Quyển 1 - Chương 76: Họp gia đình
Mạnh Trung Đắc Ý
09/08/2023
Buổi sáng, Phí Nghê dậy soi gương, chăm chú nhìn vào những vết hồng hồng trên cổ. Cũng may là cúc áo sơmi trên cùng có thể miễn cưỡng che kín được hết những dấu vết đó.
Cô nghĩ, hôm nay nhất định phải đi mua nhanh muỗi thôi.
Mùa hè cà chua giá rẻ, hai người bọn họ ai cũng mua một ít. Khi nấu mì, Phương Mục Dương bỏ rất nhiều cà chua vào. Ăn mì cà chua xong, Phí Nghê bảo Phương Mục Dương lấy xe đạp đèo cô sang nhà cha mẹ.
Chuyện đổi nhà liên quan tới cả nhà của cha mẹ, cô phải bàn bạc trước với bọn họ.
Vì nhà thông gia chuẩn bị tới chơi nên từ sáng sớm nhà họ Phí đã bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lúc Phí Nghê rời nhà, bọn họ mới đang ăn sáng. Mẹ Phí đã về hưu, giờ chỉ ở nhà nên cơ hội kiếm thêm thu nhập rất ít, chỉ có thể nghĩ cách tiết kiệm, toàn bộ trí tuệ của bà đều tập trung cho việc làm thế nào để tiêu thật ít tiền mà cả nhà vẫn ăn ngon. Bà không đi mua đồ ăn ở cửa hàng thực phẩm phụ mà chỉ mua đồ ở chợ, hơn nữa còn rất chú ý thời gian, luôn canh được lúc các mặt hàng giảm giá nhưng vẫn chưa hư hỏng hẳn. Đương nhiên, cũng có những lúc bà cố ý dậy từ sớm để đến chợ mua rau tươi. Mẹ Phí chưa bao giờ bỏ phí đồ ăn mình mua, rễ cần tây cho vào xào, mà lá cần tây cũng cho vào trộn.
Bữa sáng ngày hôm nay cũng đòi hỏi nhiều trí tuệ của mẹ Phí. Dưa hấu hôm qua đã ăn hết ruột, phần cùi dư lại bà mang đi rửa sạch, cho thêm gia vị, thế là đã có món nộm dưa hấu lạnh trên bàn. Dạo này Lâm Mai thích ăn chua, cho nên cùi dưa hấu bà cũng trộn thêm nhiều giấm. Kể từ khi mang thai, Lâm Mai chẳng những không ốm nghén như những người khác mà khẩu vị còn tốt lên nhiều. Sáng nay chị ăn một bát cháo và một cái màn thầu lớn, màn thầu thì bẻ ra từng miếng nhỏ rồi chấm nước đậu phụ lên men. Chị cũng có trí tuệ đời sống giống với mẹ chồng, mỗi lần đi mua đậu phụ lên men đều bảo người ta rưới thêm cho ít nước, mà đối phương thì luôn rưới nước nhiều hơn yêu cầu của chị. Thường thì ăn xong đậu phụ lên men, phần nước dư lại vẫn có thể ăn thêm một ngày nữa. Lâm Mai làm việc tại tiệm điểm tâm, lúc người bán đậu phụ lên men mua điểm tâm thì chị cũng cho thêm ít vụn bánh thừa. Chỗ vụn bánh ấy chẳng đáng bao nhiêu, chủ yếu là giao tình giữa đôi bên, có qua có lại. Những người ở cửa hàng thực phẩm phụ hay xưởng chế biến thịt cũng có cùng loại giao tình như thế với Lâm Mai, mà cũng chính nhờ mấy mối giao tình này, chị không chỉ có thể xin nước đậu phụ lên men thoải mái mà còn ăn được trứng gà chưa hư, lấy được nội tạng lợn miễn phí khi tổ chức tiệc cưới. Từ khi Lâm Mai có em bé, mẹ Phí cũng đã quyết định toàn bộ lượng trứng gà cung ứng mỗi thành đều để dành hết cho chị, đảm bảo mỗi ngày chị đều ăn được ít nhất một quả trứng gà. Hôm nay Lâm Mai luộc năm quả trứng, những người khác mỗi người một quả, riêng chị thì được ăn hai.
Ăn hết một quả trứng rưỡi, Lâm Mai không ăn nổi nữa, định nghỉ ngơi một chút rồi ăn tiếp.
Phí Đình lấy nửa quả trứng trên tay chị: “Em đừng ăn nữa, quả trứng của anh để lại, tối em lại ăn.”
Lâm Mai vươn tay, muốn lấy lại trứng gà của mình: “Không được, phần của anh anh ăn đi, em sẽ ăn nốt quả này.”
Phí Đình không nghe lời chị, trực tiếp bỏ thẳng nửa quả trứng của Lâm Mai vào miệng.
Mẹ Phí đưa quả trứng chưa bóc vỏ của mình cho con dâu, nhịn không được mà dạy dỗ con trai: “Mai Mai ăn hai quả trứng thì làm sao nào? Ăn thì ăn thôi, chỗ mẹ vẫn còn. Nếu con thích ăn trứng gà thì sau này bữa nào mẹ cũng mua cho, cửa hàng thực phẩm phụ mà hết chỉ tiêu, mẹ về quê mua trứng gà ta là được.”
“Chẳng nhẽ con lại sợ cô ấy ăn trứng gà à? Mẹ nhìn cô ấy đi, làm sao nuốt trôi được nữa?”
Lâm Mai tỏ vẻ thực sự không ăn thêm nổi.
“Dạo này sáng nào con cũng ăn rất no, nhưng chưa tới giờ cơm trưa đã đói bụng, cứ thấy đồ ăn lại thèm. Bình thường thì cũng không vấn đề gì, nhưng chẳng phải hôm nay cha mẹ chồng của em gái mời cơm sao? Vậy nên con mới nghĩ sáng cứ ăn nhiều một tí, buổi trưa có nhìn thức ăn cũng quản được cái mồm mình, chỉ tùy tiện động đũa một chút thôi, như thế mới thể hiện là chúng ta chẳng hiếm lạ gì mấy món đó, nhà bọn họ cũng không thể coi thường nhà ta được nữa.”
Phí Đình cười nhạo Lâm Mai: “Có hiếm lạ thì cũng chẳng có gì mất mặt, buổi trưa ăn nhiều một chút thì làm sao nào? Gia đình Tiểu Phương hiện tại điều kiện tốt hơn nhà ta, nhưng chỉ cần chúng ta không lợi dụng gì họ thì cũng tuyệt đối không thấp hơn họ một cái đầu.”
Cha Phí nói: “Thằng cả nói đúng đấy, cha rất tán thành.”
Lúc Phí Nghê tới nơi thì bữa cơm cũng vừa kết thúc.
Lâm Mai ra cửa đón họ: “Hai đứa ăn sáng chưa? Nếu chưa thì vào nhà ăn chút đi, trong nhà còn màn thầu đấy, để chị đi rán lên cho mấy đứa ăn.”
“Không cần đâu chị dâu, bọn em ăn rồi ạ. Hôm nay em đến từ sớm, là có việc muốn bàn với cả nhà.”
Phí Nghê đi thẳng vào vấn đề đổi nhà. Ngay từ lúc mở đầu, cô đã nhắc tới tờ thông báo kia, nói gần đây có một gia đình con trai sắp sửa lấy vợ nên muốn đổi căn nhà có phòng vệ sinh riêng thành hai nhà đơn độc lập. Nhà của Phí Nghê, cộng thêm với căn nhà này, vừa hay thỏa mãn điều kiện của họ.
“Căn nhà kia ở ngay gần nhà chúng ta, anh trai chị dâu đi làm vẫn tiện, mà cha mẹ chuyển qua đó rồi nếu muốn nói chuyện cùng hàng xóm cũ thì cũng chỉ cần đi hơn mười phút thôi. Nhà con không ở, nhưng trên biên bản vẫn viết tên con và tên cha, như thế sau này anh trai con vẫn có thể tiếp tục chờ phân nhà ở xưởng.”
Cha Phí tức khắc nghĩ đến một vấn đề: “Thế hai đứa ở chỗ nào?”
“Bọn con ra ngoài thuê nhà.”
Phí Đình lập tức nói: “Em không cần vì bọn anh…”
“Em đã nghĩ tới chuyện đổi nhà từ lâu rồi.” Còn về lý do đổi nhà, Phí Nghê nói Phương Mục Dương không thể nào yên tâm vẽ tranh trong căn nhà hiện tại được, nhưng bọn họ sợ chuyển ra ngoài thì xưởng sẽ thu lại nhà, cho nên mới nghĩ đến việc đổi nhà để giữ lại căn nhà kia. Hiện tại đã tìm được một phương án đẹp cả đôi đường, vừa bảo vệ được căn nhà của cô, vừa giúp cha mẹ và anh chị ở được rộng rãi hơn một chút.
Lâm Mai là người đầu tiên không đồng ý.
Việc đổi nhà quả thực có lợi cho chị, có thể được ở trong một căn phòng ngủ độc lập, dùng nhà vệ sinh độc lập. Đương nhiên cũng vẫn có một số nguy cơ tiềm tàng, chẳng hạn như sau khi đổi nhà Phí Nghê và Tiểu Phương cũng chuyển tới căn nhà hai phòng ngủ đó, như thế đối với chị và Phí Đình mà nói, chẳng thà duy trì tình trạng hiện tại còn hơn. Tuy nhiên, Lâm Mai tin tưởng vào nhân phẩm của Phí Nghê, cho nên nguy cơ đó coi như không tính.
Thế nhưng chị không thể vì việc đổi nhà có lợi cho mình mà để Phí Nghê ra ngoài thuê nhà sống được. Nếu Phí Nghê ở cùng với cha mẹ chồng, chị sẽ đồng ý đổi nhà. Thực ra những vấn đề mà Phí Đình nói đúng là có tồn tại, nhưng Lâm Mai vẫn cho rằng Phí Nghê mà ở với cha mẹ chồng thì sẽ được nhiều hơn mất. Nếu không phải sợ Phí Nghê hiểu lầm mình muốn chiếm nhà ở của em ấy, Lâm Mai nhất định sẽ khuyên Phí Nghê đến sống với cha mẹ chồng. Chị luôn cảm thấy cô em chồng này là một cô gái rất được lòng người, nếu cha mẹ chồng em ấy là người hiểu lý lẽ thì chắc chắn sẽ không làm khó em ấy. Mà cho dù có mâu thuẫn thật thì cũng có sao đâu, sáu ngày làm một ngày nghỉ, thời gian đụng mặt nhau chẳng bao nhiêu, nhịn một chút là qua hết. Nếu ngay cả Chủ nhật cũng không muốn thấy mặt đối phương thì có thể lấy tiền tiết kiệm được đi dạo phố mua sắm, vui vẻ biết bao nhiêu, hà cớ gì phải ném tiền qua cửa sổ chứ.
Đối với Lâm Mai mà nói, đi thuê nhà chính là ném tiền qua cửa sổ.
Từ trước đến nay Lâm Mai chưa bao giờ đồng tình với việc bỏ tiền riêng ra thuê nhà, chị luôn cho rằng việc làm đấy không có lợi. Trong mắt chị, tiền mua trứng gà, mua cá hố, mua TV, thậm chí là mua điểm tâm trong cửa tiệm chị làm, đều là những đồng đáng tiêu. Duy chỉ có tiền thuê nhà trong khi đang có nhà là không đáng.
Hơn nữa, đi ra ngoài thuê nhà thì có thể thuê được căn nhà nào tốt cơ chứ? Hiện tại những căn nhà có thể dùng tiền thuê được đều là nhà đất nhỏ, mà trong mắt chị nhà đất bất kể thế nào so ra cũng kém nhà tầng. Lâm Mai là một trong số những người nhiệt thành ủng hộ nhà tầng, đối với nhà đất thì phải nói là căm ghét tới tận xương tủy. Hồi bé chị đã từng sống trong một căn nhà đất nhỏ một thời gian, mùa hè mới mưa một tí mà nhà đã dột, hở ra là lại phải gọi người bên Cục Quản lý Bất động sản tới sửa chữa, còn mùa đông thì không thể ấm áp như nhà tâp thể, buộc phải bật bếp lò lên, mà cái loại bếp lò kia thì dễ trúng độc khí than vô cùng. Ngay cả phòng vệ sinh cũng nằm tít tận ngoài cổng, nhà tập thể cho dù có dùng phòng vệ sinh công cộng thì vẫn tiện hơn nhà đất rất nhiều. Khoảng thời gian xuống nông thôn, chị cũng phải ở nhà đất. Trong ký ức của chị, bất cứ cái gì mà gắn liền với nhà đất thì đều chẳng liên quan gì tới tốt đẹp. Nếu là chị, người ta mời chị đến ở nhà đất miễn phí chị cũng sẽ không đồng ý, nói gì bỏ tiền ra thuê.
Hôm qua chị đã nói những suy nghĩ ấy cho Phí Đình, hôm nay chị lại lặp lại một lần nữa.
“Chị dâu, nhà đất cũng không tệ như chị nói đâu.” Phương Mục Dương định nói, nhà đất cũng có thể sửa chữa để cho phòng vệ sinh vào trong, mùa đông muốn ấm thì có thể dùng nồi hơi của mình cũng được. Nhưng có Phí Nghê ngồi cạnh, anh không tiện nói ra kế hoạch cải tạo nhà thuê của mình, bởi vì cái kế hoạch ấy vượt xa dự chi của cô, nếu như để cô biết trước thì cô chắc chắn sẽ không đồng ý.
Lâm Mai nói với Phí Nghê: “Em chưa ở bao giờ nên chưa biết đó thôi, chị nói cho em hay, ở rồi thì kiểu gì em cũng hối hận.”
Phương Mục Dương vẫn ở nhà đất từ bé tới lớn, anh cũng chẳng cảm thấy có gì bất tiện. Nhưng bây giờ anh chẳng tiện trình bày gì, chỉ có thể lẳng lặng uống trà cha vợ pha cho mà thôi.
Mà Phí Nghê thì quả thực chưa ở nhà đất bao giờ, nhất thời không tìm ra cơ sở nào để phản bác.
Lâm Mai cảm thấy lựa chọn tốt nhất của Phí Nghê là đổi nhà rồi chuyển sang nhà cha mẹ chồng ở, tốt nhì là duy trì tình trạng hiện tại, còn ra ngoài thuê nhà đất thì dĩ nhiên xếp cuối cùng.
Nếu như Phí Nghê không muốn ở cùng cha mẹ chồng, lựa chọn tốt nhất chính là duy trì tình trạng hiện tại.
Lâm Mai mơ hồ cảm thấy Phí Nghê đột nhiên đưa ra ý kiến đổi nhà là vì mình, để chứng minh mình không phải một bà chị dâu độc ác, chị phản đối cũng gay gắt hơn bình thường. Chị còn bày ra một phương án mới để giúp Phương Mục Dương giải quyết vấn đề vẽ tranh: “Tiểu Phương, cậu có công việc chính thức, thỉnh thoảng còn phải vẽ tranh liên hoàn, không thể ngày nào cũng đi vẽ loại tranh rắc rối tốn kém kia được. Khi nào cậu muốn vẽ mấy bức tranh phiền phức đó thì có thể đến nhà cha mẹ, bọn họ chắc chắn sẽ bằng lòng thôi. Mọi người đã nhiều năm không gặp nhau rồi, họ hẳn là cũng nhớ cậu không chịu nổi.”
Mẹ Phí vốn cũng không mấy đồng ý để con gái ra ngoài thuê nhà, lúc này cũng phụ họa cho quan điểm của con dâu: “Mẹ thấy Mai Mai nói có lý lắm, chuyện nhà ở con cứ suy nghĩ thêm đi.”
Phí Nghê cứ ngỡ rằng đây đã là một biện pháp đẹp cả đôi đường, không ngờ người nhà lại chẳng có ai ủng hộ. Người chị dâu đang cần nhà gấp của cô còn phản đối quyết liệt hơn.
Cô nhìn về phía Phương Mục Dương, chỉ thấy anh đang cúi đầu uống trà.
Phí Đình gọi Phí Nghê ra ngoài cửa, thấp giọng nói: “Chuyện lúc trước anh muốn đi thuê nhà chỉ là hứng chí nhất thời thôi, hôm qua chị dâu của em đã phê bình anh, nói là chị ấy thực ra rất thích nơi này. Những gì ban nãy chị dâu em nói cũng không phải không có lý, chuyện nhà ở em cứ suy nghĩ lại, đừng có quyết định vội vàng. Em cứ nghĩ kỹ xem nhu cầu của mình là gì, không cần vì bọn anh mà làm khó bản thân đâu.”
“Em không hề làm khó bản thân. Anh, anh cũng đừng đóng đồ cho người ta nữa, anh đâu thể nào lừa gạt chị Mai mãi được.”
Thỉnh thoảng quen miệng Phí Nghê vẫn gọi chị dâu là chị Mai, trước khi Lâm Mai kết hôn với Phí Đình, cô đã gọi như thế nhiều năm rồi.
“Làm nốt hai nhà này anh sẽ không làm nữa, đã giao hẹn trước với người ta xong xuôi rồi, bỏ ngang thì không được. Chuyển đổi nhà em đừng gấp gáp, cứ cân nhắc cho thật kỹ, dù sao muốn đổi thì lúc nào đổi cũng được mà.” Làm xong hai cái nhà này, cũng vừa đủ tiền mua một chiếc TV chín inch.
“Nhưng muốn đổi được căn nhà thích hợp như thế thì đâu dễ dàng. Hai gian phòng ngủ, còn có phòng vệ sinh riêng, lại còn gần đây. Lần sau không biết bao giờ mới chờ được một căn nhà như thế.”
“Nếu em thực sự muốn đi thuê nhà thì thuê căn nào tốt tốt một chút, anh sẽ trả tiền thuê nhà cho em.”
“Nhà là em thuê, anh trả tiền làm gì?”
“Không phải anh ở trong nhà của em rồi sao?”
“Anh không ở thì nhà cũng để trống thôi.”
“Đâu thể nói như vậy được.”
Đến khi chị gái và anh rể Phí Nghê xuất hiện, cô vẫn chưa thống nhất được chuyện đổi nhà với mọi người.
Ông Phương ngồi ô tô nghịch tử thuê cho đi gặp gia đình thông gia, tiền thuê xe quả nhiên ông vẫn phải trả. Lát nữa sẽ còn một chiếc xe khác tới.
Ông cũng cảm thấy thuê xe ô tô đi đón gia đình nhà gái ăn cơm có vẻ hơi quá khoa trương, nhưng nghịch tử lại tiêu tiền quá thành thạo. Ông lẩm bẩm với bạn già: “Cái thằng bé này, chẳng biết là giống ai nữa.”
“Đúng là không biết giống ai,” bạn già đáp lại.
Ông Phương cảm thấy nghịch tử quả thực có hơi giống mình, nhưng cha của ông và cha của nghịch tử không phải là cùng một tầng lớp giàu có như nhau. Bản thân ông là thành phần vô sản, không nắm giữ bất cứ tư liệu sản xuất nào, cho dù tiền lương có cao hơn người khác một chút thì đó cũng là vinh quang của giai cấp vô sản. Phương Mục Dương có cha thuộc giai cấp vô sản, về sau còn xuống nông thôn tiếp nhận sự tái giáo dục của tầng lớp bần nông và trung nông, sao có thể ưa hưởng thụ giống ông hồi đó cơ chứ.
Ngày xưa ông không biết tiết kiệm là do nguyên nhân lịch sử lưu truyền, hơn nữa sau này ông cũng đã sửa chữa khuyết điểm ấy rồi.
Ông Phướng vốn đã định cho nghịch tử sáu ngàn tệ để bồi thường. Mặc dù con trai cả và con gái thứ hai cũng bị ông liên lụy một chút, nhưng dù sao ông cũng đã kết thúc nghĩa vụ nuôi nấng chúng nó. Chỉ có với con trai út, bọn họ vẫn chưa hoàn thành được nghĩa vụ này.
Nhưng lòng ông vẫn nghi ngờ, đưa nghịch tử sáu ngàn tệ, chỉ cần không đến nửa năm là nó sẽ xài hết trơn. Mà con dâu lại rất mềm lòng với nghịch tử, cho dù có trực tiếp đưa toàn bộ tiền cho con dâu thì nghịch tử cũng sẽ có thể lấy số tiền ấy bất cứ lúc nào.
Thế là ông tạm thời từ bỏ ý định cho tiền.
Trước lúc chuẩn bị quà gặp mặt, ông Phương từng hỏi nghịch tử xem có ý tưởng gì không, nghịch tử nói tốt nhất là đừng có viết thơ tặng người ta. Ông Phương nghe xong thì vừa phẫn nộ vừa kinh ngạc, bởi vì ông thực sự đã viết một bài thơ, tuy không định mang ra thật. Sau đó nghịch tử lại nói, cũng đừng tiêu tiền quá mức, tránh cho người ta áp lực, cha mẹ vợ nó đều là người coi trọng thể diện, không thích lợi dụng người khác. Vậy là cuối cùng ông mang cho thông gia một sọt dưa hấu và một sọt dưa vàng, dưa vàng là cố ý nhờ một đội vận chuyển mang từ quê lên. Ngoài ra còn có cả một ít vải nhỏ còn xanh, vải là người khác tặng cho, họ chỉ giữ lại cho mình vài quả.
Ông Phương tự nhận mình vẫn trẻ trung khoẻ mạnh, tự vác cả sọt dưa hấu, còn sọt dưa vàng ông nhờ tài xế vác hộ, sải bước về phía khu nhà. Đúng lúc này, Phương Mục Dương xuống dưới sân, thấy vậy thì liền nhận lấy sọt dưa trong tay cha mình: “Để con bê cho.”
“Tôi tự làm được.”
Phương Mục Dương cũng không quan tâm ông có làm được hay không, trực tiếp vác sọt dưa lên vai, đi về phía trước.
Chiếc ô tô Warszawa đỗ dưới sân, nhất thời thu hút sự chú ý của một số người. Ông Phương cũng không muốn khiến cho người ta để ý, nhưng ông không thể không tới thăm hỏi thông gia, sau đó mời gia đình họ cùng mình đi ăn cơm được.
Hội hàng xóm cũng không biết chiếc xe này là do ông Phương đang ở nhà đợi sắp xếp công việc thuê tới, còn tưởng ông có xe chuyên dùng cho lãnh đạo. Trong số đó có một chàng thanh niên trông rất hoạt bát năng động, thấy ông Phương đang chuẩn bị đi lên gác thì trực tiếp ngăn ông lại, nhờ ông giải quyết vấn đề khó tìm việc của những thanh niên trí thức mới về thành phố. Ông Phương cũng đang ở nhà chờ việc làm, có thể hiểu được cái cảm giác không ai cần mình này, cho nên đã nói sẽ giúp bọn họ phản ánh lên với cấp trên, song ông không phải lãnh đạo, chỉ có thể phản ánh, không thể giải quyết, ông chỉ đến gặp gia đình thông gia mà thôi.
Ngay cả những người ngoài cuộc cũng không tin ông không phải là lãnh đạo, có cái xe kia làm chứng. Người bình thường sao có thể đi ô tô được chứ?
Mãi đến khi thấy ông dẫn theo người vác trái cây đến trước cửa nhà họ Phí, mọi người mới tin là ông thật sự đang đi thăm nhà thông gia.
Thì ra cái cậu Tiểu Phương từng giúp bọn họ dựng lều chống dư chấn có một người cha có cả ô tô chuyên dụng.
Đối với những người hàng xóm trong khu tập thể mà nói, sau khi ngạc nhiên qua đi, mọi chuyện lại trở nên hợp tình hợp lý đến lạ. Số phận của những cô gái xinh đẹp, chung quy luôn khó đoán hơn người bình thường.
Ông Phương bước vào cửa nhà họ Phí trong sự hiểu lầm của một đám người. Căn nhà này đã từng trang hoàng lại một lần khi Phí Đình kết hôn, những món đồ quá cũ đều bị vứt đi, vậy nên cho dù hơi bé nhưng không có vẻ tồi tàn, thậm chí trong khoảng không gian hữu hạn này còn trồng rất nhiều hoa cỏ. Mẹ Phí cũng rất biết cách làm đẹp mặt con gái, mặc dù thường xuyên ra ngoài chợ mua rau héo nhưng đồ chiêu đãi thông gia thì không hề cắt xén để tiết kiệm tiền chút nào. Hai cái xô thiếc ở nhà cũng đang chứa đầy nước lạnh, một xô để đựng dưa hấu, xô còn lại đựng nước ngọt vị quýt và thanh mai. Phí Nghê mở một chai nước ngọt vị thanh mai, mời tài xế uống: “Nhà chật quá, không mời anh vào trong ngồi được ạ.”
Cha mẹ nhà họ Phương đến, căn nhà vốn đã nhỏ bé lại càng trở nên chật chội hơn. Mùa hè đúng là khoảng thời gian nóng nhất trong năm, cha Phí bật chiếc quạt điện con rể mới mua về.
Phương Mục Dương giới thiệu hai bên gia đình với nhau.
Hai nhà trao đổi quà tặng, đều nói đối phương đã tốn kém rồi. Mẹ Phí chuẩn bị hai cuộn vải lụa và một tráp điểm tâm, bà đã tốn rất nhiều công sức mới mua được hai cuộn vải này.
Lâm Mai nhanh nhẹn vớt dưa hấu trong xô lên, bổ rồi bê ra ngoài bàn, còn những người khác thì cũng lấy nước ngọt ra. Nước ngọt ngâm trong nước lạnh, uống cũng không khác với để tủ đá là mấy. Trên bàn còn có kẹo Lâm Mai mua từ cửa tiệm của mình về, chị đã mua loại đắt nhất theo yêu cầu của mẹ chồng.
Người nhà của Phí Nghê đều muốn giữ thể diện cho cô.
Cô nghĩ, hôm nay nhất định phải đi mua nhanh muỗi thôi.
Mùa hè cà chua giá rẻ, hai người bọn họ ai cũng mua một ít. Khi nấu mì, Phương Mục Dương bỏ rất nhiều cà chua vào. Ăn mì cà chua xong, Phí Nghê bảo Phương Mục Dương lấy xe đạp đèo cô sang nhà cha mẹ.
Chuyện đổi nhà liên quan tới cả nhà của cha mẹ, cô phải bàn bạc trước với bọn họ.
Vì nhà thông gia chuẩn bị tới chơi nên từ sáng sớm nhà họ Phí đã bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lúc Phí Nghê rời nhà, bọn họ mới đang ăn sáng. Mẹ Phí đã về hưu, giờ chỉ ở nhà nên cơ hội kiếm thêm thu nhập rất ít, chỉ có thể nghĩ cách tiết kiệm, toàn bộ trí tuệ của bà đều tập trung cho việc làm thế nào để tiêu thật ít tiền mà cả nhà vẫn ăn ngon. Bà không đi mua đồ ăn ở cửa hàng thực phẩm phụ mà chỉ mua đồ ở chợ, hơn nữa còn rất chú ý thời gian, luôn canh được lúc các mặt hàng giảm giá nhưng vẫn chưa hư hỏng hẳn. Đương nhiên, cũng có những lúc bà cố ý dậy từ sớm để đến chợ mua rau tươi. Mẹ Phí chưa bao giờ bỏ phí đồ ăn mình mua, rễ cần tây cho vào xào, mà lá cần tây cũng cho vào trộn.
Bữa sáng ngày hôm nay cũng đòi hỏi nhiều trí tuệ của mẹ Phí. Dưa hấu hôm qua đã ăn hết ruột, phần cùi dư lại bà mang đi rửa sạch, cho thêm gia vị, thế là đã có món nộm dưa hấu lạnh trên bàn. Dạo này Lâm Mai thích ăn chua, cho nên cùi dưa hấu bà cũng trộn thêm nhiều giấm. Kể từ khi mang thai, Lâm Mai chẳng những không ốm nghén như những người khác mà khẩu vị còn tốt lên nhiều. Sáng nay chị ăn một bát cháo và một cái màn thầu lớn, màn thầu thì bẻ ra từng miếng nhỏ rồi chấm nước đậu phụ lên men. Chị cũng có trí tuệ đời sống giống với mẹ chồng, mỗi lần đi mua đậu phụ lên men đều bảo người ta rưới thêm cho ít nước, mà đối phương thì luôn rưới nước nhiều hơn yêu cầu của chị. Thường thì ăn xong đậu phụ lên men, phần nước dư lại vẫn có thể ăn thêm một ngày nữa. Lâm Mai làm việc tại tiệm điểm tâm, lúc người bán đậu phụ lên men mua điểm tâm thì chị cũng cho thêm ít vụn bánh thừa. Chỗ vụn bánh ấy chẳng đáng bao nhiêu, chủ yếu là giao tình giữa đôi bên, có qua có lại. Những người ở cửa hàng thực phẩm phụ hay xưởng chế biến thịt cũng có cùng loại giao tình như thế với Lâm Mai, mà cũng chính nhờ mấy mối giao tình này, chị không chỉ có thể xin nước đậu phụ lên men thoải mái mà còn ăn được trứng gà chưa hư, lấy được nội tạng lợn miễn phí khi tổ chức tiệc cưới. Từ khi Lâm Mai có em bé, mẹ Phí cũng đã quyết định toàn bộ lượng trứng gà cung ứng mỗi thành đều để dành hết cho chị, đảm bảo mỗi ngày chị đều ăn được ít nhất một quả trứng gà. Hôm nay Lâm Mai luộc năm quả trứng, những người khác mỗi người một quả, riêng chị thì được ăn hai.
Ăn hết một quả trứng rưỡi, Lâm Mai không ăn nổi nữa, định nghỉ ngơi một chút rồi ăn tiếp.
Phí Đình lấy nửa quả trứng trên tay chị: “Em đừng ăn nữa, quả trứng của anh để lại, tối em lại ăn.”
Lâm Mai vươn tay, muốn lấy lại trứng gà của mình: “Không được, phần của anh anh ăn đi, em sẽ ăn nốt quả này.”
Phí Đình không nghe lời chị, trực tiếp bỏ thẳng nửa quả trứng của Lâm Mai vào miệng.
Mẹ Phí đưa quả trứng chưa bóc vỏ của mình cho con dâu, nhịn không được mà dạy dỗ con trai: “Mai Mai ăn hai quả trứng thì làm sao nào? Ăn thì ăn thôi, chỗ mẹ vẫn còn. Nếu con thích ăn trứng gà thì sau này bữa nào mẹ cũng mua cho, cửa hàng thực phẩm phụ mà hết chỉ tiêu, mẹ về quê mua trứng gà ta là được.”
“Chẳng nhẽ con lại sợ cô ấy ăn trứng gà à? Mẹ nhìn cô ấy đi, làm sao nuốt trôi được nữa?”
Lâm Mai tỏ vẻ thực sự không ăn thêm nổi.
“Dạo này sáng nào con cũng ăn rất no, nhưng chưa tới giờ cơm trưa đã đói bụng, cứ thấy đồ ăn lại thèm. Bình thường thì cũng không vấn đề gì, nhưng chẳng phải hôm nay cha mẹ chồng của em gái mời cơm sao? Vậy nên con mới nghĩ sáng cứ ăn nhiều một tí, buổi trưa có nhìn thức ăn cũng quản được cái mồm mình, chỉ tùy tiện động đũa một chút thôi, như thế mới thể hiện là chúng ta chẳng hiếm lạ gì mấy món đó, nhà bọn họ cũng không thể coi thường nhà ta được nữa.”
Phí Đình cười nhạo Lâm Mai: “Có hiếm lạ thì cũng chẳng có gì mất mặt, buổi trưa ăn nhiều một chút thì làm sao nào? Gia đình Tiểu Phương hiện tại điều kiện tốt hơn nhà ta, nhưng chỉ cần chúng ta không lợi dụng gì họ thì cũng tuyệt đối không thấp hơn họ một cái đầu.”
Cha Phí nói: “Thằng cả nói đúng đấy, cha rất tán thành.”
Lúc Phí Nghê tới nơi thì bữa cơm cũng vừa kết thúc.
Lâm Mai ra cửa đón họ: “Hai đứa ăn sáng chưa? Nếu chưa thì vào nhà ăn chút đi, trong nhà còn màn thầu đấy, để chị đi rán lên cho mấy đứa ăn.”
“Không cần đâu chị dâu, bọn em ăn rồi ạ. Hôm nay em đến từ sớm, là có việc muốn bàn với cả nhà.”
Phí Nghê đi thẳng vào vấn đề đổi nhà. Ngay từ lúc mở đầu, cô đã nhắc tới tờ thông báo kia, nói gần đây có một gia đình con trai sắp sửa lấy vợ nên muốn đổi căn nhà có phòng vệ sinh riêng thành hai nhà đơn độc lập. Nhà của Phí Nghê, cộng thêm với căn nhà này, vừa hay thỏa mãn điều kiện của họ.
“Căn nhà kia ở ngay gần nhà chúng ta, anh trai chị dâu đi làm vẫn tiện, mà cha mẹ chuyển qua đó rồi nếu muốn nói chuyện cùng hàng xóm cũ thì cũng chỉ cần đi hơn mười phút thôi. Nhà con không ở, nhưng trên biên bản vẫn viết tên con và tên cha, như thế sau này anh trai con vẫn có thể tiếp tục chờ phân nhà ở xưởng.”
Cha Phí tức khắc nghĩ đến một vấn đề: “Thế hai đứa ở chỗ nào?”
“Bọn con ra ngoài thuê nhà.”
Phí Đình lập tức nói: “Em không cần vì bọn anh…”
“Em đã nghĩ tới chuyện đổi nhà từ lâu rồi.” Còn về lý do đổi nhà, Phí Nghê nói Phương Mục Dương không thể nào yên tâm vẽ tranh trong căn nhà hiện tại được, nhưng bọn họ sợ chuyển ra ngoài thì xưởng sẽ thu lại nhà, cho nên mới nghĩ đến việc đổi nhà để giữ lại căn nhà kia. Hiện tại đã tìm được một phương án đẹp cả đôi đường, vừa bảo vệ được căn nhà của cô, vừa giúp cha mẹ và anh chị ở được rộng rãi hơn một chút.
Lâm Mai là người đầu tiên không đồng ý.
Việc đổi nhà quả thực có lợi cho chị, có thể được ở trong một căn phòng ngủ độc lập, dùng nhà vệ sinh độc lập. Đương nhiên cũng vẫn có một số nguy cơ tiềm tàng, chẳng hạn như sau khi đổi nhà Phí Nghê và Tiểu Phương cũng chuyển tới căn nhà hai phòng ngủ đó, như thế đối với chị và Phí Đình mà nói, chẳng thà duy trì tình trạng hiện tại còn hơn. Tuy nhiên, Lâm Mai tin tưởng vào nhân phẩm của Phí Nghê, cho nên nguy cơ đó coi như không tính.
Thế nhưng chị không thể vì việc đổi nhà có lợi cho mình mà để Phí Nghê ra ngoài thuê nhà sống được. Nếu Phí Nghê ở cùng với cha mẹ chồng, chị sẽ đồng ý đổi nhà. Thực ra những vấn đề mà Phí Đình nói đúng là có tồn tại, nhưng Lâm Mai vẫn cho rằng Phí Nghê mà ở với cha mẹ chồng thì sẽ được nhiều hơn mất. Nếu không phải sợ Phí Nghê hiểu lầm mình muốn chiếm nhà ở của em ấy, Lâm Mai nhất định sẽ khuyên Phí Nghê đến sống với cha mẹ chồng. Chị luôn cảm thấy cô em chồng này là một cô gái rất được lòng người, nếu cha mẹ chồng em ấy là người hiểu lý lẽ thì chắc chắn sẽ không làm khó em ấy. Mà cho dù có mâu thuẫn thật thì cũng có sao đâu, sáu ngày làm một ngày nghỉ, thời gian đụng mặt nhau chẳng bao nhiêu, nhịn một chút là qua hết. Nếu ngay cả Chủ nhật cũng không muốn thấy mặt đối phương thì có thể lấy tiền tiết kiệm được đi dạo phố mua sắm, vui vẻ biết bao nhiêu, hà cớ gì phải ném tiền qua cửa sổ chứ.
Đối với Lâm Mai mà nói, đi thuê nhà chính là ném tiền qua cửa sổ.
Từ trước đến nay Lâm Mai chưa bao giờ đồng tình với việc bỏ tiền riêng ra thuê nhà, chị luôn cho rằng việc làm đấy không có lợi. Trong mắt chị, tiền mua trứng gà, mua cá hố, mua TV, thậm chí là mua điểm tâm trong cửa tiệm chị làm, đều là những đồng đáng tiêu. Duy chỉ có tiền thuê nhà trong khi đang có nhà là không đáng.
Hơn nữa, đi ra ngoài thuê nhà thì có thể thuê được căn nhà nào tốt cơ chứ? Hiện tại những căn nhà có thể dùng tiền thuê được đều là nhà đất nhỏ, mà trong mắt chị nhà đất bất kể thế nào so ra cũng kém nhà tầng. Lâm Mai là một trong số những người nhiệt thành ủng hộ nhà tầng, đối với nhà đất thì phải nói là căm ghét tới tận xương tủy. Hồi bé chị đã từng sống trong một căn nhà đất nhỏ một thời gian, mùa hè mới mưa một tí mà nhà đã dột, hở ra là lại phải gọi người bên Cục Quản lý Bất động sản tới sửa chữa, còn mùa đông thì không thể ấm áp như nhà tâp thể, buộc phải bật bếp lò lên, mà cái loại bếp lò kia thì dễ trúng độc khí than vô cùng. Ngay cả phòng vệ sinh cũng nằm tít tận ngoài cổng, nhà tập thể cho dù có dùng phòng vệ sinh công cộng thì vẫn tiện hơn nhà đất rất nhiều. Khoảng thời gian xuống nông thôn, chị cũng phải ở nhà đất. Trong ký ức của chị, bất cứ cái gì mà gắn liền với nhà đất thì đều chẳng liên quan gì tới tốt đẹp. Nếu là chị, người ta mời chị đến ở nhà đất miễn phí chị cũng sẽ không đồng ý, nói gì bỏ tiền ra thuê.
Hôm qua chị đã nói những suy nghĩ ấy cho Phí Đình, hôm nay chị lại lặp lại một lần nữa.
“Chị dâu, nhà đất cũng không tệ như chị nói đâu.” Phương Mục Dương định nói, nhà đất cũng có thể sửa chữa để cho phòng vệ sinh vào trong, mùa đông muốn ấm thì có thể dùng nồi hơi của mình cũng được. Nhưng có Phí Nghê ngồi cạnh, anh không tiện nói ra kế hoạch cải tạo nhà thuê của mình, bởi vì cái kế hoạch ấy vượt xa dự chi của cô, nếu như để cô biết trước thì cô chắc chắn sẽ không đồng ý.
Lâm Mai nói với Phí Nghê: “Em chưa ở bao giờ nên chưa biết đó thôi, chị nói cho em hay, ở rồi thì kiểu gì em cũng hối hận.”
Phương Mục Dương vẫn ở nhà đất từ bé tới lớn, anh cũng chẳng cảm thấy có gì bất tiện. Nhưng bây giờ anh chẳng tiện trình bày gì, chỉ có thể lẳng lặng uống trà cha vợ pha cho mà thôi.
Mà Phí Nghê thì quả thực chưa ở nhà đất bao giờ, nhất thời không tìm ra cơ sở nào để phản bác.
Lâm Mai cảm thấy lựa chọn tốt nhất của Phí Nghê là đổi nhà rồi chuyển sang nhà cha mẹ chồng ở, tốt nhì là duy trì tình trạng hiện tại, còn ra ngoài thuê nhà đất thì dĩ nhiên xếp cuối cùng.
Nếu như Phí Nghê không muốn ở cùng cha mẹ chồng, lựa chọn tốt nhất chính là duy trì tình trạng hiện tại.
Lâm Mai mơ hồ cảm thấy Phí Nghê đột nhiên đưa ra ý kiến đổi nhà là vì mình, để chứng minh mình không phải một bà chị dâu độc ác, chị phản đối cũng gay gắt hơn bình thường. Chị còn bày ra một phương án mới để giúp Phương Mục Dương giải quyết vấn đề vẽ tranh: “Tiểu Phương, cậu có công việc chính thức, thỉnh thoảng còn phải vẽ tranh liên hoàn, không thể ngày nào cũng đi vẽ loại tranh rắc rối tốn kém kia được. Khi nào cậu muốn vẽ mấy bức tranh phiền phức đó thì có thể đến nhà cha mẹ, bọn họ chắc chắn sẽ bằng lòng thôi. Mọi người đã nhiều năm không gặp nhau rồi, họ hẳn là cũng nhớ cậu không chịu nổi.”
Mẹ Phí vốn cũng không mấy đồng ý để con gái ra ngoài thuê nhà, lúc này cũng phụ họa cho quan điểm của con dâu: “Mẹ thấy Mai Mai nói có lý lắm, chuyện nhà ở con cứ suy nghĩ thêm đi.”
Phí Nghê cứ ngỡ rằng đây đã là một biện pháp đẹp cả đôi đường, không ngờ người nhà lại chẳng có ai ủng hộ. Người chị dâu đang cần nhà gấp của cô còn phản đối quyết liệt hơn.
Cô nhìn về phía Phương Mục Dương, chỉ thấy anh đang cúi đầu uống trà.
Phí Đình gọi Phí Nghê ra ngoài cửa, thấp giọng nói: “Chuyện lúc trước anh muốn đi thuê nhà chỉ là hứng chí nhất thời thôi, hôm qua chị dâu của em đã phê bình anh, nói là chị ấy thực ra rất thích nơi này. Những gì ban nãy chị dâu em nói cũng không phải không có lý, chuyện nhà ở em cứ suy nghĩ lại, đừng có quyết định vội vàng. Em cứ nghĩ kỹ xem nhu cầu của mình là gì, không cần vì bọn anh mà làm khó bản thân đâu.”
“Em không hề làm khó bản thân. Anh, anh cũng đừng đóng đồ cho người ta nữa, anh đâu thể nào lừa gạt chị Mai mãi được.”
Thỉnh thoảng quen miệng Phí Nghê vẫn gọi chị dâu là chị Mai, trước khi Lâm Mai kết hôn với Phí Đình, cô đã gọi như thế nhiều năm rồi.
“Làm nốt hai nhà này anh sẽ không làm nữa, đã giao hẹn trước với người ta xong xuôi rồi, bỏ ngang thì không được. Chuyển đổi nhà em đừng gấp gáp, cứ cân nhắc cho thật kỹ, dù sao muốn đổi thì lúc nào đổi cũng được mà.” Làm xong hai cái nhà này, cũng vừa đủ tiền mua một chiếc TV chín inch.
“Nhưng muốn đổi được căn nhà thích hợp như thế thì đâu dễ dàng. Hai gian phòng ngủ, còn có phòng vệ sinh riêng, lại còn gần đây. Lần sau không biết bao giờ mới chờ được một căn nhà như thế.”
“Nếu em thực sự muốn đi thuê nhà thì thuê căn nào tốt tốt một chút, anh sẽ trả tiền thuê nhà cho em.”
“Nhà là em thuê, anh trả tiền làm gì?”
“Không phải anh ở trong nhà của em rồi sao?”
“Anh không ở thì nhà cũng để trống thôi.”
“Đâu thể nói như vậy được.”
Đến khi chị gái và anh rể Phí Nghê xuất hiện, cô vẫn chưa thống nhất được chuyện đổi nhà với mọi người.
Ông Phương ngồi ô tô nghịch tử thuê cho đi gặp gia đình thông gia, tiền thuê xe quả nhiên ông vẫn phải trả. Lát nữa sẽ còn một chiếc xe khác tới.
Ông cũng cảm thấy thuê xe ô tô đi đón gia đình nhà gái ăn cơm có vẻ hơi quá khoa trương, nhưng nghịch tử lại tiêu tiền quá thành thạo. Ông lẩm bẩm với bạn già: “Cái thằng bé này, chẳng biết là giống ai nữa.”
“Đúng là không biết giống ai,” bạn già đáp lại.
Ông Phương cảm thấy nghịch tử quả thực có hơi giống mình, nhưng cha của ông và cha của nghịch tử không phải là cùng một tầng lớp giàu có như nhau. Bản thân ông là thành phần vô sản, không nắm giữ bất cứ tư liệu sản xuất nào, cho dù tiền lương có cao hơn người khác một chút thì đó cũng là vinh quang của giai cấp vô sản. Phương Mục Dương có cha thuộc giai cấp vô sản, về sau còn xuống nông thôn tiếp nhận sự tái giáo dục của tầng lớp bần nông và trung nông, sao có thể ưa hưởng thụ giống ông hồi đó cơ chứ.
Ngày xưa ông không biết tiết kiệm là do nguyên nhân lịch sử lưu truyền, hơn nữa sau này ông cũng đã sửa chữa khuyết điểm ấy rồi.
Ông Phướng vốn đã định cho nghịch tử sáu ngàn tệ để bồi thường. Mặc dù con trai cả và con gái thứ hai cũng bị ông liên lụy một chút, nhưng dù sao ông cũng đã kết thúc nghĩa vụ nuôi nấng chúng nó. Chỉ có với con trai út, bọn họ vẫn chưa hoàn thành được nghĩa vụ này.
Nhưng lòng ông vẫn nghi ngờ, đưa nghịch tử sáu ngàn tệ, chỉ cần không đến nửa năm là nó sẽ xài hết trơn. Mà con dâu lại rất mềm lòng với nghịch tử, cho dù có trực tiếp đưa toàn bộ tiền cho con dâu thì nghịch tử cũng sẽ có thể lấy số tiền ấy bất cứ lúc nào.
Thế là ông tạm thời từ bỏ ý định cho tiền.
Trước lúc chuẩn bị quà gặp mặt, ông Phương từng hỏi nghịch tử xem có ý tưởng gì không, nghịch tử nói tốt nhất là đừng có viết thơ tặng người ta. Ông Phương nghe xong thì vừa phẫn nộ vừa kinh ngạc, bởi vì ông thực sự đã viết một bài thơ, tuy không định mang ra thật. Sau đó nghịch tử lại nói, cũng đừng tiêu tiền quá mức, tránh cho người ta áp lực, cha mẹ vợ nó đều là người coi trọng thể diện, không thích lợi dụng người khác. Vậy là cuối cùng ông mang cho thông gia một sọt dưa hấu và một sọt dưa vàng, dưa vàng là cố ý nhờ một đội vận chuyển mang từ quê lên. Ngoài ra còn có cả một ít vải nhỏ còn xanh, vải là người khác tặng cho, họ chỉ giữ lại cho mình vài quả.
Ông Phương tự nhận mình vẫn trẻ trung khoẻ mạnh, tự vác cả sọt dưa hấu, còn sọt dưa vàng ông nhờ tài xế vác hộ, sải bước về phía khu nhà. Đúng lúc này, Phương Mục Dương xuống dưới sân, thấy vậy thì liền nhận lấy sọt dưa trong tay cha mình: “Để con bê cho.”
“Tôi tự làm được.”
Phương Mục Dương cũng không quan tâm ông có làm được hay không, trực tiếp vác sọt dưa lên vai, đi về phía trước.
Chiếc ô tô Warszawa đỗ dưới sân, nhất thời thu hút sự chú ý của một số người. Ông Phương cũng không muốn khiến cho người ta để ý, nhưng ông không thể không tới thăm hỏi thông gia, sau đó mời gia đình họ cùng mình đi ăn cơm được.
Hội hàng xóm cũng không biết chiếc xe này là do ông Phương đang ở nhà đợi sắp xếp công việc thuê tới, còn tưởng ông có xe chuyên dùng cho lãnh đạo. Trong số đó có một chàng thanh niên trông rất hoạt bát năng động, thấy ông Phương đang chuẩn bị đi lên gác thì trực tiếp ngăn ông lại, nhờ ông giải quyết vấn đề khó tìm việc của những thanh niên trí thức mới về thành phố. Ông Phương cũng đang ở nhà chờ việc làm, có thể hiểu được cái cảm giác không ai cần mình này, cho nên đã nói sẽ giúp bọn họ phản ánh lên với cấp trên, song ông không phải lãnh đạo, chỉ có thể phản ánh, không thể giải quyết, ông chỉ đến gặp gia đình thông gia mà thôi.
Ngay cả những người ngoài cuộc cũng không tin ông không phải là lãnh đạo, có cái xe kia làm chứng. Người bình thường sao có thể đi ô tô được chứ?
Mãi đến khi thấy ông dẫn theo người vác trái cây đến trước cửa nhà họ Phí, mọi người mới tin là ông thật sự đang đi thăm nhà thông gia.
Thì ra cái cậu Tiểu Phương từng giúp bọn họ dựng lều chống dư chấn có một người cha có cả ô tô chuyên dụng.
Đối với những người hàng xóm trong khu tập thể mà nói, sau khi ngạc nhiên qua đi, mọi chuyện lại trở nên hợp tình hợp lý đến lạ. Số phận của những cô gái xinh đẹp, chung quy luôn khó đoán hơn người bình thường.
Ông Phương bước vào cửa nhà họ Phí trong sự hiểu lầm của một đám người. Căn nhà này đã từng trang hoàng lại một lần khi Phí Đình kết hôn, những món đồ quá cũ đều bị vứt đi, vậy nên cho dù hơi bé nhưng không có vẻ tồi tàn, thậm chí trong khoảng không gian hữu hạn này còn trồng rất nhiều hoa cỏ. Mẹ Phí cũng rất biết cách làm đẹp mặt con gái, mặc dù thường xuyên ra ngoài chợ mua rau héo nhưng đồ chiêu đãi thông gia thì không hề cắt xén để tiết kiệm tiền chút nào. Hai cái xô thiếc ở nhà cũng đang chứa đầy nước lạnh, một xô để đựng dưa hấu, xô còn lại đựng nước ngọt vị quýt và thanh mai. Phí Nghê mở một chai nước ngọt vị thanh mai, mời tài xế uống: “Nhà chật quá, không mời anh vào trong ngồi được ạ.”
Cha mẹ nhà họ Phương đến, căn nhà vốn đã nhỏ bé lại càng trở nên chật chội hơn. Mùa hè đúng là khoảng thời gian nóng nhất trong năm, cha Phí bật chiếc quạt điện con rể mới mua về.
Phương Mục Dương giới thiệu hai bên gia đình với nhau.
Hai nhà trao đổi quà tặng, đều nói đối phương đã tốn kém rồi. Mẹ Phí chuẩn bị hai cuộn vải lụa và một tráp điểm tâm, bà đã tốn rất nhiều công sức mới mua được hai cuộn vải này.
Lâm Mai nhanh nhẹn vớt dưa hấu trong xô lên, bổ rồi bê ra ngoài bàn, còn những người khác thì cũng lấy nước ngọt ra. Nước ngọt ngâm trong nước lạnh, uống cũng không khác với để tủ đá là mấy. Trên bàn còn có kẹo Lâm Mai mua từ cửa tiệm của mình về, chị đã mua loại đắt nhất theo yêu cầu của mẹ chồng.
Người nhà của Phí Nghê đều muốn giữ thể diện cho cô.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.