Chương 102
Mộc Tô Lí
25/11/2022
(*) Lời nói đầu tiên sau một tháng chị Mộc nghỉ dưỡng, mình rất xin lỗi vì phải nói tin này, từ trước đến giờ mình luôn ghi sai tên Bặc Ninh (卜宁) ạ.卜 ở đây có hai cách phiên âm, một là bo, hai là bǔ. Mình lại sử dụng bo (nghĩa: củ cải) trong khi bǔ (nghĩa: bói toán) lại đúng hơn về mặt chữ nghĩa và thân phận của anh ấy trong truyện. Vì vậy từ nay về sau, Bặc Ninh sẽ trở thành Bốc Ninh cho đúng ạ.
Nghĩ tới những điều này, Văn Thời tức giận đến đỉnh điểm. Gió lớn bất chợt nổi lên từ dưới mặt đất, băng sương xuôi theo dây rối đang không ngừng rung lắc mà vọt ào ra ngoài một cách điên cuồng.
Chẳng mấy chốc, miệng của Trương Đại Nhạc đã bê bết máu tươi.
“Áaa ——”
Giữa đất trời như thể chỉ còn lại gió lớn nổi điên và hai người họ.
“Ngươi đã làm gì hả?” Văn Thời lớn tiếng hỏi, giọng nói lạnh như từng bị ngâm trong tuyết.
Nỗi đau khủng khiếp chiếm lấy thần trí của Trương Đại Nhạc. Gã kêu lên thảm thiết, thở gấp gáp vài tiếng rồi mới ngẩng đầu nhìn về phía Văn Thời: “Ngươi!”
Trong mắt gã còn mang theo một vẻ oán hận sâu nặng, hiển nhiên vẫn còn đắm chìm trong thế giới của mình, vốn không nghe thấy lời tra hỏi của Văn Thời và cũng không hiểu sự phẫn nộ của anh tại giờ phút này.
Mà kiểu không hiểu này lại đúng là điều khiến cho người ta nổi cơn thịnh nộ.
Dây rối trên người Trương Đại Nhạc bỗng dưng buộc chặt, siết đến nỗi gã bị trầy da sứt thịt. Tròng mắt của gã phụt đỏ bởi vì nỗi đau dã man và sự nghẹt thở thình lình.
Ngón tay của Văn Thời vuốt dọc theo sợi dây rồi ngang nhiên kéo một phát, lôi mạnh Trương Đại Nhạc tới trước mặt. Gã bị ép phải ngước cổ lên.
“Ta hỏi ——” Các ngón của Văn Thời nắm khít khao, khớp xương hiện lên một màu trắng không chút huyết sắc, cùng một màu với đôi môi của anh lúc này đây: “Ngươi tẩy tội nghiệt trời phạt bằng cách nào hả?!”
Trương Đại Nhạc muốn giãy giụa, nhưng lại bị áp chế gắt gao đến không thể cựa quậy. Vì ngộp thở, hai mắt gã trợn trắng, mí mắt thì run nhanh…
Dáng vẻ này quá chật vật và xấu xí, thế là gã dứt khoát nhắm nghiền đôi mắt.
Tẩy bằng cách nào ư?
Trương Đại Nhạc nói không nên lời, chỉ nhúc nhích bờ môi tím thẫm vài lần, thoạt nhìn có vẻ là đang suy tư một cách khốn khổ, như thể gã đã quên mất.
Vẻ mặt của Văn Thời khó coi hết mức, tia lạnh lùng kinh khủng trong mắt cũng chạm tới cực hạn.
Các đốt ngón tay của anh đều bị ép ra tiếng vang, tất cả dây rối dốc sức nâng lên ——
“Ư —— ”
Tiếng ho khan hòa với bọt máu của Trương Đại Nhạc được rặn ra từ trong cổ họng, như là ngũ tạng lục phủ đều bị khuấy đến nhão nát và đang trào ra khỏi miệng. Gã hoảng loạn tóm lấy hai sợi dây rối, bỗng nở nụ cười.
“Nhớ… nhớ ra rồi.” Gã nói lạc giọng, môi thì vẫn cười toe toét.
Tẩy tội nghiệt trời phạt bằng cách nào ư…
Đơn giản là sau khi thất bại mà quay về từ khe núi kia, gã càng nghĩ càng không cam tâm, song lại càng nghĩ càng sợ hãi.
Phản ứng trời phạt trên người gã trông quá rõ rệt ——
Dù muốn làm gì, gã cũng sẽ rơi vào kết cục bết bát nhất, đây cứ như là một lời nguyền rồi.
Gã lở chân kẹt lại trong ác mộng suốt nhiều lần, như thể chỉ cần nhắm mắt lại, thì sẽ có không biết bao nhiêu chủ oán bò vào phòng, leo lên giường và chia nhau xơi tái gã.
Gã lo âu, dễ bực, biến đổi không ngừng, lòng tham thì không đáy. Tất cả mọi thứ, nhất là những điều tiêu cực và u ám, đều bị gã phóng đại đến vô hạn, cứ như có vô số ác quỷ ẩn mình trong cơ thể gã và giãy giụa muốn phá kén thoát ra.
Đây không phải là điều đáng sợ nhất, điều làm cho gã cảm thấy khó chấp nhận nhất chính là… gã không giải được cái lồng đó.
Cái lồng lần ấy là hồi ức đáng sợ hiếm thấy trong cuộc đời gã —— gã giống như một vòng xoáy hình người, điên cuồng hút lấy hết thảy các thứ hiểm độc quanh mình, những áng sương đen chở đầy oán hận ganh ghét lao về phía gã rồi tiến vào cơ thể của gã.
Ban đầu, gã còn mừng rỡ. Miễn là sương đen bị mình thu nạp có thể làm rã và tu hóa, thì chúng sẽ có thể làm gã trở nên mạnh hơn.
Nhưng một chớp mắt tiếp theo, gã lập tức bắt đầu hối hận, bởi vì gã đã không nhận lấy nổi nữa. Những áng sương đen kia vẫn liên tục nhắm thẳng vào gã như là điên rồi.
Chúng va chạm và tàn phá bừa bãi trong cơ thể của gã, chẳng những không thể làm rã, ngay cả những cái mà gã đã làm rã trong vòng hơn mười năm qua đều rục rịch ngóc đầu dậy theo.
Đó là lần đầu tiên gã cảm thấy sợ hãi và bất lực một cách rõ ràng đến thế.
Gã nghĩ đến một từ —— phản phệ.
Trong người gã chứa đầy ác quỷ, chúng không phải là thứ mà cấp bậc tu vi hoặc năng lực sức mạnh có thể kiểm soát.
Thậm chí là còn gay gắt hơn, thứ từng làm rã càng nhiều, thì sẽ gánh chịu càng nặng, phản phệ cũng càng thêm đáng sợ.
Đây chính là trời phạt.
Từ đầu đến cuối, Trương Đại Nhạc cảm thấy rất may vì cái lồng mà gã sa vào hôm đó không lớn lắm, cũng không phải là một mình gã vào lồng, vẫn còn một tên đồng bọn không biết chuyện đã giúp gã một tay, nếu không, gã có lẽ đã thực sự gãy cánh ở đó, đúng với câu nói trời phạt kia: Chết không yên ổn, không chốn chôn thân.
Người giúp gã vào thời khắc mấu chốt đó mang họ La, đến từ Vân Phù, cũng là ngoại đồ của núi Tùng Vân, tầm thường bình dị, vô danh vô phận. Sau khi giải lồng, hắn cũng chẳng đòi hỏi gì thêm, chào hỏi một tiếng rồi rời khỏi.
Nguyên dòng không có gì nổi bật của người này sớm phải mai danh ẩn tích, nhưng lại trở thành một cánh tay trợ lực không thể thiếu của Trương gia trong số các gia tộc Phán Quan lớn nhất sau ngàn năm.
Do đó, con cháu đời sau đều nói rằng Trương Đại Nhạc, lão tổ tiên của Trương gia, có ân đức vĩ đại và lòng lương thiện bao la. Ngay cả bản thân người của La gia cũng tưởng vậy, còn thường bùi ngùi vì lẽ đó.
Hôm nay, họ mới coi như được nhìn thấy đôi chút sự thật của năm đó.
Trương Đại Nhạc biến mất suốt mấy ngày sau lần rời lồng đó, chẳng thấy tăm hơi. Không ai biết gã đã đi đâu và làm gì.
Cho đến lúc bấy giờ đây bị Văn Thời nắm giữ đường sống, gã mới nhả ra một câu từ trong cổ họng đầy bọt máu: “Tôi… tôi đến khe núi kia.”
Gã lại lén đến khe núi đó, vắt óc tìm kế mới xuyên phá lớp sương mù và tới gần trung tâm.
Đúng như mong muốn của gã, Trần Bất Đáo không hiện diện, chỉ có một ngôi nhà trống và một hồ nước yên ắng mà thôi.
Trên núi cực rét vào hôm đó, mặt hồ đóng thành một tầng băng mỏng dánh. Vài chú chim nước giẫm nhẹ lên mặt băng và phát ra tiếng nứt khẽ khàng.
Thoạt nhìn, hồ nước ấy nom cực kỳ bình thường, nhưng gã biết, Trần Bất Đáo bày trận ở đây.
Gã không biết rõ đó rốt cuộc là trận gì, nhưng chẳng qua chỉ là hỗ trợ tu hóa, tăng cường bổ sung, nói không chừng cơ thể bán tiên cũng ra đời ở đây.
Thế là gã nhảy xuống giữa hồ.
Hồ nước trong núi vào mùa kia thì băng lạnh thấu xương, nhưng Trương Đại Nhạc thỉnh thoảng cũng nhớ lại cảnh đó, xưa nay chưa từng nhớ nước lạnh bao nhiêu, cơ thể đau nhức đến đâu, chỉ nhớ rõ sự hả hê trong khoảnh khắc ấy ——
Pháp trận chuyển động rầm vang. Những áng sương đen trong lồng từng dây dưa với gã, mà gã lại không thể nào tiêu hóa và cũng chẳng có năng lực gánh chịu cuốn theo tội nghiệt trời phạt của gã đều bị gột rửa xuống hồ.
Sương đen tựa như một con rắn lớn nhiều đầu, dấu vết trời phạt là hoa văn màu vàng nhạt quấn quanh thân rắn, đan xen dày đặc, dáng vẻ đáng sợ.
Ngay khi vừa đụng tới đáy trận, chúng trở nên điên rồ và liều mạng tuôn vào giữa trận cục.
Điều đó chỉ diễn ra trong tích tắc.
Thoắt cái, hồ nước hóa thành một biển sương đen kịt. Một thoáng sau, cái bớt trời phạt trên người gã vơi đi phân nửa.
Lúc đó, Trương Đại Nhạc quả thực mừng rỡ như điên, hận không thể lột luôn phần da còn in bớt rồi ném thẳng xuống hồ.
Nhưng một chốc sau, sắc mặt của gã lập tức thay đổi.
Lúc tội nghiệt trời phạt còn nằm trên người, thì trăm quỷ cắn tim gã hàng đêm, quấy nhiễu gã đến không thể yên lòng. Hiện giờ, chúng đã bị gã gột bỏ xuống hồ, sao chúng lại yên phận được đây?
Tiếng vạn quỷ khóc than thoáng bộc phát trong trận cục, chim núi hoảng hồn, cả trăm nghìn con đen nghịt bầu trời bay tán loạn trong phút chốc.
Vài chú chim nước nghỉ ngơi bên hồ mới vỗ cánh mà đã bị sương đen bao phủ và trở nên khô queo ngay tức thì.
Trương Đại Nhạc không thèm quan tâm đến tội nghiệt trời phạt còn sót lại nữa mà lộn nhào thoát khỏi hồ nước.
Trời phạt không ngừng quấy đảo, sương đen nhào ra từ trong khe núi cứ như thủy triều sóng lớn.
Trương Đại Nhạc gần như là lăn xuống núi. Gã bò dậy và ngoái đầu nhìn lại thì trông thấy màu đen nhuộm đầy núi đồi, cuốn theo vết tích vàng nhạt lơ lửng dâng trào khắp nơi, hướng về phía đường núi, trạm dừng chân, làng mạc và quán xá…
Người sống ở những nơi đó nhiều không đếm xuể, mà bản thân họ lại mù tịt trước tai họa sắp giáng xuống đầu mình.
Có lẽ mình bổ nhào trúng đại họa rồi, Trương Đại Nhạc thầm nghĩ.
Nhưng sương đen đang ép sát sau lưng, gã chỉ kịp vội ngó các nơi kia một cái rồi mở một cửa trận ra và chạy thoát.
Lúc ấy đang là giờ Dậu của hôm đó, sương chiều nặng trĩu, không biết vị hòa thượng nào của ngôi chùa tại ngọn núi kia đã gõ vang tiếng chuông đầu tiên.
Trần Bất Đáo thì đang giải một cái lồng lớn cách đó hơn nghìn dặm.
Lúc tiếng chuông văng vẳng vọng đến, hư tướng trong lồng sắp tan biến, hằng hà trần duyên bị hắn nạp hết vào người.
Hắn đang định tu hóa, thì thấy Kim sí Đại bàng khép cánh đậu xuống đất, đưa bức thư vừa nhận được cho hắn: “Đại Tiểu Triệu truyền tới ạ.”
Trần Bất Đáo mở bức thư ra, nhìn thấy vài nét bút lác đác vẽ núi cây và hai chấm mực một lớn một nhỏ liên kết với nhau trên giấy.
Lão Mao thò đầu xem mà chẳng hiểu gì, chỉ vào chấm mực và hỏi: “Hai nha đầu kia lại chơi trò bí hiểm gì thế ạ?”
“Không nhìn ra à?” Trần Bất Đáo khép bức thư lại, lời nói vươn ý cười: “Trên cây có mọc thêm một người tuyết rồi đấy.”
“Hả?” Lão Mao chớp đôi mắt đen láy, rồi lại lập tức “à” một tiếng ——
Đó là Văn Thời trên núi Tùng Vân.
“Vậy chúng ta…” Lão Mao hỏi.
Trần Bất Đáo nhìn lướt qua sương đen quấn quanh giữa các ngón tay rồi nói: “Đưa mấy thứ này… về núi trước đi.”
Hắn trả lời bức thư rồi truyền đi, để lại một câu nói đùa với Đại Tiểu Triệu rằng: Lừa hắn nấu một ấm trà cho ta, hai ngươi trông chừng người ta một chút, dù sao cũng là một đống tuyết, đừng để tan mất.
Nơi hắn hiện đang ở là phía Nam, núi Tùng Vân lại nằm ở phía Bắc, cách nhau hơn ba nghìn dặm.
Người bình thường dù có đi xe ngựa thì cũng phải tốn rất nhiều thời gian, nhưng đối với họ thì nhanh lắm, chỉ cần tốn sức để mở một cửa trận mà thôi. Khởi hành vào giờ Dậu, có thể tới đỉnh núi trong vòng nhiều lắm là ba khắc(*), vừa đủ để nấu một ấm trà.
(*) một khắc = 15 phút, ba khắc = 45 phút.
Đây là một khoảnh khắc bất thường trong mấy chục năm qua, mí mắt của Lão Mao chợt giật, không hiểu sao lão lại cảm thấy hoảng sợ.
Lão nghe tiếng chuông đằng núi xa gõ một tiếng ‘boong’ thứ hai. Đang định mở miệng, lão lại thấy cái chuông bạch ngọc treo lủng lẳng bên hông Trần Bất Đáo đang khẽ reo vang, rung mà chẳng cần có gió.
Trong nháy mắt nọ, chủ rối hai người đều hơi ngẩn ra.
Kế tiếp, hư ảnh lông chim đầy người của Lão Mao dựng thẳng tứ tung, vì lão biết, cái chuông bạch ngọc này nối liền với trận cục trong khe núi, nó sẽ không tùy tiện ngân vang.
Một khi nó vang thì đó là đại sự.
Lão thấy Trần Bất Đáo cầm chuông ngọc nhắm mắt lại, vì mối liên kết giữa rối và chủ rối, lão cũng ăn theo Trần Bất Đáo và nhìn thấy cảnh tượng sương đen hoành hành xung quanh khe núi kia ——
Hoảng loạn, đâu đâu cũng là tiếng kêu than dậy khắp trời đất.
Vật sống như cành lá bị hút khô, lập tức héo teo dưới sự bủa vây của sương đen rồi ngã xuống đất.
Tiếng gào thét pha lẫn với tiếng gà gáy chó sủa kêu lên liên miên, khắp nơi toàn là người chạy tứ phía, còn có trẻ con không biết nhà ai luống cuống đứng trên đường ruộng, há miệng khóc ròng. Mà sương đen càn quét tựa như sóng thần lại gần sát ngay sau lưng hắn.
Lão Mao còn quên béng đây là hư cảnh mà lão thấy được từ một nơi cách xa nghìn dặm. Cánh to lập tức dang rộng, như là muốn đỡ tai họa ngập trời thay cho những người kia.
Cảnh tượng lúc này trông giống y như thật.
Lão cứ như có thể cảm nhận được gió lốc xốc tất cả lông cánh của mình lên, sương đen giăng kín bầu trời, xông tới trước, sắc đen và cánh to mạ vàng sắp chạm vào nhau ——
Lão Mao nheo mắt, lại không đợi được sự chấn động trong dự đoán.
…
Sương đen dừng lại ngay trước chóp mũi, vết tích vàng nhạt lờ mờ đang lơ lửng bên ngoài mảng đen đặc suýt chút đụng vào lão, nhưng không có đụng thật.
Những cảnh tượng kia bị phản chiếu trong mắt lão, một chớp mắt mà kéo dài như cả trăm năm ——
Lão thấy sương đen gây ra tai họa đột nhiên lui lại cực nhanh, giống như sóng lớn bị hút về, quay về nơi mà chúng xuất phát.
Sương đen đó đến từ khe núi, mà mắt trận của trận cục lại là bản thân Trần Bất Đáo.
Tai hoạ sẽ không tự dưng mà tan biến, trận cục cũng sẽ không đảo ngược một cách vô cớ, mà đó là nhờ Trần Bất Đáo đã kìm được toàn bộ những thứ đang trào dâng và phân tán khắp nơi trong thời khắc ngàn cân treo sợi tóc này.
Đây là biện pháp nhanh nhất và cũng là biện pháp tức thì duy nhất.
Bởi vì ngoại trừ Trần Bất Đáo, không thể tìm ra người thứ hai có thể khống chế mối tai họa ngút trời như thế ở đây.
Vì vậy, lúc đầu thì Lão Mao cảm thấy may thay, còn thở phào nhẹ nhõm nữa.
Trần Bất Đáo từng tu hóa hàng trăm nghìn trần duyên, trận vừa nãy chỉ là một trong số đó. Tuy là khó, nhưng lại hoàn toàn vô hại.
Nhưng lão lại cứng đờ vào một thoắt sau.
Lão nhớ ra vết tích vàng nhạt lờ mờ vốn lơ lửng kia là gì…
Đó là tội nghiệt trời phạt mà…
Chuông chùa núi gõ tiếng thứ ba, nó chỉ là một chốc lát trong thế gian dài dằng dặc này.
Chỉ trong tích tắc, long trời lở đất.
Mà họ cũng không uống được ấm trà được nấu trên núi Tùng Vân kia nữa.
***
Lúc đó, Chung Tư đang dẫn ngựa vào thành cách nơi ấy trăm dặm.
Đó là tháng cuối cùng của năm, ai cũng đang cúng tế bách thần. Lệnh giới nghiêm ban đêm trong thành được dỡ bỏ, lửa đỏ náo nhiệt bừng lên trong Tịch thành, nguyên chuỗi đèn lồng dài thòng được treo khắp cả thành. Mặt nạ tế thần cheo leo trên cột cao, khá tương tự với cái mà Trần Bất Đáo đeo để xuống núi.
Lúc nhận được thư truyền từ Bốc Ninh, y đang dừng trước một sạp hàng nào đó và lựa chọn mấy thứ lạ kỳ, định mua hộp cờ bằng đá đặc biệt kia giùm cho Bốc Ninh.
Nhưng khi mở bức thư giấy vàng ra, quân cờ lại ngã khắp bàn.
Y dúi dây thừng dắt ngựa vô ngực người bán hàng rong, vội vàng ném lại một câu “đưa ngươi đó”, rồi cất bước đi tới phía sau tường thành, ngay lập tức mở ra một cửa trận và nối thẳng với vị trí của Trần Bất Đáo.
Vừa đến nơi, y đã nghẹn lời.
Y lên núi Tùng Vân khi chưa đầy 5 tuổi, tới tuổi trưởng thành thì xuống núi, số lần vào lồng và tiễn đưa người đi nhiều không đếm hết. Mãi đến hôm đó nhìn thấy sư phụ, y mới biết, thì ra thế gian lại có nhiều trần duyên đến vậy…
Nhiều đến nỗi tụ lại một chỗ thì chẳng thấy bờ đâu, nhiều đến nỗi có thể biến núi rừng đồ sộ thành địa ngục ma quỷ, kéo vị khách tiên vào cõi tục, từ vị trí người người kính trọng trở thành rắn rết mà ai thấy cũng trốn, mọi thứ dường như chỉ diễn ra trong chớp nhoáng.
Nhiều đến nỗi… y cảm thấy hình như mình chẳng học được gì suốt mười mấy năm qua. Nếu không cớ sao dẫu đã móc tận mọi thứ mà cũng không thể tiêu trừ một chút trần duyên nào khỏi người sư phụ cả.
Bức thư truyền đi lại không thể bay xuống núi, lá bùa còn chưa thành hình thì đã nhíu lại thành tro trong sương đen và đổ xuống đống cỏ hoang sớm đã khô héo. Hơn nữa, đá trận của Bốc Ninh cũng bị nghiền thành cát bụi và luẩn quẩn trong gió.
Y chẳng thèm đoái hoài tới bất cứ điều gì.
Không biết ai đến ai đi, ai vẫn chưa nhận được tin tức, ai đã gia nhập trận cục. Y chỉ dốc lòng thử hết tất cả biện pháp mà mình biết một cách chẳng khác gì máy móc, sau đó lại gục đầu giữa sương mù sền sệt và ẩm ướt trộn lẫn với bùn cát.
Y nói gì đó với một người, có vẻ còn cười khổ một tiếng, thoạt nhìn giống như thường ngày, nhưng ngay cả chính y cũng không biết rốt cuộc mình đã nói gì.
Nhưng mà ít lâu sau, y nghe Bốc Ninh khàn giọng trả lời sau lưng mình.
Bốc Ninh nói: “… Sư phụ từng dạy đệ một loại trận.”
Trên thực tế, câu nói ấy rất là khẽ, khẽ tới mức có lẽ Bốc Ninh hoàn toàn không muốn nói ra, nhưng Chung Tư đã nghe thấy. Cho dù tất cả những chuyện xảy ra vào hôm đó đều mờ nét như một giấc mộng, y vẫn nhớ như in câu nói ấy.
Y nhìn chằm chằm khuôn mặt không chút sắc máu của Bốc Ninh: “Dạy hồi nào, trận gì.”
Bốc Ninh đáp: “Trước khi xuống núi… trận phong ấn.”
Đó là thứ cuối cùng mà Trần Bất Đáo dạy cho hắn, khác biệt so với bất cứ trận cục nào ngài ấy từng dạy trước đây. Mắt trận của trận đó lại nằm ngay cửa chết, hầu như không để lại đường sống nào cả.
Lúc ấy, Bốc Ninh có nói: “Sư phụ, trận này bất lành quá, e rằng con sẽ không dùng đến lúc còn sống đâu ạ.”
Trần Bất Đáo trả lời: “Nếu vậy thì tốt.”
Nhưng sau ít lâu, hắn lại nhìn về phía Bốc Ninh và bổ sung một câu: “Chẳng phải từ nhỏ con đã thích để lại chút đường lui à, nó chính là trận mà ta tặng cho con đây.”
“Sư phụ không sợ con dùng sai lúc sao ạ?”
“Con có linh khiếu trời cho, điều gì cũng thông thạo. Con sẽ biết mình nên dùng nó lúc nào.”
Sư phụ không nói sai, đúng là hắn biết mình nên dùng nó lúc nào.
Nhưng hắn thà chẳng tinh thông linh khiếu để mà không biết.
Khoảnh khắc đó, hắn còn nghĩ, phải chăng lúc trước Trần Bất Đáo tự dưng quyết định dạy cho mình trận này trước khi mình xuống núi là do đã sớm liệu trước điều gì…
Trước kia, Chung Tư thường ngồi xổm trên đá cao trước bệ luyện công, lắc ngón trỏ nói cà lơ phất phơ: “Đã nói là sư phụ tinh thông mọi thứ từ trận pháp, bùa chú đến rối thuật rồi mà, tất cả đều được tu đến đỉnh, chỉ có quẻ thuật là nằm ở mức trung bình thôi. Nhưng huynh luôn cảm thấy là không phải —— ”
Y luôn nói thiên phú của sư phụ còn cao hơn một vài sư huynh mọt sách, một là đã lường trước được nhiều thứ từ đời kiếp nào, mọi việc đều bị nắm trong lòng bàn tay, hai là lười bói, dù sao chư pháp vô thường, sống chết do trời định đoạt.
Bản thân Chung Tư là vế sau, câu nói được treo bên mép y nhiều nhất chính là ‘nước chảy thuyền chạy, vừa đi vừa nhìn, không ép ở lại(*)’.
(*) nôm na là tới đâu hay tới đó chứ không ép buộc ai làm gì.
Nhưng hôm đó nghe thấy hai chữ ‘phong ấn’, y lại nói “không”.
Con cháu sau này đứa nào cũng nói lão tổ Chung Tư tính tình hời hợt và ít kén chọn, cả đời đều sống thoải mái. Nhưng chẳng ai biết, y đã nói “không” bao nhiêu lần vào ngày đó.
Cũng chẳng ai biết, lúc cuối cùng buộc lòng phải vỗ lá bùa đầu tiên lên đại trận phong ấn, đôi mắt của cái người đối mặt với chuyện gì thì cũng bĩu môi cười một tiếng kia đỏ tới cỡ nào.
Thực ra, y và Trang Dã vốn không hao hết linh thần cũng do mãi đến giây phút cuối cùng, Trần Bất Đáo vẫn luôn làm đủ mọi thứ có thể để kìm xuống càng nhiều trần duyên càng tốt, gió sương lưỡi kiếm đều bị ép giội ngược vào trong.
Họ bị thương nặng cũng vì vào phút cuối của quá trình phong ấn, khi mà đầu óc của ai cũng đã trở nên mịt mù, họ vô thức đổi trấn áp thành che chở và đội lấy đôi phần hiệu lực của đại trận phong ấn.
Chắc là sương mù quá dày, biển máu uốn khúc, họ luôn nhớ kỹ tình cảnh gió lạnh mưa to đầy bi thảm, cả thế gian đều phủ màu xám đen của hôm ấy.
Thực ra thì không.
Một giây trước khi đầu óc trở nên mơ hồ, Trần Bất Đáo ngước mắt nhìn lên trời, tựa như biết bao lần hắn dựa cửa ngắm nhìn trên đỉnh núi Tùng Vân.
Ngày ấy trăng cong như chiếc móc câu, sao giăng đầy trời, đó là một đêm trời trong hiếm có.
Hắn thường ít khi ghi nhớ ngày tháng, nhưng hắn nhớ rõ hôm đó là ngày mùng một tháng chạp.
Khi mà muôn vàn hộ gia đình trên thế gian bắt đầu treo đèn tế thần, đó là thời khắc tưng bừng nhất. Thế nhưng, hắn nhớ rõ hôm đó không phải bởi vì những điều này, mà do vào ngày mùng một tháng chạp của hơn hai mươi năm trước, hắn đã mang một người về từ trong núi thây biển máu.
Người nọ từng nói với hắn vào một ngày của rất nhiều năm sau rằng: “Người dưới núi thường nhắc đến sinh nhật. Bữa kia có người hỏi ta, ta bảo là ta sinh vào ngày mùng một tháng chạp.”
Một câu ngắn ngủi bỗng dưng biến thành nỗi lo về sau.
Thực ra hôm ấy, cho dù Văn Thời không trở về núi Tùng Vân, Trần Bất Đáo cũng đã dự định xong xuôi là phải đi gặp anh. Dù sao thì cũng là sinh nhật, mỗi năm chỉ có một ngày, cả đời lại chỉ có vỏn vẹn mấy chục năm, sao hắn lại có thể để người nọ vượt qua hôm ấy một cách trơ trọi được đây?
Hắn đã viết thư và nói rằng mình sẽ trở về.
Tiếc rằng gió tùng trăng sáng ba nghìn dặm, trời lại không cho hắn ngày về.
HẾT CHƯƠNG 102 („• ֊ •„)
Nghĩ tới những điều này, Văn Thời tức giận đến đỉnh điểm. Gió lớn bất chợt nổi lên từ dưới mặt đất, băng sương xuôi theo dây rối đang không ngừng rung lắc mà vọt ào ra ngoài một cách điên cuồng.
Chẳng mấy chốc, miệng của Trương Đại Nhạc đã bê bết máu tươi.
“Áaa ——”
Giữa đất trời như thể chỉ còn lại gió lớn nổi điên và hai người họ.
“Ngươi đã làm gì hả?” Văn Thời lớn tiếng hỏi, giọng nói lạnh như từng bị ngâm trong tuyết.
Nỗi đau khủng khiếp chiếm lấy thần trí của Trương Đại Nhạc. Gã kêu lên thảm thiết, thở gấp gáp vài tiếng rồi mới ngẩng đầu nhìn về phía Văn Thời: “Ngươi!”
Trong mắt gã còn mang theo một vẻ oán hận sâu nặng, hiển nhiên vẫn còn đắm chìm trong thế giới của mình, vốn không nghe thấy lời tra hỏi của Văn Thời và cũng không hiểu sự phẫn nộ của anh tại giờ phút này.
Mà kiểu không hiểu này lại đúng là điều khiến cho người ta nổi cơn thịnh nộ.
Dây rối trên người Trương Đại Nhạc bỗng dưng buộc chặt, siết đến nỗi gã bị trầy da sứt thịt. Tròng mắt của gã phụt đỏ bởi vì nỗi đau dã man và sự nghẹt thở thình lình.
Ngón tay của Văn Thời vuốt dọc theo sợi dây rồi ngang nhiên kéo một phát, lôi mạnh Trương Đại Nhạc tới trước mặt. Gã bị ép phải ngước cổ lên.
“Ta hỏi ——” Các ngón của Văn Thời nắm khít khao, khớp xương hiện lên một màu trắng không chút huyết sắc, cùng một màu với đôi môi của anh lúc này đây: “Ngươi tẩy tội nghiệt trời phạt bằng cách nào hả?!”
Trương Đại Nhạc muốn giãy giụa, nhưng lại bị áp chế gắt gao đến không thể cựa quậy. Vì ngộp thở, hai mắt gã trợn trắng, mí mắt thì run nhanh…
Dáng vẻ này quá chật vật và xấu xí, thế là gã dứt khoát nhắm nghiền đôi mắt.
Tẩy bằng cách nào ư?
Trương Đại Nhạc nói không nên lời, chỉ nhúc nhích bờ môi tím thẫm vài lần, thoạt nhìn có vẻ là đang suy tư một cách khốn khổ, như thể gã đã quên mất.
Vẻ mặt của Văn Thời khó coi hết mức, tia lạnh lùng kinh khủng trong mắt cũng chạm tới cực hạn.
Các đốt ngón tay của anh đều bị ép ra tiếng vang, tất cả dây rối dốc sức nâng lên ——
“Ư —— ”
Tiếng ho khan hòa với bọt máu của Trương Đại Nhạc được rặn ra từ trong cổ họng, như là ngũ tạng lục phủ đều bị khuấy đến nhão nát và đang trào ra khỏi miệng. Gã hoảng loạn tóm lấy hai sợi dây rối, bỗng nở nụ cười.
“Nhớ… nhớ ra rồi.” Gã nói lạc giọng, môi thì vẫn cười toe toét.
Tẩy tội nghiệt trời phạt bằng cách nào ư…
Đơn giản là sau khi thất bại mà quay về từ khe núi kia, gã càng nghĩ càng không cam tâm, song lại càng nghĩ càng sợ hãi.
Phản ứng trời phạt trên người gã trông quá rõ rệt ——
Dù muốn làm gì, gã cũng sẽ rơi vào kết cục bết bát nhất, đây cứ như là một lời nguyền rồi.
Gã lở chân kẹt lại trong ác mộng suốt nhiều lần, như thể chỉ cần nhắm mắt lại, thì sẽ có không biết bao nhiêu chủ oán bò vào phòng, leo lên giường và chia nhau xơi tái gã.
Gã lo âu, dễ bực, biến đổi không ngừng, lòng tham thì không đáy. Tất cả mọi thứ, nhất là những điều tiêu cực và u ám, đều bị gã phóng đại đến vô hạn, cứ như có vô số ác quỷ ẩn mình trong cơ thể gã và giãy giụa muốn phá kén thoát ra.
Đây không phải là điều đáng sợ nhất, điều làm cho gã cảm thấy khó chấp nhận nhất chính là… gã không giải được cái lồng đó.
Cái lồng lần ấy là hồi ức đáng sợ hiếm thấy trong cuộc đời gã —— gã giống như một vòng xoáy hình người, điên cuồng hút lấy hết thảy các thứ hiểm độc quanh mình, những áng sương đen chở đầy oán hận ganh ghét lao về phía gã rồi tiến vào cơ thể của gã.
Ban đầu, gã còn mừng rỡ. Miễn là sương đen bị mình thu nạp có thể làm rã và tu hóa, thì chúng sẽ có thể làm gã trở nên mạnh hơn.
Nhưng một chớp mắt tiếp theo, gã lập tức bắt đầu hối hận, bởi vì gã đã không nhận lấy nổi nữa. Những áng sương đen kia vẫn liên tục nhắm thẳng vào gã như là điên rồi.
Chúng va chạm và tàn phá bừa bãi trong cơ thể của gã, chẳng những không thể làm rã, ngay cả những cái mà gã đã làm rã trong vòng hơn mười năm qua đều rục rịch ngóc đầu dậy theo.
Đó là lần đầu tiên gã cảm thấy sợ hãi và bất lực một cách rõ ràng đến thế.
Gã nghĩ đến một từ —— phản phệ.
Trong người gã chứa đầy ác quỷ, chúng không phải là thứ mà cấp bậc tu vi hoặc năng lực sức mạnh có thể kiểm soát.
Thậm chí là còn gay gắt hơn, thứ từng làm rã càng nhiều, thì sẽ gánh chịu càng nặng, phản phệ cũng càng thêm đáng sợ.
Đây chính là trời phạt.
Từ đầu đến cuối, Trương Đại Nhạc cảm thấy rất may vì cái lồng mà gã sa vào hôm đó không lớn lắm, cũng không phải là một mình gã vào lồng, vẫn còn một tên đồng bọn không biết chuyện đã giúp gã một tay, nếu không, gã có lẽ đã thực sự gãy cánh ở đó, đúng với câu nói trời phạt kia: Chết không yên ổn, không chốn chôn thân.
Người giúp gã vào thời khắc mấu chốt đó mang họ La, đến từ Vân Phù, cũng là ngoại đồ của núi Tùng Vân, tầm thường bình dị, vô danh vô phận. Sau khi giải lồng, hắn cũng chẳng đòi hỏi gì thêm, chào hỏi một tiếng rồi rời khỏi.
Nguyên dòng không có gì nổi bật của người này sớm phải mai danh ẩn tích, nhưng lại trở thành một cánh tay trợ lực không thể thiếu của Trương gia trong số các gia tộc Phán Quan lớn nhất sau ngàn năm.
Do đó, con cháu đời sau đều nói rằng Trương Đại Nhạc, lão tổ tiên của Trương gia, có ân đức vĩ đại và lòng lương thiện bao la. Ngay cả bản thân người của La gia cũng tưởng vậy, còn thường bùi ngùi vì lẽ đó.
Hôm nay, họ mới coi như được nhìn thấy đôi chút sự thật của năm đó.
Trương Đại Nhạc biến mất suốt mấy ngày sau lần rời lồng đó, chẳng thấy tăm hơi. Không ai biết gã đã đi đâu và làm gì.
Cho đến lúc bấy giờ đây bị Văn Thời nắm giữ đường sống, gã mới nhả ra một câu từ trong cổ họng đầy bọt máu: “Tôi… tôi đến khe núi kia.”
Gã lại lén đến khe núi đó, vắt óc tìm kế mới xuyên phá lớp sương mù và tới gần trung tâm.
Đúng như mong muốn của gã, Trần Bất Đáo không hiện diện, chỉ có một ngôi nhà trống và một hồ nước yên ắng mà thôi.
Trên núi cực rét vào hôm đó, mặt hồ đóng thành một tầng băng mỏng dánh. Vài chú chim nước giẫm nhẹ lên mặt băng và phát ra tiếng nứt khẽ khàng.
Thoạt nhìn, hồ nước ấy nom cực kỳ bình thường, nhưng gã biết, Trần Bất Đáo bày trận ở đây.
Gã không biết rõ đó rốt cuộc là trận gì, nhưng chẳng qua chỉ là hỗ trợ tu hóa, tăng cường bổ sung, nói không chừng cơ thể bán tiên cũng ra đời ở đây.
Thế là gã nhảy xuống giữa hồ.
Hồ nước trong núi vào mùa kia thì băng lạnh thấu xương, nhưng Trương Đại Nhạc thỉnh thoảng cũng nhớ lại cảnh đó, xưa nay chưa từng nhớ nước lạnh bao nhiêu, cơ thể đau nhức đến đâu, chỉ nhớ rõ sự hả hê trong khoảnh khắc ấy ——
Pháp trận chuyển động rầm vang. Những áng sương đen trong lồng từng dây dưa với gã, mà gã lại không thể nào tiêu hóa và cũng chẳng có năng lực gánh chịu cuốn theo tội nghiệt trời phạt của gã đều bị gột rửa xuống hồ.
Sương đen tựa như một con rắn lớn nhiều đầu, dấu vết trời phạt là hoa văn màu vàng nhạt quấn quanh thân rắn, đan xen dày đặc, dáng vẻ đáng sợ.
Ngay khi vừa đụng tới đáy trận, chúng trở nên điên rồ và liều mạng tuôn vào giữa trận cục.
Điều đó chỉ diễn ra trong tích tắc.
Thoắt cái, hồ nước hóa thành một biển sương đen kịt. Một thoáng sau, cái bớt trời phạt trên người gã vơi đi phân nửa.
Lúc đó, Trương Đại Nhạc quả thực mừng rỡ như điên, hận không thể lột luôn phần da còn in bớt rồi ném thẳng xuống hồ.
Nhưng một chốc sau, sắc mặt của gã lập tức thay đổi.
Lúc tội nghiệt trời phạt còn nằm trên người, thì trăm quỷ cắn tim gã hàng đêm, quấy nhiễu gã đến không thể yên lòng. Hiện giờ, chúng đã bị gã gột bỏ xuống hồ, sao chúng lại yên phận được đây?
Tiếng vạn quỷ khóc than thoáng bộc phát trong trận cục, chim núi hoảng hồn, cả trăm nghìn con đen nghịt bầu trời bay tán loạn trong phút chốc.
Vài chú chim nước nghỉ ngơi bên hồ mới vỗ cánh mà đã bị sương đen bao phủ và trở nên khô queo ngay tức thì.
Trương Đại Nhạc không thèm quan tâm đến tội nghiệt trời phạt còn sót lại nữa mà lộn nhào thoát khỏi hồ nước.
Trời phạt không ngừng quấy đảo, sương đen nhào ra từ trong khe núi cứ như thủy triều sóng lớn.
Trương Đại Nhạc gần như là lăn xuống núi. Gã bò dậy và ngoái đầu nhìn lại thì trông thấy màu đen nhuộm đầy núi đồi, cuốn theo vết tích vàng nhạt lơ lửng dâng trào khắp nơi, hướng về phía đường núi, trạm dừng chân, làng mạc và quán xá…
Người sống ở những nơi đó nhiều không đếm xuể, mà bản thân họ lại mù tịt trước tai họa sắp giáng xuống đầu mình.
Có lẽ mình bổ nhào trúng đại họa rồi, Trương Đại Nhạc thầm nghĩ.
Nhưng sương đen đang ép sát sau lưng, gã chỉ kịp vội ngó các nơi kia một cái rồi mở một cửa trận ra và chạy thoát.
Lúc ấy đang là giờ Dậu của hôm đó, sương chiều nặng trĩu, không biết vị hòa thượng nào của ngôi chùa tại ngọn núi kia đã gõ vang tiếng chuông đầu tiên.
Trần Bất Đáo thì đang giải một cái lồng lớn cách đó hơn nghìn dặm.
Lúc tiếng chuông văng vẳng vọng đến, hư tướng trong lồng sắp tan biến, hằng hà trần duyên bị hắn nạp hết vào người.
Hắn đang định tu hóa, thì thấy Kim sí Đại bàng khép cánh đậu xuống đất, đưa bức thư vừa nhận được cho hắn: “Đại Tiểu Triệu truyền tới ạ.”
Trần Bất Đáo mở bức thư ra, nhìn thấy vài nét bút lác đác vẽ núi cây và hai chấm mực một lớn một nhỏ liên kết với nhau trên giấy.
Lão Mao thò đầu xem mà chẳng hiểu gì, chỉ vào chấm mực và hỏi: “Hai nha đầu kia lại chơi trò bí hiểm gì thế ạ?”
“Không nhìn ra à?” Trần Bất Đáo khép bức thư lại, lời nói vươn ý cười: “Trên cây có mọc thêm một người tuyết rồi đấy.”
“Hả?” Lão Mao chớp đôi mắt đen láy, rồi lại lập tức “à” một tiếng ——
Đó là Văn Thời trên núi Tùng Vân.
“Vậy chúng ta…” Lão Mao hỏi.
Trần Bất Đáo nhìn lướt qua sương đen quấn quanh giữa các ngón tay rồi nói: “Đưa mấy thứ này… về núi trước đi.”
Hắn trả lời bức thư rồi truyền đi, để lại một câu nói đùa với Đại Tiểu Triệu rằng: Lừa hắn nấu một ấm trà cho ta, hai ngươi trông chừng người ta một chút, dù sao cũng là một đống tuyết, đừng để tan mất.
Nơi hắn hiện đang ở là phía Nam, núi Tùng Vân lại nằm ở phía Bắc, cách nhau hơn ba nghìn dặm.
Người bình thường dù có đi xe ngựa thì cũng phải tốn rất nhiều thời gian, nhưng đối với họ thì nhanh lắm, chỉ cần tốn sức để mở một cửa trận mà thôi. Khởi hành vào giờ Dậu, có thể tới đỉnh núi trong vòng nhiều lắm là ba khắc(*), vừa đủ để nấu một ấm trà.
(*) một khắc = 15 phút, ba khắc = 45 phút.
Đây là một khoảnh khắc bất thường trong mấy chục năm qua, mí mắt của Lão Mao chợt giật, không hiểu sao lão lại cảm thấy hoảng sợ.
Lão nghe tiếng chuông đằng núi xa gõ một tiếng ‘boong’ thứ hai. Đang định mở miệng, lão lại thấy cái chuông bạch ngọc treo lủng lẳng bên hông Trần Bất Đáo đang khẽ reo vang, rung mà chẳng cần có gió.
Trong nháy mắt nọ, chủ rối hai người đều hơi ngẩn ra.
Kế tiếp, hư ảnh lông chim đầy người của Lão Mao dựng thẳng tứ tung, vì lão biết, cái chuông bạch ngọc này nối liền với trận cục trong khe núi, nó sẽ không tùy tiện ngân vang.
Một khi nó vang thì đó là đại sự.
Lão thấy Trần Bất Đáo cầm chuông ngọc nhắm mắt lại, vì mối liên kết giữa rối và chủ rối, lão cũng ăn theo Trần Bất Đáo và nhìn thấy cảnh tượng sương đen hoành hành xung quanh khe núi kia ——
Hoảng loạn, đâu đâu cũng là tiếng kêu than dậy khắp trời đất.
Vật sống như cành lá bị hút khô, lập tức héo teo dưới sự bủa vây của sương đen rồi ngã xuống đất.
Tiếng gào thét pha lẫn với tiếng gà gáy chó sủa kêu lên liên miên, khắp nơi toàn là người chạy tứ phía, còn có trẻ con không biết nhà ai luống cuống đứng trên đường ruộng, há miệng khóc ròng. Mà sương đen càn quét tựa như sóng thần lại gần sát ngay sau lưng hắn.
Lão Mao còn quên béng đây là hư cảnh mà lão thấy được từ một nơi cách xa nghìn dặm. Cánh to lập tức dang rộng, như là muốn đỡ tai họa ngập trời thay cho những người kia.
Cảnh tượng lúc này trông giống y như thật.
Lão cứ như có thể cảm nhận được gió lốc xốc tất cả lông cánh của mình lên, sương đen giăng kín bầu trời, xông tới trước, sắc đen và cánh to mạ vàng sắp chạm vào nhau ——
Lão Mao nheo mắt, lại không đợi được sự chấn động trong dự đoán.
…
Sương đen dừng lại ngay trước chóp mũi, vết tích vàng nhạt lờ mờ đang lơ lửng bên ngoài mảng đen đặc suýt chút đụng vào lão, nhưng không có đụng thật.
Những cảnh tượng kia bị phản chiếu trong mắt lão, một chớp mắt mà kéo dài như cả trăm năm ——
Lão thấy sương đen gây ra tai họa đột nhiên lui lại cực nhanh, giống như sóng lớn bị hút về, quay về nơi mà chúng xuất phát.
Sương đen đó đến từ khe núi, mà mắt trận của trận cục lại là bản thân Trần Bất Đáo.
Tai hoạ sẽ không tự dưng mà tan biến, trận cục cũng sẽ không đảo ngược một cách vô cớ, mà đó là nhờ Trần Bất Đáo đã kìm được toàn bộ những thứ đang trào dâng và phân tán khắp nơi trong thời khắc ngàn cân treo sợi tóc này.
Đây là biện pháp nhanh nhất và cũng là biện pháp tức thì duy nhất.
Bởi vì ngoại trừ Trần Bất Đáo, không thể tìm ra người thứ hai có thể khống chế mối tai họa ngút trời như thế ở đây.
Vì vậy, lúc đầu thì Lão Mao cảm thấy may thay, còn thở phào nhẹ nhõm nữa.
Trần Bất Đáo từng tu hóa hàng trăm nghìn trần duyên, trận vừa nãy chỉ là một trong số đó. Tuy là khó, nhưng lại hoàn toàn vô hại.
Nhưng lão lại cứng đờ vào một thoắt sau.
Lão nhớ ra vết tích vàng nhạt lờ mờ vốn lơ lửng kia là gì…
Đó là tội nghiệt trời phạt mà…
Chuông chùa núi gõ tiếng thứ ba, nó chỉ là một chốc lát trong thế gian dài dằng dặc này.
Chỉ trong tích tắc, long trời lở đất.
Mà họ cũng không uống được ấm trà được nấu trên núi Tùng Vân kia nữa.
***
Lúc đó, Chung Tư đang dẫn ngựa vào thành cách nơi ấy trăm dặm.
Đó là tháng cuối cùng của năm, ai cũng đang cúng tế bách thần. Lệnh giới nghiêm ban đêm trong thành được dỡ bỏ, lửa đỏ náo nhiệt bừng lên trong Tịch thành, nguyên chuỗi đèn lồng dài thòng được treo khắp cả thành. Mặt nạ tế thần cheo leo trên cột cao, khá tương tự với cái mà Trần Bất Đáo đeo để xuống núi.
Lúc nhận được thư truyền từ Bốc Ninh, y đang dừng trước một sạp hàng nào đó và lựa chọn mấy thứ lạ kỳ, định mua hộp cờ bằng đá đặc biệt kia giùm cho Bốc Ninh.
Nhưng khi mở bức thư giấy vàng ra, quân cờ lại ngã khắp bàn.
Y dúi dây thừng dắt ngựa vô ngực người bán hàng rong, vội vàng ném lại một câu “đưa ngươi đó”, rồi cất bước đi tới phía sau tường thành, ngay lập tức mở ra một cửa trận và nối thẳng với vị trí của Trần Bất Đáo.
Vừa đến nơi, y đã nghẹn lời.
Y lên núi Tùng Vân khi chưa đầy 5 tuổi, tới tuổi trưởng thành thì xuống núi, số lần vào lồng và tiễn đưa người đi nhiều không đếm hết. Mãi đến hôm đó nhìn thấy sư phụ, y mới biết, thì ra thế gian lại có nhiều trần duyên đến vậy…
Nhiều đến nỗi tụ lại một chỗ thì chẳng thấy bờ đâu, nhiều đến nỗi có thể biến núi rừng đồ sộ thành địa ngục ma quỷ, kéo vị khách tiên vào cõi tục, từ vị trí người người kính trọng trở thành rắn rết mà ai thấy cũng trốn, mọi thứ dường như chỉ diễn ra trong chớp nhoáng.
Nhiều đến nỗi… y cảm thấy hình như mình chẳng học được gì suốt mười mấy năm qua. Nếu không cớ sao dẫu đã móc tận mọi thứ mà cũng không thể tiêu trừ một chút trần duyên nào khỏi người sư phụ cả.
Bức thư truyền đi lại không thể bay xuống núi, lá bùa còn chưa thành hình thì đã nhíu lại thành tro trong sương đen và đổ xuống đống cỏ hoang sớm đã khô héo. Hơn nữa, đá trận của Bốc Ninh cũng bị nghiền thành cát bụi và luẩn quẩn trong gió.
Y chẳng thèm đoái hoài tới bất cứ điều gì.
Không biết ai đến ai đi, ai vẫn chưa nhận được tin tức, ai đã gia nhập trận cục. Y chỉ dốc lòng thử hết tất cả biện pháp mà mình biết một cách chẳng khác gì máy móc, sau đó lại gục đầu giữa sương mù sền sệt và ẩm ướt trộn lẫn với bùn cát.
Y nói gì đó với một người, có vẻ còn cười khổ một tiếng, thoạt nhìn giống như thường ngày, nhưng ngay cả chính y cũng không biết rốt cuộc mình đã nói gì.
Nhưng mà ít lâu sau, y nghe Bốc Ninh khàn giọng trả lời sau lưng mình.
Bốc Ninh nói: “… Sư phụ từng dạy đệ một loại trận.”
Trên thực tế, câu nói ấy rất là khẽ, khẽ tới mức có lẽ Bốc Ninh hoàn toàn không muốn nói ra, nhưng Chung Tư đã nghe thấy. Cho dù tất cả những chuyện xảy ra vào hôm đó đều mờ nét như một giấc mộng, y vẫn nhớ như in câu nói ấy.
Y nhìn chằm chằm khuôn mặt không chút sắc máu của Bốc Ninh: “Dạy hồi nào, trận gì.”
Bốc Ninh đáp: “Trước khi xuống núi… trận phong ấn.”
Đó là thứ cuối cùng mà Trần Bất Đáo dạy cho hắn, khác biệt so với bất cứ trận cục nào ngài ấy từng dạy trước đây. Mắt trận của trận đó lại nằm ngay cửa chết, hầu như không để lại đường sống nào cả.
Lúc ấy, Bốc Ninh có nói: “Sư phụ, trận này bất lành quá, e rằng con sẽ không dùng đến lúc còn sống đâu ạ.”
Trần Bất Đáo trả lời: “Nếu vậy thì tốt.”
Nhưng sau ít lâu, hắn lại nhìn về phía Bốc Ninh và bổ sung một câu: “Chẳng phải từ nhỏ con đã thích để lại chút đường lui à, nó chính là trận mà ta tặng cho con đây.”
“Sư phụ không sợ con dùng sai lúc sao ạ?”
“Con có linh khiếu trời cho, điều gì cũng thông thạo. Con sẽ biết mình nên dùng nó lúc nào.”
Sư phụ không nói sai, đúng là hắn biết mình nên dùng nó lúc nào.
Nhưng hắn thà chẳng tinh thông linh khiếu để mà không biết.
Khoảnh khắc đó, hắn còn nghĩ, phải chăng lúc trước Trần Bất Đáo tự dưng quyết định dạy cho mình trận này trước khi mình xuống núi là do đã sớm liệu trước điều gì…
Trước kia, Chung Tư thường ngồi xổm trên đá cao trước bệ luyện công, lắc ngón trỏ nói cà lơ phất phơ: “Đã nói là sư phụ tinh thông mọi thứ từ trận pháp, bùa chú đến rối thuật rồi mà, tất cả đều được tu đến đỉnh, chỉ có quẻ thuật là nằm ở mức trung bình thôi. Nhưng huynh luôn cảm thấy là không phải —— ”
Y luôn nói thiên phú của sư phụ còn cao hơn một vài sư huynh mọt sách, một là đã lường trước được nhiều thứ từ đời kiếp nào, mọi việc đều bị nắm trong lòng bàn tay, hai là lười bói, dù sao chư pháp vô thường, sống chết do trời định đoạt.
Bản thân Chung Tư là vế sau, câu nói được treo bên mép y nhiều nhất chính là ‘nước chảy thuyền chạy, vừa đi vừa nhìn, không ép ở lại(*)’.
(*) nôm na là tới đâu hay tới đó chứ không ép buộc ai làm gì.
Nhưng hôm đó nghe thấy hai chữ ‘phong ấn’, y lại nói “không”.
Con cháu sau này đứa nào cũng nói lão tổ Chung Tư tính tình hời hợt và ít kén chọn, cả đời đều sống thoải mái. Nhưng chẳng ai biết, y đã nói “không” bao nhiêu lần vào ngày đó.
Cũng chẳng ai biết, lúc cuối cùng buộc lòng phải vỗ lá bùa đầu tiên lên đại trận phong ấn, đôi mắt của cái người đối mặt với chuyện gì thì cũng bĩu môi cười một tiếng kia đỏ tới cỡ nào.
Thực ra, y và Trang Dã vốn không hao hết linh thần cũng do mãi đến giây phút cuối cùng, Trần Bất Đáo vẫn luôn làm đủ mọi thứ có thể để kìm xuống càng nhiều trần duyên càng tốt, gió sương lưỡi kiếm đều bị ép giội ngược vào trong.
Họ bị thương nặng cũng vì vào phút cuối của quá trình phong ấn, khi mà đầu óc của ai cũng đã trở nên mịt mù, họ vô thức đổi trấn áp thành che chở và đội lấy đôi phần hiệu lực của đại trận phong ấn.
Chắc là sương mù quá dày, biển máu uốn khúc, họ luôn nhớ kỹ tình cảnh gió lạnh mưa to đầy bi thảm, cả thế gian đều phủ màu xám đen của hôm ấy.
Thực ra thì không.
Một giây trước khi đầu óc trở nên mơ hồ, Trần Bất Đáo ngước mắt nhìn lên trời, tựa như biết bao lần hắn dựa cửa ngắm nhìn trên đỉnh núi Tùng Vân.
Ngày ấy trăng cong như chiếc móc câu, sao giăng đầy trời, đó là một đêm trời trong hiếm có.
Hắn thường ít khi ghi nhớ ngày tháng, nhưng hắn nhớ rõ hôm đó là ngày mùng một tháng chạp.
Khi mà muôn vàn hộ gia đình trên thế gian bắt đầu treo đèn tế thần, đó là thời khắc tưng bừng nhất. Thế nhưng, hắn nhớ rõ hôm đó không phải bởi vì những điều này, mà do vào ngày mùng một tháng chạp của hơn hai mươi năm trước, hắn đã mang một người về từ trong núi thây biển máu.
Người nọ từng nói với hắn vào một ngày của rất nhiều năm sau rằng: “Người dưới núi thường nhắc đến sinh nhật. Bữa kia có người hỏi ta, ta bảo là ta sinh vào ngày mùng một tháng chạp.”
Một câu ngắn ngủi bỗng dưng biến thành nỗi lo về sau.
Thực ra hôm ấy, cho dù Văn Thời không trở về núi Tùng Vân, Trần Bất Đáo cũng đã dự định xong xuôi là phải đi gặp anh. Dù sao thì cũng là sinh nhật, mỗi năm chỉ có một ngày, cả đời lại chỉ có vỏn vẹn mấy chục năm, sao hắn lại có thể để người nọ vượt qua hôm ấy một cách trơ trọi được đây?
Hắn đã viết thư và nói rằng mình sẽ trở về.
Tiếc rằng gió tùng trăng sáng ba nghìn dặm, trời lại không cho hắn ngày về.
HẾT CHƯƠNG 102 („• ֊ •„)
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.