Vạn Biến Hư Ảo

Chương 22: Trắc Trở

Vũ Dương Thiên Tử

23/09/2019

Đôi khi bạn muốn làm việc tốt chưa chắc đã được.

Ngay khi kế hoạch của Vân Tú trình lên với tư cách là nhà đầu tư công nghệ, cô đã lập tức gặp ngay trở ngại lớn nhất, và thứ này không đến từ đâu khác mà chính là từ kẻ đã từng nịnh nọt gọi cô bằng hai tiếng “con gái” ngọt xớt.

Trần gia, gia tộc đã có nền móng rất sâu trong hệ thống Bộ Nông – Lâm – Ngư nghiệp.

Em trai Trần Đại Phát, Trần Lực người đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp lập tức đưa ra các “khó khăn” mà kế hoạch đầu tư này không khả thi:

Thứ nhất, khó khăn về chính nguồn vốn đầu tư.

Ở đây, ai sẽ là người có thể bỏ ra nguồn vốn lớn như thế?

Để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, trước tiên phải có vốn đầu tư lớn cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng, xử lý môi trường, đầu tư giống cây trồng, vật nuôi, đào tạo người lao động, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm… Ước tính, để xây dựng được một trang trại chăn nuôi quy mô vừa theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao, cần khoảng 300 tỷ đồng - 500 tỷ đồng (gấp 4 lần - 5 lần so với trang trại chăn nuôi truyền thống).

Thịnh Thế đúng là có thể tự bỏ tiền ra xây dựng thành công một hệ thống nông nghiệp công nghệ cao phục vụ cho chuỗi nhà hàng nổi tiếng Tuyết Yên, nhưng khi so với quy mô cả nước, đây chỉ là một phần diện tích rất rất nhỏ.

Theo như dự án mà Vân Tú đưa lên, Thịnh Thế sẽ chịu trách nhiệm đầu tư công nghệ, chi phí sẽ hỗ trợ 10%, còn lại là nhà nước và người dân. 10% tính ra đã rất lớn, nhưng trong bối cảnh đất nước cần đầu tư vào lĩnh vực quân sự hiện nay, quả thực là sẽ không quay vòng được vốn.

Thứ hai, khó khăn về nguồn nhân lực. Để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao. Thực tế ở nước ta, nguồn nhân lực chất lượng cao am hiểu về khoa học - kỹ thuật trong nông nghiệp còn thiếu và yếu. Chất lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển và hội nhập.

Đồng ý là Thịnh Thế sẽ cho chuyên gia tới cầm tay chỉ việc, dạy bảo tận tình, nhưng số lượng chuyên gia có hạn, trong khi khối lượng công việc rất nhiều, thời gian cần để giảng dạy hết e rằng tốn cũng không dưới vài năm. Mà nếu học không được lập tức áp dụng và thấu triệt thì chỉ sau một quãng ngắn cũng đủ để họ quên sạch, người nông dân đa phần là tầng lớp trung và lớn tuổi, rào cản về tuổi tác và trình độ văn hóa thấp sẽ khiến họ khó tiếp thu những thứ mới lạ, hiện đại.

Thứ ba, đặc biệt quan trọng, khó khăn về tích tụ đất đai và kết cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn còn nhiều bất cập. Để sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cần phải có đất đai với quy mô lớn, ở vị trí thuận lợi cho sản xuất và lưu thông hàng hóa. Ở nước ta hiện nay, việc phát triển nông nghiệp còn thiếu quy hoạch, quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất còn chậm. Chính sách đất nông nghiệp chưa khuyến khích nông dân bảo vệ đất và đầu tư dài hạn vào đất. Bên cạnh đó, ở nhiều địa phương, những vị trí thuận lợi thường được ưu tiên cho xây dựng các khu công nghiệp, đô thị, khu vui chơi giải trí.

Thêm vào đó, đất sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay vẫn còn rất manh mún, cả nước có tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên 10 triệu ha với khoảng 70 triệu thửa đất và gần 14 triệu hộ nông dân. Với tình trạng này, quá trình tích tụ tập trung những diện tích đất đai nhỏ lẻ để xây dựng cánh đồng mẫu lớn, khuyến khích nông dân mở rộng sản xuất, xây dựng nông trang, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp là rất khó.

Những năm gần đây dù thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, kết cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn ở nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Song, so với yêu cầu của sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao thì vẫn còn khoảng cách khá xa.

Thứ tư, hệ thống đường nông thôn chưa theo kịp với tốc độ phát triển và tiềm lực của các vùng kinh tế sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Điều này sẽ là một trở ngại lớn nếu đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở các khu vực có hạ tầng nông thôn kém phát triển.



Thứ năm, khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao sẽ tạo ra một số lượng nông sản lớn, nếu không tính toán kỹ về thị trường sản phẩm làm ra sẽ không tiêu thụ hoặc khó tiêu thụ được. Hiện nay ở nước ta, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn hạn hẹp, không ổn định, khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế sản xuất một số sản phẩm còn thấp, chưa tương xứng với mức độ đầu tư.

Phần lớn nông sản của Việt Nam xuất khẩu mới chỉ ở dạng thô, sơ chế, giá trị gia tăng thấp, nhiều loại nông, lâm, thủy sản chưa có thương hiệu trên thị trường quốc tế. Mặt khác, khi hiệp định tự do về thương mại giữa Việt Nam và các nước có hiệu lực thì cạnh tranh về thị trường tiêu thụ nông sản trong nước sẽ ngày càng gia tăng.

Theo kết quả điều tra sơ bộ, hiện nay, các doanh nghiệp bao tiêu mới chỉ tiêu thụ được khoảng 55% số lượng nông sản làm ra trong hợp đồng liên kết, còn lại khoảng 45% doanh nghiệp phải bán ở thị trường tự do đầy rủi ro và bất ổn. Bởi lẽ, nước ta chưa có sở giao dịch hàng hóa nên rủi ro về giá là không thể tránh khỏi.

Thịnh Thế mặc dù đã rất thành công trong việc sản xuất của mình, nhưng để có thể áp dụng toàn diện trên nhiều loại đất, nhiều vùng miền với thời tiết biển đổi thất thường khác nhau là rất khó nói trước. E rằng thất bại là điều có thể nhìn ra được.

Tất cả những lời phản đối có cơ sở kia lập tức khiến các lãnh đạo khác phải băn khoăn lo lắng. Nhất là trong thời cục bất ổn chính trị, quân sự hiện nay, mọi việc đầu tư sai lầm sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Vì thế, lá thư phản hồi lại kết quả buổi thảo luận của Trung Ương đang được đặt trên bàn của Vân Tú rõ ràng không cho cô một quyết định khả quan.

Nhìn lá thư hội nghị trước mặt, cô bóp trán thì thầm:

- Nếu là anh, anh sẽ giải quyết thế nào?

Dường như đã trở thành thói quen mỗi khi bế tắc, cô đều thử hóa thân trở thành anh, một người luôn bình tĩnh đối mặt với mọi thách thức bên ngoài.

Thịnh Thế xưa nay không phải chưa từng làm những việc khiến người ta phải nghi ngờ về mức độ khả quan và khả năng thành công của nó. Điển hình như ngày Siêu tụ điện ra mắt, đã có biết bao nhiêu kẻ hừ mũi khinh thường, cười nhạt chế nhạo.

Thứ mới đưa ra bao giờ cũng nhận lại được thái độ nghi ngờ của người dân, nếu lại có kẻ cố tình lái sự chú ý của mọi người theo một hướng khác, thêm vào đó chút màu sắc tiêu cực và thổi phồng sự nghi hoặc, mờ ám lên thì nhất định sản phẩm đó sẽ bị tẩy chay.

Vân Tú không phải đột nhiên trong tối hôm trước mới nghĩ tới dự án này. Cô xuất phát từ một gia đình thuần nông, từ nhỏ đã ngửi mùi đất bùn mà lớn, làm sao cô không hiểu được đặc điểm tính cách của người nông dân. Họ rất ngại đổi mởi. Chỉ mong thời tiết tốt để tới vụ cắt nhiều thêm được vài tạ thóc đã là vui lắm rồi. Chính tâm lý an phận thủ thường tới mức cổ hủ, bài xích cái mới, cái lạ này khiến họ mãi mãi không bao giờ có một điều kiện kinh tế dư dả.

Người nông dân ở Việt Nam mỗi khi nhắc đến là người ta lại gắn với chữ: Nghèo.

Đầu tư tiền và công nghệ đương nhiên rất khó, nhưng đổi mới được tư tưởng người nông dân mới là thứ thực sự có tính thách thức cao nhất.

Nhìn vào hình của anh trên bàn làm việc, những ngón tay thuôn dài khẽ vuốt ve chiếc nhẫn ngón áp út, cô bất chợt nghĩ tới một câu mà anh vẫn hay nói:



“Việc dễ làm trước, việc khó làm sau. Việc dù có lớn tới đâu, nếu cắt nhỏ ra và hoàn thành từng phần thì sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều. Quan trọng ở chỗ, phải giữ tâm lý bình tĩnh, tìm được chỗ mấu chốt của vấn đề và từ đó biết nên cắt chúng ra các phần thế nào cho đúng.”

Bộ dạng của anh khi nói câu đó chính là lúc Siêu tụ điện gặp phải áp lực từ bên ngoài và nhận được chỉ thị cấm sản xuất của nhà nước. Nếu là người khác có lẽ đã quẫn bách, tìm cách kiện tụng, đi thuyết phục lãnh đạo và cao tầng. Nhưng anh lại không nghĩ thế.

Việc bên trên đã đưa ra quyết định đương nhiên không phải không cân nhắc kĩ cái được cái mất. Siêu tụ điện chắc chắn là thứ mà họ đã nhìn ra điểm lợi nổi trội, nhưng khi chịu áp lực từ các tập đoàn và quốc gia năng lượng dầu khí lớn trên thế giới, họ đã chọn thỏa hiệp và nhận về một số vốn đầu tư khai thác dầu khí không nhỏ.

Vì thế, dù có đi đòi lại công bằng cũng vô ích. Một kẻ mới bước chân vào kinh doanh, có một cái bằng sáng chế nho nhỏ, ứng dụng không biết được bao nhiêu, và cũng không quá cấp thiết, thì đương nhiên lúc đặt lên bàn cân sẽ không thể bằng nguồn vốn đầu tư khổng lồ của bên ngoài.

Thay vì chán nản, anh đã biết vấn đề cốt lõi nằm ở đâu. Từ đó đặt ra hướng giải quyết vô cùng bất ngờ. Ai sẽ nghĩ rằng một kẻ không có danh tiếng bỗng dưng mang sáng chế của mình đi tới tận Anh để bàn bạc với một tập đoàn lừng danh thế giới lúc bấy giờ: Bentley.

Trước đó, anh đã họp ban lãnh đạo Thịnh Thế lại, sau khi hỏi quan điểm của mọi người, tất cả đều thể hiện tinh thần không quá tin tưởng vào tương lai của sản phẩm. Nhưng khi đó, Tuấn Vũ đã nói ra mấy câu bất hủ trên.

Rồi ngay lập tức, với việc nắm trong tay mấu chốt công nghệ, anh vạch ra các bước lớn trên con đường hồi sinh sản phẩm thế kỷ này: Tìm nhà hợp tác có tầm vóc, tiếp tục nghiên cứu nâng cao công nghệ, phát triển ứng dụng đa lĩnh vực.

Thật vậy, với việc hiểu rõ bản chất và điểm mạnh của sản phẩm, anh đã thành công ký kết hợp đồng hợp tác với Bentley. Sau đấy, không ngủ quên trên chiến thắng mà liên tục nâng cấp các tính năng mới cho sản phẩm. Cuối cùng, không chỉ áp dụng ở lĩnh vực xe hơi, siêu tụ điện còn áp dụng cho mọi lĩnh vực cần điện chiếu sáng. Cho tới nay, siêu tụ điện đã xuất hiện ở trong không dưới 100 loại thiết bị công nghệ.

Lần này, vấn đề đối mặt của cô rõ ràng khác anh, nhưng việc nhớ lại cách mà anh luôn tự tin vào sản phẩm của mình sẽ thành công, cô lập tức vứt bỏ tất cả những nghi ngờ trong đầu về tính khả thi của dự án công nghiệp hóa nông nghiệp.

- Nếu đã không thể làm lớn, không thể phổ cập, sao không thử áp dụng trên quy mô nhỏ, trước mắt chính là Vĩnh Hà, vùng đất luôn luôn có tỉ lệ ủng hộ Thịnh Thế cao chót vót.

Cô lập tức bừng tỉnh, nợ cười đã xuất hiện trở lại trên môi. Hướng đi này không phải cô chưa nghĩ tới, chỉ là trong lúc nhất thời bị lá thư kia và hai chữ Trần gia làm đầu óc có chút mê muội.

Cầm theo chiếc áo khoác gió ra ngoài, cô gọi Tuệ Mẫn cùng đi tới Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Hà. Dù sao, dự án này bị bên trên bác bỏ, nhưng không hề cấm. Khó khăn lớn nhất cô xác định chắc chắn là nguồn vốn. Trước mắt, nếu lãnh đạo tỉnh chấp nhận tham gia dự án và vay nợ tập đoàn trước phần chi phí sản xuất máy móc công nghệ cao thì nhất định sẽ làm được.

Người dân không có tiền, Vân Tú cũng không định thu trực tiếp từ họ mà sẽ thu hồi vốn khi bắt đầu thu hoạch và tiêu thụ hàng hóa. Cái chính cô muốn chứng minh cho nhiều người biết, đó chính là ở nơi này, Vĩnh Hà, cùng là người nông dân nghèo đói.

Nhưng sau khi áp dụng nuôi trồng theo quy mô trang trại công nghệ cao thì thu nhập tăng gấp nhiều lần, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt, quan điểm, thái độ của mọi người nhìn vào sẽ từ từ thay đổi.

Không phải ai bảo người nông dân nghèo đói, bần hàn, mà chính bản thân họ luôn tự ti, làm gì cũng không dám ngẩng cao đầu. Nếu nghề nuôi trồng quen thuộc thự sự trở thành thứ có thể đem lại thu nhập kinh tế cao, sự tự hào sẽ xuất hiện, lúc đó, các cô các bác hoàn toàn có thể vỗ ngực nói tôi là người nông dân và đáp lại sẽ là ánh mắt tôn trọng và cái bắt tay thân thiện.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện trọng sinh
truyện ngôn tình

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

truyện bách hợp

Nhận xét của độc giả về truyện Vạn Biến Hư Ảo

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook