Chương 21: Góp nhặt lần thứ hai mươi: Tiên đoán
Công Tử Ưu
13/01/2023
Liễu Tức Phong nhìn vào bản thảo của mình, nhẩm từng câu từng chữ: "Trên ngọn núi đối diện có một tòa nhà hai tầng màu vàng, trước cửa có con
chó giống Trung Hoa bản địa màu trắng, đôi khi còn thêm hai con gà trống."
Lý Kinh Trọc nhìn chằm chằm vào Liễu Tức Phong: "Đây là địa chỉ của ông thầy lang họ Lữ?"
Liễu Tức Phong nói: "Ông ta kể cho tôi như vậy, không sai một chữ, tôi chỉ thay chữ 'chó cỏ' thành chó giống Trung Hoa bản địa thôi."
Lý Kinh Trọc nhịn cười: "Thôi được rồi, để tôi lên núi đối diện tìm xem có ngôi nhà hai tầng màu vàng nào không, nếu trước cửa có một con chó và hai con gà trống thì đi vào, đúng chưa?"
"Đúng là như thế."
Lý Kinh Trọc nói: "Thế tôi đi đây."
Liễu Tức Phong: "Tôi đi nữa."
Lý Kinh Trọc cảnh giác: "Anh xem tôi là nguồn kể chuyện, đi theo tôi để xem trò vui thôi đúng không."
Liễu Tức Phong nhắc nhở: "Giây phút không rời."
Lý Kinh Trọc cúi đầu cười, vươn tay ra để Liễu Tức Phong dắt.
Trước ngôi nhà màu vàng đang đốt ngải cứu, một ông già gầy gò khô quắt để chân trần, thân trên tròng một cái áo ba lỗ mỏng đến gần như trong suốt vì bị giặt quá nhiều lần, bên dưới mặc quần vải đen, đang ngồi trên ghế đọc sách.
Lý Kinh Trọc tập trung nhìn, nhận ra quyển sách kia là《 Giải mộng Chu Công 》, cảm thấy quá cạn lời. Anh hỏi nhỏ Liễu Tức Phong: "Đây là thầy Lữ thật à?"
Liễu Tức Phong gật đầu: "Cam đoan không giả. Lại nói, ông ta từng xem tướng tay cho tôi rồi đấy, không ngờ còn biết giải mộng nữa."
Lý Kinh Trọc hỏi: "Tướng tay thế nào?"
Liễu Tức Phong đáp: "Văn Khúc Tinh Quân tái thế. Lúc vận lên thì Gió xuân thỏa chí ngựa phi, xem hoa cho hết trọn ngày Trường An. Khi vận xuống thì giống cái vị tổ tiên của tôi, Phong lưu dẫu lắm vẻ hay, cũng không tỏ được lòng này cùng ai." ①
Lý Kinh Trọc cười nhẹ: "Hay ho quá nhỉ."
Liễu Tức Phong: "Tôi nói thật mà, chờ lát nữa ông ta xem cho cậu, không chừng nhìn ra cậu là Hoa Đà tái thế. Vận tốt thì cạo xương cho Quan Công, vận xấu thì đụng trúng Tào Tháo đau đầu."
Lý Kinh Trọc nói: "Tôi thấy anh biết xem tướng còn hơn hẳn thầy Lữ rồi."
"Ai kêu tôi đấy?" Thầy Lữ ngẩng đầu kéo kính lão xuống chóp mũi, nhìn Lý Kinh Trọc và Liễu Tức Phong.
Lý Kinh Trọc nói: "Thầy Lữ, quấy rầy quá, tôi tới hỏi một việc ạ."
Thầy Lữ nói: "Hỏi nhân duyên, hỏi đường làm quan hay là hỏi cái này?" Thầy Lữ xoa xoa ngón cái và ngón trỏ vào nhau.
Lý Kinh Trọc: "Tôi tới hỏi về bệnh tình của Vương Tứ Đa."
Thầy Lữ mất hứng, cúi đầu tiếp tục đọc sách: "Tôi không nói cậu nghe bệnh tình của người khác được đâu, cái này gọi là quyền riêng tư. Riêng tư, hiểu không?"
Lý Kinh Trọc nói: "Ông ấy bị tiểu đường, không chữa sẽ muộn mất."
Thầy Lữ hỏi: "Cậu là gì của ông ta?"
Lý Kinh Trọc đáp: "Miễn cưỡng tính là hàng xóm."
Thầy Lữ lại nói: "Hàng xóm thôi mà dài tay thế?"
Lý Kinh Trọc: "Chuyện liên quan đến tính mạng."
Thầy Lữ nhìn anh chằm chằm, đặt sách xuống, nhặt một tẩu thuốc dưới đất lên gõ gõ, "Cậu là bác sĩ à?"
Lý Kinh Trọc trả lời: "Sinh viên y khoa."
Thầy Lữ yêu cầu: "Cậu đến đây để tôi xem tướng tay cho."
Lý Kinh Trọc nói: "Tôi không tin mấy chuyện này."
Thầy Lữ: "Vậy đừng đứng trước cửa nhà tôi nữa. Khiếu Thiên, mau đuổi nó đi ②."
Con chó trắng bỗng dưng sủa nhặng lên, nhưng bị dây thừng buộc chặt nên chỉ có thể chạy vòng vòng trong bán kính có hạn.
Lý Kinh Trọc suy nghĩ rồi nói: "Tôi để ông xem tay, đổi lại ông phải đi nói với Vương Tứ Đa đi bệnh viện khám."
Thầy Lữ chìa tay ra: "Đặt tay vào đây."
Lý Kinh Trọc đưa tay. Tay thầy Lữ khô gầy như cái chân gà hung hăng quặp lấy ngón tay anh, không ngừng vặn tới vặn lui, đôi mắt vẩn đục nhìn chằm chằm lòng bàn tay trắng bệch nửa ngày mới nói: "Đúng là bác sĩ thật."
Lý Kinh Trọc nghĩ thầm: Giả thần giả quỷ. Nhưng mặt ngoài vẫn để yên cho ông ta xem tiếp.
Bàn tay cẳng gà của thầy Lữ càng thêm dùng sức gần như muốn bẻ gãy ngón tay Lý Kinh Trọc: "Cậu từng giết người, có bệnh nhân chết trên tay cậu."
"Ông nói nhảm gì thế?" Lý Kinh Trọc đột ngột rút tay, móng tay thầy Lữ để lại trên tay anh mấy vết cào rỉ máu.
Thầy Lữ cười khằng khặc quái dị: "Báo ứng của cậu sắp tới rồi, giữa tháng bảy, tết Trung Nguyên, ngày cửa âm mở ra chính là thời điểm gặp báo ứng."
Liễu Tức Phong đẩy thầy Lữ ra, ôm Lý Kinh Trọc ra sau mình, nói: "Đừng tin lời ông ta."
Lý Kinh Trọc lắc lắc tay: "Tôi không tin." Dứt lời, anh nhìn về phía thầy Lữ, "Tôi cho ông xem tướng tay rồi, ông phải nói thật với Vương Tứ Đa đi."
Thầy Lữ nhìn chằm chằm vào Lý Kinh Trọc, nói sâu xa: "Cậu cũng thu tiền mà."
"Cái gì?"
Thầy Lữ nói: "Bệnh nhân trả cho các cậu bao nhiêu là tiền, sướng muốn chết."
Nắm tay Lý Kinh Trọc siết chặt. Liễu Tức Phong can: "Cậu xuống núi trước đi, để tôi nói cho."
Lý Kinh Trọc áp cơn giận trong lòng xuống, hạ giọng: "Không cần nói với ông ta, nói không thông đâu."
Liễu Tức Phong nói: "Trên thế giới này không có người nào không thể thông."
Lý Kinh Trọc không nói gì nữa, thâm tâm lại nghĩ, loại lang băm lừa đảo này thì có gì đáng để nói lý đâu?
Liễu Tức Phong rút ra một cái ví gấp, lấy hai trăm đồng đặt trước mặt thầy Lữ.
Lý Kinh Trọc không tin nổi: "Liễu Tức Phong, anh nói thông kiểu này à?"
Liễu Tức Phong gật đầu, thản nhiên nói: "Đúng vậy. Người kiểu nào thì nói chuyện kiểu đó."
Thầy Lữ liếc xéo hai trăm đồng kia một cái, lại nhìn lên ví tiền của Liễu Tức Phong, cầm cuốn《 Giải mộng Chu Công 》của mình lên tiếp tục bắt tréo chân xem tiếp, vừa xem vừa hút tẩu, khói thuốc bay lảng bảng như đằng vân giá vũ sắp thăng thiên tới nơi.
Lý Kinh Trọc chỉ: "Xem đi, vẫn nói không thông kìa."
Liễu Tức Phong mỉm cười không nói, mở ví rút ra từng tờ tiền mặt xếp chỉnh tề, mắt thấy hai trăm đồng biến thành ba trăm, bốn trăm, năm trăm... Thầy Lữ có vẻ vẫn không dao động.
Khi xếp đến một ngàn tệ, Liễu Tức Phong liếc nhìn thầy Lữ một cái, bắt đầu cất lần lượt từng tờ vào ví.
Một ngàn biến thành chín trăm, tám trăm, bảy trăm... Xấp tiền ngày càng mỏng, chẳng mấy chốc sẽ bị lấy hết.
Sắc mặt thầy Lữ đại biến, đột nhiên ném tẩu qua một bên nhào tới giật mấy trăm đồng tiền còn lại như gặp cướp: "Cậu, cậu còn lấy về? Đây là tiền của tôi."
Liễu Tức Phong dùng cây sáo đè lại xấp tiền, mấy tờ tiền đang nguyên vẹn, nếu thầy Lữ còn kéo nữa sẽ lập tức rách bươm.
Thầy Lữ đã sớm xem số tiền kia là tiền của mình, vì thế thót tim không dám kéo nữa. Lão ta nhìn sắc mặt Liễu Tức Phong vẫn trấn định, tự nhận sống đến tuổi này rồi mà chưa thấy qua loại người nửa thổ hào nửa lưu manh thế này.
Liễu Tức Phong hỏi lại: "Thầy Lữ có chịu đồng ý đi sang nhà họ Vương một chuyến không?"
Thầy Lữ trả lời: "Đi thì đi, mau nhấc sáo ra."
Liễu Tức Phong nói: "Lời vừa nãy, ông thu hồi đi."
Thầy Lữ hỏi lại: "Lời gì cơ?"
"Tướng tay."
Thầy Lữ nhìn Lý Kinh Trọc một cái, lại cười khằng khặc: "Tôi nói sự thật mà."
Liễu Tức Phong lại rút thêm một tờ tiền dưới cây sáo.
Thầy Lữ không cười nổi nữa, nhưng ngoài miệng vẫn cố chấp: "Nói đã nói ra rồi, bát nước hắt đi không thể gom lại."
Liễu Tức Phong rút tiếp hai tờ tiền.
"Được được được, thu hồi thì thu hồi, tôi thu hồi tất." Thầy Lữ cực kỳ đau lòng. Lão ta tự nhận mình không phải người tham tài, không yêu tiền của người khác, nhưng mà lão rất tiết kiệm, rất quý trọng đồng tiền của mình, tiền của lão lại như thịt trên người, cực kỳ ít. Lúc Liễu Tức Phong bỏ tiền ra, lão không động đậy, nhưng hắn vừa rút tiền về lão liền cảm thấy như Liễu Tức Phong đang cắt thịt trên người mình xuống.
Liễu Tức Phong ra lệnh: "Nói lại lần nữa đi."
Thầy Lữ nói: "Cậu ta là thần y tái thế, cho dù vận tốt hay xấu đều hành y cứu người, vang danh sử sách, được chưa?"
Liễu Tức Phong nói: "Thêm hai câu dễ nghe xem nào."
Lý Kinh Trọc: "Thôi đủ rồi. Chúng ta đi về đi, vốn dĩ tôi cũng không tin."
Lúc này Liễu Tức Phong mới nhấc cây sáo lên, hai người đi xuống núi.
Trên đường về Lý Kinh Trọc nhớ lại biểu hiện của Liễu Tức Phong hôm nay, trong đầu nảy ra câu nói của Dư Niên: Không văn minh. Đương nhiên, so với dùng vũ lực thì hành động của hắn đã được gọi là văn minh, nhưng hình như chính hành vi đó lại khiến anh không thoải mái còn hơn cả vũ lực. Dù sao Liễu Tức Phong cũng vì giúp anh giải quyết vấn đề, nhưng phương pháp của hắn thật sự...
"Cậu không vừa mắt à." Bỗng nhiên Liễu Tức Phong lên tiếng.
Lý Kinh Trọc lấy lại tinh thần, sợ Liễu Tức Phong không vui nên chỉ nói: "Không hẳn, chỉ là tôi thấy... không biết phải nói thế nào. Cho tiền lão ta như vậy, về sau không phải càng dễ ngang ngược xin đểu sao?"
Liễu Tức Phong nói: "Tôi cho là cậu muốn làm bác sĩ."
Lý Kinh Trọc không hiểu lắm: "Tôi muốn làm bác sĩ thật mà."
"Ý nghĩ kia của cậu thì phải làm thánh nhân."
"Tôi không có."
Liễu Tức Phong lại nói: "Cậu chữa được tim người, thế có chữa được nhân tâm không? Phải chữa cho giá trị quan của tất cả mọi người thành cùng tiêu chuẩn giống như cậu mới vui vẻ à."
Lý Kinh Trọc: "Tôi nói không lại anh, nếu có một ngày tôi cãi thắng thì đó chính là ngày tôi bỏ học y theo nghề viết."
Liễu Tức Phong bật cười: "Cậu vẫn nên làm bác sĩ đi, tôi không thích người cùng ngành."
Lý Kinh Trọc cũng cười rộ lên: "Văn nhân khinh thị lẫn nhau." Lại nói, "Tôi không làm nhà văn, chỉ làm bác sĩ. Tôi chữa trị tim mạch, anh chữa trị nhân tâm."
Liễu Tức Phong bật cười: "Buồn nôn."
"Tôi nói thật."
Liễu Tức Phong yên lặng một chút rồi nói: "Chính tôi cũng không chữa được nhân tâm đâu."
Lý Kinh Trọc nghiêm túc hẳn lên: "Tôi đọc sách của anh rồi, tôi biết anh làm được, thật đấy."
Ngày thứ hai diễn ra lễ khai mương nước, mới sáng sớm Liễu Tức Phong đã đến gõ cửa nhà Lý Kinh Trọc rủ cùng đi xem.
Lý Kinh Trọc tiếc nuối: "Chắc tôi không đợi được tới lúc đó đâu, mười giờ có lớp Quyền Thái, phải lên trấn."
Liễu Tức Phong thất vọng: "Thế thôi vậy."
Lý Kinh Trọc hỏi: "Muốn ăn cái gì không? Tôi mua về cho."
Liễu Tức Phong nói: "Rau củ hấp chén* đi, phải có ớt chưng cà tím, khoai sọ chưng xương sườn, bông sen chưng trứng, đậu tương đen chưng đậu phụ khô... Còn có cả cơm trắng cho vào chén riêng và một chén rượu ngọt nữa."
Lý Kinh Trọc phàn nàn: "Ăn mấy món đó phải đến tiệm ăn, làm sao mang về được?"
Liễu Tức Phong nói: "Cậu tự nghĩ cách đi."
"Thôi được, còn gì nữa không?"
"Sao với trăng trên trời nữa."
Lý Kinh Trọc bật cười: "Tôi sẽ cố gắng."
Liễu Tức Phong nhớ ra chuyện gì, "Đúng rồi, cậu có trông thấy dây buộc tóc của tôi không?"
Lý Kinh Trọc hỏi lại: "Dây buộc tóc nào?"
Liễu Tức Phong tả: "Một sợi dây vải màu đỏ sậm thêu hoa, lần trước hình như tôi bỏ quên ở nhà cậu."
Lý Kinh Trọc làm như mới nghe lần đầu: "Có à? Tôi không thấy."
Liễu Tức Phong suy nghĩ: "Quái lạ. Không ở bên này thì có thể ở đâu được..."
Lý Kinh Trọc nói: "Không biết. Để tôi lưu ý, nếu tìm thấy sẽ cất cho anh."
Chờ đến được hội quán quyền Thái, thay quần áo xong anh mới lấy trong túi ra một sợi dây buộc tóc màu đỏ thẫm thêu hoa, hít ngửi một trận, cười nửa ngày xong mới buộc lên trán xem như băng đô ngăn mồ hôi.
Hôm nay giờ học quyền Thái vẫn giống mọi ngày, trước là tập thể lực sau là tập động tác. Bài tập như vậy tiêu hao sức lực rất lớn, mỗi lần lên lớp xong đều là lúc Lý Kinh Trọc mệt mỏi nhất, nhưng tâm trạng rất tốt vì vừa vận động xong. Tan lớp tắm rửa thay quần áo, anh thuận tiện giặt sạch sợi dây buộc tóc mướt mồ hôi rồi mắc lên quai túi đeo. Chờ đi ra khỏi hội quán, gió thổi dọc đường đi sẽ tranh thủ hong khô luôn sợi dây.
Trưa hôm đó trời cũng nóng hầm hập, không khí oi bức, bốn phía tản ra mùi vị quán ăn và cây cối hai bên đường, Lý Kinh Trọc đeo tai nghe lên, bật bài《Summer》phiên bản guitar. Không biết vì sao đột nhiên lại nhớ tới phần mở đầu kinh điển của《 Trăm năm cô đơn 》, trong lòng tự viết theo một lần: Nhiều năm về sau, đối mặt với cuộc sống thường nhật không mấy thay đổi, bác sĩ Lý Kinh Trọc lại nhớ về một buổi trưa xa xôi anh quấn sợi dây buộc tóc màu đỏ thẫm của Liễu Tức Phong lên túi đeo sau giờ học quyền Thái.
Nghĩ đến đây anh cười rộ lên, cảm thấy nhất định mình bị Liễu Tức Phong ảnh hưởng rồi.
Đi đến quán bán rau củ hấp chén nhỏ mà Liễu Tức Phong muốn ăn, Lý Kinh Trọc thương lượng với bà chủ tiệm nửa ngày, thuê lại mười cái chén nhỏ đóng gói đủ loại thức ăn xách về. Bà chủ thấy bộ dạng anh như vậy, cười trêu: "Cậu đẹp trai đây là người thứ hai thuê chén về nhà đấy. Thế mà cũng nghĩ ra được."
Lý Kinh Trọc hỏi: "Người thứ nhất có phải một thanh niên tóc dài, gương mặt đào hoa, nói chuyện còn hay hơn hát đúng không?"
Bà chủ tiệm kinh ngạc: "Làm sao cậu biết? Đúng là cậu ta đấy. Lâu rồi Liễu Lang không tới, chị Thi với dì Lâm ở đối diện đều nói là nhớ cậu ấy lắm."
Trong lòng Lý Kinh Trọc mắng to Liễu Tức Phong một hồi, ngoài miệng vẫn lịch sự: "Bà chủ không hiểu đâu, Liễu Lang về nhà kết hôn rồi."
Bà chủ càng kinh ngạc hơn: "Cái gì? Chả trách lâu như vậy rồi không ghé nữa, hóa ra là trong nhà có người quản thúc."
Lý Kinh Trọc cố ý nói: "Đúng vậy, Liễu Lang sợ vợ lắm, mỗi ngày đều phải cun cút làm việc nhà."
Bà chủ tiệm vừa cười vừa lắc đầu: "Tôi nói Liễu lang trông phong lưu như thế, hóa ra cũng có máu sợ vợ. Thật sự không nhìn ra." Lại nói tiếp, "Cậu đẹp trai này chắc cũng sợ vợ một phép nhỉ? Nếu không ai lại không ngại phiền toái, đóng gói nhiều thứ mang về như thế làm gì? Cô nào làm vợ cậu đúng là có phúc."
Lý Kinh Trọc nóng cả mặt, không nói gì nữa. Chờ thức ăn chuẩn bị xong, anh mang tai nghe lên, xách đồ ăn co cẳng chạy biến.
Anh mới xoay người đi một phút, mấy gã đàn ông đang ăn mì ở quán bên cạnh lập tức ném đũa đứng lên theo. Ông chủ tiệm phàn nàn: "Mới ăn có mấy miếng đã đi rồi, không hợp khẩu vị hay là sao?"
Gã đàn ông đi cuối rút tiền ra trả: "Tại chúng tôi có việc gấp, lãng phí công sức của ông chủ rồi, ngại quá." Nói xong cũng chạy đi.
Lý Kinh Trọc ôm túi thức ăn, trong tai vẫn là tiếng đàn guitar nhẹ nhàng vui tươi quanh quẩn, phố phường trước mắt dưới tiếng đàn trở nên đẹp như tranh vẽ, nét gạch nét ngói, nét cỏ nét cây đều tinh tế, biển hàng vui mắt thú vị, đến người đi đường ngược xuôi trong mắt ai cũng tràn đầy tình cảm trìu mến.
—-----------------
Lời tác giả:
① Hai bài thơ lần lượt là《 Đăng khoa hậu 》(Sau ngày thi đỗ) của Mạnh Giao (thi sĩ thời Trung Đường) và《 Vũ lâm linh 》của Liễu Vĩnh (thi sĩ thời Bắc Tống, Liêu).
Bởi vì Liễu Vĩnh cùng họ với anh Liễu nên bị anh ta nhận bừa là tổ tiên nhà mình =))
Câu lấy trong bài "Đăng khoa hậu" là:
Xuân phong đắc ý mã đề tật,
Nhất nhật khán tận Trường An hoa.
Dịch thơ:
Gió xuân thỏa chí ngựa phi,
Xem hoa cho hết trọn ngày Trường An. (bản dịch trên thivien.net)
Câu lấy trong "Vũ lâm linh":
Tiện túng hữu thiên chủng phong tình,
Cánh dữ hà nhân thuyết?
Dịch thơ:
Phong lưu dẫu lắm vẻ hay,
Cũng không tỏ được lòng này cùng ai (bản dịch trên thivien.net)
② Khiếu Thiên, một con chó từng cắn Lữ Động Tân.
Lữ Động Tân (hay Lã Động Tân) 呂洞賓 là vị tiên nổi tiếng trong Đạo giáo, một trong Bát Tiên, được tôn làm một trong Ngũ Ân Chủ, Ngũ Văn Xương. Người đời thờ Lữ Động Tân làm thần giải mộng, thần văn cụ, thần khoa khảo, thần đào vàng và các loại mỏ kim loại, thần tổ nghề tóc, cũng như thờ ông làm thần võ hay thần tài.
Lý Kinh Trọc nhìn chằm chằm vào Liễu Tức Phong: "Đây là địa chỉ của ông thầy lang họ Lữ?"
Liễu Tức Phong nói: "Ông ta kể cho tôi như vậy, không sai một chữ, tôi chỉ thay chữ 'chó cỏ' thành chó giống Trung Hoa bản địa thôi."
Lý Kinh Trọc nhịn cười: "Thôi được rồi, để tôi lên núi đối diện tìm xem có ngôi nhà hai tầng màu vàng nào không, nếu trước cửa có một con chó và hai con gà trống thì đi vào, đúng chưa?"
"Đúng là như thế."
Lý Kinh Trọc nói: "Thế tôi đi đây."
Liễu Tức Phong: "Tôi đi nữa."
Lý Kinh Trọc cảnh giác: "Anh xem tôi là nguồn kể chuyện, đi theo tôi để xem trò vui thôi đúng không."
Liễu Tức Phong nhắc nhở: "Giây phút không rời."
Lý Kinh Trọc cúi đầu cười, vươn tay ra để Liễu Tức Phong dắt.
Trước ngôi nhà màu vàng đang đốt ngải cứu, một ông già gầy gò khô quắt để chân trần, thân trên tròng một cái áo ba lỗ mỏng đến gần như trong suốt vì bị giặt quá nhiều lần, bên dưới mặc quần vải đen, đang ngồi trên ghế đọc sách.
Lý Kinh Trọc tập trung nhìn, nhận ra quyển sách kia là《 Giải mộng Chu Công 》, cảm thấy quá cạn lời. Anh hỏi nhỏ Liễu Tức Phong: "Đây là thầy Lữ thật à?"
Liễu Tức Phong gật đầu: "Cam đoan không giả. Lại nói, ông ta từng xem tướng tay cho tôi rồi đấy, không ngờ còn biết giải mộng nữa."
Lý Kinh Trọc hỏi: "Tướng tay thế nào?"
Liễu Tức Phong đáp: "Văn Khúc Tinh Quân tái thế. Lúc vận lên thì Gió xuân thỏa chí ngựa phi, xem hoa cho hết trọn ngày Trường An. Khi vận xuống thì giống cái vị tổ tiên của tôi, Phong lưu dẫu lắm vẻ hay, cũng không tỏ được lòng này cùng ai." ①
Lý Kinh Trọc cười nhẹ: "Hay ho quá nhỉ."
Liễu Tức Phong: "Tôi nói thật mà, chờ lát nữa ông ta xem cho cậu, không chừng nhìn ra cậu là Hoa Đà tái thế. Vận tốt thì cạo xương cho Quan Công, vận xấu thì đụng trúng Tào Tháo đau đầu."
Lý Kinh Trọc nói: "Tôi thấy anh biết xem tướng còn hơn hẳn thầy Lữ rồi."
"Ai kêu tôi đấy?" Thầy Lữ ngẩng đầu kéo kính lão xuống chóp mũi, nhìn Lý Kinh Trọc và Liễu Tức Phong.
Lý Kinh Trọc nói: "Thầy Lữ, quấy rầy quá, tôi tới hỏi một việc ạ."
Thầy Lữ nói: "Hỏi nhân duyên, hỏi đường làm quan hay là hỏi cái này?" Thầy Lữ xoa xoa ngón cái và ngón trỏ vào nhau.
Lý Kinh Trọc: "Tôi tới hỏi về bệnh tình của Vương Tứ Đa."
Thầy Lữ mất hứng, cúi đầu tiếp tục đọc sách: "Tôi không nói cậu nghe bệnh tình của người khác được đâu, cái này gọi là quyền riêng tư. Riêng tư, hiểu không?"
Lý Kinh Trọc nói: "Ông ấy bị tiểu đường, không chữa sẽ muộn mất."
Thầy Lữ hỏi: "Cậu là gì của ông ta?"
Lý Kinh Trọc đáp: "Miễn cưỡng tính là hàng xóm."
Thầy Lữ lại nói: "Hàng xóm thôi mà dài tay thế?"
Lý Kinh Trọc: "Chuyện liên quan đến tính mạng."
Thầy Lữ nhìn anh chằm chằm, đặt sách xuống, nhặt một tẩu thuốc dưới đất lên gõ gõ, "Cậu là bác sĩ à?"
Lý Kinh Trọc trả lời: "Sinh viên y khoa."
Thầy Lữ yêu cầu: "Cậu đến đây để tôi xem tướng tay cho."
Lý Kinh Trọc nói: "Tôi không tin mấy chuyện này."
Thầy Lữ: "Vậy đừng đứng trước cửa nhà tôi nữa. Khiếu Thiên, mau đuổi nó đi ②."
Con chó trắng bỗng dưng sủa nhặng lên, nhưng bị dây thừng buộc chặt nên chỉ có thể chạy vòng vòng trong bán kính có hạn.
Lý Kinh Trọc suy nghĩ rồi nói: "Tôi để ông xem tay, đổi lại ông phải đi nói với Vương Tứ Đa đi bệnh viện khám."
Thầy Lữ chìa tay ra: "Đặt tay vào đây."
Lý Kinh Trọc đưa tay. Tay thầy Lữ khô gầy như cái chân gà hung hăng quặp lấy ngón tay anh, không ngừng vặn tới vặn lui, đôi mắt vẩn đục nhìn chằm chằm lòng bàn tay trắng bệch nửa ngày mới nói: "Đúng là bác sĩ thật."
Lý Kinh Trọc nghĩ thầm: Giả thần giả quỷ. Nhưng mặt ngoài vẫn để yên cho ông ta xem tiếp.
Bàn tay cẳng gà của thầy Lữ càng thêm dùng sức gần như muốn bẻ gãy ngón tay Lý Kinh Trọc: "Cậu từng giết người, có bệnh nhân chết trên tay cậu."
"Ông nói nhảm gì thế?" Lý Kinh Trọc đột ngột rút tay, móng tay thầy Lữ để lại trên tay anh mấy vết cào rỉ máu.
Thầy Lữ cười khằng khặc quái dị: "Báo ứng của cậu sắp tới rồi, giữa tháng bảy, tết Trung Nguyên, ngày cửa âm mở ra chính là thời điểm gặp báo ứng."
Liễu Tức Phong đẩy thầy Lữ ra, ôm Lý Kinh Trọc ra sau mình, nói: "Đừng tin lời ông ta."
Lý Kinh Trọc lắc lắc tay: "Tôi không tin." Dứt lời, anh nhìn về phía thầy Lữ, "Tôi cho ông xem tướng tay rồi, ông phải nói thật với Vương Tứ Đa đi."
Thầy Lữ nhìn chằm chằm vào Lý Kinh Trọc, nói sâu xa: "Cậu cũng thu tiền mà."
"Cái gì?"
Thầy Lữ nói: "Bệnh nhân trả cho các cậu bao nhiêu là tiền, sướng muốn chết."
Nắm tay Lý Kinh Trọc siết chặt. Liễu Tức Phong can: "Cậu xuống núi trước đi, để tôi nói cho."
Lý Kinh Trọc áp cơn giận trong lòng xuống, hạ giọng: "Không cần nói với ông ta, nói không thông đâu."
Liễu Tức Phong nói: "Trên thế giới này không có người nào không thể thông."
Lý Kinh Trọc không nói gì nữa, thâm tâm lại nghĩ, loại lang băm lừa đảo này thì có gì đáng để nói lý đâu?
Liễu Tức Phong rút ra một cái ví gấp, lấy hai trăm đồng đặt trước mặt thầy Lữ.
Lý Kinh Trọc không tin nổi: "Liễu Tức Phong, anh nói thông kiểu này à?"
Liễu Tức Phong gật đầu, thản nhiên nói: "Đúng vậy. Người kiểu nào thì nói chuyện kiểu đó."
Thầy Lữ liếc xéo hai trăm đồng kia một cái, lại nhìn lên ví tiền của Liễu Tức Phong, cầm cuốn《 Giải mộng Chu Công 》của mình lên tiếp tục bắt tréo chân xem tiếp, vừa xem vừa hút tẩu, khói thuốc bay lảng bảng như đằng vân giá vũ sắp thăng thiên tới nơi.
Lý Kinh Trọc chỉ: "Xem đi, vẫn nói không thông kìa."
Liễu Tức Phong mỉm cười không nói, mở ví rút ra từng tờ tiền mặt xếp chỉnh tề, mắt thấy hai trăm đồng biến thành ba trăm, bốn trăm, năm trăm... Thầy Lữ có vẻ vẫn không dao động.
Khi xếp đến một ngàn tệ, Liễu Tức Phong liếc nhìn thầy Lữ một cái, bắt đầu cất lần lượt từng tờ vào ví.
Một ngàn biến thành chín trăm, tám trăm, bảy trăm... Xấp tiền ngày càng mỏng, chẳng mấy chốc sẽ bị lấy hết.
Sắc mặt thầy Lữ đại biến, đột nhiên ném tẩu qua một bên nhào tới giật mấy trăm đồng tiền còn lại như gặp cướp: "Cậu, cậu còn lấy về? Đây là tiền của tôi."
Liễu Tức Phong dùng cây sáo đè lại xấp tiền, mấy tờ tiền đang nguyên vẹn, nếu thầy Lữ còn kéo nữa sẽ lập tức rách bươm.
Thầy Lữ đã sớm xem số tiền kia là tiền của mình, vì thế thót tim không dám kéo nữa. Lão ta nhìn sắc mặt Liễu Tức Phong vẫn trấn định, tự nhận sống đến tuổi này rồi mà chưa thấy qua loại người nửa thổ hào nửa lưu manh thế này.
Liễu Tức Phong hỏi lại: "Thầy Lữ có chịu đồng ý đi sang nhà họ Vương một chuyến không?"
Thầy Lữ trả lời: "Đi thì đi, mau nhấc sáo ra."
Liễu Tức Phong nói: "Lời vừa nãy, ông thu hồi đi."
Thầy Lữ hỏi lại: "Lời gì cơ?"
"Tướng tay."
Thầy Lữ nhìn Lý Kinh Trọc một cái, lại cười khằng khặc: "Tôi nói sự thật mà."
Liễu Tức Phong lại rút thêm một tờ tiền dưới cây sáo.
Thầy Lữ không cười nổi nữa, nhưng ngoài miệng vẫn cố chấp: "Nói đã nói ra rồi, bát nước hắt đi không thể gom lại."
Liễu Tức Phong rút tiếp hai tờ tiền.
"Được được được, thu hồi thì thu hồi, tôi thu hồi tất." Thầy Lữ cực kỳ đau lòng. Lão ta tự nhận mình không phải người tham tài, không yêu tiền của người khác, nhưng mà lão rất tiết kiệm, rất quý trọng đồng tiền của mình, tiền của lão lại như thịt trên người, cực kỳ ít. Lúc Liễu Tức Phong bỏ tiền ra, lão không động đậy, nhưng hắn vừa rút tiền về lão liền cảm thấy như Liễu Tức Phong đang cắt thịt trên người mình xuống.
Liễu Tức Phong ra lệnh: "Nói lại lần nữa đi."
Thầy Lữ nói: "Cậu ta là thần y tái thế, cho dù vận tốt hay xấu đều hành y cứu người, vang danh sử sách, được chưa?"
Liễu Tức Phong nói: "Thêm hai câu dễ nghe xem nào."
Lý Kinh Trọc: "Thôi đủ rồi. Chúng ta đi về đi, vốn dĩ tôi cũng không tin."
Lúc này Liễu Tức Phong mới nhấc cây sáo lên, hai người đi xuống núi.
Trên đường về Lý Kinh Trọc nhớ lại biểu hiện của Liễu Tức Phong hôm nay, trong đầu nảy ra câu nói của Dư Niên: Không văn minh. Đương nhiên, so với dùng vũ lực thì hành động của hắn đã được gọi là văn minh, nhưng hình như chính hành vi đó lại khiến anh không thoải mái còn hơn cả vũ lực. Dù sao Liễu Tức Phong cũng vì giúp anh giải quyết vấn đề, nhưng phương pháp của hắn thật sự...
"Cậu không vừa mắt à." Bỗng nhiên Liễu Tức Phong lên tiếng.
Lý Kinh Trọc lấy lại tinh thần, sợ Liễu Tức Phong không vui nên chỉ nói: "Không hẳn, chỉ là tôi thấy... không biết phải nói thế nào. Cho tiền lão ta như vậy, về sau không phải càng dễ ngang ngược xin đểu sao?"
Liễu Tức Phong nói: "Tôi cho là cậu muốn làm bác sĩ."
Lý Kinh Trọc không hiểu lắm: "Tôi muốn làm bác sĩ thật mà."
"Ý nghĩ kia của cậu thì phải làm thánh nhân."
"Tôi không có."
Liễu Tức Phong lại nói: "Cậu chữa được tim người, thế có chữa được nhân tâm không? Phải chữa cho giá trị quan của tất cả mọi người thành cùng tiêu chuẩn giống như cậu mới vui vẻ à."
Lý Kinh Trọc: "Tôi nói không lại anh, nếu có một ngày tôi cãi thắng thì đó chính là ngày tôi bỏ học y theo nghề viết."
Liễu Tức Phong bật cười: "Cậu vẫn nên làm bác sĩ đi, tôi không thích người cùng ngành."
Lý Kinh Trọc cũng cười rộ lên: "Văn nhân khinh thị lẫn nhau." Lại nói, "Tôi không làm nhà văn, chỉ làm bác sĩ. Tôi chữa trị tim mạch, anh chữa trị nhân tâm."
Liễu Tức Phong bật cười: "Buồn nôn."
"Tôi nói thật."
Liễu Tức Phong yên lặng một chút rồi nói: "Chính tôi cũng không chữa được nhân tâm đâu."
Lý Kinh Trọc nghiêm túc hẳn lên: "Tôi đọc sách của anh rồi, tôi biết anh làm được, thật đấy."
Ngày thứ hai diễn ra lễ khai mương nước, mới sáng sớm Liễu Tức Phong đã đến gõ cửa nhà Lý Kinh Trọc rủ cùng đi xem.
Lý Kinh Trọc tiếc nuối: "Chắc tôi không đợi được tới lúc đó đâu, mười giờ có lớp Quyền Thái, phải lên trấn."
Liễu Tức Phong thất vọng: "Thế thôi vậy."
Lý Kinh Trọc hỏi: "Muốn ăn cái gì không? Tôi mua về cho."
Liễu Tức Phong nói: "Rau củ hấp chén* đi, phải có ớt chưng cà tím, khoai sọ chưng xương sườn, bông sen chưng trứng, đậu tương đen chưng đậu phụ khô... Còn có cả cơm trắng cho vào chén riêng và một chén rượu ngọt nữa."
Lý Kinh Trọc phàn nàn: "Ăn mấy món đó phải đến tiệm ăn, làm sao mang về được?"
Liễu Tức Phong nói: "Cậu tự nghĩ cách đi."
"Thôi được, còn gì nữa không?"
"Sao với trăng trên trời nữa."
Lý Kinh Trọc bật cười: "Tôi sẽ cố gắng."
Liễu Tức Phong nhớ ra chuyện gì, "Đúng rồi, cậu có trông thấy dây buộc tóc của tôi không?"
Lý Kinh Trọc hỏi lại: "Dây buộc tóc nào?"
Liễu Tức Phong tả: "Một sợi dây vải màu đỏ sậm thêu hoa, lần trước hình như tôi bỏ quên ở nhà cậu."
Lý Kinh Trọc làm như mới nghe lần đầu: "Có à? Tôi không thấy."
Liễu Tức Phong suy nghĩ: "Quái lạ. Không ở bên này thì có thể ở đâu được..."
Lý Kinh Trọc nói: "Không biết. Để tôi lưu ý, nếu tìm thấy sẽ cất cho anh."
Chờ đến được hội quán quyền Thái, thay quần áo xong anh mới lấy trong túi ra một sợi dây buộc tóc màu đỏ thẫm thêu hoa, hít ngửi một trận, cười nửa ngày xong mới buộc lên trán xem như băng đô ngăn mồ hôi.
Hôm nay giờ học quyền Thái vẫn giống mọi ngày, trước là tập thể lực sau là tập động tác. Bài tập như vậy tiêu hao sức lực rất lớn, mỗi lần lên lớp xong đều là lúc Lý Kinh Trọc mệt mỏi nhất, nhưng tâm trạng rất tốt vì vừa vận động xong. Tan lớp tắm rửa thay quần áo, anh thuận tiện giặt sạch sợi dây buộc tóc mướt mồ hôi rồi mắc lên quai túi đeo. Chờ đi ra khỏi hội quán, gió thổi dọc đường đi sẽ tranh thủ hong khô luôn sợi dây.
Trưa hôm đó trời cũng nóng hầm hập, không khí oi bức, bốn phía tản ra mùi vị quán ăn và cây cối hai bên đường, Lý Kinh Trọc đeo tai nghe lên, bật bài《Summer》phiên bản guitar. Không biết vì sao đột nhiên lại nhớ tới phần mở đầu kinh điển của《 Trăm năm cô đơn 》, trong lòng tự viết theo một lần: Nhiều năm về sau, đối mặt với cuộc sống thường nhật không mấy thay đổi, bác sĩ Lý Kinh Trọc lại nhớ về một buổi trưa xa xôi anh quấn sợi dây buộc tóc màu đỏ thẫm của Liễu Tức Phong lên túi đeo sau giờ học quyền Thái.
Nghĩ đến đây anh cười rộ lên, cảm thấy nhất định mình bị Liễu Tức Phong ảnh hưởng rồi.
Đi đến quán bán rau củ hấp chén nhỏ mà Liễu Tức Phong muốn ăn, Lý Kinh Trọc thương lượng với bà chủ tiệm nửa ngày, thuê lại mười cái chén nhỏ đóng gói đủ loại thức ăn xách về. Bà chủ thấy bộ dạng anh như vậy, cười trêu: "Cậu đẹp trai đây là người thứ hai thuê chén về nhà đấy. Thế mà cũng nghĩ ra được."
Lý Kinh Trọc hỏi: "Người thứ nhất có phải một thanh niên tóc dài, gương mặt đào hoa, nói chuyện còn hay hơn hát đúng không?"
Bà chủ tiệm kinh ngạc: "Làm sao cậu biết? Đúng là cậu ta đấy. Lâu rồi Liễu Lang không tới, chị Thi với dì Lâm ở đối diện đều nói là nhớ cậu ấy lắm."
Trong lòng Lý Kinh Trọc mắng to Liễu Tức Phong một hồi, ngoài miệng vẫn lịch sự: "Bà chủ không hiểu đâu, Liễu Lang về nhà kết hôn rồi."
Bà chủ càng kinh ngạc hơn: "Cái gì? Chả trách lâu như vậy rồi không ghé nữa, hóa ra là trong nhà có người quản thúc."
Lý Kinh Trọc cố ý nói: "Đúng vậy, Liễu Lang sợ vợ lắm, mỗi ngày đều phải cun cút làm việc nhà."
Bà chủ tiệm vừa cười vừa lắc đầu: "Tôi nói Liễu lang trông phong lưu như thế, hóa ra cũng có máu sợ vợ. Thật sự không nhìn ra." Lại nói tiếp, "Cậu đẹp trai này chắc cũng sợ vợ một phép nhỉ? Nếu không ai lại không ngại phiền toái, đóng gói nhiều thứ mang về như thế làm gì? Cô nào làm vợ cậu đúng là có phúc."
Lý Kinh Trọc nóng cả mặt, không nói gì nữa. Chờ thức ăn chuẩn bị xong, anh mang tai nghe lên, xách đồ ăn co cẳng chạy biến.
Anh mới xoay người đi một phút, mấy gã đàn ông đang ăn mì ở quán bên cạnh lập tức ném đũa đứng lên theo. Ông chủ tiệm phàn nàn: "Mới ăn có mấy miếng đã đi rồi, không hợp khẩu vị hay là sao?"
Gã đàn ông đi cuối rút tiền ra trả: "Tại chúng tôi có việc gấp, lãng phí công sức của ông chủ rồi, ngại quá." Nói xong cũng chạy đi.
Lý Kinh Trọc ôm túi thức ăn, trong tai vẫn là tiếng đàn guitar nhẹ nhàng vui tươi quanh quẩn, phố phường trước mắt dưới tiếng đàn trở nên đẹp như tranh vẽ, nét gạch nét ngói, nét cỏ nét cây đều tinh tế, biển hàng vui mắt thú vị, đến người đi đường ngược xuôi trong mắt ai cũng tràn đầy tình cảm trìu mến.
—-----------------
Lời tác giả:
① Hai bài thơ lần lượt là《 Đăng khoa hậu 》(Sau ngày thi đỗ) của Mạnh Giao (thi sĩ thời Trung Đường) và《 Vũ lâm linh 》của Liễu Vĩnh (thi sĩ thời Bắc Tống, Liêu).
Bởi vì Liễu Vĩnh cùng họ với anh Liễu nên bị anh ta nhận bừa là tổ tiên nhà mình =))
Câu lấy trong bài "Đăng khoa hậu" là:
Xuân phong đắc ý mã đề tật,
Nhất nhật khán tận Trường An hoa.
Dịch thơ:
Gió xuân thỏa chí ngựa phi,
Xem hoa cho hết trọn ngày Trường An. (bản dịch trên thivien.net)
Câu lấy trong "Vũ lâm linh":
Tiện túng hữu thiên chủng phong tình,
Cánh dữ hà nhân thuyết?
Dịch thơ:
Phong lưu dẫu lắm vẻ hay,
Cũng không tỏ được lòng này cùng ai (bản dịch trên thivien.net)
② Khiếu Thiên, một con chó từng cắn Lữ Động Tân.
Lữ Động Tân (hay Lã Động Tân) 呂洞賓 là vị tiên nổi tiếng trong Đạo giáo, một trong Bát Tiên, được tôn làm một trong Ngũ Ân Chủ, Ngũ Văn Xương. Người đời thờ Lữ Động Tân làm thần giải mộng, thần văn cụ, thần khoa khảo, thần đào vàng và các loại mỏ kim loại, thần tổ nghề tóc, cũng như thờ ông làm thần võ hay thần tài.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.