Quyển 3 - Chương 16
Jeffrey Archer
04/04/2013
Báo
SYDNEY MORNING HERALD
Ngày 30 tháng Một, 1957
THIẾT KẾ CÓN GÂY TRANH CÃI CỦA ĐAN MẠCH THẮNG
TRONG CUỘC THI MẪU NHÀ HÁT OPERA
"Nhưng từ hôm đính hôn đến giờ em rất ít khi gặp được anh”, Susan bảo.
"Anh đang cố đầu tư công sức vào một tờ báo ở Adelaide, một tờ ở Sydney”. Keith nói, xoay người nhìn nàng. "Không thể có mặt ở hai nơi cùng lúc".
"Bây giờ thì ngay một lần một chỗ với anh cũng đã khó", Susan nói. "Và nếu anh lại sờ vào tờ Chủ nhật ở Perth như em đọc thấy trên báo, thì chắc cuối tuần em cũng chẳng gặp được anh”.
Keith nghĩ bây giờ chưa phải lúc cho Susan biết anh đã ký hợp đồng với chủ bút báo Perth Sunday Monitor. Anh ra khỏi giường mà không nói gì thêm.
"Còn bây giờ anh sẽ đi đâu?" Nàng hỏi khi anh biến vào phòng tắm.
"Anh có bữa ăn sáng - công việc trong thành phố", Keith nói to từ sau cửa buồng tắm.
"Vào sáng Chủ nhật ư?".
"Ngày duy nhất ông ta có thể gặp anh. Ông ta bay từ Brisbane đến chỉ để làm việc này".
"Nhưng hôm nay mình có kế hoạch đi chơi thuyền. Hay anh cũng quên nốt rồi?"
"Tất nhiên là anh không quên", Keith nói khi ra khỏi buồng tắm. "Chính vì thế mà anh phải đồng ý gặp vào lúc ăn sáng. Anh sẽ về nhà rất lâu trước khi em chuẩn bị xong.”
"Giống như Chủ nhật trước chứ gì?"
"Khác chứ. Perth Monitor là tờ báo Chủ nhật. Nếu anh mua tờ báo đó, làm sao anh có thể biết nó ra sao nếu không có mặt tại đó vào ngày phát hành?"
"Vậy ra anh mua rồi à?".
Keith mặc quần rồi quay lại nhìn nàng với vẻ bẽn lẽn. "Ừ. Chỉ còn đợi hoàn tất thủ tục pháp lý. Nhưng đội ngũ quản lý ở đó thì hạng nhất, vì vậy anh sẽ không phải thường xuyên đi Perth".
"Còn ban biên tập?" Susan hỏi khi Keith khoác chiếc áo vét thể thao lên người. "Nếu tờ báo này cũng theo kiểu các tờ báo khác mà anh tiếp quản, thì sáu tháng đầu anh lại phải mụ mẫm với nó".
"Không đến nỗi thế đâu. Anh hứa là như vậy. Nhớ sẵn sàng để khi anh về là đi ngay đấy nhé". Anh cúi xuống hôn lên má nàng. "Anh đi không quá một tiếng, nhiều nhất là hai tiếng". Anh khép vội cửa phòng ngủ trước khi nàng kịp nói gì thêm.
Khi Townsend ngồi vào ghế trước, người lái xe nổ máy.
"Sam này. Vợ anh có càu nhàu về việc anh cứ phải đi ngoài giờ với tôi không?"
"Cũng khó nói, thưa ngài. Gần đây cô ta chẳng buồn nói chuyện với tôi nữa".
"Anh lấy vợ bao lâu rồi?"
"Mười một năm".
Anh quyết định ngừng chuyện này lại. Khi xe chạy vào thành phố anh cố gạt Susan ra khỏi đầu, tập trung suy nghĩ vào cuộc gặp sắp tới với Alan Rutledge. Anh chưa bao giờ gặp ông ta, nhưng mọi người trong giới đều biết ông ta là người đã được giải thưởng báo chí và uống rượu như hũ chìm. Nếu muốn ý định trong đầu Townsend thành công, lúc này anh cần phải có những người tài năng như Rutledge.
Sam cho xe rẽ vào khách sạn Town House. Townsend mỉm cười nhìn tờ Sunday Chronicle đặt trên đầu giá báo và nhớ đến bài bình luận của nó. Một lần nữa, tờ báo nói với người đọc rằng đã đến lúc Menzies nên từ chức, nhường đường cho người trẻ hơn, hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của người Úc thời hiện đại.
Khi xe đỗ lại, Keith bảo: "Tôi ở đây khoảng một, hai tiếng là cùng”. Sam cười thầm nhìn ông chủ nhảy khỏi xe, đẩy cửa quay vào trong khách sạn.
Townsend rảo bước qua phòng sảnh tới phòng ăn sáng. Anh nhìn quanh, thấy Alan Rutledge đang ngồi một mình ở bàn gần cửa sổ, hút thuốc và đọc tờ Sunday Chronicle. Ông ta đứng dậy khi thấy Keith đi tới. Hai người trịnh trọng bắt tay. Rutledge bỏ tờ báo qua bên, mỉm cười nói: "Tôi thấy anh đang đưa tờ Chronicle hoà nhập thị trường hơn". Townsend liếc nhìn tít báo Ông chủ bút phá sản đi xe buýt ở Sydney. "Tôi nghĩ chẳng giống đầu báo truyền thống của Hầu tước Somerset Kenwright chút nào".
"Không". Townsend nói, "mà đít báo cũng không giống. Chúng tôi hiện một ngày bán được nhiều hơn 100.000 số so với thời ông ta là chủ bút, còn lợi nhuận tăng 17%". Anh nhìn cô hầu bàn đang đứng đợi. "Cho tôi cà phê đen, và có lẽ một ít bánh mỳ nuớng".
"Hy vọng anh sẽ không đề nghị tôi làm Tổng biên tập tờ Chronicle", Rutledge nói, châm tiếp điếu thuốc hiệu Turf khác. Townsend liếc nhìn gạt tàn trên bàn, thấy đó là điếu thứ tư kể từ lúc anh đến.
"Không", Townsend đáp. "Bruce Kelly mới đúng là Tổng biên tập của nó. Cái tôi muốn dành cho ông còn thích hợp hơn nhiều".
"Cái gì mà ghê gớm thế?" Rutledge hỏi.
"Một tờ báo mới chỉ tồn tại trong tưởng tượng của tôi. Nhưng tôi cần ông giúp để tạo ra nó".
"Anh dự định ở thành phố nào?" Rutledge hỏi. "Hầu hết các thành phố đều đã có quá nhiều báo, còn chỗ chưa có thì thực ra cũng đã bị độc quyền. Không nơi nào rõ hơn Adelaide".
"Tôi không thể không đồng ý với ông", Townsend nói. "Nhưng cái mà đất nước này hiện chưa có là một tờ báo quốc gia cho tất cả người dân Úc. Tôi muốn tạo ra một tờ báo có tên là Continent, lưu hành từ Sydney qua Perth và khu vực ở giữa hai thành phố này. Tôi muốn nó là tờ Times của Úc và phải được mọi người coi là số một ở đất nước này. Quan trọng hơn, tôi muốn anh là Tổng biên tập đầu tiên của nó".
Alan rít thuốc thật sâu. "Trụ sở đặt ở đâu?"
"Canberra. Nó phải xuất hiện từ thủ đô chính trị, nơi đưa ra các quyết định của quốc gia. Nhiệm vụ lớn nhất của chúng ta là phải ký được hợp đồng với những biên tập viên, phóng viên giỏi nhất. Chính vì thế tôi phải mời anh, vì một khi biết anh là Tổng biên tập, nhiều khả năng họ sẽ tham gia hơn".
"Anh nghĩ thời gian chạy thử là bao nhiêu?" Rutledge hỏi, dụi điếu thứ năm đang hút.
"Tôi hy vọng trong vòng sáu tháng tờ báo đã có thể được lưu hành trên đường phố", Townsend trả lời.
"Anh hy vọng phát hành được bao nhiêu?" Ông ta hỏi, lại châm một điếu thuốc khác.
"Năm đầu tiên từ 200.000 đến 250.000, sau dần lên 400.000".
"Anh sẽ trụ lại bao lâu nếu báo không phát hành được tới mức đó?"
"Hai năm, có thể là ba. Chỉ cần nó không lỗ là tôi sẽ giữ nó mãi mãi".
"Đối với tôi thì anh định thế nào?” Alan hỏi.
"Mười ngàn một năm, cộng các khoản thông lệ khác". Nụ cười xuất hiện trên miệng Rutledge, nhưng Townsend hiểu vì đơn giản là nó gấp đôi khoản tiền ông ta đang nhận.
Đến khi Townsend đã trả lời hết mọi câu hỏi của và Rutledge bóc sang bao thuốc thứ hai thì đã gần đến bữa trưa. Khi anh đứng dậy bắt tay, Rutledge nói sẽ suy nghĩ về đề nghị của anh và sẽ trả lời vào khoảng cuối tuần.
Trên đường xe chạy về phía cảng, Townsend tự hỏi không biết anh phải nói năng ra sao để Susan thích thú với ý tưởng tuần nào anh cũng sẽ phải đi lại giữa Sydney, Canberra, Adelaide và Perth. Anh thừa biết nàng sẽ phản ứng thế nào. Khoảng gần một giờ chiều, Sam cho xe rẽ vào đường nhà. Keith thấy Susan đang đi trên đường, tay xách làn mây, tay kia ôm các thứ đồ tắm.
"Nhớ đóng cửa trước", nàng chỉ nói có thế khi đi ngang qua xe Keith, về phía xe của mình. Tay Keith vừa đặt lên nắm đấm cửa thì chuông điện thoại đã reo. Anh lưỡng lự một lát, rồi quyết định nghe xem là ai để tối gọi lại.
"Chào Keith. Dan Hardley đây".
"Chào ngài Thượng nghị sỹ. Tôi đang có việc vội một chút. Tối tôi gọi lại ngài được không?".
"Anh sẽ không vội nếu nghe được cái tin mà tôi đang định bảo anh", ông Thượng nghị sĩ bảo.
"Tôi nghe đây, Dan, nhưng nhanh nhanh một chút nhé”.
"Tôi vừa nói chuyện điện thoại với Bộ trưởng Bưu điện. Ông ta nói với tôi Bob Menzies sẵn sàng ủng hộ đề nghị của bang, thành lập một hệ thống đài phát thanh thương mại. Ông ta cũng hở ra rằng Hacker và Kenwright không tham gia vì họ đã có hệ thống riêng. Vì vậy lần này anh vào cuộc là thắng đấy".
Keith ngồi xuống ghế cạnh điện thoại, lắng nghe kế hoạch vận động của vị Thượng nghị sĩ. Hardley đã biết việc Townsend định mua lại các đài phát thanh của đối thủ nhưng không thành công, cả hai lần anh đều bị khước từ, Hacker vẫn bực vì chuyện không mua được tờ Chronicle, còn Kenwright và Townsend thì không bao giờ nói chuyện được với nhau nữa.
Bốn mươi phút sau, Townsend bỏ máy chạy ra, đóng sầm cửa lại. Xe không còn ở đó. Anh chửi thề đi ngược vào nhà. Nhưng bây giờ, khi Susan đã đi mà không đợi, anh nghĩ có thể bắt tay ngay vào gợi ý của ông Thượng nghị sỹ. Anh nhấc máy, quay số trực tiếp tới văn phòng Tổng biên tập.
"Tôi nghe", giọng của người chỉ cần nghe qua Townsend đã nhận ra ngay.
"Bruce này. Bài bình luận ngày mai chủ đề là gì?" Anh hỏi mà không cần tự giới thiệu.
"Tại sao Sydney không cần nhà hát opera, mà cần một cây cầu nữa ".
"Dẹp đi", Townsend bảo. "Tôi sẽ có bài khoảng hai trăm từ cho anh trong vòng một giờ nữa".
"Chủ đề gì vậy, Keith?"
"Tôi sẽ nói với mọi người Menzies là một Thủ tướng tuyệt vời, và thật ngu xuẩn nếu thay một nhà chính khách như thế bằng một kẻ chưa ráo máu đầu".
oOo
Suốt sáu tháng sau đó, Townsend ở lỳ trên Canberra cùng Alan Rutledge chuẩn bị ra mắt tờ báo mới. Mọi cái đều vội, từ việc chọn lựa văn phòng, tuyển lựa những nhân viên hành chính giỏi nhất, đến việc săn lùng những phóng viên cừ khôi. Nhưng vấn đề lớn nhất của Townsend lại là làm sao có đủ thời gian thăm Susan, vì khi không ở Canberra thì hiển nhiên là anh ở Perth.
Tờ Continent phát hành được hơn một tháng thì các ngân hàng bắt đầu thông báo tiền của anh chỉ đi có một đường là ra khỏi tài khoản. Susan thì bảo anh rằng ngay cả cuối tuần anh cũng chỉ được đi có một đường là trở lại.
Townsend đang nói chuyện với Alan Rutledge thì điện thoại reo. Ông ta để tay che ống nghe, bảo anh Susan gọi.
"Ôi, lạy Chúa. Tôi quên khuấy hôm nay là sinh nhật nàng. Chúng tôi đã hẹn tới ăn trưa ở nhà chị gái nàng ở Sydney. Bảo tôi đang ở sân bay. Nói thế nào tuỳ anh, nhưng đừng để nàng biết tôi vẫn đang ở đây".
"Chào Susan", Alan nói. "Tôi vừa được báo Keith đã ra sân bay cách đây ít phút, nên rất có thể anh ấy đang trên đường về Sydney". ông ta chăm chú lắng nghe. "Rồi... được mà... tôi sẽ nói lại", ông ta đặt ống nghe xuống. "Cô ấy bảo nếu anh đi ngay bây giờ thì vẫn có thể kịp chuyến 8 giờ 25".
Townsend không kịp cả chào, nhảy ào vào một xe chở báo, tự lái ra sân bay mà suốt cả tối hôm trước anh đã phải ở đó. Một trong những vấn đề anh không tính tới khi chọn Canberra làm trụ sở toà báo là việc một tuần có rất nhiều chuyến bay không cất cánh được vì sương mù. Trong sáu tuần vừa rồi, anh cảm thấy như phải dành nửa cuộc đời để luôn nghe dự báo thời tiết, còn nửa đời kia thì trên đường băng, mà nói theo nghĩa đen là cống nạp cho đám phi công miễn cưỡng, những người nhanh chóng trở thành những nhân viên phát hành đắt nhất thế giới.
Anh hài lòng với việc công chúng chấp nhận tờ Continent, báo nhanh chóng phát hành đến 200.000 số. Nhưng ý tưởng về tờ báo quốc gia ngày càng phai nhạt, số liệu ngày càng giảm đáng kể. Alan Rutledge ra được tờ báo như Townsend yêu cầu nhưng Continent vẫn không phải là tờ báo mà dân Úc cảm thấy cần.
Lần thứ hai trong buổi sáng hôm đó, Townsend đánh xe vào chỗ đậu ở sân bay. Nhưng lần này mặt trời đang tỏa sáng, sương mù đã tan. Máy bay đi Sydney cất cánh đúng giờ, nhưng không phải là 8 giờ 25. Cô tiếp viên hàng không đưa cho anh tờ Continent chỉ vì trên tất cả các chuyến bay từ thủ đô, mỗi hành khách dược phát không một tờ. Đó là cách giữ lượng phát hành trên 200.000 số để làm các nhà quảng cáo hài lòng.
Anh lật giở từng trang tờ báo mà anh tin cha anh hẳn sẽ tự hào. Nó là tờ báo của Úc gần như tờ Times của Anh. Và nó có một điểm tương đồng với tờ báo nổi tiếng đó là cả hai đều lỗ, và lỗ rất nhanh. Townsend đã nhận ra rằng nếu muốn cho tờ báo có lãi, chắc chắn anh sẽ phải chạy theo thị hiếu của người đọc. Anh tự hỏi không biết Alan Rutledge sẽ đồng ý làm Tổng biên tập bao lâu nữa, nếu ông ta biết được anh đang tính toán cái gì trong đầu.
Anh tiếp tục lật các trang cho tới khi thấy mục Các sự kiện sắp tới. Đám cuới của anh với Susan trong sáu ngày tới được gọi là "Đám cưới của năm". Tờ báo tiên đoán tất cả các nhân vật quan trọng sẽ đến dự, trừ thủ tướng và Hầu tước Somerset Kenwright. Đó là một ngày Keith sẽ phải có mặt tại Sydney từ sáng đến chiều, bởi vì anh không định đến đám cưới của mình muộn.
Anh giở trang cuối để xem chương trình các đài phát thanh. Đội cricket của bang Victoria đang đấu với New South Wales, nhưng không có đài nào tường thuật nên anh không thể theo dõi được. Sau nhiều tháng vận động tích cực, đầu tư vào những sự nghiệp mà anh không tin, ủng hộ những chính khách mà anh khinh bỉ, Townsend vẫn thất bại trong việc mua quyền thành lập đài phát thanh mới. Anh ngồi trên khu dành cho báo chí trong Hạ viện, nghe vị Bộ trưởng Bưu điện thông báo quyền thành lập đài phát thanh này đã được trao cho một người từ lâu đã ủng hộ đảng Tự do. Tối đó, Thượng nghị sĩ Hardley nói với Townsend rằng chính thủ tướng là người bác đơn của anh. Với việc lượng phát hành tờ Continent suy giảm, số tiền mất khi cố gắng mua quyền đài phát thanh, mẹ và Susan tiếp tục phàn nàn không mấy khi gặp anh, xem ra năm nay cũng không mấy tốt đẹp.
Khi máy bay từ từ đỗ lại trên sân bay Kingsford-Smith, Townsend lao xuống cầu thang, chạy vụt ra cửa thì thấy Sam đang đứng cạnh xe đợi sẵn. "Cái gì thế này?" Anh hỏi, chỉ vào một hộp to gói giấy rất đẹp trên ghế sau.
"Quà sinh nhật cho Susan. Heather nghĩ có thể ngài không tìm được thứ thích hợp ở Canberra".
"Chúa phù hộ cô ta", anh nói.
Tuy mới làm cho anh bốn tháng, Heather đã tỏ ra là người có thể thay thế đáng tin cậy như Bunty.
"Từ đây đến đó mất khoảng bao nhiêu phút?" Townsend nhìn đồng hồ, lo lắng hỏi.
"Nếu đường ít xe như thế này thì không quá hai mươi phút, sếp ạ". Townsend cố gắng thư giãn đầu óc, nhưng anh không thể không nghĩ còn bao nhiêu việc phải làm trước ngày cưới. Anh bắt đầu thấy tiếc là đã hứa sẽ đi nghỉ trăng mật hai tuần.
Khi xe dừng trước một ngôi nhà nhỏ có vườn rộng ở vùng phía nam thành phố, Townsend mỉm cười, cầm hộp quà nhảy khỏi xe, chạy vào. Susan mở cửa trước khi anh kịp bấm chuông. Nàng vừa sắp cự nự thì đã bị môi anh gắn chặt. Sau nụ hôn, anh trao cho nàng hộp quà. Nàng mỉm cười, dẫn anh tới phòng ăn vừa lúc bánh sinh nhật được đem ra. "Cái gì trong này thế?", cô hỏi, lắc lắc cái hộp như trẻ con.
Townsend kịp ngừng câu nói "Anh cũng chịu", chỉ nói: "Anh không nói trước, nhưng anh tin em sẽ hài lòng với lựa chọn của anh”. Suýt nữa anh bảo là "lựa chọn màu".
Anh hôn nàng lên má, rồi ngồi xuống chiếc ghế trống giữa chị gái và mẹ Susan. Mọi người đều theo dõi khi nàng bắt đầu cởi giây hộp. Keith đợi, cũng hồi hộp như mọi người. Susan mở nắp hộp, lấy ra một áo khoác len caxơmia màu trứng sáo mà lần đầu nàng thấy ở cửa hàng Farmers tháng trước. Nàng cứ tiếc rẻ hôm ấy không có Keith cùng đi.
"Làm sao anh biết em thích màu này?" Nàng hỏi.
Keith đâu có biết, nhưng anh chỉ tủm tỉm cười, tập trung nhìn vào miếng bánh sinh nhật trên đĩa trước mặt. Cuối bữa trưa, mọi người bàn về những kế hoạch trong ngày hôn lễ và Susan lại cảnh cáo anh rằng bài của Bruce Kelly trong buổi tiếp khách dứt khoát không được theo cái giọng trong các bài bình luận của tờ báo do anh ta làm Tổng biên tập.
Ăn xong, Susan giúp mẹ và chị dọn bàn, trong khi cánh đàn ông ngồi quanh chiếc đài trong phòng khách. Keith ngạc nhiên thấy họ đang tường thuật trận cricket.
"Bố nghe đài nào?" Anh hỏi bố Susan.
"2WW phát từ Wollongong".
"Nhưng ở Sydney không bắt được 2WW".
"Vùng phía Nam thì bắt được".
"Wollongong là thị trấn một ngựa phải không bố?"
"Một ngựa, hai mỏ than và một khách sạn khi tôi còn nhỏ. Nhưng dân cư dã tăng gấp đôi trong mười năm qua".
Keith tiếp tục nghe tường thuật tại chỗ, nhưng đầu óc thì ở mãi tận Wollongong. Ngay khi nghĩ là có dịp, anh luồn vào bếp, thấy cánh phụ nữ vẫn đang ngồi quanh bàn, bàn chuyện cưới xin.
"Susan. Em đến bằng xe phải không?" Keith hỏi.
"Vâng, em đến từ hôm qua và ở lại qua đêm".
"Tốt quá. Anh sẽ bảo Sam đưa anh về. Anh cảm thấy ái ngại đã bắt cậu ta đợi lâu quá. Một tiếng nữa gặp em nhé?" Anh hôn lên má nàng rồi đi. Anh đi được nửa đoạn đường thì Susan mới nhớ ra rằng lẽ ra anh phải để Sam về từ trước vì họ có thể cùng về bằng xe của nàng.
"Trở lại cảng Darling hả sếp?".
"Không", Keith bảo. "Wollongong".
Sam quay ngoắt đầu xe lại, rẽ trái ở cuối đường để có thể hoà vào dòng xe đang rời Sydney trên xa lộ Princes. Keith nghĩ giá anh có bảo "Wagga Wagga" hoặc "Broken Hill" thì chắc Sam cũng chẳng tỏ vẻ ngạc nhiên.
Một lát sau, Keith thiếp ngủ, nghĩ rằng chuyến đi rất có thể chỉ phí thời gian. Khi họ qua tấm biển đề "Chào mừng quý khách tới Wollongong", Sam đánh gấp tay lái ở góc phố để đánh thức ông chủ. “Tới đâu ạ? sếp định mua mỏ than chăng?"
"Không, mà là đài phát thanh”, Keith đáp.
"Vậy thì tôi đoán là chắc phải gần cái cột ăng ten cao cao ở đằng kia".
"Tôi dám cuộc, nếu vào hướng đạo, thế nào anh cũng được khen vì có tài quan sát".
Mấy phút sau, Sam đỗ bên ngoài toà nhà có chữ 2WW bằng sơn trắng đã bạc màu in trên nóc nhà bằng tôn.
Townsend ra khỏi xe, chạy lên cầu thang, đẩy cửa và bước thẳng đến một chiếc bàn nhỏ. Cô gái đang ngồi ngừng đan, ngẩng đầu.
"Tôi giúp anh được gì nào?" Cô ta hỏi.
"Được. Cô biết ai là chủ đài này không?".
"Biết".
"Ai vậy?”.
"Chú tôi".
"Chú cô là ai ?"
"Ben Ampthill". Cô ta ngước nhìn anh. "Anh không phải người ở đây, đúng không?"
"Đúng thế", Townsend thừa nhận.
"Tôi nghĩ chưa gặp anh bao giờ".
"Cô biết ông ấy ở đâu không?"
"Ai cơ?"
"Chú cô".
"Tất nhiên là tôi biết".
"Cô có thể cho tôi biết được không?" Townsend hỏi, cố không làm vẻ cường điệu.
"Được chứ. Cái nhà to trên đồi ở Woonona, ngay ngoài thị trấn. Trông là biết ngay".
Townsend chạy khỏi ngôi nhà, nhảy vào xe và chỉ hướng cho Sam.
Cô gái xem ra nói đúng một điều: ngôi nhà trắng to ngất nghểu trên đồi nhìn là thấy ngay. Sam từ đường lớn ngoặt vào, cho xe chạy chậm lại khi qua những chiếc cổng bằng sắt trên con đường dài lên nhà. Họ dừng xe bên ngoài chiếc cổng xây khá đẹp.
Townsend ấn mạnh lên chiếc chuông cửa mầu đen to tướng, kiên nhẫn chờ, bài vở chuẩn bị sẵn: Xin lỗi chiều Chủ nhật mà quấy rầy ông, nhưng tôi hy vọng có thể nói chuyện với ông Ampthill.
Một phụ nữ trung niên trong bộ đồ in hoa ra mở cửa. Bà ta có vẻ như đã đợi sẵn.
"Bà Ampthill phải không ạ?”
"Vâng. Tôi giúp gì được anh?"
"Tên tôi là Keith Townsend. Xin lỗi chiều Chủ nhật mà quấy rầy bà, nhưng tôi hy vọng có thể nói chuyện với chồng bà".
"Cháu gái tôi nói đúng", bà Ampthill bảo. "Anh không phải người ở đây, nếu không anh đã biết Ben bao giờ cũng ở văn phòng mỏ từ thứ Hai đến thứ Sáu, thứ Bảy nghỉ chơi gôn, sáng chủ nhật đi lễ nhà thờ, chiều ngồi ở đài phát thanh nghe tường thuật cricket. Tôi nghĩ đó là lý do duy nhất ông mua đài phát thanh này".
Townsend mỉm cười trước thông tin ấy. "Cám ơn bà Ampthill. Xin lỗi đã làm phiền bà".
"Không sao", bà ta trả lời, nhìn anh chạy về xe.
"Trở lại đài phát thanh", Townsend nói, không muốn thú nhận với Sam là mình lầm.
Lần thứ hai anh hỏi ngay: "Sao cô không bảo tôi chú cô đang ở đây?"
"Vì anh không hỏi", cô gái nhấm nhẳn trả lời, vẫn tiếp tục đan mà không buồn nhìn lên.
"Vậy chính xác là ông ấy ở chỗ nào?"
"Trong văn phòng".
"Văn phòng ông ấy ở đâu?"
"Trên tầng ba".
"Trong nhà này à?".
"Tất nhiên", cô ta nói, nhìn anh như nhìn một kẻ tâm thần.
Vì không có thang máy, Townsend phải leo bộ lên tầng ba. Anh nhìn ngược nhìn xuôi hành lang, nhưng không có dấu hiệu nào để phân biệt đâu là văn phòng ông Ampthill. Anh gõ mấy cửa liền mới nghe có tiếng đáp "Vào đi".
Townsend đẩy cửa vào thì thấy môt ông đầu hói, to béo mặc áo may ô, chân gác lên bàn. Ông ta đang nghe những hiệp cuối cùng của trận mà buổi chiều Townsend vừa nghe. Ông ta xoay người lại, nhìn anh và bảo: "Ngồi xuống đi, Townsend. Nhưng đừng nói gì vội, vì chúng ta chỉ còn muời một điểm nữa là thắng".
"Tôi cũng là cổ động viên của đội New South Wales", Townsend nói.
Ben Ampthill mỉm cười khi trái bóng tiếp theo chạy hết chiều sân. Vẫn không nhìn Townsend, ông ngửa người đưa cho anh chai Resch's cùng cái mở bia.
"Xong vài quả nữa là tôi sẽ nói chuyện với anh", ông ta bảo.
Không ai nói thêm câu nào cho đến hết trận. Sau đó ông Ampthill vươn người, giơ nắm tay lên trời nói. "Vậy là chúng ta đã có thể giành cúp Shefield được rồi". Ông bỏ chân trên bàn xuống, xoay người, chìa tay nói. "Tôi là Ben Ampthill".
"Keith Townsend".
Ampthill gật đầu. "Tôi đã biết tên anh. Vợ tôi gọi điện nói anh có đến đằng nhà. Bà nghĩ anh chắc là người chào hàng vì thấy mặc comlê, thắt cravát vào chiều Chủ nhật".
Townsend cố nhịn cười. "Không, ông Ampthill ạ. Tôi không phải...".
"Cứ gọi tôi là Ben, ở đây mọi người đều gọi thế".
"Không phải, Ben ạ. Tôi không phải người bán, mà là người mua".
"Anh hy vọng mua gì, anh bạn trẻ?".
"Đài phát thanh của ông".
"Đài này không bán, Keith ạ. Trừ khi anh mua luôn tờ báo địa phương, một khách sạn không có sao nào cùng hai mỏ than. Bởi vì đó là toàn bộ tài sản của một công ty".
"Ai là chủ công ty?" Townsend hỏi. "Rất có thể các cổ đông sẽ xem xét...".
"Chỉ có hai cổ đông", Ben giải thích. "Pearl và tôi. Vì vậy, nếu có muốn bán, tôi vẫn phải thuyết phục bà ấy".
"Nhưng nếu ông là chủ công ty cùng với vợ ông", Townsend lưỡng lự, "ít ra ông cũng có quyền bán cho tôi đài này".
"Tất nhiên". Ben nói. "Nhưng tôi sẽ không bán. Nếu anh muốn mua đài phát thanh, anh phải mua toàn bộ những thứ khác kèm với nó".
Sau vài chầu bia và một giờ thương thuyết, Townsend nhận ra rằng cô cháu gái của Ben không được thừa hưởng chút gien nào của bên nội.
Khi Townsend ra khỏi văn phòng của Ben thì trời đã tối mịt, cô gái đã về nhà. Anh ngã người vào xe, bảo Sam lái về nhà ông Ampthill. "A này", anh bảo khi xe vào đoạn vòng. "Anh nói đúng về chuyện mỏ than. Bây giờ tôi đã là chủ nhân hãnh diện của hai mỏ than, cùng một tờ báo địa phương và một khách sạn, nhưng quan trọng nhất là một đài phát thanh. Nhưng hợp đồng chỉ được thông qua sau khi tôi ăn tối với một cổ đông khác để xem bà ta có thích tôi không đã".
oOo
Khi Keith về nhà lúc một giờ sáng, anh không ngạc nhiên thấy Susan đã ngủ say. Anh vội xuống phòng làm việc ở tầng hầm, ngồi vào bàn hý hoáy viết. Ngay sau đó, anh nghĩ không biết gọi cho luật sư của mình lúc nào thì tiện. Anh quvết định sẽ gọi lúc sáu giờ ba mươi lăm phút sáng. Trong khi chờ đợi, anh đi tắm, thay bộ đồ mới, chuẩn bị va li, tự chuẩn bị ăn sáng, đọc các báo buổi sáng của Sydney được đưa tới cho anh lúc năm giờ hàng ngày.
Đúng bảy giờ kém hai mươi lăm, anh rời phòng bếp, trở lại phòng làm việc, quay số nhà riêng của luật sư. Một giọng ngái ngủ trả lời điện thoại. "Chào anh, Clive. Tôi nghĩ phải cho anh biết tôi vừa mua một mỏ than. Đúng ra là hai".
"Anh mua cái đó làm gì vậy, Keith?" Giọng anh ta bỗng tỉnh táo hẳn. Townsend mất bốn mươi phút nữa giải thích chiều hôm trước anh ở đâu, làm gì và giá thoả thuận là bao nhiêu. Bút của Clive lia không ngừng trên tập giấy luôn để sẵn đầu giường, để phòng trường hợp Townsend gọi bất ngờ.
"Phản ứng đầu tiên của tôi là ông Ampthill có vẻ đã ký được một hợp đồng có lợi", Clive nói khi khách hàng của anh ta ngừng lời.
"Chắc chắn là thế. Và để có được cái đó, ông ta đã phải uống đến bò lê kéo càng ra với tôi".
"Thôi được rồi. Cuối buổi sáng tôi tới, chúng ta sẽ bàn cụ thể thêm về nội dung hợp đồng".
"Không được", Townsend nói. "Tôi phải bay chuyến đầu tiên đi New York nếu tôi muốn làm hợp đồng này đáng giá. Anb cần bàn các chi tiết với Ben Ampthill. Ông ta không phải loại người nói rồi lại nuốt lời đâu".
"Nhưng tôi vẫn cần ý kiến của anh".
"Thì tôi vừa nói hồi nãy đó"; Townsend bảo. "Vì vậy, anh hãy chuẩn bị cho xong hợp đồng để tôi về là ký".
"Anh đi bao lâu?" Clive hỏi.
"Bốn năm ngày là cùng"..
"Trong năm ngày đó, anh hy vọng có thể đạt được những gì mình muốn làm?."
"Nếu không được, tôi chỉ có nước chuyển sang kinh doanh khai thác than thôi".
Đặt máy xuống, Townsend lên phòng ngủ lấy va li. Anh quyết định không đánh thức Susan: đột nhiên bay đi New York sẽ phải mất nhiều thời gian giải thích với nàng. Anh ghi vội mấy dòng để lại trên bàn trong phòng dưới nhà.
Nhìn Sam đứng chờ trước nhà, Townsend chợt nghĩ anh ta có vẻ như cũng không được ngủ nghê gì. Tới sân bay, anh nói sẽ trở về khoảng thứ Sáu.
"Sếp đừng quên thứ Bảy là ngày cưới đấy nhé".
"Đừng lo, tôi sẽ về trước đó hai mươi bốn giờ".
Trên máy bay, vừa thắt xong dây an toàn là anh ngủ thiếp đi. Mấy tiếng sau tỉnh dậy, anh không nhớ mình đang đi đâu và tại sao. Rồi anh nhớ lại tất cả. Anh và đội phát thanh đã từng ở New York mấy ngày để chuẩn bị cho việc mua hệ thống phát thanh, và năm qua anh đã ba lần tới thành phố này, cùng các hệ thống và các hãng phát thanh xem xét hợp đồng làm ăn, có thể lên ngay các chương trình một khi anh được quyền thành lập đài phát thanh mới. Lúc này, anh muốn tận dụng tất cả những việc đã từng làm ấy.
Một chiếc tắc xi màu vàng đưa anh về khách sạn Pierre. Mặc dù cả bốn cửa kính đều đã hạ xuống, Townsend vẫn phải cởi bỏ cravát, mở khuy áo cổ từ rất lâu trước khi xe đỗ trước khách sạn.
Người đứng quầy lễ tân chào anh cứ như năm đó anh đã tới New York vài ba chục lần, và dặn người khuân vác đưa anh lên "cái phòng ông ấy thường ở". Tắm rửa, thay quần áo, ăn sáng và gọi điện đi các nơi xong, Townsend bắt đầu chạy như con thoi giữa các hãng, các đài phát thanh trong thành phố, cố ký kết các hợp đồng trước bữa ăn sáng, trước bữa ăn trưa và đôi khi đến tận sáng sớm hôm sau.
Bốn ngày sau, anh đã mua quyền của Úc đối với hầu hết các chương trình phát thanh hàng đầu của Mỹ trong mùa tới, và có thể trong cả bốn năm tới. Anh ký thoả thuận cuối cùng chỉ vài giờ trước khi bay về Sỵdneỵ. Anh nhét hết quần áo bẩn vào va li vì anh không thích trả những chi phí không cần thiết rồi gọi tắc xi ra sân bay.
Khi máy bay đã cất cánh, anh bắt đầu nháp một bài dài năm trăm từ, chữa lại các đoạn và thay đổi câu chữ, cho đến khi hài lòng thấy nó có thể in trên trang nhất được. Khi máy bay hạ cánh ở sân bay Los Angeles, Townsend tìm một máy điện thoại công cộng gần nhất, gọi về văn phòng của Bruce Kelly. Anh ngạc nhiên không thấy Tổng biên tập ở đó. Phó của Kelly bảo đảm với anh vẫn còn đủ thời gian để thay đổi nội dung trang báo, rồi vội vàng chuyển máy sang cho một người đánh máy bản thảo. Trong khi đọc lại bài báo, Townsend tự hỏi bao lâu nữa đến lượt Hacker và Kenwright nhấc máy nài nỉ anh ký hợp đồng khi anh đã phá vỡ cacten (1) của họ.
Townsend nghe loa gọi tên anh và phải chạy vội về máy bay. Anh vừa vào thì cửa sập đóng. Khi đã ngồi vào ghế, mắt anh không mở ra được, cho đến khi máy bay hạ cánh xuống sân bay Sydney vào sáng hôm sau.
Anh gọi Clive Jervis trong khi đợi hành lý trên băng chuyền. Anh nhìn đồng hồ khi nghe tiếng Clive ở đầu dây. "Hy vọng không lôi anh dậy khỏi giường".
"Không đâu. Tôi vừa mặc quần áo xong", anh chàng luật sư trả lời. "và sửa soạn đi dự đám cưới"
Lẽ ra Townsend đã hỏi Clive đi dự đám cưới của ai, nhưng anh chỉ quan tâm đến việc Ampthill đã ký hợp đồng chưa.
"Tôi phải nói ngay để anh khỏi hỏi". Clive hỏi. "Bây giờ anh có thể tự hào mà nói mình là chủ bút của tờ Wollongong Times, Khách sạn lớn Wollongong, hai mỏ than và một đài phát thanh được biết dưới cái tên 2WW có thể bắt thu được ở khu phía bắc tới tận Nowra và các vùng phụ cận phía nam Sydney. Tôi chỉ hy vọng anh biết anh sẽ làm những gì, Keith, chứ còn tôi thì chịu".
"Hãy đọc trang đầu của tờ Chronicle sáng nay", Townsend bảo. Nó có thể cho anh hiểu thêm".
"Tôi không bao giờ đọc báo vào sáng thứ Bảy. Tôi nghĩ mình được quyền mỗi tuần nghỉ ngơi một ngày".
"Nhưng hôm nay mới thứ Sáu", Townsend nói.
"Có thể là thứ Sáu ở New York, nhưng tôi đảm bảo với anh hôm nay là thứ Bảy ở Sydney. Tôi mong một tiếng nữa sẽ gặp anh tại nhà thờ".
"Ôi lạy Chúa", Townsend kêu to. Anh buông rơi điện thoại, chạy vụt khỏi phòng hải quan, không lấy hành lý, lao ra vỉa hè thấy Sam đang đợi bên ô tô, mặt đầy lo lắng. Townsend nhảy ào vào ghế trước. "Tôi cứ nghĩ hôm nay là thứ Sáu", anh bảo.
"Không, thứ Bảy, thưa sếp", Sam nói. "Sếp sẽ làm lễ cưới trong vòng năm mươi sáu phút nữa".
"Thế thì tôi không đủ thời gian về nhà thay đồ".
"Sếp khỏi lo", Sam nói. "Heather đã để mọi thứ ngài cần trên ghế sau xe".
Keith quay lại thấy một chồng quần áo, đôi khuy gài măng xét, một bông cẩm chướng đỏ đã để sẵn. Anh vội vàng cởi bỏ áo khoác, cởi khuy áo sơ mi.
"Liệu chúng ta đến kịp không?", anh hỏi.
"Chúng ta có thể đến nhà thờ thánh Peter năm phút trước khi buổi lễ bắt đầu", Sam trả lời trong khi Keith ném áo sơ mi mặc hôm qua xuống sàn xe. "Đấy là nói đường không bị tắc và lúc nào cũng gặp đèn xanh”.
"Tôi còn phải lo gì nữa không?". Keith hỏi trong khi cố nhét cho tay phải vào ống tay áo trái của chiếc sơ mi hồ bột trắng bốp.
"Tôi nghĩ ngài có thể thấy Heather và Bruce đã dự liệu mọi chuyện", Sam đáp.
Cuối cùng Keith cũng xỏ đúng được vào tay áo, sau đó hỏi liệu Susan có biết anh vừa về không.
"Tôi không nghĩ thế", Sam trả lời. "Mấy ngày vừa rồi, cô ấy đến nhà chị gái ở Kogara, từ đó sẽ được xe đưa thẳng đến nhà thờ. Sáng nay cô ấy gọi mấy lần, nhưng tôi nói ngài đang trong nhà tắm".
"Lẽ ra tôi phải tắm rửa thật".
"Nếu ngài không có mặt trên chuyến bay này, chắc tôi đã phải gọi điện báo cho cô ấy".
"Tất nhiên rồi. Thôi chúng ta đành hy vọng cô dâu sẽ theo truyền thống đến muộn vài phút". Keith ngả người, cầm chiếc quần màu xám kẻ sọc có dây đeo sẵn mà anh chưa thấy bao giờ.
Sam cố che miệng ngáp.
Keith quay lại phía anh ta. "Thế ra anh đợi tôi suốt hai mươi bốn tiếng ngoài sân bay à?".
"Ba mươi sáu tiếng, thưa ngài. Thật ra ngài dặn sẽ về vào thứ Sáu".
"Tôi xin lỗi. Vợ anh chắc phải giận tôi lắm".
"Cô ta mặc xác tôi, thưa ngài".
"Sao thế?" Keith hỏi khi xe vào một đoạn đường cua vẫn với tốc độ năm mươi dặm một giờ trong khi anh đang kéo khoá quần.
"Vì cô ta bỏ đi tháng trước và bắt đầu các thủ tục ly hôn”.
"Rất tiếc khi phải nghe chuyện dó", Keith lặng lẽ nói.
"Không sao đâu, thưa ngài. Cô ta không bao giờ quen được với lối sống của cánh lái xe".
"Lỗi tại tôi".
"Tất nhiên là không", Sam nói. "Hồi tôi lái tắc xi, cô ta còn tồi tệ hơn. Không. Sự thật là tôi thích công việc này, còn cô ta không thể chịu đựng được giờ giấc thất thường".
"Anh đã mất mười một năm để phát hiện ra điều đó", Keith nói, khom người về phía trước để có thể mặc chiếc áo đuôi tôm vào.
"Tôi nghĩ cả hai chúng tôi đều nhận ra nó", Sam nói. "Nhưng cuối cùng, tôi không còn chịu được chuyện cô ta cứ ỉ eo về việc không bao giờ biết chính xác lúc nào tôi về nhà".
"Không bao giờ biết chắc khi nào anh về nhà ư?" Keith hỏi lại khi xe lại vào đoạn đường vòng.
"Vâng. Cô ta không hiểu nổi tại sao tôi không chấm dứt công việc vào lúc năm giờ tối như những người chồng khác".
"Tôi thì quá hiểu", Keith nói. "Anh không phải là người duy nhất gặp chuyện đó". Cả hai không nói gì thêm. Sam tập trung chọn làn đường đỡ ách tắc nhất để có thể tiết kiệm được vài giây, còn Keith nghĩ đến Susan trong khi anh cố thắt lại cravát đến lần thứ ba.
Keith đang gài bông cẩm chướng lên ve áo thì xe vòng vào đoạn đường để đến nhà thờ thánh Peter. Anh nghe tiếng chuông và người đầu tiên anh thấy đang đứng giữa đường nhìn về phía họ với vẻ mặt lo lắng là Bruce Kelly. Khi nhận ra chiếc xe, vẻ mặt anh ta đầy mừng rỡ.
"Đúng như tôi hứa, thưa ngài", Sam nói khi cho xe về số. "Tôi đã đến trước năm phút".
"Rồi mất mười một năm để hối tiếc", Keith nói nhỏ.
"Xin lỗi, ngài bảo gì ạ?" Sam hỏi khi hãm phanh, cho xe chậm lại.
"Không có gì đâu, Sam. Chỉ có điều anh đã làm tôi nhận ra rằng đây là một canh bạc mà tôi chưa muốn tham gia". Anh ngừng lại một chút và đúng khi xe dừng lại, anh nói với giọng cương quyết. "Đừng dừng lại, Sam. Cứ cho xe chạy tiếp đi".
(1) Cacten (nguyên bản : cartel): Nhóm các hãng kinh doanh kết hợp với nhau nhằm kiểm soát sản xuất tiếp thị và để tránh cạnh tranh với nhau.
SYDNEY MORNING HERALD
Ngày 30 tháng Một, 1957
THIẾT KẾ CÓN GÂY TRANH CÃI CỦA ĐAN MẠCH THẮNG
TRONG CUỘC THI MẪU NHÀ HÁT OPERA
"Nhưng từ hôm đính hôn đến giờ em rất ít khi gặp được anh”, Susan bảo.
"Anh đang cố đầu tư công sức vào một tờ báo ở Adelaide, một tờ ở Sydney”. Keith nói, xoay người nhìn nàng. "Không thể có mặt ở hai nơi cùng lúc".
"Bây giờ thì ngay một lần một chỗ với anh cũng đã khó", Susan nói. "Và nếu anh lại sờ vào tờ Chủ nhật ở Perth như em đọc thấy trên báo, thì chắc cuối tuần em cũng chẳng gặp được anh”.
Keith nghĩ bây giờ chưa phải lúc cho Susan biết anh đã ký hợp đồng với chủ bút báo Perth Sunday Monitor. Anh ra khỏi giường mà không nói gì thêm.
"Còn bây giờ anh sẽ đi đâu?" Nàng hỏi khi anh biến vào phòng tắm.
"Anh có bữa ăn sáng - công việc trong thành phố", Keith nói to từ sau cửa buồng tắm.
"Vào sáng Chủ nhật ư?".
"Ngày duy nhất ông ta có thể gặp anh. Ông ta bay từ Brisbane đến chỉ để làm việc này".
"Nhưng hôm nay mình có kế hoạch đi chơi thuyền. Hay anh cũng quên nốt rồi?"
"Tất nhiên là anh không quên", Keith nói khi ra khỏi buồng tắm. "Chính vì thế mà anh phải đồng ý gặp vào lúc ăn sáng. Anh sẽ về nhà rất lâu trước khi em chuẩn bị xong.”
"Giống như Chủ nhật trước chứ gì?"
"Khác chứ. Perth Monitor là tờ báo Chủ nhật. Nếu anh mua tờ báo đó, làm sao anh có thể biết nó ra sao nếu không có mặt tại đó vào ngày phát hành?"
"Vậy ra anh mua rồi à?".
Keith mặc quần rồi quay lại nhìn nàng với vẻ bẽn lẽn. "Ừ. Chỉ còn đợi hoàn tất thủ tục pháp lý. Nhưng đội ngũ quản lý ở đó thì hạng nhất, vì vậy anh sẽ không phải thường xuyên đi Perth".
"Còn ban biên tập?" Susan hỏi khi Keith khoác chiếc áo vét thể thao lên người. "Nếu tờ báo này cũng theo kiểu các tờ báo khác mà anh tiếp quản, thì sáu tháng đầu anh lại phải mụ mẫm với nó".
"Không đến nỗi thế đâu. Anh hứa là như vậy. Nhớ sẵn sàng để khi anh về là đi ngay đấy nhé". Anh cúi xuống hôn lên má nàng. "Anh đi không quá một tiếng, nhiều nhất là hai tiếng". Anh khép vội cửa phòng ngủ trước khi nàng kịp nói gì thêm.
Khi Townsend ngồi vào ghế trước, người lái xe nổ máy.
"Sam này. Vợ anh có càu nhàu về việc anh cứ phải đi ngoài giờ với tôi không?"
"Cũng khó nói, thưa ngài. Gần đây cô ta chẳng buồn nói chuyện với tôi nữa".
"Anh lấy vợ bao lâu rồi?"
"Mười một năm".
Anh quyết định ngừng chuyện này lại. Khi xe chạy vào thành phố anh cố gạt Susan ra khỏi đầu, tập trung suy nghĩ vào cuộc gặp sắp tới với Alan Rutledge. Anh chưa bao giờ gặp ông ta, nhưng mọi người trong giới đều biết ông ta là người đã được giải thưởng báo chí và uống rượu như hũ chìm. Nếu muốn ý định trong đầu Townsend thành công, lúc này anh cần phải có những người tài năng như Rutledge.
Sam cho xe rẽ vào khách sạn Town House. Townsend mỉm cười nhìn tờ Sunday Chronicle đặt trên đầu giá báo và nhớ đến bài bình luận của nó. Một lần nữa, tờ báo nói với người đọc rằng đã đến lúc Menzies nên từ chức, nhường đường cho người trẻ hơn, hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của người Úc thời hiện đại.
Khi xe đỗ lại, Keith bảo: "Tôi ở đây khoảng một, hai tiếng là cùng”. Sam cười thầm nhìn ông chủ nhảy khỏi xe, đẩy cửa quay vào trong khách sạn.
Townsend rảo bước qua phòng sảnh tới phòng ăn sáng. Anh nhìn quanh, thấy Alan Rutledge đang ngồi một mình ở bàn gần cửa sổ, hút thuốc và đọc tờ Sunday Chronicle. Ông ta đứng dậy khi thấy Keith đi tới. Hai người trịnh trọng bắt tay. Rutledge bỏ tờ báo qua bên, mỉm cười nói: "Tôi thấy anh đang đưa tờ Chronicle hoà nhập thị trường hơn". Townsend liếc nhìn tít báo Ông chủ bút phá sản đi xe buýt ở Sydney. "Tôi nghĩ chẳng giống đầu báo truyền thống của Hầu tước Somerset Kenwright chút nào".
"Không". Townsend nói, "mà đít báo cũng không giống. Chúng tôi hiện một ngày bán được nhiều hơn 100.000 số so với thời ông ta là chủ bút, còn lợi nhuận tăng 17%". Anh nhìn cô hầu bàn đang đứng đợi. "Cho tôi cà phê đen, và có lẽ một ít bánh mỳ nuớng".
"Hy vọng anh sẽ không đề nghị tôi làm Tổng biên tập tờ Chronicle", Rutledge nói, châm tiếp điếu thuốc hiệu Turf khác. Townsend liếc nhìn gạt tàn trên bàn, thấy đó là điếu thứ tư kể từ lúc anh đến.
"Không", Townsend đáp. "Bruce Kelly mới đúng là Tổng biên tập của nó. Cái tôi muốn dành cho ông còn thích hợp hơn nhiều".
"Cái gì mà ghê gớm thế?" Rutledge hỏi.
"Một tờ báo mới chỉ tồn tại trong tưởng tượng của tôi. Nhưng tôi cần ông giúp để tạo ra nó".
"Anh dự định ở thành phố nào?" Rutledge hỏi. "Hầu hết các thành phố đều đã có quá nhiều báo, còn chỗ chưa có thì thực ra cũng đã bị độc quyền. Không nơi nào rõ hơn Adelaide".
"Tôi không thể không đồng ý với ông", Townsend nói. "Nhưng cái mà đất nước này hiện chưa có là một tờ báo quốc gia cho tất cả người dân Úc. Tôi muốn tạo ra một tờ báo có tên là Continent, lưu hành từ Sydney qua Perth và khu vực ở giữa hai thành phố này. Tôi muốn nó là tờ Times của Úc và phải được mọi người coi là số một ở đất nước này. Quan trọng hơn, tôi muốn anh là Tổng biên tập đầu tiên của nó".
Alan rít thuốc thật sâu. "Trụ sở đặt ở đâu?"
"Canberra. Nó phải xuất hiện từ thủ đô chính trị, nơi đưa ra các quyết định của quốc gia. Nhiệm vụ lớn nhất của chúng ta là phải ký được hợp đồng với những biên tập viên, phóng viên giỏi nhất. Chính vì thế tôi phải mời anh, vì một khi biết anh là Tổng biên tập, nhiều khả năng họ sẽ tham gia hơn".
"Anh nghĩ thời gian chạy thử là bao nhiêu?" Rutledge hỏi, dụi điếu thứ năm đang hút.
"Tôi hy vọng trong vòng sáu tháng tờ báo đã có thể được lưu hành trên đường phố", Townsend trả lời.
"Anh hy vọng phát hành được bao nhiêu?" Ông ta hỏi, lại châm một điếu thuốc khác.
"Năm đầu tiên từ 200.000 đến 250.000, sau dần lên 400.000".
"Anh sẽ trụ lại bao lâu nếu báo không phát hành được tới mức đó?"
"Hai năm, có thể là ba. Chỉ cần nó không lỗ là tôi sẽ giữ nó mãi mãi".
"Đối với tôi thì anh định thế nào?” Alan hỏi.
"Mười ngàn một năm, cộng các khoản thông lệ khác". Nụ cười xuất hiện trên miệng Rutledge, nhưng Townsend hiểu vì đơn giản là nó gấp đôi khoản tiền ông ta đang nhận.
Đến khi Townsend đã trả lời hết mọi câu hỏi của và Rutledge bóc sang bao thuốc thứ hai thì đã gần đến bữa trưa. Khi anh đứng dậy bắt tay, Rutledge nói sẽ suy nghĩ về đề nghị của anh và sẽ trả lời vào khoảng cuối tuần.
Trên đường xe chạy về phía cảng, Townsend tự hỏi không biết anh phải nói năng ra sao để Susan thích thú với ý tưởng tuần nào anh cũng sẽ phải đi lại giữa Sydney, Canberra, Adelaide và Perth. Anh thừa biết nàng sẽ phản ứng thế nào. Khoảng gần một giờ chiều, Sam cho xe rẽ vào đường nhà. Keith thấy Susan đang đi trên đường, tay xách làn mây, tay kia ôm các thứ đồ tắm.
"Nhớ đóng cửa trước", nàng chỉ nói có thế khi đi ngang qua xe Keith, về phía xe của mình. Tay Keith vừa đặt lên nắm đấm cửa thì chuông điện thoại đã reo. Anh lưỡng lự một lát, rồi quyết định nghe xem là ai để tối gọi lại.
"Chào Keith. Dan Hardley đây".
"Chào ngài Thượng nghị sỹ. Tôi đang có việc vội một chút. Tối tôi gọi lại ngài được không?".
"Anh sẽ không vội nếu nghe được cái tin mà tôi đang định bảo anh", ông Thượng nghị sĩ bảo.
"Tôi nghe đây, Dan, nhưng nhanh nhanh một chút nhé”.
"Tôi vừa nói chuyện điện thoại với Bộ trưởng Bưu điện. Ông ta nói với tôi Bob Menzies sẵn sàng ủng hộ đề nghị của bang, thành lập một hệ thống đài phát thanh thương mại. Ông ta cũng hở ra rằng Hacker và Kenwright không tham gia vì họ đã có hệ thống riêng. Vì vậy lần này anh vào cuộc là thắng đấy".
Keith ngồi xuống ghế cạnh điện thoại, lắng nghe kế hoạch vận động của vị Thượng nghị sĩ. Hardley đã biết việc Townsend định mua lại các đài phát thanh của đối thủ nhưng không thành công, cả hai lần anh đều bị khước từ, Hacker vẫn bực vì chuyện không mua được tờ Chronicle, còn Kenwright và Townsend thì không bao giờ nói chuyện được với nhau nữa.
Bốn mươi phút sau, Townsend bỏ máy chạy ra, đóng sầm cửa lại. Xe không còn ở đó. Anh chửi thề đi ngược vào nhà. Nhưng bây giờ, khi Susan đã đi mà không đợi, anh nghĩ có thể bắt tay ngay vào gợi ý của ông Thượng nghị sỹ. Anh nhấc máy, quay số trực tiếp tới văn phòng Tổng biên tập.
"Tôi nghe", giọng của người chỉ cần nghe qua Townsend đã nhận ra ngay.
"Bruce này. Bài bình luận ngày mai chủ đề là gì?" Anh hỏi mà không cần tự giới thiệu.
"Tại sao Sydney không cần nhà hát opera, mà cần một cây cầu nữa ".
"Dẹp đi", Townsend bảo. "Tôi sẽ có bài khoảng hai trăm từ cho anh trong vòng một giờ nữa".
"Chủ đề gì vậy, Keith?"
"Tôi sẽ nói với mọi người Menzies là một Thủ tướng tuyệt vời, và thật ngu xuẩn nếu thay một nhà chính khách như thế bằng một kẻ chưa ráo máu đầu".
oOo
Suốt sáu tháng sau đó, Townsend ở lỳ trên Canberra cùng Alan Rutledge chuẩn bị ra mắt tờ báo mới. Mọi cái đều vội, từ việc chọn lựa văn phòng, tuyển lựa những nhân viên hành chính giỏi nhất, đến việc săn lùng những phóng viên cừ khôi. Nhưng vấn đề lớn nhất của Townsend lại là làm sao có đủ thời gian thăm Susan, vì khi không ở Canberra thì hiển nhiên là anh ở Perth.
Tờ Continent phát hành được hơn một tháng thì các ngân hàng bắt đầu thông báo tiền của anh chỉ đi có một đường là ra khỏi tài khoản. Susan thì bảo anh rằng ngay cả cuối tuần anh cũng chỉ được đi có một đường là trở lại.
Townsend đang nói chuyện với Alan Rutledge thì điện thoại reo. Ông ta để tay che ống nghe, bảo anh Susan gọi.
"Ôi, lạy Chúa. Tôi quên khuấy hôm nay là sinh nhật nàng. Chúng tôi đã hẹn tới ăn trưa ở nhà chị gái nàng ở Sydney. Bảo tôi đang ở sân bay. Nói thế nào tuỳ anh, nhưng đừng để nàng biết tôi vẫn đang ở đây".
"Chào Susan", Alan nói. "Tôi vừa được báo Keith đã ra sân bay cách đây ít phút, nên rất có thể anh ấy đang trên đường về Sydney". ông ta chăm chú lắng nghe. "Rồi... được mà... tôi sẽ nói lại", ông ta đặt ống nghe xuống. "Cô ấy bảo nếu anh đi ngay bây giờ thì vẫn có thể kịp chuyến 8 giờ 25".
Townsend không kịp cả chào, nhảy ào vào một xe chở báo, tự lái ra sân bay mà suốt cả tối hôm trước anh đã phải ở đó. Một trong những vấn đề anh không tính tới khi chọn Canberra làm trụ sở toà báo là việc một tuần có rất nhiều chuyến bay không cất cánh được vì sương mù. Trong sáu tuần vừa rồi, anh cảm thấy như phải dành nửa cuộc đời để luôn nghe dự báo thời tiết, còn nửa đời kia thì trên đường băng, mà nói theo nghĩa đen là cống nạp cho đám phi công miễn cưỡng, những người nhanh chóng trở thành những nhân viên phát hành đắt nhất thế giới.
Anh hài lòng với việc công chúng chấp nhận tờ Continent, báo nhanh chóng phát hành đến 200.000 số. Nhưng ý tưởng về tờ báo quốc gia ngày càng phai nhạt, số liệu ngày càng giảm đáng kể. Alan Rutledge ra được tờ báo như Townsend yêu cầu nhưng Continent vẫn không phải là tờ báo mà dân Úc cảm thấy cần.
Lần thứ hai trong buổi sáng hôm đó, Townsend đánh xe vào chỗ đậu ở sân bay. Nhưng lần này mặt trời đang tỏa sáng, sương mù đã tan. Máy bay đi Sydney cất cánh đúng giờ, nhưng không phải là 8 giờ 25. Cô tiếp viên hàng không đưa cho anh tờ Continent chỉ vì trên tất cả các chuyến bay từ thủ đô, mỗi hành khách dược phát không một tờ. Đó là cách giữ lượng phát hành trên 200.000 số để làm các nhà quảng cáo hài lòng.
Anh lật giở từng trang tờ báo mà anh tin cha anh hẳn sẽ tự hào. Nó là tờ báo của Úc gần như tờ Times của Anh. Và nó có một điểm tương đồng với tờ báo nổi tiếng đó là cả hai đều lỗ, và lỗ rất nhanh. Townsend đã nhận ra rằng nếu muốn cho tờ báo có lãi, chắc chắn anh sẽ phải chạy theo thị hiếu của người đọc. Anh tự hỏi không biết Alan Rutledge sẽ đồng ý làm Tổng biên tập bao lâu nữa, nếu ông ta biết được anh đang tính toán cái gì trong đầu.
Anh tiếp tục lật các trang cho tới khi thấy mục Các sự kiện sắp tới. Đám cuới của anh với Susan trong sáu ngày tới được gọi là "Đám cưới của năm". Tờ báo tiên đoán tất cả các nhân vật quan trọng sẽ đến dự, trừ thủ tướng và Hầu tước Somerset Kenwright. Đó là một ngày Keith sẽ phải có mặt tại Sydney từ sáng đến chiều, bởi vì anh không định đến đám cưới của mình muộn.
Anh giở trang cuối để xem chương trình các đài phát thanh. Đội cricket của bang Victoria đang đấu với New South Wales, nhưng không có đài nào tường thuật nên anh không thể theo dõi được. Sau nhiều tháng vận động tích cực, đầu tư vào những sự nghiệp mà anh không tin, ủng hộ những chính khách mà anh khinh bỉ, Townsend vẫn thất bại trong việc mua quyền thành lập đài phát thanh mới. Anh ngồi trên khu dành cho báo chí trong Hạ viện, nghe vị Bộ trưởng Bưu điện thông báo quyền thành lập đài phát thanh này đã được trao cho một người từ lâu đã ủng hộ đảng Tự do. Tối đó, Thượng nghị sĩ Hardley nói với Townsend rằng chính thủ tướng là người bác đơn của anh. Với việc lượng phát hành tờ Continent suy giảm, số tiền mất khi cố gắng mua quyền đài phát thanh, mẹ và Susan tiếp tục phàn nàn không mấy khi gặp anh, xem ra năm nay cũng không mấy tốt đẹp.
Khi máy bay từ từ đỗ lại trên sân bay Kingsford-Smith, Townsend lao xuống cầu thang, chạy vụt ra cửa thì thấy Sam đang đứng cạnh xe đợi sẵn. "Cái gì thế này?" Anh hỏi, chỉ vào một hộp to gói giấy rất đẹp trên ghế sau.
"Quà sinh nhật cho Susan. Heather nghĩ có thể ngài không tìm được thứ thích hợp ở Canberra".
"Chúa phù hộ cô ta", anh nói.
Tuy mới làm cho anh bốn tháng, Heather đã tỏ ra là người có thể thay thế đáng tin cậy như Bunty.
"Từ đây đến đó mất khoảng bao nhiêu phút?" Townsend nhìn đồng hồ, lo lắng hỏi.
"Nếu đường ít xe như thế này thì không quá hai mươi phút, sếp ạ". Townsend cố gắng thư giãn đầu óc, nhưng anh không thể không nghĩ còn bao nhiêu việc phải làm trước ngày cưới. Anh bắt đầu thấy tiếc là đã hứa sẽ đi nghỉ trăng mật hai tuần.
Khi xe dừng trước một ngôi nhà nhỏ có vườn rộng ở vùng phía nam thành phố, Townsend mỉm cười, cầm hộp quà nhảy khỏi xe, chạy vào. Susan mở cửa trước khi anh kịp bấm chuông. Nàng vừa sắp cự nự thì đã bị môi anh gắn chặt. Sau nụ hôn, anh trao cho nàng hộp quà. Nàng mỉm cười, dẫn anh tới phòng ăn vừa lúc bánh sinh nhật được đem ra. "Cái gì trong này thế?", cô hỏi, lắc lắc cái hộp như trẻ con.
Townsend kịp ngừng câu nói "Anh cũng chịu", chỉ nói: "Anh không nói trước, nhưng anh tin em sẽ hài lòng với lựa chọn của anh”. Suýt nữa anh bảo là "lựa chọn màu".
Anh hôn nàng lên má, rồi ngồi xuống chiếc ghế trống giữa chị gái và mẹ Susan. Mọi người đều theo dõi khi nàng bắt đầu cởi giây hộp. Keith đợi, cũng hồi hộp như mọi người. Susan mở nắp hộp, lấy ra một áo khoác len caxơmia màu trứng sáo mà lần đầu nàng thấy ở cửa hàng Farmers tháng trước. Nàng cứ tiếc rẻ hôm ấy không có Keith cùng đi.
"Làm sao anh biết em thích màu này?" Nàng hỏi.
Keith đâu có biết, nhưng anh chỉ tủm tỉm cười, tập trung nhìn vào miếng bánh sinh nhật trên đĩa trước mặt. Cuối bữa trưa, mọi người bàn về những kế hoạch trong ngày hôn lễ và Susan lại cảnh cáo anh rằng bài của Bruce Kelly trong buổi tiếp khách dứt khoát không được theo cái giọng trong các bài bình luận của tờ báo do anh ta làm Tổng biên tập.
Ăn xong, Susan giúp mẹ và chị dọn bàn, trong khi cánh đàn ông ngồi quanh chiếc đài trong phòng khách. Keith ngạc nhiên thấy họ đang tường thuật trận cricket.
"Bố nghe đài nào?" Anh hỏi bố Susan.
"2WW phát từ Wollongong".
"Nhưng ở Sydney không bắt được 2WW".
"Vùng phía Nam thì bắt được".
"Wollongong là thị trấn một ngựa phải không bố?"
"Một ngựa, hai mỏ than và một khách sạn khi tôi còn nhỏ. Nhưng dân cư dã tăng gấp đôi trong mười năm qua".
Keith tiếp tục nghe tường thuật tại chỗ, nhưng đầu óc thì ở mãi tận Wollongong. Ngay khi nghĩ là có dịp, anh luồn vào bếp, thấy cánh phụ nữ vẫn đang ngồi quanh bàn, bàn chuyện cưới xin.
"Susan. Em đến bằng xe phải không?" Keith hỏi.
"Vâng, em đến từ hôm qua và ở lại qua đêm".
"Tốt quá. Anh sẽ bảo Sam đưa anh về. Anh cảm thấy ái ngại đã bắt cậu ta đợi lâu quá. Một tiếng nữa gặp em nhé?" Anh hôn lên má nàng rồi đi. Anh đi được nửa đoạn đường thì Susan mới nhớ ra rằng lẽ ra anh phải để Sam về từ trước vì họ có thể cùng về bằng xe của nàng.
"Trở lại cảng Darling hả sếp?".
"Không", Keith bảo. "Wollongong".
Sam quay ngoắt đầu xe lại, rẽ trái ở cuối đường để có thể hoà vào dòng xe đang rời Sydney trên xa lộ Princes. Keith nghĩ giá anh có bảo "Wagga Wagga" hoặc "Broken Hill" thì chắc Sam cũng chẳng tỏ vẻ ngạc nhiên.
Một lát sau, Keith thiếp ngủ, nghĩ rằng chuyến đi rất có thể chỉ phí thời gian. Khi họ qua tấm biển đề "Chào mừng quý khách tới Wollongong", Sam đánh gấp tay lái ở góc phố để đánh thức ông chủ. “Tới đâu ạ? sếp định mua mỏ than chăng?"
"Không, mà là đài phát thanh”, Keith đáp.
"Vậy thì tôi đoán là chắc phải gần cái cột ăng ten cao cao ở đằng kia".
"Tôi dám cuộc, nếu vào hướng đạo, thế nào anh cũng được khen vì có tài quan sát".
Mấy phút sau, Sam đỗ bên ngoài toà nhà có chữ 2WW bằng sơn trắng đã bạc màu in trên nóc nhà bằng tôn.
Townsend ra khỏi xe, chạy lên cầu thang, đẩy cửa và bước thẳng đến một chiếc bàn nhỏ. Cô gái đang ngồi ngừng đan, ngẩng đầu.
"Tôi giúp anh được gì nào?" Cô ta hỏi.
"Được. Cô biết ai là chủ đài này không?".
"Biết".
"Ai vậy?”.
"Chú tôi".
"Chú cô là ai ?"
"Ben Ampthill". Cô ta ngước nhìn anh. "Anh không phải người ở đây, đúng không?"
"Đúng thế", Townsend thừa nhận.
"Tôi nghĩ chưa gặp anh bao giờ".
"Cô biết ông ấy ở đâu không?"
"Ai cơ?"
"Chú cô".
"Tất nhiên là tôi biết".
"Cô có thể cho tôi biết được không?" Townsend hỏi, cố không làm vẻ cường điệu.
"Được chứ. Cái nhà to trên đồi ở Woonona, ngay ngoài thị trấn. Trông là biết ngay".
Townsend chạy khỏi ngôi nhà, nhảy vào xe và chỉ hướng cho Sam.
Cô gái xem ra nói đúng một điều: ngôi nhà trắng to ngất nghểu trên đồi nhìn là thấy ngay. Sam từ đường lớn ngoặt vào, cho xe chạy chậm lại khi qua những chiếc cổng bằng sắt trên con đường dài lên nhà. Họ dừng xe bên ngoài chiếc cổng xây khá đẹp.
Townsend ấn mạnh lên chiếc chuông cửa mầu đen to tướng, kiên nhẫn chờ, bài vở chuẩn bị sẵn: Xin lỗi chiều Chủ nhật mà quấy rầy ông, nhưng tôi hy vọng có thể nói chuyện với ông Ampthill.
Một phụ nữ trung niên trong bộ đồ in hoa ra mở cửa. Bà ta có vẻ như đã đợi sẵn.
"Bà Ampthill phải không ạ?”
"Vâng. Tôi giúp gì được anh?"
"Tên tôi là Keith Townsend. Xin lỗi chiều Chủ nhật mà quấy rầy bà, nhưng tôi hy vọng có thể nói chuyện với chồng bà".
"Cháu gái tôi nói đúng", bà Ampthill bảo. "Anh không phải người ở đây, nếu không anh đã biết Ben bao giờ cũng ở văn phòng mỏ từ thứ Hai đến thứ Sáu, thứ Bảy nghỉ chơi gôn, sáng chủ nhật đi lễ nhà thờ, chiều ngồi ở đài phát thanh nghe tường thuật cricket. Tôi nghĩ đó là lý do duy nhất ông mua đài phát thanh này".
Townsend mỉm cười trước thông tin ấy. "Cám ơn bà Ampthill. Xin lỗi đã làm phiền bà".
"Không sao", bà ta trả lời, nhìn anh chạy về xe.
"Trở lại đài phát thanh", Townsend nói, không muốn thú nhận với Sam là mình lầm.
Lần thứ hai anh hỏi ngay: "Sao cô không bảo tôi chú cô đang ở đây?"
"Vì anh không hỏi", cô gái nhấm nhẳn trả lời, vẫn tiếp tục đan mà không buồn nhìn lên.
"Vậy chính xác là ông ấy ở chỗ nào?"
"Trong văn phòng".
"Văn phòng ông ấy ở đâu?"
"Trên tầng ba".
"Trong nhà này à?".
"Tất nhiên", cô ta nói, nhìn anh như nhìn một kẻ tâm thần.
Vì không có thang máy, Townsend phải leo bộ lên tầng ba. Anh nhìn ngược nhìn xuôi hành lang, nhưng không có dấu hiệu nào để phân biệt đâu là văn phòng ông Ampthill. Anh gõ mấy cửa liền mới nghe có tiếng đáp "Vào đi".
Townsend đẩy cửa vào thì thấy môt ông đầu hói, to béo mặc áo may ô, chân gác lên bàn. Ông ta đang nghe những hiệp cuối cùng của trận mà buổi chiều Townsend vừa nghe. Ông ta xoay người lại, nhìn anh và bảo: "Ngồi xuống đi, Townsend. Nhưng đừng nói gì vội, vì chúng ta chỉ còn muời một điểm nữa là thắng".
"Tôi cũng là cổ động viên của đội New South Wales", Townsend nói.
Ben Ampthill mỉm cười khi trái bóng tiếp theo chạy hết chiều sân. Vẫn không nhìn Townsend, ông ngửa người đưa cho anh chai Resch's cùng cái mở bia.
"Xong vài quả nữa là tôi sẽ nói chuyện với anh", ông ta bảo.
Không ai nói thêm câu nào cho đến hết trận. Sau đó ông Ampthill vươn người, giơ nắm tay lên trời nói. "Vậy là chúng ta đã có thể giành cúp Shefield được rồi". Ông bỏ chân trên bàn xuống, xoay người, chìa tay nói. "Tôi là Ben Ampthill".
"Keith Townsend".
Ampthill gật đầu. "Tôi đã biết tên anh. Vợ tôi gọi điện nói anh có đến đằng nhà. Bà nghĩ anh chắc là người chào hàng vì thấy mặc comlê, thắt cravát vào chiều Chủ nhật".
Townsend cố nhịn cười. "Không, ông Ampthill ạ. Tôi không phải...".
"Cứ gọi tôi là Ben, ở đây mọi người đều gọi thế".
"Không phải, Ben ạ. Tôi không phải người bán, mà là người mua".
"Anh hy vọng mua gì, anh bạn trẻ?".
"Đài phát thanh của ông".
"Đài này không bán, Keith ạ. Trừ khi anh mua luôn tờ báo địa phương, một khách sạn không có sao nào cùng hai mỏ than. Bởi vì đó là toàn bộ tài sản của một công ty".
"Ai là chủ công ty?" Townsend hỏi. "Rất có thể các cổ đông sẽ xem xét...".
"Chỉ có hai cổ đông", Ben giải thích. "Pearl và tôi. Vì vậy, nếu có muốn bán, tôi vẫn phải thuyết phục bà ấy".
"Nhưng nếu ông là chủ công ty cùng với vợ ông", Townsend lưỡng lự, "ít ra ông cũng có quyền bán cho tôi đài này".
"Tất nhiên". Ben nói. "Nhưng tôi sẽ không bán. Nếu anh muốn mua đài phát thanh, anh phải mua toàn bộ những thứ khác kèm với nó".
Sau vài chầu bia và một giờ thương thuyết, Townsend nhận ra rằng cô cháu gái của Ben không được thừa hưởng chút gien nào của bên nội.
Khi Townsend ra khỏi văn phòng của Ben thì trời đã tối mịt, cô gái đã về nhà. Anh ngã người vào xe, bảo Sam lái về nhà ông Ampthill. "A này", anh bảo khi xe vào đoạn vòng. "Anh nói đúng về chuyện mỏ than. Bây giờ tôi đã là chủ nhân hãnh diện của hai mỏ than, cùng một tờ báo địa phương và một khách sạn, nhưng quan trọng nhất là một đài phát thanh. Nhưng hợp đồng chỉ được thông qua sau khi tôi ăn tối với một cổ đông khác để xem bà ta có thích tôi không đã".
oOo
Khi Keith về nhà lúc một giờ sáng, anh không ngạc nhiên thấy Susan đã ngủ say. Anh vội xuống phòng làm việc ở tầng hầm, ngồi vào bàn hý hoáy viết. Ngay sau đó, anh nghĩ không biết gọi cho luật sư của mình lúc nào thì tiện. Anh quvết định sẽ gọi lúc sáu giờ ba mươi lăm phút sáng. Trong khi chờ đợi, anh đi tắm, thay bộ đồ mới, chuẩn bị va li, tự chuẩn bị ăn sáng, đọc các báo buổi sáng của Sydney được đưa tới cho anh lúc năm giờ hàng ngày.
Đúng bảy giờ kém hai mươi lăm, anh rời phòng bếp, trở lại phòng làm việc, quay số nhà riêng của luật sư. Một giọng ngái ngủ trả lời điện thoại. "Chào anh, Clive. Tôi nghĩ phải cho anh biết tôi vừa mua một mỏ than. Đúng ra là hai".
"Anh mua cái đó làm gì vậy, Keith?" Giọng anh ta bỗng tỉnh táo hẳn. Townsend mất bốn mươi phút nữa giải thích chiều hôm trước anh ở đâu, làm gì và giá thoả thuận là bao nhiêu. Bút của Clive lia không ngừng trên tập giấy luôn để sẵn đầu giường, để phòng trường hợp Townsend gọi bất ngờ.
"Phản ứng đầu tiên của tôi là ông Ampthill có vẻ đã ký được một hợp đồng có lợi", Clive nói khi khách hàng của anh ta ngừng lời.
"Chắc chắn là thế. Và để có được cái đó, ông ta đã phải uống đến bò lê kéo càng ra với tôi".
"Thôi được rồi. Cuối buổi sáng tôi tới, chúng ta sẽ bàn cụ thể thêm về nội dung hợp đồng".
"Không được", Townsend nói. "Tôi phải bay chuyến đầu tiên đi New York nếu tôi muốn làm hợp đồng này đáng giá. Anb cần bàn các chi tiết với Ben Ampthill. Ông ta không phải loại người nói rồi lại nuốt lời đâu".
"Nhưng tôi vẫn cần ý kiến của anh".
"Thì tôi vừa nói hồi nãy đó"; Townsend bảo. "Vì vậy, anh hãy chuẩn bị cho xong hợp đồng để tôi về là ký".
"Anh đi bao lâu?" Clive hỏi.
"Bốn năm ngày là cùng"..
"Trong năm ngày đó, anh hy vọng có thể đạt được những gì mình muốn làm?."
"Nếu không được, tôi chỉ có nước chuyển sang kinh doanh khai thác than thôi".
Đặt máy xuống, Townsend lên phòng ngủ lấy va li. Anh quyết định không đánh thức Susan: đột nhiên bay đi New York sẽ phải mất nhiều thời gian giải thích với nàng. Anh ghi vội mấy dòng để lại trên bàn trong phòng dưới nhà.
Nhìn Sam đứng chờ trước nhà, Townsend chợt nghĩ anh ta có vẻ như cũng không được ngủ nghê gì. Tới sân bay, anh nói sẽ trở về khoảng thứ Sáu.
"Sếp đừng quên thứ Bảy là ngày cưới đấy nhé".
"Đừng lo, tôi sẽ về trước đó hai mươi bốn giờ".
Trên máy bay, vừa thắt xong dây an toàn là anh ngủ thiếp đi. Mấy tiếng sau tỉnh dậy, anh không nhớ mình đang đi đâu và tại sao. Rồi anh nhớ lại tất cả. Anh và đội phát thanh đã từng ở New York mấy ngày để chuẩn bị cho việc mua hệ thống phát thanh, và năm qua anh đã ba lần tới thành phố này, cùng các hệ thống và các hãng phát thanh xem xét hợp đồng làm ăn, có thể lên ngay các chương trình một khi anh được quyền thành lập đài phát thanh mới. Lúc này, anh muốn tận dụng tất cả những việc đã từng làm ấy.
Một chiếc tắc xi màu vàng đưa anh về khách sạn Pierre. Mặc dù cả bốn cửa kính đều đã hạ xuống, Townsend vẫn phải cởi bỏ cravát, mở khuy áo cổ từ rất lâu trước khi xe đỗ trước khách sạn.
Người đứng quầy lễ tân chào anh cứ như năm đó anh đã tới New York vài ba chục lần, và dặn người khuân vác đưa anh lên "cái phòng ông ấy thường ở". Tắm rửa, thay quần áo, ăn sáng và gọi điện đi các nơi xong, Townsend bắt đầu chạy như con thoi giữa các hãng, các đài phát thanh trong thành phố, cố ký kết các hợp đồng trước bữa ăn sáng, trước bữa ăn trưa và đôi khi đến tận sáng sớm hôm sau.
Bốn ngày sau, anh đã mua quyền của Úc đối với hầu hết các chương trình phát thanh hàng đầu của Mỹ trong mùa tới, và có thể trong cả bốn năm tới. Anh ký thoả thuận cuối cùng chỉ vài giờ trước khi bay về Sỵdneỵ. Anh nhét hết quần áo bẩn vào va li vì anh không thích trả những chi phí không cần thiết rồi gọi tắc xi ra sân bay.
Khi máy bay đã cất cánh, anh bắt đầu nháp một bài dài năm trăm từ, chữa lại các đoạn và thay đổi câu chữ, cho đến khi hài lòng thấy nó có thể in trên trang nhất được. Khi máy bay hạ cánh ở sân bay Los Angeles, Townsend tìm một máy điện thoại công cộng gần nhất, gọi về văn phòng của Bruce Kelly. Anh ngạc nhiên không thấy Tổng biên tập ở đó. Phó của Kelly bảo đảm với anh vẫn còn đủ thời gian để thay đổi nội dung trang báo, rồi vội vàng chuyển máy sang cho một người đánh máy bản thảo. Trong khi đọc lại bài báo, Townsend tự hỏi bao lâu nữa đến lượt Hacker và Kenwright nhấc máy nài nỉ anh ký hợp đồng khi anh đã phá vỡ cacten (1) của họ.
Townsend nghe loa gọi tên anh và phải chạy vội về máy bay. Anh vừa vào thì cửa sập đóng. Khi đã ngồi vào ghế, mắt anh không mở ra được, cho đến khi máy bay hạ cánh xuống sân bay Sydney vào sáng hôm sau.
Anh gọi Clive Jervis trong khi đợi hành lý trên băng chuyền. Anh nhìn đồng hồ khi nghe tiếng Clive ở đầu dây. "Hy vọng không lôi anh dậy khỏi giường".
"Không đâu. Tôi vừa mặc quần áo xong", anh chàng luật sư trả lời. "và sửa soạn đi dự đám cưới"
Lẽ ra Townsend đã hỏi Clive đi dự đám cưới của ai, nhưng anh chỉ quan tâm đến việc Ampthill đã ký hợp đồng chưa.
"Tôi phải nói ngay để anh khỏi hỏi". Clive hỏi. "Bây giờ anh có thể tự hào mà nói mình là chủ bút của tờ Wollongong Times, Khách sạn lớn Wollongong, hai mỏ than và một đài phát thanh được biết dưới cái tên 2WW có thể bắt thu được ở khu phía bắc tới tận Nowra và các vùng phụ cận phía nam Sydney. Tôi chỉ hy vọng anh biết anh sẽ làm những gì, Keith, chứ còn tôi thì chịu".
"Hãy đọc trang đầu của tờ Chronicle sáng nay", Townsend bảo. Nó có thể cho anh hiểu thêm".
"Tôi không bao giờ đọc báo vào sáng thứ Bảy. Tôi nghĩ mình được quyền mỗi tuần nghỉ ngơi một ngày".
"Nhưng hôm nay mới thứ Sáu", Townsend nói.
"Có thể là thứ Sáu ở New York, nhưng tôi đảm bảo với anh hôm nay là thứ Bảy ở Sydney. Tôi mong một tiếng nữa sẽ gặp anh tại nhà thờ".
"Ôi lạy Chúa", Townsend kêu to. Anh buông rơi điện thoại, chạy vụt khỏi phòng hải quan, không lấy hành lý, lao ra vỉa hè thấy Sam đang đợi bên ô tô, mặt đầy lo lắng. Townsend nhảy ào vào ghế trước. "Tôi cứ nghĩ hôm nay là thứ Sáu", anh bảo.
"Không, thứ Bảy, thưa sếp", Sam nói. "Sếp sẽ làm lễ cưới trong vòng năm mươi sáu phút nữa".
"Thế thì tôi không đủ thời gian về nhà thay đồ".
"Sếp khỏi lo", Sam nói. "Heather đã để mọi thứ ngài cần trên ghế sau xe".
Keith quay lại thấy một chồng quần áo, đôi khuy gài măng xét, một bông cẩm chướng đỏ đã để sẵn. Anh vội vàng cởi bỏ áo khoác, cởi khuy áo sơ mi.
"Liệu chúng ta đến kịp không?", anh hỏi.
"Chúng ta có thể đến nhà thờ thánh Peter năm phút trước khi buổi lễ bắt đầu", Sam trả lời trong khi Keith ném áo sơ mi mặc hôm qua xuống sàn xe. "Đấy là nói đường không bị tắc và lúc nào cũng gặp đèn xanh”.
"Tôi còn phải lo gì nữa không?". Keith hỏi trong khi cố nhét cho tay phải vào ống tay áo trái của chiếc sơ mi hồ bột trắng bốp.
"Tôi nghĩ ngài có thể thấy Heather và Bruce đã dự liệu mọi chuyện", Sam đáp.
Cuối cùng Keith cũng xỏ đúng được vào tay áo, sau đó hỏi liệu Susan có biết anh vừa về không.
"Tôi không nghĩ thế", Sam trả lời. "Mấy ngày vừa rồi, cô ấy đến nhà chị gái ở Kogara, từ đó sẽ được xe đưa thẳng đến nhà thờ. Sáng nay cô ấy gọi mấy lần, nhưng tôi nói ngài đang trong nhà tắm".
"Lẽ ra tôi phải tắm rửa thật".
"Nếu ngài không có mặt trên chuyến bay này, chắc tôi đã phải gọi điện báo cho cô ấy".
"Tất nhiên rồi. Thôi chúng ta đành hy vọng cô dâu sẽ theo truyền thống đến muộn vài phút". Keith ngả người, cầm chiếc quần màu xám kẻ sọc có dây đeo sẵn mà anh chưa thấy bao giờ.
Sam cố che miệng ngáp.
Keith quay lại phía anh ta. "Thế ra anh đợi tôi suốt hai mươi bốn tiếng ngoài sân bay à?".
"Ba mươi sáu tiếng, thưa ngài. Thật ra ngài dặn sẽ về vào thứ Sáu".
"Tôi xin lỗi. Vợ anh chắc phải giận tôi lắm".
"Cô ta mặc xác tôi, thưa ngài".
"Sao thế?" Keith hỏi khi xe vào một đoạn đường cua vẫn với tốc độ năm mươi dặm một giờ trong khi anh đang kéo khoá quần.
"Vì cô ta bỏ đi tháng trước và bắt đầu các thủ tục ly hôn”.
"Rất tiếc khi phải nghe chuyện dó", Keith lặng lẽ nói.
"Không sao đâu, thưa ngài. Cô ta không bao giờ quen được với lối sống của cánh lái xe".
"Lỗi tại tôi".
"Tất nhiên là không", Sam nói. "Hồi tôi lái tắc xi, cô ta còn tồi tệ hơn. Không. Sự thật là tôi thích công việc này, còn cô ta không thể chịu đựng được giờ giấc thất thường".
"Anh đã mất mười một năm để phát hiện ra điều đó", Keith nói, khom người về phía trước để có thể mặc chiếc áo đuôi tôm vào.
"Tôi nghĩ cả hai chúng tôi đều nhận ra nó", Sam nói. "Nhưng cuối cùng, tôi không còn chịu được chuyện cô ta cứ ỉ eo về việc không bao giờ biết chính xác lúc nào tôi về nhà".
"Không bao giờ biết chắc khi nào anh về nhà ư?" Keith hỏi lại khi xe lại vào đoạn đường vòng.
"Vâng. Cô ta không hiểu nổi tại sao tôi không chấm dứt công việc vào lúc năm giờ tối như những người chồng khác".
"Tôi thì quá hiểu", Keith nói. "Anh không phải là người duy nhất gặp chuyện đó". Cả hai không nói gì thêm. Sam tập trung chọn làn đường đỡ ách tắc nhất để có thể tiết kiệm được vài giây, còn Keith nghĩ đến Susan trong khi anh cố thắt lại cravát đến lần thứ ba.
Keith đang gài bông cẩm chướng lên ve áo thì xe vòng vào đoạn đường để đến nhà thờ thánh Peter. Anh nghe tiếng chuông và người đầu tiên anh thấy đang đứng giữa đường nhìn về phía họ với vẻ mặt lo lắng là Bruce Kelly. Khi nhận ra chiếc xe, vẻ mặt anh ta đầy mừng rỡ.
"Đúng như tôi hứa, thưa ngài", Sam nói khi cho xe về số. "Tôi đã đến trước năm phút".
"Rồi mất mười một năm để hối tiếc", Keith nói nhỏ.
"Xin lỗi, ngài bảo gì ạ?" Sam hỏi khi hãm phanh, cho xe chậm lại.
"Không có gì đâu, Sam. Chỉ có điều anh đã làm tôi nhận ra rằng đây là một canh bạc mà tôi chưa muốn tham gia". Anh ngừng lại một chút và đúng khi xe dừng lại, anh nói với giọng cương quyết. "Đừng dừng lại, Sam. Cứ cho xe chạy tiếp đi".
(1) Cacten (nguyên bản : cartel): Nhóm các hãng kinh doanh kết hợp với nhau nhằm kiểm soát sản xuất tiếp thị và để tránh cạnh tranh với nhau.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.