liên hệ với con số ‘ba’. Điều này khiến chúng ta phải lưu tâm. Từ ‘Thái Nhất Tam Tinh’ trong hình thức tế bái thứ sáu thì có thể suy ra, ở đây Thái Nhất là tên của sao. Lại kết hợp với hình thức thứ hai thì có thể nhận ra, ‘Thái Nhất Tam Tinh’ rất có thể lần lượt là Thiên Nhất, Địa Nhất và Thái Nhất.”

Nói tới đây, Quỳ nhấp một ngụm rượu rồi nói tiếp.

“Sau đây, ta muốn giải thích vấn đề này từ góc độ hiện tượng thiên văn. Ta cho rằng, hai loại ‘Thái Nhất’ này có liên quan tới bầu trời trên đầu chúng ta. Trong quan niệm ban dầu, vua của bầu trời là mặt trời, mặt trăng, còn địa vị của các ngôi sao gần như bình đẳng. ‘Thứ dân duy tinh (1)’ trong Hồng phạm2 chính là ý này.

Sau đó, để tiện lợi cho việc bói toán mà hệ thống ‘Thiên quan’ (2) dần được hình thành.

(1) Tức là dân chúng giống như sao trời, mỗi người lại có sở thích, ý nguyện khác nhau.

(2) Một thiên của Kinh Thư (Thượng thu), nói về phép tắc thống trị thiên hạ.

‘Thiên quan” chia bầu trời thành năm bộ phận dựa theo Trung, Đông, Tây, Nam, Bắc, chúng cũng lần lượt tương ứng với các loại sự vật ở nhân gian. Ví dụ như Trung quan, là tượng trưng cho hoàng cung ở nhân gian. Theo lời giải thích của các nhà chiêm tinh, ‘Trong Trung quan Thiên Cực tinh, Thái Nhất thường an vị ở chỗ sáng, ba ngôi sao bên cạnh là Tam Công, hoặc goi là Tử Chúc.’ Thiên Cực tinh trong đoạn văn này thực ra không nằm giữa trời mà nằm chếch về phía Bắc, bởi vậy cũng được gọi là ‘Bắc đẩu’. Học thuyết của Khổng Tử cũng nói về ‘Thiên Cực tinh’: ‘Dùng đạo đức cảm hoá để thống trị triều cương, sẽ tựa như sao Bắc đẩu, luôn ở yên một chỗ mà các chòm sao khác đều sẽ quay xung quanh nó.’ Bởi vì địa vị của nó thực sự đặc biệt, đôi khi còn được gọi là ‘Đế tinh’. Mà theo câu ‘Thái Nhất thường an vị ở đó’ thì có thể suy ra, ngôi sao này chính là Thái Nhất. Trong Xuân Thu Công Dương truyện có viết ‘Bắc đẩu cũng là Đại thần’, ấy là một bằng chứng cho thấy Bắc đẩu chính là sao Thái Nhất...”

“Thế nhưng,” Lộ Thân ngắt lời Quỳ, “Khi nãy Tiểu Quỳ có nói, ‘Thái Nhất’ là một trong ‘ba ngôi sao bên cạnh’ mới đúng.”

“Đúng vậy, Lộ Thân thật lanh trí. ‘Ba ngôi sao bên cạnh’ ở đây chính là ‘Thái Nhát Tam Tinh’, tức ‘Tam Nhất’, lần lượt là sao Thiên Nhất, sao Địa Nhất và sao Thái Nhất.”

“Vậy ‘Thiên Cực tinh’ mà ngươi vùa nói thì sao?”

“Đó cũng là sao Thái Nhất.”

“Vì sao lại có hai ngôi sao Thái Nhất?” Lộ Thân hỏi, dùng ngón trỏ tay trái chấm vào rượu rồi vẽ lên bàn tổng cộng bốn ngôi sao: một sao lớn và ba sao nhỏ.

Quỳ nắm chặt lấy tay nàng, kéo tới chỗ ba ngôi sao nhỏ, vẽ một cái khung vuông bên ngoài chúng.

“Ba ngôi sao nhỉ hợp lại là ‘Thái Nhất Tam Tinh’. Theo suy đoán của ta thì ba ngôi sao này thực ra là kết quả sau khi sao Thái Nhất phân thân.” Quỳ nói, “Nói vậy cũng không chính xác lắm, để ta nghĩ xem nên diễn tả thế nào mới tốt...”



“Theo dẫn chứng mà Tiểu Quỳ đưa ra thì hình như cũng chỉ có thể nói đến đây thôi. Quan hệ giữa Thái Nhất và Thái Nhất Tam Tinh vẫn chưa làm rõ được.”

“Được rồi, vậy để ta bổ sung một dẫn chứng nữa. Trong Lễ thư của Nho gia từng viết, ‘Cái gốc của lễ nghi là Đại Nhất, phân thành trời đất, quay thành âm dương, biến thành bốn mùa, chia thành quỷ thần, gọi là mệnh, gắn với trời.’ ‘Đại Nhất’ ở đây chính là Thái Nhất, mà khái niệm ‘Thái Nhất’ ở đây dường như không chỉ thiên thần. ‘Gắn với trời’ – ý chỉ nó chi phối trời, vậy thì nó phải cao hơn trời một bậc.

Nếu dựa theo ‘Thiên pháp đạo (*)’ của Lão Tử thì không lẽ ‘Thái Nhất’ này chính là chi ‘Đạo’? Ta nghĩ có thể hiểu như vậy. Căn cứ vào câu ‘phân thành trời đất’ có thể suy ra, trời đất hẳn là trạng thái hỗn mang của trời đất. Sau khi Thái Nhất hoàn chỉnh và hỗn độn này phân chia, sinh ra trời và đất, phần còn lại chính là vị thần Thái Nhất.

(*) Trích trong “Đạo pháp tự nhiên”, xuất phát từ tư tưởng triết học trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử. “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên.” Lão Tử đã dùng thủ pháp nối tiếp để tổng quá quy luật của trời, đất, người, thậm chí sinh mệnh trong toàn vũ trụ. “Đạo pháp tự nhiên” đưa ra đặc tính của toàn vũ trụ, bao gồm hết thảy sự vật trong trời đất đều làm theo hoặc tuần hoàn theo “Đạo” một cách “tự nhiên”.

Vậy tức là, thiên thể tương ứng với Thái Nhất thuở ban sơ chính là sao Thái Nhất, cũng chính là Thiên Cực Tinh. Còn Trời, Đất, Thần được sinh ra thì lần lượt tương ứng với Thiên Nhất, Địa Nhất và Thái Nhất trong ‘Thái Nhất Tam Sinh’.” (*)

(*) Chú thích của tác giả: Về quan hệ giữa “Thái Nhất” và “Thái Nhất Tam Tinh”, đã tham khảo luận văn Nghiên cứu khảo cổ về thờ phụng Thái Nhất, và Khảo cứu về Tam Nhất (Từ Tiếp tục khảo cứu về phương thuật Trung Quốc) của tiên sinh Lý Linh.

Bạch Chi Thuỷ ngồi kế bên Quỳ nghe xong thì cứ vỗ tay mãi không thôi, còn Lộ Thân cũng nhìn nàng bằng ánh mắt ngưỡng mộ.

“Nhưng Vu Lăng Quân à, hình như những luận chứng này của ngươi chẳng liên quan gì đến vấn đề của ta cả.” Thân là trưởng bối, Quan Vô Dật chỉ ra điểm này mà chẳng hề e ngại.

“Sẽ nói tới đó ngay thôi.” Quỳ nói bằng giọng điệu đặc trưng của thiếu nữ, “Tuy nhiên, thật ngại quá, ta quên mất, vấn đề của ngài là...”

Thực ra ta cũng không nhớ rõ – Tuy Quan Vô Dật rất muốn nói ra câu này, mà sự thật cũng đúng là như vậy, nhưng là bề trên thì dù sao ông cũng không thể nói thế được. Lộ Thân nhận ra điều đó, song nàng cũng không nhớ rõ ban đầu phụ thân của mình muốn thỉnh giáo điều gì. Tiểu Hưu cũng nhận ra bầu không khí khó xử, có điều với thân phận của nàng thì không thích hợp tham gia.

Tuy vậy, Tiểu Hưu vẫn đặt câu hỏi.

Đôi khi biết là sẽ bị trách mắng, tuy nhiên Tiểu Hưu vẫn muốn làm vài chuyện khác thường, có lẽ nàng muốn nhờ điều đó để thu hút sự chú ý của chủ nhân.

“Tiểu thư, em không hiểu lắm...” Tiểu Hưu kéo tay áo Quỳ, dè dặt hỏi, “Tiểu thư vừa nói ‘Thái Nhất’ là Bắc đẩu, có điều ban nãy Quan đại nhân hỏi về ‘Đông Hoàng Thái Nhất’. Một ở phía Bắc, một ở phía Đông, chúng là một thật sao?”

“Đúng là một cô bé lắm lời.” Quỳ quay người véo má Tiểu Hưu, đùa rằng, “Nhưng tính tò mò này rất giống ta. Vậy cũng không uổng công ta chọn tên cho em từ trong Kinh Thi.”

“Ta thấy cái tính lắm lời ấy cũng giống Tiểu Quỳ lắm.”

Lộ Thân ngồi bên cười trộm.

“Tiểu thư đâu có lắm lời chứ.”

Cuối cùng Tiểu Hưu lại dám phản bác Lộ Thân khiến mọi người ngồi đây đều không nhịn được cười. Tiểu Hưu thấy vậy bèn đỏ mặt xấu hổ, cúi gập đầu xuống.

“Vậy thì ta sẽ đặc biệt phục vụ tỳ nữ của mình một lần nhé. Dưới bầu trời rộng lớn này còn tìm đâu ra được một chủ nhân hiền lành tốt bụng như ta nữa.” Thực ra trong lòng Quỳ rất thoả mãn với hành động này của Tiểu Hưu, vì bầu không khí cũng thoải mái hơn nhiều. Song ngoài miệng vẫn không thể nhượng bộ mà nhất định phải làm rõ sự khác biệt trên dưới giữa chủ và tớ. Thế là nàng bèn khẽ thì thầm bên tai Tiểu Hưu: “Khi về phòng sẽ dạy dỗ em sau.”

Tiểu Hưu lẳng lặng gật đầu, thực ra nàng cũng chẳng sợ. Khi nãy nàng tỏ vẻ sợ sệt cũng chỉ bởi e thẹn khi nói chuyện trước mặt mọi người. Trong lòng nàng biết thỉnh thoảng Quỳ đối xử tàn nhẫn với mình, chẳng qua chỉ là muốn ra vẻ chủ nhân mà thôi.

“Những kiến giải sau đây hoàn toàn là suy đoán của ta, e rằng cũng không thể tìm ra căn cứ thiết thực. Nhưng nếu tham khảo văn hiến, kiểm chứng phong tục thì có lẽ cũng chỉ có thể đưa ra kết luận như vậy. Ta cho rằng, theo sự xoay chuyển của thời đại, quan điểm của người ta về thứ bậc bốn phương cũng có sự thay đổi, vậy nên vị trí tồn tại của Thái Nhất tất nhiên cũng có biến hoá. Còn lý do vì sao thì khi nãy ta cũng đã nói rồi...”

“Là như thế ư?”

Lộ Thân hoang mang, mà trong mắt Tiểu Hưu cũng loé lên ánh sáng hiểu kỳ.

“Khi nãy ta đã nói rồi còn gì, thuở ban sơ, trong quan niệm dân gian, vua của bầu trời là mặt trời, mặt trăng, còn các ngôi sao đều chỉ là dân thường. Tuy nhiên sau khi hệ thống ‘Thiên quan’ hình thành, quan niệm này đã thay đổi, Thiên Cực Tinh, cũng chính là Bắc đẩu trở thành kẻ thống trị bầu trời. Thực ra đây là hai kiểu tín ngưỡng, kiểu đầu tiên có thể gọi à ‘Tôn thờ Mặt trời’, còn kiểu thứ hai thì chúng ta lại càng quen hơn – ‘Tôn thờ các ngôi sao’.” Quỳ giải thích, “Nếu hiểu như vậy thì mọi thứ đều trở nên rõ ràng, trong hệ thống tín ngưỡng ‘Tôn thờ Mặt trời’, phương Đông nơi mặt trời mọc là tôn quý nhất. Dịch Truyện viết rằng ‘Đế xuất vu chấn1’, còn nói ‘Chấn, Đông phương vậy’, tức là Đế vương xuất phát từ phía Đông, mà

