Xuyên Nhanh - Vạn Kiếp Để Tìm Anh
Chương 66
Sam_Sam245
11/12/2023
Mọi người đều gật đầu đồng ý, dường như nỗi sợ về con vật đó đã bao trùm lên không khí khiến nó ngột ngạt đến khó tả. Cô lại khác dựa mình vào
gốc cây bình tĩnh mà quan sát tình hình xung quanh dù sao cô cũng khác
họ từ nhỏ đến lớn đã đối mặt với vô vàn loài vật nên có thể bình tĩnh xử lý tình huống hơn là những vị con cưng từ nhỏ đến lớn sống trong thành
phố xa hoa.
Sau khi thảo luận một hồi giáo viên quyết định đẩy nhanh tiến trình mà không dừng lại nghỉ ngơi nữa, họ sợ rằng nếu học sinh của họ xảy ra bất cứ chuyện gì thì họ sẽ chẳng thể gánh nổi cơn lửa giận của gia đình học sinh mất. Họ xuất phát từ trường đến đây đã 4 tiếng đồng hồ, mất gần một tiếng leo núi là 5 tiếng mới đến được ngôi làng nhỏ xa xôi nằm khuất trong góc núi này. Ngôi làng nằm biệt lập một góc núi người dân dường như vẫn không tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài nên dường như vẫn còn lạ lẫm khi nhìn thấy họ.
Những người trẻ tuổi đã rời làng đi làm xa chỉ còn lại toàn người già và trẻ nhỏ, họ lay lắt vật lộn với cuộc sống khó khăn dường như được cứu trợ khiến họ vui vẻ vô cùng. Giáo viên cũng được phổ cập để dạy chữ cho ngôi làng nhưng không nhiều trẻ được đi học vì cuộc sống bấp bênh khiếp sự giáo dục càng ngày càng khó khăn hơn. Các giáo viên và học sinh khi gặp trưởng làng và bước vào ngôi làng thì đều sốc trước cảnh tượng trước mặt, hoang sơ mộc mạc tiêu điều hơn cả họ nghĩ thậm chí học sinh còn truyền tai thì thầm với nhau về những câu hỏi xoay quanh cuộc sống của họ.
Mọi người được sắp xếp vào một căn nhà vô cùng sạch sẽ được dành riêng cho những vị khách khi đến thăm làng, trưởng làng cũng vô cùng vui mừng và phấn khởi mà khoe rằng:
- Cũng may có chính phủ và các vị hảo tâm quyên góp mà cuộc sống của chúng tôi đã khấm khá hơn rất nhiều, chúng tôi đã được giáo dục bởi các thầy cô dạy tình nguyện trên bản, ngôi nhà này là dành riêng cho các vị khách nghỉ ngơi, mong rằng các vị sẽ không chê bai.
Cô không để ý đến ngôi nhà như thế nào như các giáo viên và học sinh khác, ngược lại lại tiến về phía các già làng và người dân đang nghênh đón bên dưới mà không dám bước lên trên:
- Cháu thấy mọi người may rất nhiều quần áo, thậm chí còn thấy một khu buôn bán vật dụng và đồ ăn nhỏ. Cháu có thể mua một bộ được chứ.
- Những bộ đó là bộ đồ truyền thống của người dân chúng tôi được dệt thủ công từ cây dệt rất rẻ không đáng đâu nếu cháu muốn bọn ta có thể tặng cháu một bộ.
- Thật sao, nếu mọi người tặng cháu thì cháu cũng không thể không đáp lễ được.
Cô mở chiếc cặp nhỏ lấy ra một hộp bánh ngọt đưa cho già làng trên mặt vẫn giữ nụ cười tươi tắn:
- Đây là bánh cháu tự làm dù không nhiều nhưng có lẽ các bạn nhỏ trong làng sẽ thích, cháu cũng không thể lấy không của mọi người mọi người nhận lấy hộp bánh này nhé.
Trưởng làng không những vui vẻ nhận mà còn dẫn cô đi thay quần áo của bộ tộc mình, sự hòa nhập nhanh chóng của cô khiến mọi người há hốc miệng dường như nghi hoặc những gì đang xảy ra trước mặt. La Linh thấy thế cũng đành lên tiếng mà giải thích:
- Cậu ấy từ khi vào làng đã để ý tới mọi người rất ít khi dùng tiền để mua bán vật phẩm mà lại dùng cách trao đổi vật phẩm truyền thống nguyên thủy nhất để đổi những thứ đồ mình cần. Cậu ấy nói nếu đưa tiền họ chắc chắn sẽ ngại ngùng mà không nhận vậy thay vì đó cậu ấy sẽ dùng những vật phẩm trao đổi giống như những vật ngang giá để có thể khiến tâm trạng của hai bên thoải mái và dễ hòa nhập hơn.
Mọi người đều gật đầu hiểu ra và thán phục trước sự nhìn nhận và suy đoán của cô, từ khi vào làng họ chỉ quan tâm đến sự nghèo nàn của ngôi làng mà không để ý đến sự nguyên thủy nhất của nó, không phải họ không muốn phát triển mà họ chỉ muốn giữ lại những phần bản sắc dân tộc mà thôi. Mọi người cũng chẳng suy nghĩ nhiều mà nhanh chóng sắp xếp đồ đạc của mình tại căn phòng đã được giáo viên sắp xếp từ trước và nghỉ ngơi sau chuyến đi đầy mệt mỏi.
Cô thì đã cùng La Linh khám phá hết ngôi làng một vòng còn gặp cả những con người ngoài làng đã sống trong làng một thời gian dài, họ đã có một thời gian trò chuyện rất vui vẻ trước khi chia tay về nghỉ trưa. Trưởng làng thiết đãi họ những món ăn dân dã và được coi là ngon nhất của làng chỉ khi có khách quý từ ngoài bản hoặc những dịp quan trọng họ mới mang ra thiết đãi hoặc mở tiệc mà thôi.
Nhìn những món ăn lạ lẫm trên bàn, những giáo viên và học sinh không dám ăn vì họ sợ ăn phải thứ lạ lùng sẽ khiến họ bị ngộ độc hoặc nhẹ hơn thì đau bụng, ngược lại cô và nhóm của Dương Hi lại thưởng thức rất ngon lành thậm chí còn miêu tả cả mùi vị của thức ăn khiến tất cả nhìn mà thèm thuồng. Thấy có người thử trước và ăn ngon lành thì mọi người cũng bắt tay vào ăn uống nhưng cũng chỉ cầm chừng ở những món ăn vừa quen vừa lạ mà không dám động vào những món những vị không tên.
Họ nhanh chóng ăn uống rồi trở về nghỉ ngơi, khi mới trở về phòng thì nhũng lời ca than vãn bùng nổ trên cfs trường khiến các em khóa dưới cũng hoang mang lo lắng nhưng rồi những dòng trạng thái của cô lại khiến họ cảm thấy hổ thẹn đến kỳ lạ. /họ đã thiết đãi chúng tôi bằng những đặc sản của vùng họ, những thứ quý hiếm mà họ đã cất giấu chỉ khi có những dịp đặc biệt mới dám để ra ăn. Những món ăn mà tôi chưa từng cảm nhận họ thật nhiệt tình dù rằng họ không có nhiều và cũng chẳng có những thứ sơn hào hải vị đắt đỏ. Tôi thích chúng những món ăn dân dã thôn quê /đăng tải những tấm ảnh//
Có một số bạn khóa dưới trong trường nhận ra những món ăn trong tấm ảnh mà tấm tắc khen khiến các anh chị khóa trên như họ nghen đắng cổ họng không biết phải nói gì nữa. Từ sáng đến giờ họ chỉ biết than vãn mà chưa làm được gì để báo đáp sự nồng nhiệt của những người dân nơi đây dành cho họ. Họ ngừng lại những lời ca cẩm thay vào đó là sự hối lỗi và đồng thời cũng bỏ lại sự bàn tán mà nghỉ ngơi.
Mọi chuyện được giải quyết xong xuôi cô cũng bỏ lại những dòng trạng thái trên mạng xã hội mà nằm dài trên chiếc giường nhỏ để mặc mọi chuyện đang diễn ra xung quanh mình. Nói không mệt là nói dối cô cũng biết mệt chứ biết sợ chứ chỉ là nhìn những con người chất phác ấy thì cô lại không kiềm lòng được mà muốn giúp đỡ họ, nhìn nụ cười của những đứa trẻ khi ăn bánh cũng khiến cô cảm thấy vui vẻ phần nào.
Mọi người nhanh chóng hòa nhập hơn với dân làng giúp đỡ họ trong công việc và chia sẻ những kiến thức hữu ích hay chỉ là kể cho những bạn nhỏ về những thứ xa xôi mới lạ ngoài ngôi làng mà bọn trẻ chưa từng được chứng kiến và cảm nhận. Cô cũng tranh thủ trò chuyện với những người phụ nữ trong ngôi làng, dò la tin tức và chia sẻ những kiến thức mới mẻ cho họ bằng những thứ đơn giản thường ngày khiến họ cảm thấy thoải mái với những gì mà mình học được.
Sau khi thảo luận một hồi giáo viên quyết định đẩy nhanh tiến trình mà không dừng lại nghỉ ngơi nữa, họ sợ rằng nếu học sinh của họ xảy ra bất cứ chuyện gì thì họ sẽ chẳng thể gánh nổi cơn lửa giận của gia đình học sinh mất. Họ xuất phát từ trường đến đây đã 4 tiếng đồng hồ, mất gần một tiếng leo núi là 5 tiếng mới đến được ngôi làng nhỏ xa xôi nằm khuất trong góc núi này. Ngôi làng nằm biệt lập một góc núi người dân dường như vẫn không tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài nên dường như vẫn còn lạ lẫm khi nhìn thấy họ.
Những người trẻ tuổi đã rời làng đi làm xa chỉ còn lại toàn người già và trẻ nhỏ, họ lay lắt vật lộn với cuộc sống khó khăn dường như được cứu trợ khiến họ vui vẻ vô cùng. Giáo viên cũng được phổ cập để dạy chữ cho ngôi làng nhưng không nhiều trẻ được đi học vì cuộc sống bấp bênh khiếp sự giáo dục càng ngày càng khó khăn hơn. Các giáo viên và học sinh khi gặp trưởng làng và bước vào ngôi làng thì đều sốc trước cảnh tượng trước mặt, hoang sơ mộc mạc tiêu điều hơn cả họ nghĩ thậm chí học sinh còn truyền tai thì thầm với nhau về những câu hỏi xoay quanh cuộc sống của họ.
Mọi người được sắp xếp vào một căn nhà vô cùng sạch sẽ được dành riêng cho những vị khách khi đến thăm làng, trưởng làng cũng vô cùng vui mừng và phấn khởi mà khoe rằng:
- Cũng may có chính phủ và các vị hảo tâm quyên góp mà cuộc sống của chúng tôi đã khấm khá hơn rất nhiều, chúng tôi đã được giáo dục bởi các thầy cô dạy tình nguyện trên bản, ngôi nhà này là dành riêng cho các vị khách nghỉ ngơi, mong rằng các vị sẽ không chê bai.
Cô không để ý đến ngôi nhà như thế nào như các giáo viên và học sinh khác, ngược lại lại tiến về phía các già làng và người dân đang nghênh đón bên dưới mà không dám bước lên trên:
- Cháu thấy mọi người may rất nhiều quần áo, thậm chí còn thấy một khu buôn bán vật dụng và đồ ăn nhỏ. Cháu có thể mua một bộ được chứ.
- Những bộ đó là bộ đồ truyền thống của người dân chúng tôi được dệt thủ công từ cây dệt rất rẻ không đáng đâu nếu cháu muốn bọn ta có thể tặng cháu một bộ.
- Thật sao, nếu mọi người tặng cháu thì cháu cũng không thể không đáp lễ được.
Cô mở chiếc cặp nhỏ lấy ra một hộp bánh ngọt đưa cho già làng trên mặt vẫn giữ nụ cười tươi tắn:
- Đây là bánh cháu tự làm dù không nhiều nhưng có lẽ các bạn nhỏ trong làng sẽ thích, cháu cũng không thể lấy không của mọi người mọi người nhận lấy hộp bánh này nhé.
Trưởng làng không những vui vẻ nhận mà còn dẫn cô đi thay quần áo của bộ tộc mình, sự hòa nhập nhanh chóng của cô khiến mọi người há hốc miệng dường như nghi hoặc những gì đang xảy ra trước mặt. La Linh thấy thế cũng đành lên tiếng mà giải thích:
- Cậu ấy từ khi vào làng đã để ý tới mọi người rất ít khi dùng tiền để mua bán vật phẩm mà lại dùng cách trao đổi vật phẩm truyền thống nguyên thủy nhất để đổi những thứ đồ mình cần. Cậu ấy nói nếu đưa tiền họ chắc chắn sẽ ngại ngùng mà không nhận vậy thay vì đó cậu ấy sẽ dùng những vật phẩm trao đổi giống như những vật ngang giá để có thể khiến tâm trạng của hai bên thoải mái và dễ hòa nhập hơn.
Mọi người đều gật đầu hiểu ra và thán phục trước sự nhìn nhận và suy đoán của cô, từ khi vào làng họ chỉ quan tâm đến sự nghèo nàn của ngôi làng mà không để ý đến sự nguyên thủy nhất của nó, không phải họ không muốn phát triển mà họ chỉ muốn giữ lại những phần bản sắc dân tộc mà thôi. Mọi người cũng chẳng suy nghĩ nhiều mà nhanh chóng sắp xếp đồ đạc của mình tại căn phòng đã được giáo viên sắp xếp từ trước và nghỉ ngơi sau chuyến đi đầy mệt mỏi.
Cô thì đã cùng La Linh khám phá hết ngôi làng một vòng còn gặp cả những con người ngoài làng đã sống trong làng một thời gian dài, họ đã có một thời gian trò chuyện rất vui vẻ trước khi chia tay về nghỉ trưa. Trưởng làng thiết đãi họ những món ăn dân dã và được coi là ngon nhất của làng chỉ khi có khách quý từ ngoài bản hoặc những dịp quan trọng họ mới mang ra thiết đãi hoặc mở tiệc mà thôi.
Nhìn những món ăn lạ lẫm trên bàn, những giáo viên và học sinh không dám ăn vì họ sợ ăn phải thứ lạ lùng sẽ khiến họ bị ngộ độc hoặc nhẹ hơn thì đau bụng, ngược lại cô và nhóm của Dương Hi lại thưởng thức rất ngon lành thậm chí còn miêu tả cả mùi vị của thức ăn khiến tất cả nhìn mà thèm thuồng. Thấy có người thử trước và ăn ngon lành thì mọi người cũng bắt tay vào ăn uống nhưng cũng chỉ cầm chừng ở những món ăn vừa quen vừa lạ mà không dám động vào những món những vị không tên.
Họ nhanh chóng ăn uống rồi trở về nghỉ ngơi, khi mới trở về phòng thì nhũng lời ca than vãn bùng nổ trên cfs trường khiến các em khóa dưới cũng hoang mang lo lắng nhưng rồi những dòng trạng thái của cô lại khiến họ cảm thấy hổ thẹn đến kỳ lạ. /họ đã thiết đãi chúng tôi bằng những đặc sản của vùng họ, những thứ quý hiếm mà họ đã cất giấu chỉ khi có những dịp đặc biệt mới dám để ra ăn. Những món ăn mà tôi chưa từng cảm nhận họ thật nhiệt tình dù rằng họ không có nhiều và cũng chẳng có những thứ sơn hào hải vị đắt đỏ. Tôi thích chúng những món ăn dân dã thôn quê /đăng tải những tấm ảnh//
Có một số bạn khóa dưới trong trường nhận ra những món ăn trong tấm ảnh mà tấm tắc khen khiến các anh chị khóa trên như họ nghen đắng cổ họng không biết phải nói gì nữa. Từ sáng đến giờ họ chỉ biết than vãn mà chưa làm được gì để báo đáp sự nồng nhiệt của những người dân nơi đây dành cho họ. Họ ngừng lại những lời ca cẩm thay vào đó là sự hối lỗi và đồng thời cũng bỏ lại sự bàn tán mà nghỉ ngơi.
Mọi chuyện được giải quyết xong xuôi cô cũng bỏ lại những dòng trạng thái trên mạng xã hội mà nằm dài trên chiếc giường nhỏ để mặc mọi chuyện đang diễn ra xung quanh mình. Nói không mệt là nói dối cô cũng biết mệt chứ biết sợ chứ chỉ là nhìn những con người chất phác ấy thì cô lại không kiềm lòng được mà muốn giúp đỡ họ, nhìn nụ cười của những đứa trẻ khi ăn bánh cũng khiến cô cảm thấy vui vẻ phần nào.
Mọi người nhanh chóng hòa nhập hơn với dân làng giúp đỡ họ trong công việc và chia sẻ những kiến thức hữu ích hay chỉ là kể cho những bạn nhỏ về những thứ xa xôi mới lạ ngoài ngôi làng mà bọn trẻ chưa từng được chứng kiến và cảm nhận. Cô cũng tranh thủ trò chuyện với những người phụ nữ trong ngôi làng, dò la tin tức và chia sẻ những kiến thức mới mẻ cho họ bằng những thứ đơn giản thường ngày khiến họ cảm thấy thoải mái với những gì mà mình học được.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.