Chương 46: HÀNG THẦN LƠ LÁO BẢY VIỄN VỀ THÀNH ĐƯỢC PHONG ĐẠI TÁ MỞ ĐƯỜNG 15 KHAI THÁC VŨNG TÀU
Nguyên Hùng
10/07/2014
Bảy Cao nói với hai tiểu đội ly khai tại cầu Bà Lát là "mình ria một loạt đạn đưa linh tụi nó trước khi rút về Đồng Tháp". Câu nói đó coi vậy mà rất đúng với đám tàn quân của Bảy Viễn. Còn lại không hơn một trung đội, có thể nói chỉ huy đông hơn binh sĩ. Ngay đêm đó chúng lặng lẽ vượt quốc lộ 4, qua Hộ 17 về cầu Hiệp Ân đóng quân theo kế hoạch Năm Tài đã vạch ra. Trở về vùng Chánh Hưng quen thuộc, nhưng cả Bảy Viễn lẫn đám "binh tôm tướng cá" đều buồn bac uể oải.
"Ngày trở về của Bảy Viễn tồi tệ như thế này sao?". Bảy Viễn không ngớt thở dài. Điều y ngại nhất là ăn làm sao, nói làm sao với nhà cầm quyền Pháp - Việt đây? Đường đường là một Khu trưởng Khu 7 mà về với "chính nghĩa quốc gia" chỉ có một trung đội thì "mất mặt bầu cua" quá chừng!
Sáng hôm sau, tên tường Đờ-la-tua (Dela Tour), Tư lệnh Quân khu Sài Gòn, đi xe thiết giáp tới cầu Hiệp Ân đón Bảy Viễn. Nhưng thấy cảnh "hàng thần lơ láo" có vài chục ngoe, hắn lắc đầu dở khóc dở cười. Năm Tài khéo léo tránh cho Đờ-la-tua lẫn Bảy Viễn cuộc gặp gỡ trơ trẽn như trò hề. Hắn vội bàn với Đờ-la-tua:
- Thứ Thiếu tướng, lực lượng Bình Xuyên gồm có bảy Chi đội 2, 3, 4, 7, 9, 21 và 25, nhưng trong thế kẹt không mang theo hết được. Kế hoạch về thành tuy hết sức bí mật nhưng đã bị lộ nên chúng tôi bị Việt Minh kềm cặp chặt chẽ… Xin Thiếu tướng hoãn lễ ra mắt chừng hai tuần để chúng tôi liên lạc vào khu kéo các Chi đội còn kẹt trong đó ra. Đồng thời cũng xin Thiếu tướng mở cuộc hành quân quy mô gồm cả thủy, lục, không quân đánh vào Rừng Sác để đập tan cuộc thanh trừng của Việt Minh nhằm vào các chi đội nói trên.
Đờ-la-tua lên thiết giáp quay về Sài Gòn, không thèm bắt tay Bảy Viễn đang đứng xớ rớ đâu đó, sượng sùng như chó chực xương.
Trong vòng hai tuần lễ đó, bộ tham mưu của Bảy Viễn ra sức chạy đua với thời gian. Với tiền Phòng Nhỉ ứng trước, Năm Tài tổ chức những bàn mộ lính đặt ngay trước các chợ Phạm Thế Hiển, cầu Rạch Ong, cầu Nhị Thiên Đường, cầu Tân Thuận. Điều kiện đăng lính rất dễ dàng, hễ ký tên là bợ bạc gọi là tiền thưởng. Số người hưởng ứng quá ít, Năm Bé cho người đến các bót nhận lãnh các tay du đãng sa lưới, bảo là lính Bình Xuyên từ chiến khu trốn về. Nhờ vậy mà chỉ trong vài ba ngày, Năm Bé kiếm đủ một tiểu đoàn giao cho Tư Sang huấn luyện quân sự cấp tốc. Súng ống thì Phòng Nhì cung cấp đầy đủ, cũng như quân trang quân dụng. Mười ngày sau, dân chúng vùng Phạm Thế Hiển chứng kiến một đạo quân mới ra lò, áo giày vớ còn thơm phức mùi long não, nhưng nhìn kỹ thì các gương mặt đó rất quen: toàn là đám tiểu yêu "đá cá lăn dưa", móc túi, giật dây chuyền ở các chợ lân cận.
Đúng ngày quy định - ngày 13-6-1948, "quân đội Bình Xuyên ly khai Việt Minh trở về chính nghĩa quốc gia của nguyên Khu trưởng Khu 7 Lê Văn Viễn "long trọng làm lễ ra mắt" tại chợ Phạm Thế Hiển. Đến dự có đầy đủ các quan chức cao câp trong chính phủ Việt-Pháp. Nhưng đóng vai chính trong màn kịch ấy là Đờ-la-tua và nguyên Khu trưởng Lê Văn Viễn. Bảy Viễn mặc quân phục sĩ quan Pháp không đeo phù hiệu binh chủng và cấp bậc. Hắn đọc diễn văn do Năm Tài thảo đại khái tố cáo Việt Minh độc quyền yêu nước đồng thời đề cao Cựu hoàng Bảo Đại đã khéo léo đấu tranh bằng ngoại giao, được người Pháp đồng tình trao trả độc lập trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp. Đã đến lúc những người quốc gia nên rời hàng ngũ kháng chiến trở về kiến thiết xứ sở…
Sau đó tướng Đờ-la-tua lên đọc một bài diễn văn ngắn hoan nghênh ngày trở về của quân đội Bình Xuyên và trịnh trọng phong chức đại tá cho Khu trưởng Lê Văn Viễn.
Lễ gắn phù hiệu đại tá diễn ra trong tiếng kèn, tiếng trống ồn ào của dàn quân nhạc Pháp. Sau đó "đại tá" Lê Văn Viễn hướng dẫn tường Đờ-la-tua duyệt tiểu đoàn "thiện chiến" Bình Xuyên.
Buổi lễ ra mắt kết thúc tốt đẹp. Ngay đêm ấy, tất cả cấp bộ từ tiểu đội trưởng trở lên đều được dự tiệc liên hoan đặt tại nhà hàng Đại La Thiên. Rượu mạnh chảy như suối. Như một con dê lâu năm vừa được phá vỡ, bản chất hưởng thụ tuôn rào như thác. Mỗi cấp bộ đều có quyền chọn một cô ca-va để chung vui trong đêm lịch sử này. Giữa đám đông, Bảy Viễn công khai đề cao công lao của các tay tâm phúc. Trước hết là Năm Tài, một nhà ngoại giao lỗi lạc. Kế đến là Tư Sang, một chỉ huy quân sự đại tài. Kế đến là Năm Bé, một bạn giang hồ nhiều phen vào sinh ra tử, sống chết có nhau… Nhưng nhân vật đang lên đáng chú ý nhất là Thái Hoàng Minh, cháu rễ Bảy Viễn, Minh là rễ người chị thứ hai của Bảy Viễn và theo Viễn từ lúc bộ đội Phú Thọ của Bảy Viễn mới thành lập.Hồi trong khu thì chỉ là một đại đội trưởng tầm thường, không đánh một trận nào ra hồn. Nhưng khi về thành thì… đúng như lời thiên hạ thường nói: "không có chó bắt mèo…". Thái Hoàng Minh được Bảy Viễn chỉ định tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn phó là Tư Hiểu, tay này ngồi trong khu cũng chỉ là trung đội trưởng. Các ngôi thứ đều được "đôn lên". Tư Sang, Năm Tài trở thành cố vấn tối cao, cũng như Năm Bé lãnh chức quân sư…
Cố nhiên trong lễ ra mắt và trong tiệc liên hoan không thể vắng mặt người bạn thân thiết nhất mà cũng là tai mắt của tên cáo già Savani: Môrit Thiên. Khi nghe Lâm Ngọc Đường còn kẹt Rừng Sác giữa cuộc tảo thanh ác liệt. Môrit Thiên lo cho Lâm Ngọc Đường thì ít mà mừng cho mình tốt số thì nhiều. Trong tiệc liên hoan mà đôi lúc hắn toát mồ hôi lạnh, vừa mừng vừa sợ như một kẻ chết hụt.
Sau phần lễ nghi rình rang, cuộc sống trở lại nhịp điệu bình thường. Nhiều công việc cấp thiết như xây doanh trại cho tiểu đoàn ăn ở, lập một tổng hành dinh cho ra vẻ một lực lượng quốc gia quan trọng nhất trong tình hình hiện tại. Năm Tài trổ tài tháo vát, sang ngay một căn phố số 31 đường Canton (nay là Hải Thượng Lãn Ông) để làm văn phòng liên lạc với quân đội Pháp. Bộ tham mưu của Bảy Viễn thường trực ở đây trong khi Thái Hoàng Minh và Tư Hiểu sống sát với tiểu đoàn bên Phạm Thế Hiển. Mỗi ngày người Pháp chi cho quân đội Bình Xuyên mỗi đầu người ba đồng tiền chợ. Gạo được cấp phát riêng. Như vậy mức sống của năm trăm người dưới quyền của đại tá Bảy Viễn cũng kể là cao, vì lúc này, một tô hủ tiếu chỉ có ba xu. Cấp bộ được mười đồng ngày…
Tuy nhiên không thể sống dài dài trong cảnh "tiền cấp gạo đong" như thế. Bộ tham mưu Bảy Viễn đề nghị tướng Đờ-la-tua giao công tác cụ thể xứng đáng với đông tiền trợ cấp của Pháp.
Cuộc hành quân quy mô thủy, lục, không quân đã diễn ra liên tiếp suốt một tuần lễ trong vùng Rừng Sác. Hàng trăm tàu chiến đủ loại, từ tuần dương đến giang đỉnh - thường được gọi là tàu "lồng cu" ngày đêm xình xịch lên xuống, ngang dọc trên hai con sống Lòng Tàu và Soài Rạp, đôi khi thọc sâu vô các con rạch nhỏ để càn quét. Trên trời thì "đầm già" quần đảo chỉ điểm cho đám ‘cồng cộc" lên bỏ bom và bắn dai như trâu đái. Sau một tuần ra huy hùng hổ, kết quả chẳng có gì đáng hãnh diện. Đờ-la-tua nghĩ ngay tới chuyện "đạp gai phải dùng gai mà lễ": Đưa bộ đội Bình Xuyên trị Việt Minh là thượng sách. Hắn bảo Bảy Viễn:
- Sau thời gian ổn định, bây giờ đã đến lúc các anh bắt tay vào việc bình định xứ sở. đang lúc Việt Minh xáo trộn dữ dội, tôi giao cho các anh nhiệm vụ mở lại con đường 15. Đây là con đường huyết mạnh không kém quốc lộ 4. Nếu quốc lộ 4 là con đường lúa gạo, heo cá nuôi sống cả dân thành phố thì con đường 15 là mặt tiền của chính phủ Sài Gòn. Nó giúp du khách và nhất là các chính khách từ chính quốc sang có chỗ để cuối tuần đi du ngoạn, tắm biển. Vũng Tàu là một trong các thắng cảnh đẹp nhất Việt Nam. Phải giải tỏa con lộ 15 với bất cứ giá nào. Đây là một sự tín nhiệm mà quân đội Pháp đặt lên vai các anh.
Con đường 15 dài 120 cây sô, nhưng chỉ cần giải tỏa khoảng một nửa vì đoạn Sài Gòn - Long Thành không bị phá hoại nhiều và đã được sửa chữa từ lâu. Riêng khúc Long Thành - Bà Rịa thì bị phá họai dữ dội.
Không một chiếc cầu nào còn nguyên. Dù là xi măng hay là sắt, đều được phá bằng mìn ngay trong những ngày đầu kháng chiến. Còn đường thì cuốc tróc lớp nhựa và đá xanh lên, đào lỗ trồng tre dầy bịt. Cây cối hai bên đường đều bị đốn cho ngã lên con đường. Nếu có ai đi ngang qua vùng Thái Thiện, Phú Mỹ, người đó không nhận ra con lộ 15 là con đương quen thuộc của giới giàu sang, trưởng giả trong thời tiền chiến, cứ cuối tuần là phóng xe đi Vũng Tàu hay Long Hải ngao du cùng biển xanh song bạc…
Đồng ruộng hai bên bỏ hoang lâu năm nay đã thành rừng chồi, gây thêm khó khăn cho cuộc giải tỏa. Cả tiểu đoàn Bình Xuyên đều ngán, nhưng lệnh đã ban, đành phải cố gắng.
Thái Hoàng Minh không phải là một nhà quân sự, nhưng ngược lại hắn là một tay kinh doanh. Trước công tác mới, hắn thấy cơ hội làm ăn quy mô đã đến với hắn. Rừng bạt ngàn sẽ là kho tiền vô tận cho các nhà khai thác cay gỗ, than củi. Mỗi một cây số đường giải tỏa là Bình Xuyên có thêm được nhiều "cúp" rừng để khai thác lâm sản. Cuối năm 49 và đầu năm 50, suốt con đường dọc bờ Kinh Tẻ từ dạ cầu Tân Thuận cho tới chợ Phạm Thế Hiển, các vựa củi mọc lên như nấm. Đó là các cơ sở làm ăn có liên quan mật thiết vơi Bình Xuyên.
Tướng Đờ-la-tua thấy Bình Xuyên nặng về làm ăn cây gỗ hơn là bình định, đã quở trách và đôn đốc Bảy Viễn xúc tiến cuộc giải tỏa đường. Nhưng càng tiến sâu vô khúc đường Thái Thiện - Quán Chim - Eo Ông - Thị Vãi, Thái Hoàng Minh càng gặp sức chống trả của bộ đội và du kích. Vì vùng này trước đây là căn cứ Cộng sản 7của Hai Vĩnh. Những vụ bắn tỉa kết hợp với gài mìn, lực đạn "khẻ" dần quân số. Có một lúc sức kháng cự lên cao khiến Thái Hoàng Minh phải hoang mang, tự bắn vào cánh tay gây thương tích để xin Bảy Viễn cho đi Pháp điều trị. Đó là thủ đoạn để "giã biệt chiến trường". Tư Hiểu lên thay. Dù được tiếp tay của quân đội Pháp, Tư Hiểu phải mất ba năm mới hòan thành cứ mạng giải tỏa con đường Sài Gòn - Vũng Tàu vào giữa năm 52. Pháp cho đây là một thắng lợi quan trọng. Ngày khánh thành đường con lộ mới được tổ chức rình rang. Đờ-la-tua đọc diễn văn ca ngợi công sức của lực lượng Bình Xuyên trong việc giải tỏa và long trọng giao cho Bình Xuyên tiếp tục bảo đảm an ninh trật tự suốt đoạn đường 120 cây số này.
Ngôi sao Bảy Viễn le lói kể từ "chiến công" ấy, Năm Tài cũng có dịp trổ nghề kinh doanh. Hắn đề nghị Bảy Viễn lập hãng xe đò Sài Gòn - Vũng Tàu lấy tên là Nghĩa Hiệp, chiếm độc quyền giao thông vận tải trên tuyến đường này. Chưa bao giờ ở Sài Gòn có một hãng xe đò làm mưa làm gió như hãng Nghĩa Hiệp của Bảy Viễn.
Kinh doanh thành công trong ngành xe đò, Bảy Viễn bỏ vòi sang ngành khách sạn, nhà hàng. Vũng Tàu lúc ấy như một thành phố hồi sinh. Du khách kéo tới nườm nượp. Khách sạn không đủ. Bảy Viễn xây cất khách sạn, nhà hàng, giao cho bà Lúa quản lý. Du khách ở tại khách sạn của bà Lúa có được cái thuận lợi là xe đò Nghĩa Hiệp đưa tới tận khách sạn trước khi ghé bến. Bận về cũng thế, xe đến tận khách sạn rước, không phải ra bến.
Đã có cơ sở làm ăn, bộ tham mưu Bảy Viễn nghĩ tới chuyện xay dựng một tổng hành dinh đồ sộ, xứng đáng với tầm vóc của Bình Xuyên. Năm Tài chọn mua một miếng đất dưới dốc cầu chữ Y, xây cất nhà ngang dãy dọc. Đầu năm 50 thì cả bộ tham mưu rời ngôi nhà sô 31 Canton để dọn về tổng hành dinh mới.
Để tổng hành dinh Bình Xuyên có một cái gì khác thiện hạ, Bảy Viễn cho xây hầm nuôi cá xấu và chuồng cọp, thêm một chuồng gấu. Thỉnh thoảng Bảy Viễn lại đi bách bộ cạnh các con thú dữ dằn ấy làm cho bất kỳ ai bên ngoài trông thấy cũng không dám coi thường cái oai của Ngài đại tá.
"Ngày trở về của Bảy Viễn tồi tệ như thế này sao?". Bảy Viễn không ngớt thở dài. Điều y ngại nhất là ăn làm sao, nói làm sao với nhà cầm quyền Pháp - Việt đây? Đường đường là một Khu trưởng Khu 7 mà về với "chính nghĩa quốc gia" chỉ có một trung đội thì "mất mặt bầu cua" quá chừng!
Sáng hôm sau, tên tường Đờ-la-tua (Dela Tour), Tư lệnh Quân khu Sài Gòn, đi xe thiết giáp tới cầu Hiệp Ân đón Bảy Viễn. Nhưng thấy cảnh "hàng thần lơ láo" có vài chục ngoe, hắn lắc đầu dở khóc dở cười. Năm Tài khéo léo tránh cho Đờ-la-tua lẫn Bảy Viễn cuộc gặp gỡ trơ trẽn như trò hề. Hắn vội bàn với Đờ-la-tua:
- Thứ Thiếu tướng, lực lượng Bình Xuyên gồm có bảy Chi đội 2, 3, 4, 7, 9, 21 và 25, nhưng trong thế kẹt không mang theo hết được. Kế hoạch về thành tuy hết sức bí mật nhưng đã bị lộ nên chúng tôi bị Việt Minh kềm cặp chặt chẽ… Xin Thiếu tướng hoãn lễ ra mắt chừng hai tuần để chúng tôi liên lạc vào khu kéo các Chi đội còn kẹt trong đó ra. Đồng thời cũng xin Thiếu tướng mở cuộc hành quân quy mô gồm cả thủy, lục, không quân đánh vào Rừng Sác để đập tan cuộc thanh trừng của Việt Minh nhằm vào các chi đội nói trên.
Đờ-la-tua lên thiết giáp quay về Sài Gòn, không thèm bắt tay Bảy Viễn đang đứng xớ rớ đâu đó, sượng sùng như chó chực xương.
Trong vòng hai tuần lễ đó, bộ tham mưu của Bảy Viễn ra sức chạy đua với thời gian. Với tiền Phòng Nhỉ ứng trước, Năm Tài tổ chức những bàn mộ lính đặt ngay trước các chợ Phạm Thế Hiển, cầu Rạch Ong, cầu Nhị Thiên Đường, cầu Tân Thuận. Điều kiện đăng lính rất dễ dàng, hễ ký tên là bợ bạc gọi là tiền thưởng. Số người hưởng ứng quá ít, Năm Bé cho người đến các bót nhận lãnh các tay du đãng sa lưới, bảo là lính Bình Xuyên từ chiến khu trốn về. Nhờ vậy mà chỉ trong vài ba ngày, Năm Bé kiếm đủ một tiểu đoàn giao cho Tư Sang huấn luyện quân sự cấp tốc. Súng ống thì Phòng Nhì cung cấp đầy đủ, cũng như quân trang quân dụng. Mười ngày sau, dân chúng vùng Phạm Thế Hiển chứng kiến một đạo quân mới ra lò, áo giày vớ còn thơm phức mùi long não, nhưng nhìn kỹ thì các gương mặt đó rất quen: toàn là đám tiểu yêu "đá cá lăn dưa", móc túi, giật dây chuyền ở các chợ lân cận.
Đúng ngày quy định - ngày 13-6-1948, "quân đội Bình Xuyên ly khai Việt Minh trở về chính nghĩa quốc gia của nguyên Khu trưởng Khu 7 Lê Văn Viễn "long trọng làm lễ ra mắt" tại chợ Phạm Thế Hiển. Đến dự có đầy đủ các quan chức cao câp trong chính phủ Việt-Pháp. Nhưng đóng vai chính trong màn kịch ấy là Đờ-la-tua và nguyên Khu trưởng Lê Văn Viễn. Bảy Viễn mặc quân phục sĩ quan Pháp không đeo phù hiệu binh chủng và cấp bậc. Hắn đọc diễn văn do Năm Tài thảo đại khái tố cáo Việt Minh độc quyền yêu nước đồng thời đề cao Cựu hoàng Bảo Đại đã khéo léo đấu tranh bằng ngoại giao, được người Pháp đồng tình trao trả độc lập trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp. Đã đến lúc những người quốc gia nên rời hàng ngũ kháng chiến trở về kiến thiết xứ sở…
Sau đó tướng Đờ-la-tua lên đọc một bài diễn văn ngắn hoan nghênh ngày trở về của quân đội Bình Xuyên và trịnh trọng phong chức đại tá cho Khu trưởng Lê Văn Viễn.
Lễ gắn phù hiệu đại tá diễn ra trong tiếng kèn, tiếng trống ồn ào của dàn quân nhạc Pháp. Sau đó "đại tá" Lê Văn Viễn hướng dẫn tường Đờ-la-tua duyệt tiểu đoàn "thiện chiến" Bình Xuyên.
Buổi lễ ra mắt kết thúc tốt đẹp. Ngay đêm ấy, tất cả cấp bộ từ tiểu đội trưởng trở lên đều được dự tiệc liên hoan đặt tại nhà hàng Đại La Thiên. Rượu mạnh chảy như suối. Như một con dê lâu năm vừa được phá vỡ, bản chất hưởng thụ tuôn rào như thác. Mỗi cấp bộ đều có quyền chọn một cô ca-va để chung vui trong đêm lịch sử này. Giữa đám đông, Bảy Viễn công khai đề cao công lao của các tay tâm phúc. Trước hết là Năm Tài, một nhà ngoại giao lỗi lạc. Kế đến là Tư Sang, một chỉ huy quân sự đại tài. Kế đến là Năm Bé, một bạn giang hồ nhiều phen vào sinh ra tử, sống chết có nhau… Nhưng nhân vật đang lên đáng chú ý nhất là Thái Hoàng Minh, cháu rễ Bảy Viễn, Minh là rễ người chị thứ hai của Bảy Viễn và theo Viễn từ lúc bộ đội Phú Thọ của Bảy Viễn mới thành lập.Hồi trong khu thì chỉ là một đại đội trưởng tầm thường, không đánh một trận nào ra hồn. Nhưng khi về thành thì… đúng như lời thiên hạ thường nói: "không có chó bắt mèo…". Thái Hoàng Minh được Bảy Viễn chỉ định tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn phó là Tư Hiểu, tay này ngồi trong khu cũng chỉ là trung đội trưởng. Các ngôi thứ đều được "đôn lên". Tư Sang, Năm Tài trở thành cố vấn tối cao, cũng như Năm Bé lãnh chức quân sư…
Cố nhiên trong lễ ra mắt và trong tiệc liên hoan không thể vắng mặt người bạn thân thiết nhất mà cũng là tai mắt của tên cáo già Savani: Môrit Thiên. Khi nghe Lâm Ngọc Đường còn kẹt Rừng Sác giữa cuộc tảo thanh ác liệt. Môrit Thiên lo cho Lâm Ngọc Đường thì ít mà mừng cho mình tốt số thì nhiều. Trong tiệc liên hoan mà đôi lúc hắn toát mồ hôi lạnh, vừa mừng vừa sợ như một kẻ chết hụt.
Sau phần lễ nghi rình rang, cuộc sống trở lại nhịp điệu bình thường. Nhiều công việc cấp thiết như xây doanh trại cho tiểu đoàn ăn ở, lập một tổng hành dinh cho ra vẻ một lực lượng quốc gia quan trọng nhất trong tình hình hiện tại. Năm Tài trổ tài tháo vát, sang ngay một căn phố số 31 đường Canton (nay là Hải Thượng Lãn Ông) để làm văn phòng liên lạc với quân đội Pháp. Bộ tham mưu của Bảy Viễn thường trực ở đây trong khi Thái Hoàng Minh và Tư Hiểu sống sát với tiểu đoàn bên Phạm Thế Hiển. Mỗi ngày người Pháp chi cho quân đội Bình Xuyên mỗi đầu người ba đồng tiền chợ. Gạo được cấp phát riêng. Như vậy mức sống của năm trăm người dưới quyền của đại tá Bảy Viễn cũng kể là cao, vì lúc này, một tô hủ tiếu chỉ có ba xu. Cấp bộ được mười đồng ngày…
Tuy nhiên không thể sống dài dài trong cảnh "tiền cấp gạo đong" như thế. Bộ tham mưu Bảy Viễn đề nghị tướng Đờ-la-tua giao công tác cụ thể xứng đáng với đông tiền trợ cấp của Pháp.
Cuộc hành quân quy mô thủy, lục, không quân đã diễn ra liên tiếp suốt một tuần lễ trong vùng Rừng Sác. Hàng trăm tàu chiến đủ loại, từ tuần dương đến giang đỉnh - thường được gọi là tàu "lồng cu" ngày đêm xình xịch lên xuống, ngang dọc trên hai con sống Lòng Tàu và Soài Rạp, đôi khi thọc sâu vô các con rạch nhỏ để càn quét. Trên trời thì "đầm già" quần đảo chỉ điểm cho đám ‘cồng cộc" lên bỏ bom và bắn dai như trâu đái. Sau một tuần ra huy hùng hổ, kết quả chẳng có gì đáng hãnh diện. Đờ-la-tua nghĩ ngay tới chuyện "đạp gai phải dùng gai mà lễ": Đưa bộ đội Bình Xuyên trị Việt Minh là thượng sách. Hắn bảo Bảy Viễn:
- Sau thời gian ổn định, bây giờ đã đến lúc các anh bắt tay vào việc bình định xứ sở. đang lúc Việt Minh xáo trộn dữ dội, tôi giao cho các anh nhiệm vụ mở lại con đường 15. Đây là con đường huyết mạnh không kém quốc lộ 4. Nếu quốc lộ 4 là con đường lúa gạo, heo cá nuôi sống cả dân thành phố thì con đường 15 là mặt tiền của chính phủ Sài Gòn. Nó giúp du khách và nhất là các chính khách từ chính quốc sang có chỗ để cuối tuần đi du ngoạn, tắm biển. Vũng Tàu là một trong các thắng cảnh đẹp nhất Việt Nam. Phải giải tỏa con lộ 15 với bất cứ giá nào. Đây là một sự tín nhiệm mà quân đội Pháp đặt lên vai các anh.
Con đường 15 dài 120 cây sô, nhưng chỉ cần giải tỏa khoảng một nửa vì đoạn Sài Gòn - Long Thành không bị phá hoại nhiều và đã được sửa chữa từ lâu. Riêng khúc Long Thành - Bà Rịa thì bị phá họai dữ dội.
Không một chiếc cầu nào còn nguyên. Dù là xi măng hay là sắt, đều được phá bằng mìn ngay trong những ngày đầu kháng chiến. Còn đường thì cuốc tróc lớp nhựa và đá xanh lên, đào lỗ trồng tre dầy bịt. Cây cối hai bên đường đều bị đốn cho ngã lên con đường. Nếu có ai đi ngang qua vùng Thái Thiện, Phú Mỹ, người đó không nhận ra con lộ 15 là con đương quen thuộc của giới giàu sang, trưởng giả trong thời tiền chiến, cứ cuối tuần là phóng xe đi Vũng Tàu hay Long Hải ngao du cùng biển xanh song bạc…
Đồng ruộng hai bên bỏ hoang lâu năm nay đã thành rừng chồi, gây thêm khó khăn cho cuộc giải tỏa. Cả tiểu đoàn Bình Xuyên đều ngán, nhưng lệnh đã ban, đành phải cố gắng.
Thái Hoàng Minh không phải là một nhà quân sự, nhưng ngược lại hắn là một tay kinh doanh. Trước công tác mới, hắn thấy cơ hội làm ăn quy mô đã đến với hắn. Rừng bạt ngàn sẽ là kho tiền vô tận cho các nhà khai thác cay gỗ, than củi. Mỗi một cây số đường giải tỏa là Bình Xuyên có thêm được nhiều "cúp" rừng để khai thác lâm sản. Cuối năm 49 và đầu năm 50, suốt con đường dọc bờ Kinh Tẻ từ dạ cầu Tân Thuận cho tới chợ Phạm Thế Hiển, các vựa củi mọc lên như nấm. Đó là các cơ sở làm ăn có liên quan mật thiết vơi Bình Xuyên.
Tướng Đờ-la-tua thấy Bình Xuyên nặng về làm ăn cây gỗ hơn là bình định, đã quở trách và đôn đốc Bảy Viễn xúc tiến cuộc giải tỏa đường. Nhưng càng tiến sâu vô khúc đường Thái Thiện - Quán Chim - Eo Ông - Thị Vãi, Thái Hoàng Minh càng gặp sức chống trả của bộ đội và du kích. Vì vùng này trước đây là căn cứ Cộng sản 7của Hai Vĩnh. Những vụ bắn tỉa kết hợp với gài mìn, lực đạn "khẻ" dần quân số. Có một lúc sức kháng cự lên cao khiến Thái Hoàng Minh phải hoang mang, tự bắn vào cánh tay gây thương tích để xin Bảy Viễn cho đi Pháp điều trị. Đó là thủ đoạn để "giã biệt chiến trường". Tư Hiểu lên thay. Dù được tiếp tay của quân đội Pháp, Tư Hiểu phải mất ba năm mới hòan thành cứ mạng giải tỏa con đường Sài Gòn - Vũng Tàu vào giữa năm 52. Pháp cho đây là một thắng lợi quan trọng. Ngày khánh thành đường con lộ mới được tổ chức rình rang. Đờ-la-tua đọc diễn văn ca ngợi công sức của lực lượng Bình Xuyên trong việc giải tỏa và long trọng giao cho Bình Xuyên tiếp tục bảo đảm an ninh trật tự suốt đoạn đường 120 cây số này.
Ngôi sao Bảy Viễn le lói kể từ "chiến công" ấy, Năm Tài cũng có dịp trổ nghề kinh doanh. Hắn đề nghị Bảy Viễn lập hãng xe đò Sài Gòn - Vũng Tàu lấy tên là Nghĩa Hiệp, chiếm độc quyền giao thông vận tải trên tuyến đường này. Chưa bao giờ ở Sài Gòn có một hãng xe đò làm mưa làm gió như hãng Nghĩa Hiệp của Bảy Viễn.
Kinh doanh thành công trong ngành xe đò, Bảy Viễn bỏ vòi sang ngành khách sạn, nhà hàng. Vũng Tàu lúc ấy như một thành phố hồi sinh. Du khách kéo tới nườm nượp. Khách sạn không đủ. Bảy Viễn xây cất khách sạn, nhà hàng, giao cho bà Lúa quản lý. Du khách ở tại khách sạn của bà Lúa có được cái thuận lợi là xe đò Nghĩa Hiệp đưa tới tận khách sạn trước khi ghé bến. Bận về cũng thế, xe đến tận khách sạn rước, không phải ra bến.
Đã có cơ sở làm ăn, bộ tham mưu Bảy Viễn nghĩ tới chuyện xay dựng một tổng hành dinh đồ sộ, xứng đáng với tầm vóc của Bình Xuyên. Năm Tài chọn mua một miếng đất dưới dốc cầu chữ Y, xây cất nhà ngang dãy dọc. Đầu năm 50 thì cả bộ tham mưu rời ngôi nhà sô 31 Canton để dọn về tổng hành dinh mới.
Để tổng hành dinh Bình Xuyên có một cái gì khác thiện hạ, Bảy Viễn cho xây hầm nuôi cá xấu và chuồng cọp, thêm một chuồng gấu. Thỉnh thoảng Bảy Viễn lại đi bách bộ cạnh các con thú dữ dằn ấy làm cho bất kỳ ai bên ngoài trông thấy cũng không dám coi thường cái oai của Ngài đại tá.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.