1 Theo bát quái thì quẻ “Chấn” tương ứng với phía Đông. “Đế xuất vu chấn” tức là Vua xuất phát từ phía Đông.

‘Đế’ này hẳn là chỉ Mặt trời. Bởi vậy trong mắt người Sở tôn thờ Mặt trời thì lẽ ra vị thần tối cao ‘Thái Nhất’ phải là ‘Đông Hoàng’. Còn trong hệ thống tín ngưỡng ‘Tôn thờ các vì sao’ thì Bắc đẩu không chuyển động theo các chòm sao khác mới là Đế vương. Bởi vậy phương Bắc mới là tôn quý nhất.”

“Nhưng Vu Lăng Quân à.” Quan Khoa sắp chủ trì lễ tế lần này cũng không khỏi lên tiếng, “Vị thần Mặt trời mà người Sở tế bái là Đông Quân chứ không phải Đông Hoàng Thái Nhất. Cách giải thích này của ngươi hình như hơi mâu thuẫn với hiện thực...”

“Vậy liệu có phải là thế này không? Chủ thần mà người Sở thờ phụng vốn là Đông Quân, sau đó địa vị của Đông Quân dần dần bị Thái Nhất thay thế, nên Thái Nhất mới bị đeo thêm danh hiệu ‘Đông Hoàng’. Ta luôn cho rằng, Đông Quân vốn mang nghĩa là ‘Đông Hoàng’. Ngày trước khi đọc Cửu ca, ta cứ không hiểu được tại sao đoạn đầu có một bài Đông Hoàng Thái Nhất, mà đoạn sau lại xuất hiện bài Đông Quân. Giờ ngẫm lại, có lẽ giải thích như vậy cũng không sai.”

“Biết đâu đúng là như ngươi nói, thực ra từ xưa tới naym Đông Quân luôn là một vị thần lệ thuộc, được tế bái cùng với Đông Hoàng Thái Nhất, nhưng sau khi đọc kỹ Cửu ca, ta cũng cho rằng lẽ ra địa vị của ngài ấy phải đặc biệt hơn một chút.” Nói rồi, Quan Khoa ngâm cả bài Đông Quân:

Hửng sắp lên a ở phương đông

Soi lan can ta a cây phù tang

Ta thắng ngựa a đi đâu nhỉ?

Đêm dần dần a đã sáng choang

Cỡi xe rồng a sấm vang

Chở cở mây a lượn phới

Thân thở dài a lên xe

Lòng bối rối a ngoái lại

Tiếng hay cùng a sắc đẹp

Người xem vui a mải quên

Gảy đàn a đánh trống



Lay giá a chuông rền

Rúc sáo a thổi khèn

Nghĩ bóng a xinh đẹp

Nhẹ nhõm a thuý bay

Hát lên a múa nhịp

Cung thương a họpo điệu

Ngài tới a huy hoàng

Áo mây xanh a xiêm ráng bạc

Phóng tên dài a bắn Thiên Lang

Cầm Bắc Đẩu a rót rượu nồng

Dóng dây cương a ta cao tuổi

Trời mịt mù a trở lại đông1

1 Đây là bản dịch bài thơ Đông Quân của nhà sử học, ngôn ngữ học, từ điển học, ngôn ngữ học và nghiên cứu văn hoá tôn giáo nổi tiếng Đào Duyu Anh.

“Nhưng điều kỳ lạ lại chính là mấy câu ‘Gảy đàn a đánh trống, Lay giá a chuông rền, Rúc sáo a thổi khèn’. Bởi vì việc tế bái Đông Hoàng Thái Nhất2 được ghi lại trong Cửu ca cũng chỉ viết ràng ‘Rung trống chừ múa dùi’ và ‘Khèn đàn chừ hoà vui’. Tức là theo ghi chép của Cửu ca, khi tế bái Đông Hoàng Thái Nhất chỉ dùng đễn trống, khèn, đàn sắt. Còn khi tế bái Đông Quân thì lại dùng đến năm loại nhạc cụ: đàn sắt, trống, chuông, sáo, khèn. Ta không biết điều này có nghĩa là gì, song có lẽ từ thuở ban sơ, Đông Quân đã từng được thờ phụng như Chủ thần.”

