Chương 6: Rốt Cuộc Là Cậu Ấy Có Chuyện Gì
Phố
18/09/2021
Ngồi cùng bàn mới Vỹ gần một tháng nay, Huyên mới phát hiện, cứ đến thứ bảy là cậu ấy nghỉ học.
Hôm nay cũng là ngày thứ bảy.
Bàn có hai người, vắng một đi, thấy trống trải hẳn.
Không nén được tò mò, Huyên gõ gõ vào lưng của Duy, hỏi khẽ:
- Cậu có biết vì sao Vỹ lại luôn vắng học vào ngày thứ bảy không?
- Tớ không rõ nữa, cậu ấy có nói với ai bao giờ đâu. Nhưng nghe nói là chuyện gia đình.
- Chuyện gia đình? Gia đình cậu ấy....làm sao?
Duy như chợt nhớ ra, quay xuống, ghé sát hơn về phía Huyên, giọng thì thào ra điều chuyện tối mật:
- Bố cậu ấy... mẹ cậu ấy...ờm...à mà thôi!
- Thôi thôi cái gì! Đã nói thì nói ra luôn đi, ấp a ấp úng làm người ta khó chịu.
- Duy..., quay lên...!!!
Tiếng thầy nhắc nhở. Duy ngay lập tức quay lên, cúi mặt ra điều nhận lỗi. Nhưng vẻ như vẫn thấy chưa thỏa đáng, thầy gọi Duy đứng lên:
- Yêu cầu em nhắc lại kiến thức thầy vừa nói.
Duy ấp úng thật sự bởi chiêu quen thuộc này của thầy. Suốt hai năm học qua, không chỉ ở lớp này mà các lớp khác đều sợ cách “trị” tội “không chú ý nghe giảng” này của thầy.
Có ánh mắt cầu cứu. Có ánh mắt hướng về muốn giúp đỡ. Có tiếng thì thầm, và có nhiều tiếng xì xào.
- Ai nhắc, tôi cho không điểm!
Im lặng đến lạnh người.
- Nào, tiếp theo, mời Huyên. Duy ngồi xuống, không điểm!
Không khí căng như đây đàn. Cả lớp đổ dồn ánh mắt về phía Huyên. Có vài đứa con gái lo lắng. Có vài đứa khác hồi hộp.
- Thưa thầy, là thầy đang giảng đến khái niệm “chiến tranh lạnh” giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, đứng đầu mỗi phe là Mĩ và Liên Xô. Thầy vừa nói đây là một cuộc chiến tranh không có tiếng súng, không đổ máu nhưng hai bên luôn trong tình trạng chiến tranh.
Nhiều tiếng “woa” như không giấu nổi sự trầm trồ thán phục.
Có chút ngạc nhiên thoáng qua gương mặt khó tính ở tuổi năm mươi. Cái kính hơi trễ xuống cánh mũi, thầy vừa đưa tay lên sửa lại, vừa có chút bối rối.
Nhưng ường như vẫn chưa hài lòng, thầy từ trên bục bước xuống, đi lại gần Huyên hơn:
- Được rồi, thầy có thể hỏi thêm vài câu được chứ? - Thầy đã đổi cách xưng hô.
- Dạ, thầy cứ hỏi thử, nếu biết em sẽ trả lời.
Thầy gật gù ra điều hài lòng.
- Vì sao giữa Mĩ và Liên Xô lại xảy ra chiến tranh lạnh?
- Thưa thầy, bắt nguồn từ mục tiêu chiến lược giữa Liên Xô và Mĩ khác nhau. Mĩ thì muốn bá chủ thế giới, tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, ngăn chặn và đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, lôi kéo các nước đồng minh về phe của mình. Ngược lại Liên Xô lại là nước xã hội chủ nghĩa, luôn đi đầu trong việc bảo vệ hòa bình, luôn ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa anh em.
Nhiều tiếng “woa” đang khe khẽ vang lên.
- Dẫn chứng về việc Liên Xô luôn ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới thầy xem!
- Dạ, ví dụ như Liên Xô từng giúp đỡ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ ạ.
Lại tiếp tục những tiếng “woa” khác.
- Thôi được rồi, mời em ngồi xuống!
Rồi vừa quay lên bục giảng, thầy vừa cao giọng, pha chút vui vẻ:
- Thầy nhớ là lớp này đâu phải định hướng của khối xã hội, nhỉ?!
Lập tức, cả mấy mươi cái miệng như được “phóng sinh”, nhao nhao nói:
- Là lớp bọn em định hướng giỏi toàn diện đó thầy ơi!
Thầy không giấu được sự yêu mến mà nhìn Huyên đến hơn một phút, mỉm cười.
Có những tiếng cười rúc rích phía dưới.
Có tiếng con gái mạnh dạn...rụt rè:
- Thầy nhá, hôm nay thầy gặp được “fan” ruột rồi nhá.
Thầy lập tức lấy lại vẻ nghiêm chỉnh, vờ quát:
- Trật tự nào! Hôm nay có người là may mắn nên thoát, đừng có để đến lần sau, không có ai may mắn tớ hai lần đâu nhé!
Lại có những tiếng khúc khích cười...
Vừa trống báo hết giờ, Duy lập tức quay xuống như nãy giờ đang kìm nén điều mình muốn biết:
- Ê, làm sao mà cậu vừa nghe tới nói chuyện, lại vừa nghe được lời thầy giảng không sót chữ nào như vậy chứ hả?
- Không sao! Nào, bây giờ thì nói tiếp chuyện lúc nãy đi.
Duy lẩn tránh:
- Chuyện gì?!
- Đừng vờ vịt. Nói!
- Tớ chẳng nhớ chuyện gì đâu.
- Nói!
- Tớ không nhớ đã nói chuyện gì mà.
Huyên không nói gì thêm. Mãi lúc vào học tiết tiếp theo, trong đầu cậu vẫn lởn vởn câu hỏi “rốt cuộc, là cậu ấy có chuyện gì?”.
Hôm nay cũng là ngày thứ bảy.
Bàn có hai người, vắng một đi, thấy trống trải hẳn.
Không nén được tò mò, Huyên gõ gõ vào lưng của Duy, hỏi khẽ:
- Cậu có biết vì sao Vỹ lại luôn vắng học vào ngày thứ bảy không?
- Tớ không rõ nữa, cậu ấy có nói với ai bao giờ đâu. Nhưng nghe nói là chuyện gia đình.
- Chuyện gia đình? Gia đình cậu ấy....làm sao?
Duy như chợt nhớ ra, quay xuống, ghé sát hơn về phía Huyên, giọng thì thào ra điều chuyện tối mật:
- Bố cậu ấy... mẹ cậu ấy...ờm...à mà thôi!
- Thôi thôi cái gì! Đã nói thì nói ra luôn đi, ấp a ấp úng làm người ta khó chịu.
- Duy..., quay lên...!!!
Tiếng thầy nhắc nhở. Duy ngay lập tức quay lên, cúi mặt ra điều nhận lỗi. Nhưng vẻ như vẫn thấy chưa thỏa đáng, thầy gọi Duy đứng lên:
- Yêu cầu em nhắc lại kiến thức thầy vừa nói.
Duy ấp úng thật sự bởi chiêu quen thuộc này của thầy. Suốt hai năm học qua, không chỉ ở lớp này mà các lớp khác đều sợ cách “trị” tội “không chú ý nghe giảng” này của thầy.
Có ánh mắt cầu cứu. Có ánh mắt hướng về muốn giúp đỡ. Có tiếng thì thầm, và có nhiều tiếng xì xào.
- Ai nhắc, tôi cho không điểm!
Im lặng đến lạnh người.
- Nào, tiếp theo, mời Huyên. Duy ngồi xuống, không điểm!
Không khí căng như đây đàn. Cả lớp đổ dồn ánh mắt về phía Huyên. Có vài đứa con gái lo lắng. Có vài đứa khác hồi hộp.
- Thưa thầy, là thầy đang giảng đến khái niệm “chiến tranh lạnh” giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, đứng đầu mỗi phe là Mĩ và Liên Xô. Thầy vừa nói đây là một cuộc chiến tranh không có tiếng súng, không đổ máu nhưng hai bên luôn trong tình trạng chiến tranh.
Nhiều tiếng “woa” như không giấu nổi sự trầm trồ thán phục.
Có chút ngạc nhiên thoáng qua gương mặt khó tính ở tuổi năm mươi. Cái kính hơi trễ xuống cánh mũi, thầy vừa đưa tay lên sửa lại, vừa có chút bối rối.
Nhưng ường như vẫn chưa hài lòng, thầy từ trên bục bước xuống, đi lại gần Huyên hơn:
- Được rồi, thầy có thể hỏi thêm vài câu được chứ? - Thầy đã đổi cách xưng hô.
- Dạ, thầy cứ hỏi thử, nếu biết em sẽ trả lời.
Thầy gật gù ra điều hài lòng.
- Vì sao giữa Mĩ và Liên Xô lại xảy ra chiến tranh lạnh?
- Thưa thầy, bắt nguồn từ mục tiêu chiến lược giữa Liên Xô và Mĩ khác nhau. Mĩ thì muốn bá chủ thế giới, tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, ngăn chặn và đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, lôi kéo các nước đồng minh về phe của mình. Ngược lại Liên Xô lại là nước xã hội chủ nghĩa, luôn đi đầu trong việc bảo vệ hòa bình, luôn ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa anh em.
Nhiều tiếng “woa” đang khe khẽ vang lên.
- Dẫn chứng về việc Liên Xô luôn ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới thầy xem!
- Dạ, ví dụ như Liên Xô từng giúp đỡ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ ạ.
Lại tiếp tục những tiếng “woa” khác.
- Thôi được rồi, mời em ngồi xuống!
Rồi vừa quay lên bục giảng, thầy vừa cao giọng, pha chút vui vẻ:
- Thầy nhớ là lớp này đâu phải định hướng của khối xã hội, nhỉ?!
Lập tức, cả mấy mươi cái miệng như được “phóng sinh”, nhao nhao nói:
- Là lớp bọn em định hướng giỏi toàn diện đó thầy ơi!
Thầy không giấu được sự yêu mến mà nhìn Huyên đến hơn một phút, mỉm cười.
Có những tiếng cười rúc rích phía dưới.
Có tiếng con gái mạnh dạn...rụt rè:
- Thầy nhá, hôm nay thầy gặp được “fan” ruột rồi nhá.
Thầy lập tức lấy lại vẻ nghiêm chỉnh, vờ quát:
- Trật tự nào! Hôm nay có người là may mắn nên thoát, đừng có để đến lần sau, không có ai may mắn tớ hai lần đâu nhé!
Lại có những tiếng khúc khích cười...
Vừa trống báo hết giờ, Duy lập tức quay xuống như nãy giờ đang kìm nén điều mình muốn biết:
- Ê, làm sao mà cậu vừa nghe tới nói chuyện, lại vừa nghe được lời thầy giảng không sót chữ nào như vậy chứ hả?
- Không sao! Nào, bây giờ thì nói tiếp chuyện lúc nãy đi.
Duy lẩn tránh:
- Chuyện gì?!
- Đừng vờ vịt. Nói!
- Tớ chẳng nhớ chuyện gì đâu.
- Nói!
- Tớ không nhớ đã nói chuyện gì mà.
Huyên không nói gì thêm. Mãi lúc vào học tiết tiếp theo, trong đầu cậu vẫn lởn vởn câu hỏi “rốt cuộc, là cậu ấy có chuyện gì?”.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.