Chương 13
Kiều Nhi Nhi
16/11/2022
Tự nhiên cánh cửa phòng mở mạnh ra kèm giọng nói to làm tôi giật mình. Ly nước trên tay rơi xuống đất vỡ tan tành. Hoàng Đăng quát:
— Cô vào đây chăm người bệnh hay đập đồ vậy? Hậu đậu vậy mà sao mẹ tôi tuyển vô, hay thật!
Tôi nổi đoá bật luôn:
— Vậy nói đi thì cũng phải nghĩ lại. Ai mở cửa mạnh, ai nói to khiến tôi mới giật mình nên làm rơi cái ly?
Hoàng Đăng cũng đâu có vừa, móc méo lại:
— Tướng cô như con voi ai mà làm cô giật mình được. Hậu đậu thì nói đại đi còn nguỵ biện.
Tôi điên tiết nhấn từng chữ:
— Tôi thấy cậu có vẻ rất thích khích bác bình phẩm dáng vẻ người khác quá nhỉ? Nè cậu, tôi mập cũng đâu liên quan tới miếng cơm manh áo của cậu, mà hễ gặp tôi là câu cứ lôi câu nói ấy ra hoài. Không thấy nhàm sao? Mà nói như vậy hoài không làm cậu sang lên miếng nào đâu.
Hoàng Đăng đỏ mặt:
— Cô..,.
Lúc này Hoàng Khôi nạt ngang:
— Đủ rồi, ồn ào quá! Đây không phải là cái chợ để cãi nhau.
— Sorry ông anh, định hỏi anh cái này nhưng gặp sao chổi nên để sau vậy. Chào nha!
Cậu ta bỏ đi ngay lập tức, tôi cố đè nén lại bức xúc, thao tác pha một ly sữa nóng đưa cho cậu chủ. Hoàng Khôi giờ như con người khác, rất chịu hợp tác với tôi mà đón lấy ly sữa uống cạn.
— Cô về nghỉ ngơi đi, vất vả với tôi cả ngày rồi.
Bụng dạ tôi vui lắm vì cậu ấy đã dịu dàng, ân cần lại còn biết nghĩ cho người khác hơn. Hi vọng tôi đã cảm hoá được cậu.
— Vâng, cậu nghỉ ngơi đi. Chúc cậu chủ ngủ ngon.
Tôi về lại căn phòng quen thuộc, ngồi xuống bàn tôi lấy cuốn sách tâm lý học ra đọc và ngấu nghiến nó. Không biết sao tôi lại thích nghiên cứu về các hiện tượng diễn ra trong thế giới nội tâm của con người như lối suy nghĩ, hành vi, tư tưởng và cảm xúc, cũng như đánh giá những ảnh hưởng của môi trường và yếu tố ngoại cảnh lên tâm lý con người ta.
Theo thói quen mỗi đêm trước khi đi ngủ, tôi thường đọc sách khoảng vài tiếng, sau đó tắt đèn rồi nằm lăn ra ngủ.
Đang chăm chú đọc sách thì nghe tiếng gõ cửa cộc cộc, tôi cũng thắc mắc không biết ai kiếm mình giờ này. Chầm chậm đứng lên rồi đi ra, nhưng tiếng gõ cửa không ngừng, cứ dồn dập. Tôi lầm bầm nói:
— Đêm hôm rồi mà còn gõ inh ỏi.
Cánh cửa vừa mở ra, cái đầu đen thò vô làm tôi giật bắn người rú lên:
— Á……!
Nhanh như chóng, bàn tay to vươn tới che miệng tôi lại, giọng nói kia gầm gừ:
— Nhỏ cái miệng lại kẻo ba mẹ tôi dậy. Hở chút là gào mồm lên.
Thần trí tôi lúc này mới trở về, điên tiết tôi cáu nhỏ:
— Cậu bị điên à? Khi không đêm hôm mò qua đây gõ cửa inh ỏi? Biết giờ là mấy giờ rồi không? Lại còn bộ dạng lôi thôi, tóc tai rũ rượi như con ma. Bộ tính nhát tôi hay gì?
Cậu út nạt ngang:
— Bớt bớt lại. Lắm lời! Đi pha cho tôi ly nước chanh mang lên phòng.
Nói xong cậu ra bỏ đi một hơi. Tôi nhăn mặt lại khi nghe mùi rượu phảng phất, làu bàu:
— Đồ quỷ yêu mà. Xớn xác nhậu cho cố giờ hành người ta. Xỉn rượu tôi không chấp nhặt nhé, chứ bình thường thì tôi quyết thua đủ à!
Nói là vậy nhưng tôi vẫn mò mẫm đi xuống bếp pha cho cậu ta ly nước chanh đường để giải rượu. Không biết thì thôi, chứ biết rồi vẫn phải pha cho cậu ta uống, lỡ có gió máy nọ kia, cậu ta có bề gì thì tôi lại áy náy nữa.
Cho chút đường vào ly nước, tay cầm muỗng khuấy khuấy lên cho đều, nhớ lại gương mặt đáng ghét kia bao lần cạnh khoé mình, ức quá tôi lại nặn thêm nửa trái chanh vô cho bỏ ghét. Sau đó tôi cười hí hí nang ly nước lên phòng cho cậu út. Gõ gõ vài cái, tiếng nói bên trong vọng ra:
— Vô đi.
Tôi đẩy cửa tiến vào trong, thảo mai nói:
— Cậu uống nước đi.
Hoàng Đăng không chút nghi ngờ cầm ly nước lên nốc sạch, khi hạ ly xuống cũng là lúc vị chua lè sộc ra khiến anh xém sặc. Trợn mắt lên, cố nuốt xuống xong anh quát to:
— Cô pha cái quái gì vậy?
Tôi đáp tỉnh rụi:
— Thì pha nước chanh chứ gì. Bộ cậu uống rồi mà không biết sao?
Hoàng Đăng nạt ngang:
— Đừng đánh trống lãng. Tôi hỏi cô. Cô vắt mấy trái chanh vô ly nước vậy?
Tôi tưng tửng đáp:
— Trái rưỡi chứ nhiêu.
Mặt xám xịt lại, cậu út điên tiết:
— Cô nghĩ sao vắt từng đó chanh? Bị điên à? Hay là thiểu năng vậy?
Tôi cũng không vừa mà đáp trả:
— Nè cậu, tôi pha dùm cho mà còn bị cậu mắng mỏ là sao, huống hồ một câu cám ơn còn không có. Sau tự đi mà pha nha! Xí…..
Tôi ngoe nguẩy đi ra với bộ dạng rất tức tối. Thực ra giả đò thôi, chứ tót về phòng tôi cười to đến nỗi trào nước mắt, hai tay xoa xoa vào nhau với vẻ khoái chí nhất trần đời. Tôi ăn miếng trả miếng thôi mà. Muốn trêu chọc tôi ư? Đâu có dễ. Kkkkkk
Nằm lăn qua lăn lại một lúc, chợt gương mặt mẹ hiện ra với nụ cười hiền dịu khiến lòng tôi như hẫng lại. Nhớ mẹ quá, ước gì có mẹ bên cạnh tôi không sẽ ôm chặt lấy bà, hít lấy mùi hương thân thuộc ấy cho thoả nỗi nhớ. Bà sẽ xuýt xoa xuýt xô mắng yêu như mọi ngày:
— Cha bố mày. Như trẻ con. Mai sau lấy chồng rồi thì ôm chồng cứng ngắc có thiết tha gì mẹ nữa đâu.
Và tôi sẽ cười khành khạch đáp:
— Mẹ nói ghê quá đi. Ai thèm cưới chồng chứ! Ở vậy nuôi mẹ thôi. Chồng con chi cho mang nợ.
Bà sẽ nhéo mũi tôi nhắc nhở:
— Bậy nhé, con phải lấy chồng sinh cháu cho mẹ. Chức phận đó vốn là điều thiêng liêng nhất của người phụ nữ, đừng có như mẹ nhé! Mẹ sẽ đợi đến ngày đó.
Tôi nắm vạt áo mẹ dùng dằng:
— Dạ con biết rồi, khổ lắm nói mãi. Nhưng ai mà thèm cưới đứa như con, thô kệch, vụng về, mập ú.
— Mẹ lại thấy con gái mẹ đẹp nhất!
Tôi phá lên cười:
— Thôi mẹ ơi, thà mẹ cứ chê con như thường ngày chứ khen vậy con không quen à!
Bà chửi yêu:
— Cha mày, phải nói sao cho mày vừa lòng. Đồ con nít quỷ mà.
…… Hai mẹ con sẽ trêu đùa nhau như vậy một lúc rồi mới đi ngủ. Cuộc sống tuy không khá giả gì nhưng mẹ con tôi luôn tràn ngập tiếng cười đùa như vậy đó, thật ấm áp biết bao nhiêu.
Tối ấy tôi ngủ thật ngon sau hơn mười ngày vào đây. Không biết có phải do cậu hai bắt đầu có những trạng thái tích cực hơn hay vì đã trả đũa được cậu út kia mà làm tôi ngủ ngon. Tôi thật trẻ con mà.
Sáng hôm sau, tôi bê đồ ăn lên phòng, lòng thầm nghĩ. Không biết cậu hai đã dậy chưa? Có cáu um như mọi lần không? Hay biểu hiện hôm qua chỉ là nhất thời? Đến nơi, tôi gõ nhẹ phòng vài cái rồi đẩy cửa vào. Hoàng Khôi đã ngồi bên ban công trong dáng vẻ chỉnh chu, tỉnh táo nhất. Còn căn phòng thì sáng rực toả đầy không khí ban mai khiến con người ta cực kỳ sảng khoái. Vậy là cậu ấy đã chịu thay đổi rồi. Tôi đặt khay đồ ăn lên bàn và nhoẻn miệng cười thật tươi:
— Chào cậu. Chúc cậu ngày mới luôn rạng rỡ nhé!
Hoàng Khôi xoay người lại hỏi tôi:
— Vậy là bình thường tôi u ám?
Trời, biết trả lời sao cho cậu ta khỏi bị phật lòng đây ta? Đang nhíu mày suy nghĩ thì Hoàng Khôi bật cười:
— Cô sao vậy? Câu hỏi có khó đâu mà thần người ra nghĩ hả?
Đưa tay gãi gãi, tôi ấp úng:
— Tôi…… Sợ nói thẳng thì cậu giận nên….
— Thôi được rồi. Giờ tôi nói lịch hôm nay. Giờ cô pha cho tôi ly cà phê sữa. Ăn sáng xong chúng ta sẽ đi xuống vườn hoa. Chiều nay, cô sắp xếp chúng ta sẽ đi ra ngoài.
Tôi ngạc nhiên hết cỡ:
— Pha cà phê? Rồi đi ra ngoài ạ?
Hoàng Khôi thấy bộ dạng ấy mà không khỏi buồn cười:
— Lại sao nữa?
— Thì tôi thấy lạ. Hôm bữa cậu còn chê tôi pha cà phê dở, nay lại kêu pha cho cậu. Rồi xưa nay cậu có chịu đi ra ngoài đâu, nay tự nhiên kêu đi. Ủa mà đi đâu vậy cậu hai?
Hoàng Khôi đột nhiên trở về trạng thái nghiêm túc khoát tay:
— Đừng nhiều lời nữa. Cô đi làm những gì tôi dặn đi.
Tôi đi xuống bếp pha cà phê. Vừa pha tôi vừa lầm bầm một mình:
— Tại sao lại thay đổi xoành xoạch như vậy chứ? Ai mà trở tay cho kịp. Lúc nóng chưa kịp thích nghi thì lại chuyển tông sang lạnh, làm người ta không kịp thích ứng luôn.
Dì Tư thấy tôi cứ rù rì một mình thì hỏi:
— Sao đó? Lại bị la à?
Hỏi trúng nỗi lòng của mình, tôi liền dốc cạn tâm tư:
— Dì xem, qua kia chê con pha cà phê dở nay đòi con pha ly cà phê nè! Chút mang lên hổng vừa ý lại hất đổ cho coi. Xong còn kêu nào là lịch hôm nay ra sao … Rồi chiều con tháp tùng cậu ta đi ra ngoài. Không biết đi đâu nữa, con thắc mắc hỏi lại thì la con lắm lời.
Dì Tư cười vui:
— Cậu ấy đã bắt đầu thay đổi rồi. Tốt quá!
Tôi xụ mặt xuống:
— Trời, có gì đâu mà dì cười vui vậy? Con thấy câụ ta nắng mưa thất thường như thời tiết thế này con đu theo hông nổi.
Dì Tư bảo rằng:
— Từ giờ con sẽ còn ngạc nhiên nhiều. Tốt nhất cậu ấy kêu làm gì thì con cứ nghe theo, đừng thắc mắc nhé!
— Ủa, con phải hỏi cho biết chứ. Chứ kêu chiều nay đi ra ngoài, vậy thì đi đâu? Lỡ ông bà hỏi thì con biết nói sao. Rồi chê cà phê con pha đắng mà nay dở chứng đòi pha tiếp.
Dì Tư cười khinh khích:
— Thôi được rồi bà cụ non ơi, xem cà phê được chưa mang lên cho cậu ấy, không là bị la nữa giờ.
— Dạ con lên liền.
Tôi bưng ly cà phê mà đầu óc đang đoán non đoán già, không biết có bị ném bể ly nữa không đây. Tiến vô phòng nhìn khay đồ ăn hết sạch, đặt ly cà phê sữa lên bàn tôi cất giọng nhẹ tênh:
— Cà phê đây, cậu uống đi.
Hoàng Khôi lấy ly cà phê với vẻ mặt bình thản, nhấp một ngụm xong liền kêu:
— Chúng ta đi xuống dưới thôi. Mang theo ly cà phê này nhé! Tôi muốn vừa thưởng thức nó vừa ngắm hoa vào sớm mai.
Tôi lại hoá đá tập hai. Ơ, không chê mà còn kêu mang ly cà phê xuống dưới ngồi uống. Hoàng Khôi đổi tính hay là liều lượng pha lần này của tôi đã đúng gu cậu ấy?
— Sao còn chưa đi? Tôi thấy sáng nay cô chậm chạp hơn mọi ngày. Có vấn đề gì?
— Cô vào đây chăm người bệnh hay đập đồ vậy? Hậu đậu vậy mà sao mẹ tôi tuyển vô, hay thật!
Tôi nổi đoá bật luôn:
— Vậy nói đi thì cũng phải nghĩ lại. Ai mở cửa mạnh, ai nói to khiến tôi mới giật mình nên làm rơi cái ly?
Hoàng Đăng cũng đâu có vừa, móc méo lại:
— Tướng cô như con voi ai mà làm cô giật mình được. Hậu đậu thì nói đại đi còn nguỵ biện.
Tôi điên tiết nhấn từng chữ:
— Tôi thấy cậu có vẻ rất thích khích bác bình phẩm dáng vẻ người khác quá nhỉ? Nè cậu, tôi mập cũng đâu liên quan tới miếng cơm manh áo của cậu, mà hễ gặp tôi là câu cứ lôi câu nói ấy ra hoài. Không thấy nhàm sao? Mà nói như vậy hoài không làm cậu sang lên miếng nào đâu.
Hoàng Đăng đỏ mặt:
— Cô..,.
Lúc này Hoàng Khôi nạt ngang:
— Đủ rồi, ồn ào quá! Đây không phải là cái chợ để cãi nhau.
— Sorry ông anh, định hỏi anh cái này nhưng gặp sao chổi nên để sau vậy. Chào nha!
Cậu ta bỏ đi ngay lập tức, tôi cố đè nén lại bức xúc, thao tác pha một ly sữa nóng đưa cho cậu chủ. Hoàng Khôi giờ như con người khác, rất chịu hợp tác với tôi mà đón lấy ly sữa uống cạn.
— Cô về nghỉ ngơi đi, vất vả với tôi cả ngày rồi.
Bụng dạ tôi vui lắm vì cậu ấy đã dịu dàng, ân cần lại còn biết nghĩ cho người khác hơn. Hi vọng tôi đã cảm hoá được cậu.
— Vâng, cậu nghỉ ngơi đi. Chúc cậu chủ ngủ ngon.
Tôi về lại căn phòng quen thuộc, ngồi xuống bàn tôi lấy cuốn sách tâm lý học ra đọc và ngấu nghiến nó. Không biết sao tôi lại thích nghiên cứu về các hiện tượng diễn ra trong thế giới nội tâm của con người như lối suy nghĩ, hành vi, tư tưởng và cảm xúc, cũng như đánh giá những ảnh hưởng của môi trường và yếu tố ngoại cảnh lên tâm lý con người ta.
Theo thói quen mỗi đêm trước khi đi ngủ, tôi thường đọc sách khoảng vài tiếng, sau đó tắt đèn rồi nằm lăn ra ngủ.
Đang chăm chú đọc sách thì nghe tiếng gõ cửa cộc cộc, tôi cũng thắc mắc không biết ai kiếm mình giờ này. Chầm chậm đứng lên rồi đi ra, nhưng tiếng gõ cửa không ngừng, cứ dồn dập. Tôi lầm bầm nói:
— Đêm hôm rồi mà còn gõ inh ỏi.
Cánh cửa vừa mở ra, cái đầu đen thò vô làm tôi giật bắn người rú lên:
— Á……!
Nhanh như chóng, bàn tay to vươn tới che miệng tôi lại, giọng nói kia gầm gừ:
— Nhỏ cái miệng lại kẻo ba mẹ tôi dậy. Hở chút là gào mồm lên.
Thần trí tôi lúc này mới trở về, điên tiết tôi cáu nhỏ:
— Cậu bị điên à? Khi không đêm hôm mò qua đây gõ cửa inh ỏi? Biết giờ là mấy giờ rồi không? Lại còn bộ dạng lôi thôi, tóc tai rũ rượi như con ma. Bộ tính nhát tôi hay gì?
Cậu út nạt ngang:
— Bớt bớt lại. Lắm lời! Đi pha cho tôi ly nước chanh mang lên phòng.
Nói xong cậu ra bỏ đi một hơi. Tôi nhăn mặt lại khi nghe mùi rượu phảng phất, làu bàu:
— Đồ quỷ yêu mà. Xớn xác nhậu cho cố giờ hành người ta. Xỉn rượu tôi không chấp nhặt nhé, chứ bình thường thì tôi quyết thua đủ à!
Nói là vậy nhưng tôi vẫn mò mẫm đi xuống bếp pha cho cậu ta ly nước chanh đường để giải rượu. Không biết thì thôi, chứ biết rồi vẫn phải pha cho cậu ta uống, lỡ có gió máy nọ kia, cậu ta có bề gì thì tôi lại áy náy nữa.
Cho chút đường vào ly nước, tay cầm muỗng khuấy khuấy lên cho đều, nhớ lại gương mặt đáng ghét kia bao lần cạnh khoé mình, ức quá tôi lại nặn thêm nửa trái chanh vô cho bỏ ghét. Sau đó tôi cười hí hí nang ly nước lên phòng cho cậu út. Gõ gõ vài cái, tiếng nói bên trong vọng ra:
— Vô đi.
Tôi đẩy cửa tiến vào trong, thảo mai nói:
— Cậu uống nước đi.
Hoàng Đăng không chút nghi ngờ cầm ly nước lên nốc sạch, khi hạ ly xuống cũng là lúc vị chua lè sộc ra khiến anh xém sặc. Trợn mắt lên, cố nuốt xuống xong anh quát to:
— Cô pha cái quái gì vậy?
Tôi đáp tỉnh rụi:
— Thì pha nước chanh chứ gì. Bộ cậu uống rồi mà không biết sao?
Hoàng Đăng nạt ngang:
— Đừng đánh trống lãng. Tôi hỏi cô. Cô vắt mấy trái chanh vô ly nước vậy?
Tôi tưng tửng đáp:
— Trái rưỡi chứ nhiêu.
Mặt xám xịt lại, cậu út điên tiết:
— Cô nghĩ sao vắt từng đó chanh? Bị điên à? Hay là thiểu năng vậy?
Tôi cũng không vừa mà đáp trả:
— Nè cậu, tôi pha dùm cho mà còn bị cậu mắng mỏ là sao, huống hồ một câu cám ơn còn không có. Sau tự đi mà pha nha! Xí…..
Tôi ngoe nguẩy đi ra với bộ dạng rất tức tối. Thực ra giả đò thôi, chứ tót về phòng tôi cười to đến nỗi trào nước mắt, hai tay xoa xoa vào nhau với vẻ khoái chí nhất trần đời. Tôi ăn miếng trả miếng thôi mà. Muốn trêu chọc tôi ư? Đâu có dễ. Kkkkkk
Nằm lăn qua lăn lại một lúc, chợt gương mặt mẹ hiện ra với nụ cười hiền dịu khiến lòng tôi như hẫng lại. Nhớ mẹ quá, ước gì có mẹ bên cạnh tôi không sẽ ôm chặt lấy bà, hít lấy mùi hương thân thuộc ấy cho thoả nỗi nhớ. Bà sẽ xuýt xoa xuýt xô mắng yêu như mọi ngày:
— Cha bố mày. Như trẻ con. Mai sau lấy chồng rồi thì ôm chồng cứng ngắc có thiết tha gì mẹ nữa đâu.
Và tôi sẽ cười khành khạch đáp:
— Mẹ nói ghê quá đi. Ai thèm cưới chồng chứ! Ở vậy nuôi mẹ thôi. Chồng con chi cho mang nợ.
Bà sẽ nhéo mũi tôi nhắc nhở:
— Bậy nhé, con phải lấy chồng sinh cháu cho mẹ. Chức phận đó vốn là điều thiêng liêng nhất của người phụ nữ, đừng có như mẹ nhé! Mẹ sẽ đợi đến ngày đó.
Tôi nắm vạt áo mẹ dùng dằng:
— Dạ con biết rồi, khổ lắm nói mãi. Nhưng ai mà thèm cưới đứa như con, thô kệch, vụng về, mập ú.
— Mẹ lại thấy con gái mẹ đẹp nhất!
Tôi phá lên cười:
— Thôi mẹ ơi, thà mẹ cứ chê con như thường ngày chứ khen vậy con không quen à!
Bà chửi yêu:
— Cha mày, phải nói sao cho mày vừa lòng. Đồ con nít quỷ mà.
…… Hai mẹ con sẽ trêu đùa nhau như vậy một lúc rồi mới đi ngủ. Cuộc sống tuy không khá giả gì nhưng mẹ con tôi luôn tràn ngập tiếng cười đùa như vậy đó, thật ấm áp biết bao nhiêu.
Tối ấy tôi ngủ thật ngon sau hơn mười ngày vào đây. Không biết có phải do cậu hai bắt đầu có những trạng thái tích cực hơn hay vì đã trả đũa được cậu út kia mà làm tôi ngủ ngon. Tôi thật trẻ con mà.
Sáng hôm sau, tôi bê đồ ăn lên phòng, lòng thầm nghĩ. Không biết cậu hai đã dậy chưa? Có cáu um như mọi lần không? Hay biểu hiện hôm qua chỉ là nhất thời? Đến nơi, tôi gõ nhẹ phòng vài cái rồi đẩy cửa vào. Hoàng Khôi đã ngồi bên ban công trong dáng vẻ chỉnh chu, tỉnh táo nhất. Còn căn phòng thì sáng rực toả đầy không khí ban mai khiến con người ta cực kỳ sảng khoái. Vậy là cậu ấy đã chịu thay đổi rồi. Tôi đặt khay đồ ăn lên bàn và nhoẻn miệng cười thật tươi:
— Chào cậu. Chúc cậu ngày mới luôn rạng rỡ nhé!
Hoàng Khôi xoay người lại hỏi tôi:
— Vậy là bình thường tôi u ám?
Trời, biết trả lời sao cho cậu ta khỏi bị phật lòng đây ta? Đang nhíu mày suy nghĩ thì Hoàng Khôi bật cười:
— Cô sao vậy? Câu hỏi có khó đâu mà thần người ra nghĩ hả?
Đưa tay gãi gãi, tôi ấp úng:
— Tôi…… Sợ nói thẳng thì cậu giận nên….
— Thôi được rồi. Giờ tôi nói lịch hôm nay. Giờ cô pha cho tôi ly cà phê sữa. Ăn sáng xong chúng ta sẽ đi xuống vườn hoa. Chiều nay, cô sắp xếp chúng ta sẽ đi ra ngoài.
Tôi ngạc nhiên hết cỡ:
— Pha cà phê? Rồi đi ra ngoài ạ?
Hoàng Khôi thấy bộ dạng ấy mà không khỏi buồn cười:
— Lại sao nữa?
— Thì tôi thấy lạ. Hôm bữa cậu còn chê tôi pha cà phê dở, nay lại kêu pha cho cậu. Rồi xưa nay cậu có chịu đi ra ngoài đâu, nay tự nhiên kêu đi. Ủa mà đi đâu vậy cậu hai?
Hoàng Khôi đột nhiên trở về trạng thái nghiêm túc khoát tay:
— Đừng nhiều lời nữa. Cô đi làm những gì tôi dặn đi.
Tôi đi xuống bếp pha cà phê. Vừa pha tôi vừa lầm bầm một mình:
— Tại sao lại thay đổi xoành xoạch như vậy chứ? Ai mà trở tay cho kịp. Lúc nóng chưa kịp thích nghi thì lại chuyển tông sang lạnh, làm người ta không kịp thích ứng luôn.
Dì Tư thấy tôi cứ rù rì một mình thì hỏi:
— Sao đó? Lại bị la à?
Hỏi trúng nỗi lòng của mình, tôi liền dốc cạn tâm tư:
— Dì xem, qua kia chê con pha cà phê dở nay đòi con pha ly cà phê nè! Chút mang lên hổng vừa ý lại hất đổ cho coi. Xong còn kêu nào là lịch hôm nay ra sao … Rồi chiều con tháp tùng cậu ta đi ra ngoài. Không biết đi đâu nữa, con thắc mắc hỏi lại thì la con lắm lời.
Dì Tư cười vui:
— Cậu ấy đã bắt đầu thay đổi rồi. Tốt quá!
Tôi xụ mặt xuống:
— Trời, có gì đâu mà dì cười vui vậy? Con thấy câụ ta nắng mưa thất thường như thời tiết thế này con đu theo hông nổi.
Dì Tư bảo rằng:
— Từ giờ con sẽ còn ngạc nhiên nhiều. Tốt nhất cậu ấy kêu làm gì thì con cứ nghe theo, đừng thắc mắc nhé!
— Ủa, con phải hỏi cho biết chứ. Chứ kêu chiều nay đi ra ngoài, vậy thì đi đâu? Lỡ ông bà hỏi thì con biết nói sao. Rồi chê cà phê con pha đắng mà nay dở chứng đòi pha tiếp.
Dì Tư cười khinh khích:
— Thôi được rồi bà cụ non ơi, xem cà phê được chưa mang lên cho cậu ấy, không là bị la nữa giờ.
— Dạ con lên liền.
Tôi bưng ly cà phê mà đầu óc đang đoán non đoán già, không biết có bị ném bể ly nữa không đây. Tiến vô phòng nhìn khay đồ ăn hết sạch, đặt ly cà phê sữa lên bàn tôi cất giọng nhẹ tênh:
— Cà phê đây, cậu uống đi.
Hoàng Khôi lấy ly cà phê với vẻ mặt bình thản, nhấp một ngụm xong liền kêu:
— Chúng ta đi xuống dưới thôi. Mang theo ly cà phê này nhé! Tôi muốn vừa thưởng thức nó vừa ngắm hoa vào sớm mai.
Tôi lại hoá đá tập hai. Ơ, không chê mà còn kêu mang ly cà phê xuống dưới ngồi uống. Hoàng Khôi đổi tính hay là liều lượng pha lần này của tôi đã đúng gu cậu ấy?
— Sao còn chưa đi? Tôi thấy sáng nay cô chậm chạp hơn mọi ngày. Có vấn đề gì?
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.