2 Việc tế bái Đông Hoàng Thái Nhất được ghi lại trong bài thơ Đông Hoàng Thái Nhất thuộc Cửu ca, bản dịch của Đào Duy Anh.

“Nhưng mà cô cô ơi.” Lộ Thân hỏi, “Những ghi chép trong Cửu ca có đáng tin không ạ?”

“Ta không biết, có điều cũng không còn tài liệu nào đáng tin hơn nó.” Quan Khoa trả lời, “Phương thức tế bái Đông Quân của nước Sở năm xưa, giờ đã thất truyền, trừ Cửu ca cũng không tùm được những ghi chép khác nữa.”

“Ta nghĩ Cửu ca đáng tin.” Quỳ nói, “Theo giải thích của người xưa, Cửu ca được sáng tác sau khi Khuất Nguyên bị trục xuất, sống giữa Nguyên giang và Tương giang. Dân bản địa tin vào quỷ thần, rất thích tế bái, khi tế bái sẽ ca múa. Khuất Nguyên thấy những ca từ đó quá thô lậu, bèn làm lại Cửu ca. Bởi vậy ta nghĩ, cơ sở sáng tác của Khuất Nguyên có lẽ cũng bao gồm cả phương pháp tế bái giữa Nguyên giang và Trường giang. Nho gia bảo rằng ‘Lễ tiết đã thất truyền, thì phải đi tìm lại nó trong dân gian’, phương thức tế bái cũng là một kiểu lễ, đã thất truyền ở Kinh đô, nhưng biết đâu lại được lưu giữ hoàn chỉnh ở vùng Nguyên giang, Trương giang xa xôi. Bởi vậy ta nghĩ ghi chép của Cửu ca hẳn là đáng tin, ít nhất thì khi nghiên cứu về tế bái truyền thống của người Sở không thể bỏ qua tài liệu này.”

“Người như Vu Lăng Quân cũng có thể sánh ngang với các pháp sư cổ hiền đức!” Quan Khoa cảm thán, “hiểu rõ tài liệu lịch sử, am tường cơ sở lễ giáo, so với Vu Lăng Quân, ta đúng là một pháp sư chẳng ra gì. Nếu có thể, ta lại mong Lộ Thân có thể theo ngươi đi chu du khắp mọi nơi, học tập tri thức tế bái của ngươi.”

“Cô cô đang nói gì thế, con không...”

Lộ Thân buột miệng thốt lên, song không thể nói tiếp. Dù sao trong thâm tâm nàng cũng rất muốn theo Tiểu Quỳ rời khỏi Vân Mộng.

“Ta cũng muốn ở bên Lộ Thân.” Quỳ thẳng thắn nói, “Nếu có thể thì ta muốn đưa Lộ Thân về Trường An.”

“Tiểu Quỳ...”

Thực ra câu trả lời như vậy nằm ngoài dự đoán của Lộ Thân, tuy nhiên dù sao cha nàng cũng sẽ không đồng ý đâu.

Lộ Thân đưa mắt nhìn Quan Vô Dật.

“Đã muộn rồi, tiệc cũng đến lúc tàn, hôm nay tới đây thôi. Nếu cứ tiếp tục chỉ sợ lại làm mọi người mất hứng.” Quan Vô Dật đứng lên nói như vậy, khuôn mặt lộ ra vẻ không vui. “Ta đưa Bạch tiên sinh về phòng khách, mọi người cứ tự nhiên.”

Bạch Chỉ Thuỷ rất biết ý mà đứng dậy. Hai người cùng rời khỏi sảnh chính.

Nhìn thoe bóng lưng của phụ thân, Lộ Thân bật khóc nức nở, gicj trên người Tiểu Hưu, quay lưng lại với Quỳ. Có lẽ nàng không mong để Quỳ kiêu ngoại nhìn thấy dáng vẻ này của mình.

“Nếu Lộ Thân tỷ tỷ có thể ở bên tiểu thư thì tốt biết bao. Dù sao em cũng chỉ là một người hầu, chỉ có thể vẩy nước quét dọn và trải chiếu mà thôi. Thực ra với em mà nói, nếu có thể giúp tiểu thư hạnh phúc thì phụng sự thêm một chủ nhân nữa cũng không sao, tuy có lẽ sẽ rất cực khổ... Cho dù chưa từng tiếp xúc nhiều với ngài nhưng em có thể thấy được khi ở bên ngài tiểu thư rất vui vẻ, đến em cũng...”

Tiểu Hưu nói, nước mắt rơi xuống tóc của Lộ Thân.

“Chuyện này ta sẽ nghĩ cách. Các ngươi đừng khóc nữa. Nếu ta nhớ không lầm thì buổi chiều Lộ Thân đã khóc một lần rồi. Có lẽ đây cũng chẳng phải chuyện xấu, Dịch Kinh viết rằng ‘Trước khóc sau cười’, khóc xong có khi mọi chuyện lại tốt lên.” Quỳ cảm thán, “Không biết Nhã Anh tỷ tỷ đã ngủ chưa, khi nãy ta đã nói lung tung với tỷ ấy, ta muốn xin lỗi tỷ ấy. Nếu tiện xin Lộ Thân hãy dẫn đường cho ta.”

Lộ Thân được Tiểu Hưu đỡ dậy, khuôn mặt vẫn đầy nước mắt.

“Sao Tiểu Quỳ lại sốt ruột như thế, không thể đợi ta khóc xong ư?”

“Tiểu Hưu cũng cùng đi nào.” Quỳ không nhìn Lộ Thân mà nói tiếp: “Thận xin lỗi, chúng ta cũng về trước đây.”

“Các ngươi về đi thôi, thay ta hỏi thăm Nhã Anh, con bé cũng rất đáng thương.” Quan Khoa nói, “Có lẽ con bé không thể rời khỏi Vân mộng trạch rồi. Lộ Thân, Trường An là một nơi rất tốt, sau khi rời khỏi nơi này, ta vẫn sống rất hạnh phúc. Tuy trong lòng vẫn chưa thể buông bỏ Vân Mộng nhưng dù sao ta cũng không muốn ở lại nơi này đến cuối đời. Ta sẽ nghĩ cách thuyết phục phụ thân con. Dù ông ấy khá bảo thủ song cũng là người hiểu lý lẽ, không thể không lo lắng cho hạnh phúc của con gái được.”

“Cảm ơn cô, nhưng không cần đâu. Con định nghe theo lời của phụ thân. Bản thân con không có sở trường gì, cũng không thực sự thích thứ gì, ngoài việc báo hiếu thì cũng không có việc gì muốn làm. Khổng tử đã dạy: ‘Giáo dục nhân dân tương thân tương ái, không gì tốt hơn đạo hiếu, giáo dục nhân dân hiểu lễ thuận hoà, không gì tốt hơn kính yêu huynh trưởng; muốn thay đổi dân phong, biến hoá tập tục, không gì tốt hơn âm nhạc; để có thể trị vì an dân, không gì tốt hơn lễ tiết.’ Giang Ly tỷ am hiểu âm nhạc, Nhã Anh tỷ tinh thông tế lễ, vậy thì điều con làm được chỉ có hiếu dễ mà thôi! Đây là giá trị tồn tại duy nhất của con trên cõi đời này!”

Nghe tới đây, Quỳ cho Lộ Tân một cái tát rồi lẳng lặng kéo nàng ra khỏi sảnh chính.

“Xin lỗi, chủ nhân nhà tôi vẫn luôn như thế, sau này có lẽ cũng không thay đổi được.”

Tiểu Hưu đắc ý nói với Quan Khoa, dứt lời liền bước vội đi.

Quan Khoa chỉ lắc đầu cười, bà tự biết mình không thể hiểu nổi tâm tư của lớp trẻ ngày nay.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện trọng sinh
truyện sắc

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

ngôn tình sắc

Nhận xét của độc giả về truyện Lễ Tế Mùa Xuân

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook