Tế Công Hoạt Phật
Đánh giá: 6.3/10 từ 7 lượt
Truyện Tế Công Hoạt Phật là một truyện khá mới được giới thiệu với bạn đọc trên trang đọc truyện online, truyện giới thiệu với bạn đọc những tình tiết mà có lẽ phần nào trong lịch sử cũng đã từng nhắc đến, nhưng truyện lại đóng ở một góc độ khác, sống động hơn và không nhàm chán, khô khan. Truyện kiếm hiệp nên chắc hẳn những câu chuyện võ hiệp là không thể thiếu đồng hành với nó là dòng chảy song hành với lịch sử, mời bạn đọc truyện để hiểu rõ hơn.
Truyện xoay quanh Đạo Tế (1150- 1209), ông là Thiền sư Trung Quốc thuộc phái Dương Kỳ, tông Lâm Tế, sống vào đời Tống, người Lâm hải (Chiết Giang), họ Lý, tên Tâm Viễn, tự Hồ Ẩn, hiệu Phương Viên Tẩu.
Năm 18 tuổi, ông xuất gia ở chùa Linh Ẩn và lần lượt tham học với các vị: Pháp Không Nhất Bản ở chùa Quán Âm. Sau sư vào núi Hổ Khâu làm môn hạ ngài Hạt Đường Huệ Viễn và nối dòng pháp này. Sư lại đến ở chùa Tịnh Từ, chùa này bị thiêu hủy vì hỏa tai, Sư đi hành hóa ở Lăng Nghiêm trùng tu lại. Cư dân ở vùng Tần Hồ ăn ốc thường chặt đuôi ốc để ăn. Sư xin những con ốc này thả lại trong nước, ốc phần lớn sống lại mà không có đuôi. Bình sanh, tánh tình sư cuồng phóng, thích rượu thịt, nên người đời gọi sư là Tế Điên.
Năm 1209, Sư thị tịch, thọ 60 tuổi, nhục thân của sư nhập vào tháp tại Hổ Bào. Tiểu sử của Ngài tóm tắt là thế. Tuy nhiên ta cũng thấy ở Ngài một vài điểm đặc biệt: tánh tình cuồng phóng, thích rượu thịt, có những hành động không giống ai nên có hỗn danh là Tế Điên.
Tuy "Điên" nhưng không phải là Điên quậy phá làm người kinh sợ, mà là đem lại cho kẻ ác một số báo ứng kinh sợ khiến phải chừa và người thiện sự vui mừng thích thú. Việc hiển lộng thần thông cứu sống một số lớn ốc bị chặt đuôi biểu hiện lòng từ bi vô lượng với chúng sanh của Ngài là một bằng chứng cụ thể. Cuộc sống lạ lẫm có nhiều cống hiến "Đem lợi ích cho đời" của Ngài, dưới con mắt của người bình dân, trở thành một bậc siêu nhân. Siêu nhân đối với họ là một nhân vật bất tử đủ mọi quyền phép và tài năng làm được bất cứ việc gì mà vị ấy cần làm. Từ đó, họ tô đắp vào cuộc đời Tế Điên biết bao nhiêu hành tung kỳ bí với mục đích cứu người giúp đời. Một truyền mười, mười truyền trăm, khắp nơi kẻ chợ cũng như ngõ hẻm xóm làng, qua lời kể chuyện của người bán hàng và qua bao nhiêu sự chắt lọc thêm bớt theo trí tưởng tượng của từng nhóm người. Lâu dần, Tế Điên Hòa thượng hay Tế Công Hoạt Phật trở thành câu chuyện dân gian được lưu truyền qua cửa miệng mọi người.
Đọc truyện Tế Điên, ta thấy thấp thoáng bóng hình đi mây về gió của Tây Du, đậm nét hơn là tính tình hành hiệp trượng nghĩa, cứu khổn phò nguy của anh hùng Lương Sơn Bạc. Điều đó cũng dễ hiểu, vì Tế Điên sống vào thời nhà Tống với biết bao rối ren phát xuất từ lòng tham, hết cướp cạn đến cướp ngày, gây cho dân chúng khổ đau không ít. Trước nỗi khổ đau hằng gánh chịu, gặp được bậc siêu nhân luôn tế khổ phò nguy, qua đó gởi gắm những ước mơ của mình, dù là kể lại hay nghe kể, cũng giải tỏa chút nào phiền muộn, quên đi những thực tại trước mắt, âu cũng là một điều thống khoái. Vì thế, ta không lạ gì chuyện Tế Điên với chiếc quạt rách đã gần gũi và phổ biến trong mọi giới quần chúng.
Tuy nhiên, đây là quần chúng viết để quần chúng đọc, và vì người viết không thông hiểu Phật lý, cho nên ta không thể bắt buộc tác phẩm phải thể hiện đúng theo tinh thần Phật giáo thuần túy. Quan niệm "Giết người ác là một việc làm tốt" không phải xuất phát từ lòng từ bị Đạo Phật chỉ có hóa giải chớ không có đối nghịch. Nhưng nhìn chung, tác phẩm cũng đem lại lợi ích "Tránh ác, làm lành" một cách xấu xa trong lòng dân chúng, được coi như là một thành tựu đáng kích lệ. Vui mà nghe, nghe mà nhớ, nhớ để làm điều tốt. Bấy nhiêu đó được thành tựu cũng là đạt yêu cầu rồi, mời bạn đọc truyện và kiểm chứng.
Truyện xoay quanh Đạo Tế (1150- 1209), ông là Thiền sư Trung Quốc thuộc phái Dương Kỳ, tông Lâm Tế, sống vào đời Tống, người Lâm hải (Chiết Giang), họ Lý, tên Tâm Viễn, tự Hồ Ẩn, hiệu Phương Viên Tẩu.
Năm 18 tuổi, ông xuất gia ở chùa Linh Ẩn và lần lượt tham học với các vị: Pháp Không Nhất Bản ở chùa Quán Âm. Sau sư vào núi Hổ Khâu làm môn hạ ngài Hạt Đường Huệ Viễn và nối dòng pháp này. Sư lại đến ở chùa Tịnh Từ, chùa này bị thiêu hủy vì hỏa tai, Sư đi hành hóa ở Lăng Nghiêm trùng tu lại. Cư dân ở vùng Tần Hồ ăn ốc thường chặt đuôi ốc để ăn. Sư xin những con ốc này thả lại trong nước, ốc phần lớn sống lại mà không có đuôi. Bình sanh, tánh tình sư cuồng phóng, thích rượu thịt, nên người đời gọi sư là Tế Điên.
Năm 1209, Sư thị tịch, thọ 60 tuổi, nhục thân của sư nhập vào tháp tại Hổ Bào. Tiểu sử của Ngài tóm tắt là thế. Tuy nhiên ta cũng thấy ở Ngài một vài điểm đặc biệt: tánh tình cuồng phóng, thích rượu thịt, có những hành động không giống ai nên có hỗn danh là Tế Điên.
Tuy "Điên" nhưng không phải là Điên quậy phá làm người kinh sợ, mà là đem lại cho kẻ ác một số báo ứng kinh sợ khiến phải chừa và người thiện sự vui mừng thích thú. Việc hiển lộng thần thông cứu sống một số lớn ốc bị chặt đuôi biểu hiện lòng từ bi vô lượng với chúng sanh của Ngài là một bằng chứng cụ thể. Cuộc sống lạ lẫm có nhiều cống hiến "Đem lợi ích cho đời" của Ngài, dưới con mắt của người bình dân, trở thành một bậc siêu nhân. Siêu nhân đối với họ là một nhân vật bất tử đủ mọi quyền phép và tài năng làm được bất cứ việc gì mà vị ấy cần làm. Từ đó, họ tô đắp vào cuộc đời Tế Điên biết bao nhiêu hành tung kỳ bí với mục đích cứu người giúp đời. Một truyền mười, mười truyền trăm, khắp nơi kẻ chợ cũng như ngõ hẻm xóm làng, qua lời kể chuyện của người bán hàng và qua bao nhiêu sự chắt lọc thêm bớt theo trí tưởng tượng của từng nhóm người. Lâu dần, Tế Điên Hòa thượng hay Tế Công Hoạt Phật trở thành câu chuyện dân gian được lưu truyền qua cửa miệng mọi người.
Đọc truyện Tế Điên, ta thấy thấp thoáng bóng hình đi mây về gió của Tây Du, đậm nét hơn là tính tình hành hiệp trượng nghĩa, cứu khổn phò nguy của anh hùng Lương Sơn Bạc. Điều đó cũng dễ hiểu, vì Tế Điên sống vào thời nhà Tống với biết bao rối ren phát xuất từ lòng tham, hết cướp cạn đến cướp ngày, gây cho dân chúng khổ đau không ít. Trước nỗi khổ đau hằng gánh chịu, gặp được bậc siêu nhân luôn tế khổ phò nguy, qua đó gởi gắm những ước mơ của mình, dù là kể lại hay nghe kể, cũng giải tỏa chút nào phiền muộn, quên đi những thực tại trước mắt, âu cũng là một điều thống khoái. Vì thế, ta không lạ gì chuyện Tế Điên với chiếc quạt rách đã gần gũi và phổ biến trong mọi giới quần chúng.
Tuy nhiên, đây là quần chúng viết để quần chúng đọc, và vì người viết không thông hiểu Phật lý, cho nên ta không thể bắt buộc tác phẩm phải thể hiện đúng theo tinh thần Phật giáo thuần túy. Quan niệm "Giết người ác là một việc làm tốt" không phải xuất phát từ lòng từ bị Đạo Phật chỉ có hóa giải chớ không có đối nghịch. Nhưng nhìn chung, tác phẩm cũng đem lại lợi ích "Tránh ác, làm lành" một cách xấu xa trong lòng dân chúng, được coi như là một thành tựu đáng kích lệ. Vui mà nghe, nghe mà nhớ, nhớ để làm điều tốt. Bấy nhiêu đó được thành tựu cũng là đạt yêu cầu rồi, mời bạn đọc truyện và kiểm chứng.
5 chương mới nhất truyện Tế Công Hoạt Phật
Danh sách chương truyện Tế Công Hoạt Phật
- Chương 181 - Túy Thiền sư đề chữ Trung Hiền Tử
- Chương 182 - Ngô Thị bị hại, lệnh truyền bắt giặc
- Chương 183 - Nhân kì án, Tế Công mời thần
- Chương 184 - Vương Tam Hổ tiết lộ viện Đại Bi
- Chương 185 - Giải cường đạo đồng đến phủ
- Chương 186 - Gặp tặc đảng, nghe kể Từ Vân quán
- Chương 187 - Lục Diệu Thông có lòng cứu hảo hán
- Chương 188 - Tứ hùng vâng lệnh thám Trường giang
- Chương 189 - Thiệu Hoa Phong thăng điện tra hào kiệt
- Chương 190 - Ngộ Thiền tăng thi pháp cứu tứ hùng
- Chương 191 - Lỗ Tu Chơn mạo hiểm vào Từ Vân
- Chương 192 - Hoàng Thiên Hóa hành thích bị bắt
- Chương 193 - Lôi, Trần ra sức giết thủy khấu
- Chương 194 - Binh thụt ống dương oai phá yêu thuật
- Chương 195 - Tế Công mang binh vây Từ Vân quán
- Chương 196 - Ngũ Lý Bia, Lôi Trần gâp yêu đạo
- Chương 197 - Triệu gia trang, anh hùng thấy việc lạ
- Chương 198 - Đái gia bảo, yêu ma tác quái
- Chương 199 - Thủ pháp bửu lầm thâu đạo đồng
- Chương 200 - Các yêu đạo xúm đốt chùa Linh Ẩn
- Chương 201 - Mã Diêu Hùng tức giận giết Cao Trân
- Chương 202 - Chém đại đạo, Tế Thiền sư hộ quyết
- Chương 203 - Núi Lục Dương, Tế Công đấu Pháp Hồng
- Chương 204 - Hiển thần thông rượt đuổi Thiệu Hoa Phong
- Chương 205 - Thâu Ngộ Duyên phái bắt Thiệu Hoa Phong
- Chương 206 - Các yêu đạo tụ hội Tàng Trân Ổ
- Chương 207 - Phi thiên quỷ lạc vào núi Vạn Hoa
- Chương 208 - Nhớ cố hương, chồng vợ tỏ khúc nôi
- Chương 209 - Bảo Hàn Kỳ mở thả Ngộ Duyên tăng
- Chương 210 - Lò bát quái, phép thuật luyện Hàn Kỳ