Chương 57: Theo dấu Đức Thánh Trần 26
Thập Hoàng
29/08/2023
Vua Trần Thái Tông khẽ gất đầu, do dự 1 lát, nhà vua mới nói: “Nếu phu nhân đã hiểu điều ta muốn hỏi, vậy ta cũng muốn nhờ phu nhân xem giúp, nên
hay không giao binh quyền cho phò mã”.
Huệ Túc phu nhân nhìn vào lá số 1 lát rồi nói: “Quan gia, ngài xem, tuổi này thuộc mệnh thủy, cung mệnh lại nằm ở Hợi cũng là hành thủy, nơi lập mệnh là nơi chỗ đứng con người, cùng là hành thủy nên cuộc đời lúc nào cũng được thuận tiện.
Cục là bước đi dài ngắn khác nhau, lá số này thuộc kim cục, mà kim sinh thủy, nên cục sinh mệnh lại đồng thời cũng sinh ra hành của cung mệnh, thì từ bản chất, tới chỗ đứng, được bước đi sinh ra. Như vậy không bao giờ thất bại, cũng không bao giờ chết bất đắc kỳ tử. Nếu trao bình quyền cho người này thì chỉ có thắng hoặc hòa chứ không bao giờ bại”.
Nói đoạn bà dừng lại, nhìn vua Trần Thái Tông, thấy ngài vẫn còn chút do dự. Bà liền nói: “chẳng hay, Quan gia có phải vẫn còn do dự bỏi vì phò mã là con trai của An Sinh Vương”.
Vua khẽ gật đầu: “Ngày trước huynh trưởng phẫn uất vì mất vợ mà tạo phản, cuối cùng huynh trưởng phải tới gặp ta xin hàng, song, chuyện này luôn là cái gai trong lòng của cả 2 anh em ta. Trước lúc lâm chung, An Sinh Vương đã gọi Trần Quốc Tuấn vào trăn trối, tuy ta không biết nội dung cuộc nói chuyện đó, nhưng theo như lời Thượng phụng Trần Thủ Độ, An Sinh Vương vẫn luôn muốn con trai mình báo thù rửa hận thay cha.
Tử vi định ra, vốn sẵn là thiên mệnh, sẽ ảnh hưởng chủ đạo đến cuộc đời mỗi người, nhưng theo như giáo lý nhà Phật, mỗi người đều có thể tự thân cải mệnh. Tu tâm dưỡng tính, hành thiện sẽ cải mệnh theo hướng tốt đẹp. Mà sa đọa trụy lạc, tàn bạo, vô nhân tính thì mệnh sẽ cải theo chiều hướng xấu. Như trong chuyện này, chỉ 1 quyết định của Trần Quốc Tuấn, phản hay không cũng đủ lật nghiên thiên hạ”.
Huệ Túc phu nhân đáp: “Quan gia nói phải, phò mã gia hiện thời còn trẻ, chưa ổn định vững chắc lập trường, vẫn còn cần thử thách, tôi luyện để trưởng thành. Theo như ta tính toán, 5 năm sau, nếu phò mã không khởi binh tạo phản, chắc chắn ngài ấy sẽ không bao giờ tạo phản. Lúc này vua hoàn toàn có thể yên tâm giao lại binh quyền để ngài ấy hoàn thành sứ mệnh bảo vệ quốc gia”.
Vua Trần Thái Tông gật đầu: “được, cảm ơn phu nhân, lời phu nhân nói, ta sẽ ghi nhớ”. Nói xong, vua đứng dậy ra về, Huệ Túc phu nhân đưa lại cho vua lá số và phần ghi chép khi bà tính toán. Nhà vua cẩn thận cất vào trong áo.
Trở về cung, vua triệu kiến Thái sư Trần Thủ Độ, đem chuyện gặp gỡ Huệ Túc phu nhân nói cho thái sư nghe. Vua cũng mang ra lá số và giấy ghi chú của Huệ Túc phu nhán cho thái sư đọc 1 lượt. Trang cuối cùng có 1 đoạn ghi: “năm xưa Thái sư thua cược, đã đáp ứng ta 3 điều, 1 là cho gia đình ta ngụ tại Đại Việt, bây giờ ta xin đưa ra yêu cầu điều thứ 2, mai này hoàng thượng có phong cho Trần Quốc Tuấn làm thống lĩnh tiết chế binh sự, xin ngài đừng phản đối”...
“ồ, hóa ra đây là lý do mà trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông lần 1, Hưng Đạo Vương lại lên chức thống lĩnh thuận lợi, Huệ Túc phu nhân đỉnh thật. Dòng tin nhắn cuối, rõ ràng bà ấy biết Trần Thủ Độ sẽ xem lá số mà viết cho Trần Thủ Độ”. Ta ngắt lời hắn, cảm thán.
Trần Thần gật đầu: “đúng nhưng ngày đó, như ngươi đã biết, kế sách do chủ tử đưa ra áp dụng mà binh quyền ngài ấy dù làm thống lĩnh tiết chế cũng chỉ được quản 3 đạo quân. Thái sư vẫn còn nặng tâm nghi ngờ”.
“Thế ngươi có biết tại sao ngài ấy lại được ban tước hiệu Hưng Đạo Vương không?”. Ta tiếp tục hỏi hắn.
“Cái này ta rõ này”. Trần Thần cười cười rồi nói: “Ban đầu tước hiệu ngài ấy là An Đạo vương, khi ban hiệu này, vua Trần Thái Tông ngụ ý muốn vương theo con đường yên ổn sinh sống như An Sinh Vương. Nhưng sau cuộc nói chuyện với Huệ Túc phu nhân, dù vẫn còn tâm đề phòng, song, vua vẫn luôn tin tưởng tài tiên tri đoán số của Huệ Túc phu nhân mà ban hiệu Hưng Đạo cho chủ tử, chữ Hưng trong ‘Hưng Thịnh’ với hy vọng chủ tử sẽ bảo hộ đất nước, đưa Đại Việt tiến lên con đường hưng thịnh trường tồn”.
“Vẫn là Huệ Túc phu nhân làm công đầu”. Ta gục gặc đầu kết luận. Ta lại hỏi hắn: “vậy trong năm kế tiếp hoàn toàn không có biến cố gì sao?”
Trần Thần ngẩng đầu lên nhìn trời, hắn mím miệng nghĩ nghĩ: “biến cố thì có, nhưng không lớn. Sau khi An Sinh Vương mất, Vũ Thành Vương Trần Doãn, là anh em cùng cha khác mẹ của chủ tử đã lén đưa gia tộc gần 1 nghìn người trốn sang Tống, nhưng bị quân Tống bắt lại trao trả cho Đại Việt.
Ngày trở về, vua Trần Thái Tông đã triệu kiến cả Vũ Thành Vương và Hưng Đạo Vương vào hoàng thành. Ta cũng cùng theo vào nên được chứng kiến từ đầu đến cuối cuộc trò chuyện của nhà vua và Vũ Thành Vương...
Huệ Túc phu nhân nhìn vào lá số 1 lát rồi nói: “Quan gia, ngài xem, tuổi này thuộc mệnh thủy, cung mệnh lại nằm ở Hợi cũng là hành thủy, nơi lập mệnh là nơi chỗ đứng con người, cùng là hành thủy nên cuộc đời lúc nào cũng được thuận tiện.
Cục là bước đi dài ngắn khác nhau, lá số này thuộc kim cục, mà kim sinh thủy, nên cục sinh mệnh lại đồng thời cũng sinh ra hành của cung mệnh, thì từ bản chất, tới chỗ đứng, được bước đi sinh ra. Như vậy không bao giờ thất bại, cũng không bao giờ chết bất đắc kỳ tử. Nếu trao bình quyền cho người này thì chỉ có thắng hoặc hòa chứ không bao giờ bại”.
Nói đoạn bà dừng lại, nhìn vua Trần Thái Tông, thấy ngài vẫn còn chút do dự. Bà liền nói: “chẳng hay, Quan gia có phải vẫn còn do dự bỏi vì phò mã là con trai của An Sinh Vương”.
Vua khẽ gật đầu: “Ngày trước huynh trưởng phẫn uất vì mất vợ mà tạo phản, cuối cùng huynh trưởng phải tới gặp ta xin hàng, song, chuyện này luôn là cái gai trong lòng của cả 2 anh em ta. Trước lúc lâm chung, An Sinh Vương đã gọi Trần Quốc Tuấn vào trăn trối, tuy ta không biết nội dung cuộc nói chuyện đó, nhưng theo như lời Thượng phụng Trần Thủ Độ, An Sinh Vương vẫn luôn muốn con trai mình báo thù rửa hận thay cha.
Tử vi định ra, vốn sẵn là thiên mệnh, sẽ ảnh hưởng chủ đạo đến cuộc đời mỗi người, nhưng theo như giáo lý nhà Phật, mỗi người đều có thể tự thân cải mệnh. Tu tâm dưỡng tính, hành thiện sẽ cải mệnh theo hướng tốt đẹp. Mà sa đọa trụy lạc, tàn bạo, vô nhân tính thì mệnh sẽ cải theo chiều hướng xấu. Như trong chuyện này, chỉ 1 quyết định của Trần Quốc Tuấn, phản hay không cũng đủ lật nghiên thiên hạ”.
Huệ Túc phu nhân đáp: “Quan gia nói phải, phò mã gia hiện thời còn trẻ, chưa ổn định vững chắc lập trường, vẫn còn cần thử thách, tôi luyện để trưởng thành. Theo như ta tính toán, 5 năm sau, nếu phò mã không khởi binh tạo phản, chắc chắn ngài ấy sẽ không bao giờ tạo phản. Lúc này vua hoàn toàn có thể yên tâm giao lại binh quyền để ngài ấy hoàn thành sứ mệnh bảo vệ quốc gia”.
Vua Trần Thái Tông gật đầu: “được, cảm ơn phu nhân, lời phu nhân nói, ta sẽ ghi nhớ”. Nói xong, vua đứng dậy ra về, Huệ Túc phu nhân đưa lại cho vua lá số và phần ghi chép khi bà tính toán. Nhà vua cẩn thận cất vào trong áo.
Trở về cung, vua triệu kiến Thái sư Trần Thủ Độ, đem chuyện gặp gỡ Huệ Túc phu nhân nói cho thái sư nghe. Vua cũng mang ra lá số và giấy ghi chú của Huệ Túc phu nhán cho thái sư đọc 1 lượt. Trang cuối cùng có 1 đoạn ghi: “năm xưa Thái sư thua cược, đã đáp ứng ta 3 điều, 1 là cho gia đình ta ngụ tại Đại Việt, bây giờ ta xin đưa ra yêu cầu điều thứ 2, mai này hoàng thượng có phong cho Trần Quốc Tuấn làm thống lĩnh tiết chế binh sự, xin ngài đừng phản đối”...
“ồ, hóa ra đây là lý do mà trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông lần 1, Hưng Đạo Vương lại lên chức thống lĩnh thuận lợi, Huệ Túc phu nhân đỉnh thật. Dòng tin nhắn cuối, rõ ràng bà ấy biết Trần Thủ Độ sẽ xem lá số mà viết cho Trần Thủ Độ”. Ta ngắt lời hắn, cảm thán.
Trần Thần gật đầu: “đúng nhưng ngày đó, như ngươi đã biết, kế sách do chủ tử đưa ra áp dụng mà binh quyền ngài ấy dù làm thống lĩnh tiết chế cũng chỉ được quản 3 đạo quân. Thái sư vẫn còn nặng tâm nghi ngờ”.
“Thế ngươi có biết tại sao ngài ấy lại được ban tước hiệu Hưng Đạo Vương không?”. Ta tiếp tục hỏi hắn.
“Cái này ta rõ này”. Trần Thần cười cười rồi nói: “Ban đầu tước hiệu ngài ấy là An Đạo vương, khi ban hiệu này, vua Trần Thái Tông ngụ ý muốn vương theo con đường yên ổn sinh sống như An Sinh Vương. Nhưng sau cuộc nói chuyện với Huệ Túc phu nhân, dù vẫn còn tâm đề phòng, song, vua vẫn luôn tin tưởng tài tiên tri đoán số của Huệ Túc phu nhân mà ban hiệu Hưng Đạo cho chủ tử, chữ Hưng trong ‘Hưng Thịnh’ với hy vọng chủ tử sẽ bảo hộ đất nước, đưa Đại Việt tiến lên con đường hưng thịnh trường tồn”.
“Vẫn là Huệ Túc phu nhân làm công đầu”. Ta gục gặc đầu kết luận. Ta lại hỏi hắn: “vậy trong năm kế tiếp hoàn toàn không có biến cố gì sao?”
Trần Thần ngẩng đầu lên nhìn trời, hắn mím miệng nghĩ nghĩ: “biến cố thì có, nhưng không lớn. Sau khi An Sinh Vương mất, Vũ Thành Vương Trần Doãn, là anh em cùng cha khác mẹ của chủ tử đã lén đưa gia tộc gần 1 nghìn người trốn sang Tống, nhưng bị quân Tống bắt lại trao trả cho Đại Việt.
Ngày trở về, vua Trần Thái Tông đã triệu kiến cả Vũ Thành Vương và Hưng Đạo Vương vào hoàng thành. Ta cũng cùng theo vào nên được chứng kiến từ đầu đến cuối cuộc trò chuyện của nhà vua và Vũ Thành Vương...
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.