Nho Lâm Ngoại Sử
Đánh giá: 8.7/10 từ 3 lượt
Cùng với truyện " Thủy Hử Truyện " của Thi Nại Am, "Hồng Lâu Mộng" của Tào Tuyết Cần " Nho Lâm Ngoại Sử " (Chuyện Làng Nho) của Ngô Kính Tử là một tác phẩm giá trị nhất của tiểu thuyết kiếm hiệp, lịch sử Trung Quốc. Trong bài tựa viết thời Đồng Trị, một nhà phê bình đã nói: "Tôi khuyên các bạn không nên đọc quyển tiểu thuyết này, vì đọc nó một lần các bạn sẽ cảm thấy rằng mình đã gặp những nhân vật của nó suốt ngày trong đời". Riêng nhận xét này cũng đủ chứng minh giá trị hiện thực của nó như thế nào. Lỗ Tấn trong "Trung Quốc tiểu thuyết sử lược" khẳng định rằng truyện "Nho Lâm Ngoại Sử" là tiểu thuyết châm biếm xã hội đầu tiên, và về mặt này, từ xưa đến nay nó vẫn vô địch.
Như Lỗ Tấn nhận định, "sự thực là lẽ sống của văn châm biếm "Nho Lâm Ngoại Sử" sở dĩ thành tác phẩm châm biếm vĩ đại trong văn học, chính vì nó bám chắc lấy sự thực của xã hội đương thời.Xã hội được miêu tả lại trong tác phẩm là xã hội đời Thanh ở giữa thế kỉ XVIII. Người Mãn Thanh xâm chiếm Trung Quốc từ 1644. Muốn củng cố sự thống trị, nhà Thanh ra sức thống trị về mặt tinh thần. Một mặt, chúng gây ra những vụ "văn tự ngục" để giết những người viết những điều chống lại nhà cầm quyền. Một mặt, chúng dùng hình thức thi bát cổ để lung lạc trí thức. Bát cổ hay kinh nghĩa là một lối văn có tám vế. Người viết chỉ có thể trích dẫn ở "Ngũ Kinh", "Tứ Thư", không được nói gì đến hiện tại. Mưu mô của nhà Thanh đã thành công to lớn. Tất cả bọn nho sĩ đều rơi vào bạm bẫy: ai không làm văn bát cổ thì không phải nhà nho.
Để tránh "ngục văn tự", Ngô Kính Tử phải đặt câu chuyện vào đời Minh, nhưng tất cả mọi sự việc, nhân vật đều là những sự việc và những nhân vật của đời Thanh. Gia đình họ Đỗ ở Thiên trường là gia đình tác giả, những nhân vật như Ngu Dục Đức, Mã Thuần Thượng, Trì Hành Sơn v.v... đều dựa vào những người bạn của tác giả. Đỗ Thiếu Khanh, anh chàng phá gia chi tử chính là bản thân Ngô Kính Tử. Đối với thời đại tác giả sống, phương pháp thể hiện này là một phương pháp mới mẻ và táo bạo. Tác giả không lấy đề tài trong lịch sử quá khứ, trong truyền thuyết; những nhân vật không phải những vị anh hùng với những tình tiết quái dị. Trái lại, ở đây là cuộc sống bình thường vẫn diễn ra hằng ngày. Đúng như Lỗ Tấn nói: "Những sự việc miêu tả trong sách đều là những sự việc thông thường, ai cũng thấy cả, thường không ai cho là lạ, nên cũng không buồn để ý đến nó. Nhưng ngay bản thân nó đã vô lý, buồn cười, đáng ghét, thậm chí đáng ghê tởm... Bây giờ tác giả nói đến thì mọi người thấy ngay ý nghĩa quan trọng của nó".
Đọc truyện bạn sẽ thấy được những tình huống làm người đọc không thể không suy nghĩ và để tâm. Đọc để thưởng thức một tác phẩm giá trị
Như Lỗ Tấn nhận định, "sự thực là lẽ sống của văn châm biếm "Nho Lâm Ngoại Sử" sở dĩ thành tác phẩm châm biếm vĩ đại trong văn học, chính vì nó bám chắc lấy sự thực của xã hội đương thời.Xã hội được miêu tả lại trong tác phẩm là xã hội đời Thanh ở giữa thế kỉ XVIII. Người Mãn Thanh xâm chiếm Trung Quốc từ 1644. Muốn củng cố sự thống trị, nhà Thanh ra sức thống trị về mặt tinh thần. Một mặt, chúng gây ra những vụ "văn tự ngục" để giết những người viết những điều chống lại nhà cầm quyền. Một mặt, chúng dùng hình thức thi bát cổ để lung lạc trí thức. Bát cổ hay kinh nghĩa là một lối văn có tám vế. Người viết chỉ có thể trích dẫn ở "Ngũ Kinh", "Tứ Thư", không được nói gì đến hiện tại. Mưu mô của nhà Thanh đã thành công to lớn. Tất cả bọn nho sĩ đều rơi vào bạm bẫy: ai không làm văn bát cổ thì không phải nhà nho.
Để tránh "ngục văn tự", Ngô Kính Tử phải đặt câu chuyện vào đời Minh, nhưng tất cả mọi sự việc, nhân vật đều là những sự việc và những nhân vật của đời Thanh. Gia đình họ Đỗ ở Thiên trường là gia đình tác giả, những nhân vật như Ngu Dục Đức, Mã Thuần Thượng, Trì Hành Sơn v.v... đều dựa vào những người bạn của tác giả. Đỗ Thiếu Khanh, anh chàng phá gia chi tử chính là bản thân Ngô Kính Tử. Đối với thời đại tác giả sống, phương pháp thể hiện này là một phương pháp mới mẻ và táo bạo. Tác giả không lấy đề tài trong lịch sử quá khứ, trong truyền thuyết; những nhân vật không phải những vị anh hùng với những tình tiết quái dị. Trái lại, ở đây là cuộc sống bình thường vẫn diễn ra hằng ngày. Đúng như Lỗ Tấn nói: "Những sự việc miêu tả trong sách đều là những sự việc thông thường, ai cũng thấy cả, thường không ai cho là lạ, nên cũng không buồn để ý đến nó. Nhưng ngay bản thân nó đã vô lý, buồn cười, đáng ghét, thậm chí đáng ghê tởm... Bây giờ tác giả nói đến thì mọi người thấy ngay ý nghĩa quan trọng của nó".
Đọc truyện bạn sẽ thấy được những tình huống làm người đọc không thể không suy nghĩ và để tâm. Đọc để thưởng thức một tác phẩm giá trị
5 chương mới nhất truyện Nho Lâm Ngoại Sử
- Chương 56 - CHẾ ĐỘ KHOA CỬ VÀ NHỮNG CHỨC TƯỚC NHẮC ĐẾN TRONG SÁCH NÀY
- Chương 55 - Thêm bốn khách thuật trước nghĩ sau Đàn một khúc cao sơn lưu thủy
- Chương 54 - Giai nhân ốm, đoán số lầu xanh, Danh sĩ khờ dâng thơ quán đĩ
- Chương 53 - Phủ Quốc Công đêm tuyết tiếp tân bằng Lầu Lai Tân hoa đèn kinh giấc mộng
- Chương 52 - Đấu võ thử công tử bị thương Phá nhà chơi anh hùng đòi nợ
Danh sách chương truyện Nho Lâm Ngoại Sử
- Chương 31 - Huyện Thiên Trường đến thăm người hào kiệt Lầu Tứ Thư say tít nhóm cao bằng
- Chương 32 - Đỗ Thiếu Khanh ngày thường hào phóng Lâu Hoán Văn từ biệt dặn lời
- Chương 33 - Đỗ Thiếu Khanh chơi núi hai vợ chồng Trì Hành Sơn bàn lễ cùng bầu bạn
- Chương 34 - Bàn lễ nhạc danh lưu hội bạn Đủ nghi văn thiên tử vời hiền
- Chương 35 - Thánh Thiên Tử cầu hiền hỏi đạo Trang Trưng Quân từ chức về nhà
- Chương 36 - Huyện Thường Thục kẻ chân nho giáng sinh Đền Thái Bá bực danh hiền chủ tế
- Chương 37 - Tế tiên thánh Nam Kinh sửa lễ Đưa Hiếu Tử Tây Thục tìm cha
- Chương 38 - Quách Hiếu Tử núi sâu đụng cọp Sư Cam Lộ đường hẹp gặp thù
- Chương 39 - Núi Minh Nguyệt Tiêu Vân Tiên cứu nạn Thành thanh phong Bình Thiếu Bảo lập công
- Chương 40 - Núi Quảng Vũ Tiêu Vân Tiên thưởng tuyết Cầu lợi Thiệp Thẩm Quỳnh Chi bán văn
- Chương 41 - Sông Tần Hoàn Trang Trạc Giang nói chuyện xưa, Huyện Giang Đô Thẩm Quỳnh Chi bị áp giải
- Chương 42 - Công tử nói chuyện khoa trường nơi quán dĩ Người nhà báo về tin tức đất Miêu Cương
- Chương 43 - Đầm Đã Dương tướng quân giết giặc Nơi hát múa tù trưởng cướp dinh
- Chương 44 - Thang tổng trấn thành công về cố hương Dư minh kính nâng chén bàn táng sự
- Chương 45 - Dày hữu nghị thay anh chịu tội lỗi, Bàn địa lý về quán táng song thân
- Chương 46 - Cửa Tam Sơn người hiền tiễn biệt Huyện Ngũ Hà thế lợi nức lòng
- Chương 47 - Gác Huyền Vũ, Ngu tú tài tu lý, Đền Tiết Hiếu, Phương diêm thương làm ồn
- Chương 48 - Phủ Huy Châu liệt phu chết theo chồng Đền Thái Bá hiền xưa ghi việc cũ
- Chương 49 - Hàn lâm bàn tán bảng long hổ Trung thư mạo chiếm áo phượng hoàng
- Chương 50 - Giả quan viên giữa đường lộ tẩy Thật nghĩa khí thay bạn cầu danh
- Chương 51 - Gái điếm lừa người phụ trăng gió Tráng sĩ cao hứng thử quan hình
- Chương 52 - Đấu võ thử công tử bị thương Phá nhà chơi anh hùng đòi nợ
- Chương 53 - Phủ Quốc Công đêm tuyết tiếp tân bằng Lầu Lai Tân hoa đèn kinh giấc mộng
- Chương 54 - Giai nhân ốm, đoán số lầu xanh, Danh sĩ khờ dâng thơ quán đĩ
- Chương 55 - Thêm bốn khách thuật trước nghĩ sau Đàn một khúc cao sơn lưu thủy
- Chương 56 - CHẾ ĐỘ KHOA CỬ VÀ NHỮNG CHỨC TƯỚC NHẮC ĐẾN TRONG SÁCH NÀY