Tiêu Sơn Tráng Sĩ

Chương 6: Quan quân

Khái Hưng

07/07/2014

Chiều hôm ấy, trước trại lính phủ Từ Sơn, người lính, nón sơn, quần áo chẽn,

mỗi người cầm một cây tre dài bịt vải đứng xếp hàng chữ nhất. Khi đã tập một lúc

về đủ các miếng đâm trên, đánh dưới, phạt ngang thì người đội chọn từng cặp sức

tương đương cho ra dấu với nhau.

Biết rằng có viên phân suất đứng trên mặt thành nhìn xuống, thầy đội, làm ra

bộ ta đây giỏi võ, nắm tay người này, kéo chân kẻ khác hò hét, dạy bảo, mắng

nhiếc luôn miệng:

- Chú đứng tấn trống quá. Mũi roi chúc xuống thế này thì người ta khẽ bẩy

một cái cũng băng cả roi đi, còn đánh chác gì...

Viên phân suất từ trên thành đi xuống, lại gần đội cơ ban lời khen ngợi. Được

thể, đội ta càng lên mặt:

- Bẩm ông lớn, với năm mươi tên lính giỏi võ, tôi có thể chống nổi mấy trăm

quân Ô hợp, chẳng nói đâu xa, giá tối hôm qua năm người canh phòng trong tửu

quán đều là lính tôi luyện tập thì có đâu đến nỗi bị giặc giết như ngoé thế? Đấy,

ông lớn cứ tin lính trấn giỏi ?

Phân suất hỏi:

- Ngày mai bản chức thân giải Thị Kim lên trấn lỵ, vậy anh tính nên cho bao

nhiêu lính hộ tống cũi tội nhân?

- Bẩm chỉ cho mười tên đi là chắc chắn lắm rồi - mười tên với tôi nữa là mười

một thì dẫu giặc mang trăm binh đến đánh giải vây cũng không lo.

Phân suất gật đầu, mỉm cười:

- Anh nên hết lòng làm việc quan. Thế nào ta cũng tự thăng thưởng cho... à?

Hai mươi tên lính mới mộ này đã biết gì chưa?

- Bẩm ông lớn, khá lắm rồi, xin ông lớn đứng coi.

Liền hô cho bọn lính tập các miếng trông rất đều và ngoạn mục. Phân xuất vẫy

tay cho bọn lính vào trại nghỉ, rồi hỏi đội cơ:

- Anh có dạy tập đoản côn, đoản đao đấy chứ?

- Bẩm, có cả. Cả bắn cung nữa. Còn bắn súng hỏa mai thì vì ở phủ này quan

hiệp trấn phát cho có năm cây, nên tôi đã chọn mười người giỏi nhất, nhanh nhẹn

nhất mà dạy tập thôi.

Phân suất mỉm cười:

- Ta cũng không tin gì ở hiệu quả súng hỏa mai. Trong tận Tiên đế đánh nhau

với Tôn Sĩ Nghị, bên địch có tới hàng nghìn cây súng còn bên ta chỉ dùng toàn dáo

dài, mã tấu, thế mà quân kia thua chạy không còn một mảnh giáp thì đủ biết đoản

binh vẫn lợi hại hơn trường binh nhiều.

- Bẩm ông lớn, nhưng giữ thành thì súng hỏa mai được cái lợi bắn xa lại trúng

hơn cung, nỏ nhiều. Còn như bấn cây súng thần công đặt bốn góc thành, thì thực là

vô ích, xoay xở đã chậm mà bắn lại không trúng. Chỉ được cái tiếng to để dương

oai với bên địch.

- Kể ra khi có quân giặc kéo đến hàng nghìn hàng vạn thì súng thần công cũng

có lợi: Bắn bừa vào đám đông người, thế nào chẵng trúng. Nhưng phủ này thì trừ

khi trấn Kinh Bắc có thất thủ, địch quân mới kéo binh đến vây. Mà nếu Kinh Bắc

đã thất thủ, thì Từ Sơn cũng chẳng cố thủ với ai được. Thành thử súng thần công

có đó cũng như không. Còn như súng hỏa mai thì một trận Ngọc hồi đủ chúng tỏ

rằng đó là những binh khí vô dụng.

- Bẩm, nghe đâu ông lớn cũng có dụ chiến trận ấy?

- Có Ta theo Tiên đế ngay sau trận Cẩm Thủy. Bấy giờ, ta ở trong toán nghĩa

quân của nhà Lê. Tiên đế vừa sang sông thì quân nhà Lê vỡ lở ngay. Ta cùng vài

bạn đồng chí đến xin hàng Tiền đế mà bấy lâu nay ta vẫn mộ tiếng anh hùng, ao

ước được gập long nhan, nhất từ ngày ta đem lòng khinh bỉ Chiêu Thống đã rước

quân ngoại quốc về giầy xéo người đồng bang. Thế là ta theo Tiên đế đến đánh

Phú Xuyên, đến vây Hà Hồi. Trận Hà Hồi cũng như trận Phú Xuyên không có chi

là đáng kể. Tiên đế đến, giặc trông thấy bóng cờ là đem hết quân lương, binh khí

ra hàng răm rắp, chẳng phải đánh chác gì.

- Bẩm, còn trận Ngọc Hồi? Nghe nói trận ấy đánh hăng hái lắm.

- Phải, hăng hái lắm là vì quân Tàu có rất nhiều súng hỏa mai.

Đôi cơ mỉm cười:

- Đó, ông lớn coi, súng hỏa mai vẫn lợi hại.



Phân suất cau mày:

- Ta đã bảo không ăn thua gì mà lại. Sáng tờ mờ ngày mồng năm, quân ta tiến

lên tới làng Ngọc Hồi, quân tàu bắn súng ra như mưa. Đến đây, anh mới nhận thấy

mưu lược Tiên đế. Ngài sai lấy những mảnh ván, ghép ba bốn mảnh vào làm một,

quấn một lần rơm ướt ở phía ngoài rồi truyền một toán quân kiêu dõng, cú hai

mươi người khiên một bức, mỗi người dắt một con dao nhọn, lại hai mươi người

cầm khí giới theo sau. Ta cũng tình nguyện nhập bọn này nên mới biết rất tường

tận Đạn bên địch bắn ra vẫn vun vút rào rào, nhưng chỉ trúng bồm bộp vào ván

quấn rơm chứ không thiệt một mạng người. Anh coi đó, súng có ích lợi gì đâu.

Khi đến gần cửa đốn toán quân ta liền bỏ ván xuống đất, rút dao ra, xong lại chém

giết, quân đi sau kéo ùa vào trợ lực, còn vua ta thì cười voi theo sau đốc chiến.

Quân Tàu địch không nổi, vút cả súng mà chạy tán loạn. Quân ta thừa thế đánh

tràn đi, lấy được đồn, giết quân Thanh, thây rải khắp đồng. Sau điểm binh khí bắt

được thì số súng hỏa mai có trên năm trăm cây.

Lúc đó, một tên lính lệ hầu trà chạy ra nói với phân suất:

- Bẩm, phủ đường cho ra mời đại nhân vào phòng khách xơi nước.

Phân suất lật đật theo tên lính đi vào nhà trong. Sau khi vui vẻ chào mời, hỏi

thăm qua loa về cách việc binh lương, phân phủ truyền cho hết cả người nhà ra

ngoài rồi thì thầm bảo phân suất:

- Về việc bắt được Lê hoàng phi họ Nguyễn, ngài có ý kiến gì không?

Phân suất ngẫm nghĩ, trả lời:

- Thưa ngài, không. Vả ta chỉ việc giải tù nhân lên trấn lỵ là xong.

Phân phủ mỉm cười:

- Thế là ngài thiển cận quá. Ngài nên biết tù nhân nào phải người tầm thường.

Nàng Nguyễn thị Kim này xưa kia được Chiêu Thống sủng ái vì có tấm nhan sắc

nghiêng nước nghiêng thành. Buổi sinh thời đức Tiên đế ta nóng đánh trấn Tuyên

Quang làm loạn biết đâu không phải vì ở đó có bực mỹ nữ ấy ẩn núp. Nhưng khi

ngài bắt được Duy Chí thì Lê hoàng phi lại trốn được. Nay viên ngọc quý ấy lọt

vào tay ta, mà ta không biết lợi dụng thì thực cũng uỗng.

- Vậy ý ngài tính ra sao?

- Tôi thiết tưởng chúng ta đã trải qua bao khó nhọc mới tới được chức này, tôi

thì nhờ có Bình phái hầu Ngô Thị Lang tiến cử, còn ngài thì nhờ sự xông pha mũi

tên hòn đạn tại trận tiền. Thế mà dịp này còn bằng mấy lời tiến cử cùng là những

sự hiểm nghèo ở nơi chiến địa, có thể nhảy ngay đến chức trấn thủ, hiệp trấn cũng

chưa biết chừng. Nhưng...

- Nhưng sao nữa, thưa ngài?

- Nhưng nếu chúng mình chỉ sơ ý một tí là làm cỗ sẵn cho kẻ khác ăn mà thôi.

Thí dụ bây giờ chúng mình nộp tù nhân lên trấn lỵ để quan trấn thủ áp giải về

kinh, thì thế nào họ chẳng nhận hão rằng chính họ đã bắt được Lê hoàng phi mà

bao nhiêu công trạng họ nghiễm nhiên toạ hưởng kỳ thành. Chi bằng một mặt ta

hãy bí mật giam Lê hoàng phi vào một nơi, một mặt ta sai một tên cận tính tức tốc

mang tờ sớ về kinh tâu rằng hai chúng ta đã lao tâm khổ tứ bày mưu lập mẹo trong

nửa năm trời mới bắt nổi Lê hoàng phi Nguyễn thị Kim. Việc này là việc rất quan

trọng nên có sớ về triều để hỏi xem phải giải Thị Kim tới trấn Lỵ hay về kinh đô,

như thế thì huân nghiệp của mình không ai làm mai một nổi.

Phân suất cả mừng:

- Ngài thực có mưu trí hơn người.

- Lại còn điều này nữa: Tạ đệ một bức mật thư lên thái sư, ca tụng cái nhan sắc

tuyệt thế của Lê hoàng phi. Thái sư vốn...

Phân suất cười:

- Tôi hiểu rồi. Vậy ngài nên thảo ngay sớ viết kíp thư đi mới được.

- Việc đó tôi xin cáng đáng, nhưng việc giải Lê hoàng phi ngài chưa tiết lộ

cho ai hay đấy?

- Tôi mới ngỏ với tên đội Nhất, nhưng hắn là tay tùy tòng trung thành của tôi,

tôi bảo được hắn giữ bí mật.

- Thế thì được rồi. Vả lại không cứ người ngoài mà ngay trong phủ cũng ít

người biết ràng ta bắt được hoàng phi, vì lúc giải nàng về đây, đêm đã khuya lắm.



Mà tôi lại giam nàng ở một cái buồng nhỏ trong tư thất, chẳng ai biết hết... Kể

nàng đẹp lắm đấy chứ, ngài nhỉ.

Hai người đương nói chuyện, bỗng một tên lính ở ngoài chạy vào có vẻ hấp

tấp, kinh hãi. Viên phân suất đứng dậy hỏi:

- Có việc gì thế bay?

Tên lính cất giọng run run nói:

- Bẩm... Yên Phụ đến báo có giặc.

Phân suất tỏ vẻ lo sợ, chau mày gắt:

- Sao nó không báo ở trấn ly? Đâu? gọi nó vào đây.

Một lát sau, tên lính đưa tối một người nhà quê hiền lành, thực thà, run như

cầy sấy và nói lắp bắp không ra tiếng, lí nhí không ra hơi.

Phân suất thét lớn hỏi:

- Mày ở đâu? ở đâu? ở làng nào? Sao hỏi lại không nói?

Tên kia chớp mắt luôn, đưa tay lên gãi mang tai, luống cuống đáp:

- Bẩm... Bẩm quan lớn, con người làng Yên Phụ ạ.

- Tín bài đâu?

Người nhà quê quay ra phía ngoài, vắt vạt áo nâu lên vai, rồi thong thả cởi hầu

bao lần mãi mới lấy ra được một cái bìa nhỏ bằng bàn tay và cuộn tròn. Trong khi

ấy phân suất thì thầm bảo phân phủ:

- Phải cẩn thận lắm mới được. Biết đâu nó không là một tên trong bọn cướp.

Phân phủ phì cười:

- Cướp? Thằng ốm đói kia mà là cướp được. Ngài đa nghi quá đỗi.

Người nhà quê cúi đầu, hai tay dâng tín bài, phân suất đỡ lấy ngắm nghía, xem

xét từng ly, từng tí, rồi khi áp ngón tay người kia thấy đúng vạch điểm chỉ, liền

giao trả cái thẻ mà nói rằng:

- Mày trình gì?

- Bẩm... Bẩm hai quan lớn, có một bọn cướp đông lắm đến đóng ở bến đò Kim

Lũ.

- Đông độ bao nhiêu?

- Bẩm con không đếm, nhưng đông lắm, mà hình như tên đầu đảng là một...

nhà sư

Phân suất kinh hãi:

- Một nhà sư?

- Bẩm... Vâng... Một nhà sư khỏe lắm.

Phân suất nói khẽ với phân phủ:

- Tôi nghe dân sự đồn đại rằng ở vùng bến đò Kim Lũ vốn có một tên cường

đạo mặc giả sư đến quấy nhiễu.

- Thế bây giờ ngài định sao?

- Để bọn nó hoành hành mãi vùng này, nhỡ đến tai Thái sư thì chúng mình

cũng khó lòng ngồi yên mà hưởng phú quý. Chi bằng ta đánh rát cho chúng nó

một trận để chúng nó lẩn đi địa hạt khác mà bóc lột. Hiện phủ ta có hơn hai trăm

lính, tôi đã luyện tập trong luôn mấy tháng nay cũng chỉ vì một mục đích ấy. Vậy

đêm nay xinh lưu lại năm tên giữ súng hỏa mai lòn bao nhiêu binh lính, tôi đem

theo hết để trị cho bọn giặc kia một mẽ. Phen này mà tóm được tên sư bí mật giả

mạo kia thì thực tiếng tăm chúng ta lừng lẫy.

Phân suất quay ra bảo người nhà quê:

- Mày dẫn đường cho quan quân, nghe!

Tên kia chừng hoàn hồn, trả lời trơn chu:

- Dạ, nhưng con sợ bọn giặc báo thù đốt nhà giết vợ con con mất. Bẩm chúng

nó ghê gớm lắm cơ, ở vùng chúng con ai cũng phải kiêng nể... Vì sáng hôm nay

chúng dốt nhà con, lại bắt mất trâu, mất lợn, gà của con mổ ăn thịt nên tình con

oan ức con mới liều đến kêu quan lớn, xin quan lớn thương tình... Chẳng nhẽ giữa

đời thái bình mà chúng nó cứ hiếp tróc, lấn áp, bóc lột mãi lương dân, chẳng coi

phép nước vào đâu như thế.

Phân phủ nghe người nhà quê nói lý, mà lại hơi xúc phạm tới oai quyền vua,

quan thì cả tiếng mắng át:

- Không được hỗn? Tên kia hãy xuống tại ngồi chờ lệnh.

Rồi bàn nhau với phân suất đi kiểm điểm cơ đội để tức khắc cất quân.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện bách hợp
truyện ngôn tình

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

ngôn tình sắc

Nhận xét của độc giả về truyện Tiêu Sơn Tráng Sĩ

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook