Chương 11
Kiều Nhi Nhi
14/11/2022
Hoàng Khôi như sững đi vài giây, đôi mắt nhìn tôi ngạc nhiên đến thảng thốt. Oắt con này dám nói chuyện với mình như thế sao?
Tôi thấy thái độ im lặng của cậu ta liền hỏi lại:
— Sao? Đi theo tôi chứ?
Cậu Hai nhanh chóng lấy lại thần thái, cất giọng sai khiến:
— Lấy cái nạng kia cho tôi.
Tôi cười nụ. Lời đ.e dọ.a của mình đã có tác dụng rồi. Hoá ra mồm miệng ngó bộ ghê gớm vậy thôi, mình chỉ cần tác động tâm lý chút là có hiệu ứng ngay. Cầm nạng đưa tới cho cậu chủ, tôi nhắc:
— Giờ cậu vịn vai tôi đi xuống cầu thang. Tới đó, một tay cầm tay vịn cầu thang, tay kia cầm gậy, thứ tự di chuyển đầu tiên là gậy, tiếp theo là chân đau và cuối cùng là chân lành. Vật hỗ trợ cho cậu lúc này là gậy và tay vịn cầu thang.
Cậu ta gắt nhẹ:
— Khỏi cần dạy khôn.
Tôi đáp:
— Vậy thì đi thôi, khi nào mệt quá muốn dừng thì nói tôi.
Hoàng Khôi lò dò đi từng bước thật nặng nề và khó nhọc, gương mặt đỏ bừng và hằn lên sự đau đớn, hơi thở phì phò. Cũng phải thôi, từ lúc bị thương như vậy cậu không hề tập luyện gì, cơ bắp xương khớp rệu rã giờ phải di chuyển như vậy rất khó khăn, đi lại ở bề mặt bằng phẳng còn khó huống chi lên xuống cầu thang thế này. Thấy vậy tôi liền hỏi:
— Cậu đi được không hay là bám vai tôi nha?
Hoàng Khôi cáu um lên:
— Khỏi.
Tôi nhún vai đáp:
— Tùy cậu. Vậy cậu phải chịu khó rồi.
Bệnh sỹ mà, tự ái đàn ông không cho phép đây. Cậu chủ đi như vậy cũng xuống một tầng rồi dừng lại nghỉ, xong đi tiếp xuống tiếp một tầng nữa. Lúc này tôi hỏi:
— Cậu mệt rồi thì ngồi nghỉ lát. Tập luyện phải dài ngày, không phải là ngày một ngày hai mà phải phí sức như thế.
Hoàng Khôi quát:
— Cô có im đi không? Nói lảm nhảm nãy giờ không mỏi miệng à?
Tôi ức quá cũng đốp lại:
— Nè, tôi lo nên mới nhắc nhở cậu. Còn cậu cứ cố đi rồi ngã lăn quay xong gãy thêm một chân nữa thì kêu thán nhé!
Câu nói này như chọc giận Hoàng Khôi, khiến cơn tức anh bỗng phừng phực như ngọn lửa. Anh hất cái nạng ném ra xa, bay vèo xuống tận cuối cầu thang. May là không có ai đi lên chứ không là có thương tích rồi. Tôi đưa tay chặn ngực. Hoàng Khôi thì ngồi phịch xuống bậc thang. Dì Tư nghe tiếng động to liền chạy ra, thấy cảnh tượng như vậy cũng hiểu được phần nào câu chuyện. Dì lặng lẽ nhặt nạng đưa lên cho cậu, đoạn nhỏ nhẹ hỏi:
— Cậu mệt thì nghỉ chút. Đừng cố quá mà hại sức.
— Dạ, con không sao đâu.
Trời, đáp lời dì ấy nhẹ nhàng và ôn nhu như vậy, còn với tôi sao kinh khủng thế. Tôi cũng là phụ nữ mà. Ngoảnh xuống nhìn lại bộ dạng mình, tôi tự hỏi: Không lẽ vẻ bề ngoài của mình trông giống đàn ông lắm sao? Hic hic.
Dì Tư nháy mắt với tôi một cái ý muốn nói tôi nên chịu đựng cái tính dở dở ương ương kia rồi quay sang dịu dàng vỗ về cậu ta:
— Vậy dì xuống dưới nha!
— Dạ.
Dì Tư đi rồi, khuôn mặt kia như biến hình trở nên cau có lại, quát nhỏ tôi:
— Đỡ tôi đứng dậy.
Tôi làm theo như cái máy, chả buồn hỏi nữa, mặc kệ cậu ta muốn làm gì thì làm.
— Được rồi, buông ra.
Tôi buông ra theo lệnh. Tưởng đâu về lại phòng, nào ngờ Hoàng Khôi đi lần mò xuống dưới. Tôi vì thế mà nhen nhóm lên niềm hi vọng hơn.
Cuối cùng cũng đã xuống tầng trệt. Tôi đỡ Hoàng Khôi vào ghế sofa ngồi, còn mình đi lấy một ly nước lọc đưa cho cậu ta, cất giọng nói không ngọt cũng không nhạt:
— Cậu uống miếng nước rồi nghỉ ngơi vài phút. Sau đó chúng ta sẽ đi ra vườn ngắm hoa.
Hoàng Khôi lặng yên không nói gì, tay đón ly nước mà uống một hơi cạn ly. Biết im lặng là đồng ý, tôi khấp khởi vui mừng. Bởi vì dì Tư kể rằng. Trước có vài người tới phụ chăm sóc cậu ấy nhưng được vài bữa là xin nghỉ. Vì họ không chịu được tính nết của cậu ấy. Và chưa bao giờ cậu bước ra khỏi căn phòng của mình bao giờ. Nay có mỗi tôi là lì đòn, dám kéo rèm cửa phòng cậu ấy ra, dám bật lại cậu và giờ lại lôi cậu ta ra khỏi phòng. Đó là điều không thể tưởng.
Lát sau tôi đi trước, Hoàng Khôi theo sau dọ dẫm ra ngoài sân vườn. Từng khóm hồng chúm chím khoe sắc, giò lan trổ hoa nghiêng mình dưới ánh chiều tàn. Giàn tigon leo khắp nơi, sắc hồng lẫn trong tán lá xanh mà nổi bần bật trong chiều gió. Chú Tư đang cầm vòi nước tưới những luống cải, mồng tơi xanh mướt. Thấy chúng tôi, ông quay lại cười tươi:
— Chào cậu chủ, bé Minh đưa cậu ra hóng gió à?
Hoàng Khôi như biến hình thành con người khác, nền nã, hiền hoà đáp:
— Dạ, cũng đã lâu rồi con không ra ngoài. Công nhận chú trồng rau tốt ghê!
Tôi chạy vội vào trong lấy chiếc nhựa tựa bốn chân đưa ra:
— Cậu ngồi xuống đây nghỉ chân.
Còn tôi lui cui đi xuống luống cây để vạch lá bắt sâu, bước chân trước chân sau vấp cục đá lại ngã ngửa ra, mông tiếp đất mạnh, mông đau ê ẩm. Quê không thể tả, tôi quay sang thấy ánh mắt Hoàng Khôi đang nhìn mình một cách khó hiểu. Thấy tôi quay lại cậu ta liền thu ánh mắt lại chuyển ánh nhìn sang hướng khác. Chú Tư thấy vậy liền chạy tới đỡ, sốt sắng hỏi:
— Có sao không con?
Tôi tiu ngỉu đáp:
— Dạ con không sao. Chả hiểu cái m.ô.ng con sao thích hun đất vậy nè?
Hoàng Khôi bụm miệng cười nhẹ. Chú Tư thì nói tôi:
— Con đứng đây để chú làm cho.
Tôi thì bướng không chịu:
— Để con xuống bắt sâu, chú cứ tưới vườn đi. Nhìn luống rau nhớ quê nhà quá chú ạ!
— Ngoài quê con hay đi bắt sâu à?
Tôi ríu rít kể:
— Dạ, ngoài con có xí nghiệp chuyên nghiên cứu cây trồng, lâu lâu có đợt họ lại tổ chức thu mua sâu bọ. Vậy nên dân làng, nhà nhà rủ nhau đi bắt sâu nườm nượp như trẩy hội. Ngó vậy thôi mà kiếm được mớ tiền kha khá đó chú. Số tiền ấy đủ may một bộ đồ, hoặc sách vở đi học. Nhưng mà kiếm tiền từ công sức lao động của chính mình vui lắm chú à!
Chú Tư ngạc nhiên hỏi lại:
— Sâu người ta còn bắt để g.iế.t đi cho khỏi phá hoại mùa màng. Sao họ còn mua về để làm gì hả con?
Tôi cười hì hì đáp:
— Dạ, họ chính là muốn như vậy đó. Xí nghiệp tổ chức thu mua để khuấy động phong trào diệt sâu bọ mà. Này nha, tụi con sẽ lấy lọ thuốc cũ, dùi một lỗ to để bỏ sâu vào. Sau đó đổ nước chừng phân nửa lọ. Đến trưa và chiều sẽ tụ tập ở xí nghiệp, họ sẽ cử từng tốp người, cứ hai người một tốp cầm cái que đếm từng con sâu trong lọ. Rồi tính toán xong thì trả tiền cho bọn con luôn.
Chú Tư nghe xong vỗ tay cái đét:
— Ờ há! Hay ghê! Một công đôi việc. Công nhận chiến lược này hay thiệt!
Bên này Hoàng Khôi lặng lẽ quan sát hai người họ rồi nhìn bóng dáng của cô gái kia. Biểu cảm của cô trông rất buồn cười. Đôi lúc cô ta già dặn, đôi khi nhí nhảnh như trẻ con. Chưa kịp hỏi tuổi nhưng anh đoán cô bé chỉ dưới đôi mươi thôi. Đang nhỏ tuổi thế này phải đi làm sao? Tuổi này phải đáng ra là tuổi ăn học. Haizzz. Thế mà mình lại làm cô bé ấy tổn thương không ít lần trong mấy ngày đầu tiên. Vẻ day dứt hiện lên trong tâm trí anh. Nhớ lại lúc sáng cô bé đã bật lại anh. Lời lẽ cô ấy nói đúng quá! Bấy lâu anh thật tệ, buồn chán bản thân, tuyệt vọng tinh thần mà vô tình làm tổn thương những người xung quanh, nhất là ba mẹ anh. Ông bà chắc hẳn đau lòng lắm?
Trò chuyện dăm ba câu xong chú Tư quay đi, tôi xoay người lại nhìn ánh mắt trầm ngâm của Hoàng Khôi bèn lên tiếng hỏi:
— Tôi vào trong gọt ít trái cây mang ra cho cậu nha!
Không nghe tiếng trả lời của bên kia nhưng tôi vẫn đi vào trong bếp. Thấy tôi, dì Tư hỏi:
— Cậu chủ đâu con?
— Dạ ở ngoài sân đó. Con lấy chút trái cây cho cậu ta ăn.
Dì Tư tủm tỉm:
— Xem ra lần này cậu ấy phải thuần phục trước con rồi. Giỏi lắm!
Lấy quả xoài ra gọt, tôi đáp:
— Chưa chắc đâu dì. Ổng dữ lắm! Không biết con có trụ nổi không?
— Bậy nè! Cố lên nha con.
— Dạ, con ra ngoài đây.
Tôi với thêm chùm nho bỏ lên dĩa và cái nĩa mang ra:
— Cậu ăn đi. Da cậu xanh xao lắm! Phải ra đây lấy chút ánh nắng mặt trời, thì tinh thần mới thoải mái, ăn uống cũng ngon miệng hơn nè! Làm gì cũng phải có ý chí và sức khoẻ. Ý chí mà mất là không màng thứ gì kể cả sức khoẻ. Và khi sức khoẻ kém thì con người ta mới choàng tỉnh, lúc ấy đã quá muộn…..
Hoàng Khôi không nói gì, bình thản lạnh nhạt như lời tôi nói không liên quan gì tới mình vây. Tay thản nhiên cầm nĩa ghim miếng xoài cho vào miệng. Bên kia tôi vẫn thao thao bất tuyệt.
Không phải Hoàng Khôi không để tâm lời cô bé nói mà vẫn đang mải ngẫm lại quãng thời gian anh bị tai nạn đến giờ, bao thứ xảy ra. Rồi anh bàng quang mọi thứ xung quanh, bớt lờ thế giới bên ngoài kia, có lẽ vì mặc cảm, vì chua xót. Đã đến lúc anh cần thức tỉnh, phải chấn chỉnh lại bản thân, không thể bạc nhược ý chí nữa. Tương lai và mọi thứ đang chờ anh trước mắt.
Tôi nói một hơi xong quay sang nhìn cậu chủ, ngạc nhiên vì cậu ta nãy giờ cứ im lìm như cái bóng. Mà bình thường khi tôi nói nhiều thì cậu ta đã quát um sùm lên rồi. Trời đất! Tâm lý cậu ta thất thường thế này ư? Sáng nóng và chiều lại nguội lạnh. Khát nước quá nên tôi chạy vào trong uống ly nước. Lúc bước ra thấy Hoàng Khôi tập tiễng chống nạng đi xung quanh vườn. Tôi cười nụ bước tới hỏi han:
— Tôi lấy cho cậu miếng nước lọc nhé!
— Ừ.
Tôi lăng xăng chạy vào trong rót ly nước mang ra kèm chiếc khăn ướt:
— Nước và khăn của cậu đây.
Đoạn tôi chạy đi lấy chiếc ghế mang tới cho Hoàng Khôi. Bỗng giọng nói ấy vang lên:
— Cô bao nhiêu tuổi rồi?
— Mười chín tuổi. Mà cậu hỏi để làm gì?
Vừa lau mặt cậu ta đáp:
— Tôi đang nghĩ tại sao cô lớn như vậy mà hậu đậu quá! Hết đứt tay rồi té ngã suốt.
Nghe vậy tôi cười hì hì:
— Cái này không chỉ cậu nói đâu, mà mẹ tôi ở nhà cũng chửi hoài.
Tôi thấy thái độ im lặng của cậu ta liền hỏi lại:
— Sao? Đi theo tôi chứ?
Cậu Hai nhanh chóng lấy lại thần thái, cất giọng sai khiến:
— Lấy cái nạng kia cho tôi.
Tôi cười nụ. Lời đ.e dọ.a của mình đã có tác dụng rồi. Hoá ra mồm miệng ngó bộ ghê gớm vậy thôi, mình chỉ cần tác động tâm lý chút là có hiệu ứng ngay. Cầm nạng đưa tới cho cậu chủ, tôi nhắc:
— Giờ cậu vịn vai tôi đi xuống cầu thang. Tới đó, một tay cầm tay vịn cầu thang, tay kia cầm gậy, thứ tự di chuyển đầu tiên là gậy, tiếp theo là chân đau và cuối cùng là chân lành. Vật hỗ trợ cho cậu lúc này là gậy và tay vịn cầu thang.
Cậu ta gắt nhẹ:
— Khỏi cần dạy khôn.
Tôi đáp:
— Vậy thì đi thôi, khi nào mệt quá muốn dừng thì nói tôi.
Hoàng Khôi lò dò đi từng bước thật nặng nề và khó nhọc, gương mặt đỏ bừng và hằn lên sự đau đớn, hơi thở phì phò. Cũng phải thôi, từ lúc bị thương như vậy cậu không hề tập luyện gì, cơ bắp xương khớp rệu rã giờ phải di chuyển như vậy rất khó khăn, đi lại ở bề mặt bằng phẳng còn khó huống chi lên xuống cầu thang thế này. Thấy vậy tôi liền hỏi:
— Cậu đi được không hay là bám vai tôi nha?
Hoàng Khôi cáu um lên:
— Khỏi.
Tôi nhún vai đáp:
— Tùy cậu. Vậy cậu phải chịu khó rồi.
Bệnh sỹ mà, tự ái đàn ông không cho phép đây. Cậu chủ đi như vậy cũng xuống một tầng rồi dừng lại nghỉ, xong đi tiếp xuống tiếp một tầng nữa. Lúc này tôi hỏi:
— Cậu mệt rồi thì ngồi nghỉ lát. Tập luyện phải dài ngày, không phải là ngày một ngày hai mà phải phí sức như thế.
Hoàng Khôi quát:
— Cô có im đi không? Nói lảm nhảm nãy giờ không mỏi miệng à?
Tôi ức quá cũng đốp lại:
— Nè, tôi lo nên mới nhắc nhở cậu. Còn cậu cứ cố đi rồi ngã lăn quay xong gãy thêm một chân nữa thì kêu thán nhé!
Câu nói này như chọc giận Hoàng Khôi, khiến cơn tức anh bỗng phừng phực như ngọn lửa. Anh hất cái nạng ném ra xa, bay vèo xuống tận cuối cầu thang. May là không có ai đi lên chứ không là có thương tích rồi. Tôi đưa tay chặn ngực. Hoàng Khôi thì ngồi phịch xuống bậc thang. Dì Tư nghe tiếng động to liền chạy ra, thấy cảnh tượng như vậy cũng hiểu được phần nào câu chuyện. Dì lặng lẽ nhặt nạng đưa lên cho cậu, đoạn nhỏ nhẹ hỏi:
— Cậu mệt thì nghỉ chút. Đừng cố quá mà hại sức.
— Dạ, con không sao đâu.
Trời, đáp lời dì ấy nhẹ nhàng và ôn nhu như vậy, còn với tôi sao kinh khủng thế. Tôi cũng là phụ nữ mà. Ngoảnh xuống nhìn lại bộ dạng mình, tôi tự hỏi: Không lẽ vẻ bề ngoài của mình trông giống đàn ông lắm sao? Hic hic.
Dì Tư nháy mắt với tôi một cái ý muốn nói tôi nên chịu đựng cái tính dở dở ương ương kia rồi quay sang dịu dàng vỗ về cậu ta:
— Vậy dì xuống dưới nha!
— Dạ.
Dì Tư đi rồi, khuôn mặt kia như biến hình trở nên cau có lại, quát nhỏ tôi:
— Đỡ tôi đứng dậy.
Tôi làm theo như cái máy, chả buồn hỏi nữa, mặc kệ cậu ta muốn làm gì thì làm.
— Được rồi, buông ra.
Tôi buông ra theo lệnh. Tưởng đâu về lại phòng, nào ngờ Hoàng Khôi đi lần mò xuống dưới. Tôi vì thế mà nhen nhóm lên niềm hi vọng hơn.
Cuối cùng cũng đã xuống tầng trệt. Tôi đỡ Hoàng Khôi vào ghế sofa ngồi, còn mình đi lấy một ly nước lọc đưa cho cậu ta, cất giọng nói không ngọt cũng không nhạt:
— Cậu uống miếng nước rồi nghỉ ngơi vài phút. Sau đó chúng ta sẽ đi ra vườn ngắm hoa.
Hoàng Khôi lặng yên không nói gì, tay đón ly nước mà uống một hơi cạn ly. Biết im lặng là đồng ý, tôi khấp khởi vui mừng. Bởi vì dì Tư kể rằng. Trước có vài người tới phụ chăm sóc cậu ấy nhưng được vài bữa là xin nghỉ. Vì họ không chịu được tính nết của cậu ấy. Và chưa bao giờ cậu bước ra khỏi căn phòng của mình bao giờ. Nay có mỗi tôi là lì đòn, dám kéo rèm cửa phòng cậu ấy ra, dám bật lại cậu và giờ lại lôi cậu ta ra khỏi phòng. Đó là điều không thể tưởng.
Lát sau tôi đi trước, Hoàng Khôi theo sau dọ dẫm ra ngoài sân vườn. Từng khóm hồng chúm chím khoe sắc, giò lan trổ hoa nghiêng mình dưới ánh chiều tàn. Giàn tigon leo khắp nơi, sắc hồng lẫn trong tán lá xanh mà nổi bần bật trong chiều gió. Chú Tư đang cầm vòi nước tưới những luống cải, mồng tơi xanh mướt. Thấy chúng tôi, ông quay lại cười tươi:
— Chào cậu chủ, bé Minh đưa cậu ra hóng gió à?
Hoàng Khôi như biến hình thành con người khác, nền nã, hiền hoà đáp:
— Dạ, cũng đã lâu rồi con không ra ngoài. Công nhận chú trồng rau tốt ghê!
Tôi chạy vội vào trong lấy chiếc nhựa tựa bốn chân đưa ra:
— Cậu ngồi xuống đây nghỉ chân.
Còn tôi lui cui đi xuống luống cây để vạch lá bắt sâu, bước chân trước chân sau vấp cục đá lại ngã ngửa ra, mông tiếp đất mạnh, mông đau ê ẩm. Quê không thể tả, tôi quay sang thấy ánh mắt Hoàng Khôi đang nhìn mình một cách khó hiểu. Thấy tôi quay lại cậu ta liền thu ánh mắt lại chuyển ánh nhìn sang hướng khác. Chú Tư thấy vậy liền chạy tới đỡ, sốt sắng hỏi:
— Có sao không con?
Tôi tiu ngỉu đáp:
— Dạ con không sao. Chả hiểu cái m.ô.ng con sao thích hun đất vậy nè?
Hoàng Khôi bụm miệng cười nhẹ. Chú Tư thì nói tôi:
— Con đứng đây để chú làm cho.
Tôi thì bướng không chịu:
— Để con xuống bắt sâu, chú cứ tưới vườn đi. Nhìn luống rau nhớ quê nhà quá chú ạ!
— Ngoài quê con hay đi bắt sâu à?
Tôi ríu rít kể:
— Dạ, ngoài con có xí nghiệp chuyên nghiên cứu cây trồng, lâu lâu có đợt họ lại tổ chức thu mua sâu bọ. Vậy nên dân làng, nhà nhà rủ nhau đi bắt sâu nườm nượp như trẩy hội. Ngó vậy thôi mà kiếm được mớ tiền kha khá đó chú. Số tiền ấy đủ may một bộ đồ, hoặc sách vở đi học. Nhưng mà kiếm tiền từ công sức lao động của chính mình vui lắm chú à!
Chú Tư ngạc nhiên hỏi lại:
— Sâu người ta còn bắt để g.iế.t đi cho khỏi phá hoại mùa màng. Sao họ còn mua về để làm gì hả con?
Tôi cười hì hì đáp:
— Dạ, họ chính là muốn như vậy đó. Xí nghiệp tổ chức thu mua để khuấy động phong trào diệt sâu bọ mà. Này nha, tụi con sẽ lấy lọ thuốc cũ, dùi một lỗ to để bỏ sâu vào. Sau đó đổ nước chừng phân nửa lọ. Đến trưa và chiều sẽ tụ tập ở xí nghiệp, họ sẽ cử từng tốp người, cứ hai người một tốp cầm cái que đếm từng con sâu trong lọ. Rồi tính toán xong thì trả tiền cho bọn con luôn.
Chú Tư nghe xong vỗ tay cái đét:
— Ờ há! Hay ghê! Một công đôi việc. Công nhận chiến lược này hay thiệt!
Bên này Hoàng Khôi lặng lẽ quan sát hai người họ rồi nhìn bóng dáng của cô gái kia. Biểu cảm của cô trông rất buồn cười. Đôi lúc cô ta già dặn, đôi khi nhí nhảnh như trẻ con. Chưa kịp hỏi tuổi nhưng anh đoán cô bé chỉ dưới đôi mươi thôi. Đang nhỏ tuổi thế này phải đi làm sao? Tuổi này phải đáng ra là tuổi ăn học. Haizzz. Thế mà mình lại làm cô bé ấy tổn thương không ít lần trong mấy ngày đầu tiên. Vẻ day dứt hiện lên trong tâm trí anh. Nhớ lại lúc sáng cô bé đã bật lại anh. Lời lẽ cô ấy nói đúng quá! Bấy lâu anh thật tệ, buồn chán bản thân, tuyệt vọng tinh thần mà vô tình làm tổn thương những người xung quanh, nhất là ba mẹ anh. Ông bà chắc hẳn đau lòng lắm?
Trò chuyện dăm ba câu xong chú Tư quay đi, tôi xoay người lại nhìn ánh mắt trầm ngâm của Hoàng Khôi bèn lên tiếng hỏi:
— Tôi vào trong gọt ít trái cây mang ra cho cậu nha!
Không nghe tiếng trả lời của bên kia nhưng tôi vẫn đi vào trong bếp. Thấy tôi, dì Tư hỏi:
— Cậu chủ đâu con?
— Dạ ở ngoài sân đó. Con lấy chút trái cây cho cậu ta ăn.
Dì Tư tủm tỉm:
— Xem ra lần này cậu ấy phải thuần phục trước con rồi. Giỏi lắm!
Lấy quả xoài ra gọt, tôi đáp:
— Chưa chắc đâu dì. Ổng dữ lắm! Không biết con có trụ nổi không?
— Bậy nè! Cố lên nha con.
— Dạ, con ra ngoài đây.
Tôi với thêm chùm nho bỏ lên dĩa và cái nĩa mang ra:
— Cậu ăn đi. Da cậu xanh xao lắm! Phải ra đây lấy chút ánh nắng mặt trời, thì tinh thần mới thoải mái, ăn uống cũng ngon miệng hơn nè! Làm gì cũng phải có ý chí và sức khoẻ. Ý chí mà mất là không màng thứ gì kể cả sức khoẻ. Và khi sức khoẻ kém thì con người ta mới choàng tỉnh, lúc ấy đã quá muộn…..
Hoàng Khôi không nói gì, bình thản lạnh nhạt như lời tôi nói không liên quan gì tới mình vây. Tay thản nhiên cầm nĩa ghim miếng xoài cho vào miệng. Bên kia tôi vẫn thao thao bất tuyệt.
Không phải Hoàng Khôi không để tâm lời cô bé nói mà vẫn đang mải ngẫm lại quãng thời gian anh bị tai nạn đến giờ, bao thứ xảy ra. Rồi anh bàng quang mọi thứ xung quanh, bớt lờ thế giới bên ngoài kia, có lẽ vì mặc cảm, vì chua xót. Đã đến lúc anh cần thức tỉnh, phải chấn chỉnh lại bản thân, không thể bạc nhược ý chí nữa. Tương lai và mọi thứ đang chờ anh trước mắt.
Tôi nói một hơi xong quay sang nhìn cậu chủ, ngạc nhiên vì cậu ta nãy giờ cứ im lìm như cái bóng. Mà bình thường khi tôi nói nhiều thì cậu ta đã quát um sùm lên rồi. Trời đất! Tâm lý cậu ta thất thường thế này ư? Sáng nóng và chiều lại nguội lạnh. Khát nước quá nên tôi chạy vào trong uống ly nước. Lúc bước ra thấy Hoàng Khôi tập tiễng chống nạng đi xung quanh vườn. Tôi cười nụ bước tới hỏi han:
— Tôi lấy cho cậu miếng nước lọc nhé!
— Ừ.
Tôi lăng xăng chạy vào trong rót ly nước mang ra kèm chiếc khăn ướt:
— Nước và khăn của cậu đây.
Đoạn tôi chạy đi lấy chiếc ghế mang tới cho Hoàng Khôi. Bỗng giọng nói ấy vang lên:
— Cô bao nhiêu tuổi rồi?
— Mười chín tuổi. Mà cậu hỏi để làm gì?
Vừa lau mặt cậu ta đáp:
— Tôi đang nghĩ tại sao cô lớn như vậy mà hậu đậu quá! Hết đứt tay rồi té ngã suốt.
Nghe vậy tôi cười hì hì:
— Cái này không chỉ cậu nói đâu, mà mẹ tôi ở nhà cũng chửi hoài.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.