Chương 24: Thanh tra Narrracott tranh luận
Agatha Christie
25/03/2016
ôi chưa thấy ưng tiến trình điều tra của vụ này - thanh tra Narracott nói.
Viên cảnh sát địa phương ngước nhìn ông vẻ dò hỏi:
- Sao vậy? Kẻ bị tình nghi không phải thủ phạm hay sao?
- Bây giờ tôi đâm hồ nghi. Lúc đầu mọi chứng cớ đều chống lại y, nhưng bây giờ...
- Tôi thấy các bằng chứng phạm tội của thằng cha James Pearson này đều có sức thuyết phục đấy chứ?
- Đúng, nhưng có những bằng chứng khác phát sinh đã bác lại... Thí dụ việc cậu em y, Biran Pearson, tôi vẫn tưởng đang sống ở Australia, thì ra y đã về Anh được hai tháng rồi. Brian Pearson cùng đáp chuyến tàu với hai mẹ con phu nhân Willett, và trong thời gian trên tàu, có vẻ y đã chinh phục được trái tim cô Violette, con gái phu nhân. Tại sao y giấu mọi người việc y trở về nước Anh? Cả anh lẫn chị y đều không biết cậu em đã về nước. Thứ năm vừa qua, y vắng mặt ở khách sạn Ormsoy,London, và từ hôm đó đến tận thứ ba, khi cậu phóng viên nhà báo Enderby tình cờ bắt gặp y đến lâu đài Sittaford gặp cô Violette giữa đêm khuya. Vậy trong thời gian từ thứ năm đến trước thứ ba vừa rồi, y ở đâu, làm gì? Y nhất định không chịu trả lời câu tôi hỏi.
- Ông đã cảnh báo y là thái độ như thế sẽ tai hại cho y thế nào rồi chứ?
- Rồi. Y bất cần. Y một mực nói y không liên quan gì đến cái chết của đại úy Trevelyan, cậu y. Còn nếu chúng ta cần thì chúng ta cứ tiến hành điều tra, y nhất định không khai y ở đâu và làm những gì trong quãng thời gian đó.
- Lạ đấy!
- Đúng thế. Gã Brian Pearson này cũng rất có khả năng là hung thủ giết đại úy Trevelyan. Khó có thể hình dung một kẻ như James Pearson dám quật bao cát lên đầu nạn nhân, nhưng Brian Pearson thì hoàn toàn có khả năng làm hành động ấy. Thằng cha lực lưỡng và táo tợn, giết một ông già đối với hẳn chỉ như một trò chơi... và ông nhớ chứ, hắn cũng là một trong những người được thừa kế, ngang quyền lợi với James anh hắn. Sáng nay hắn đi cùng cậu nhà báo Enderby đến gặp tôi. Hắn nói năng rất đàng hoàng khó có thể nghi hắn được. Nhưng tôi không để hắn lòe tôi đâu.
- Cụ thể ông nghĩ sao?
- Tại sao hắn phải giấu việc hắn trở về Anh, đến hôm nay mới chịu để lộ ra? Tin cậu hắn chết đã được đưa trên khắp các báo chí liên tục suốt một tuần nay. Anh hắn bị bắt hôm thứ hai, vậy mà hắn vẫn không cho ai biết là hắn đang ở trong nước. Theo tôi nghĩ, nếu hôm qua cậu nhà báo Enderby không gặp được Brian Pearson trong khu vườn của lâu đài Sittaford thì đến lúc này chúng ta vẫn tưởng hắn còn ở Australia.
- Anh ta vào đấy làm gì nhỉ? Tôi nói là anh nhà báo Enderby ấy?
- Đám nhà báo thì ông thừa biết nơi nào mà họ chẳng thọc mũi vào?
- Đúng thế. Họ làm vướng chân chúng ta, nhưng đôi khi giúp ích được cho chúng ta.
- Cậu nhà báo này làm theo những lời chỉ đạo của cô kia.
- Cô nào?
- Emily Trefusis.
- Sao cô ta biết chuyện xảy ra trong gia đình Willett?
- Trong một lần đến thăm phu nhân Willett, cô ta phát hiện ra một số điều.
- Thằng cha Biran Pearson giải thích sao về việc đến gặp cô Violette giờ giấc ấy?
- Y bảo y đến Sittaford để gặp cô Violette, và cô này muốn giấu bà mẹ mối quan hệ với y nên họ phải hẹn gặp nhau lúc đêm khuya, khi bà mẹ cô ta đang ngủ. Tôi cho đấy chỉ là một cái cớ cố tình bịa ra - thanh tra Narracott nói giọng nghi ngờ - Tôi tin rằng nếu cậu nhà báo Enderby không theo dõi. thì cho đến nay chúng ta chưa biết Biran đang có mặt ở Anh, mà vẫn tưởng y ở Australia.
Viên cảnh sát mỉm cười, nói:
- Chắc y căm mấy tay nhà báo lắm!
- Trái lại mới lạ chứ! - thanh tra Narracott nói - Ông nên nhớ có ba người mang họ Pearson: Sylvia Pearson thì đã lấy nhà văn Martin Dering. Trong lần thẩm vấn đầu tiên, ông nhà văn này khai chiều thứ sáu ông ta ăn trưa với chủ một nhà xuất bản Hoa Kỳ rồi tối thì dự buổi chiêu đãi ở câu lạc bộ văn học, nhưng trong bữa chiêu đãi lại không có mặt ông ta.
- Do đâu ông biết được điều đó?
- Vẫn là do cậu nhà báo Enderby.
Viên cảnh sát trưởng kêu lên.
- Nhất định tôi phải làm quen với tay nhà báo này thôi. Báo Tin Điện có một số phóng viên có triển vọng đấy.
- Tuy nhiên những thông tin ấy cũng chỉ có ích một cách mức độ. Đại úy Trevelyan bị giết trước sáu giờ tối, cho nên thời gian đó vị nhà văn kia ở đâu đối với chúng ta không quan trọng... Điều tôi quan tâm là anh ta đã nói dối. Để làm gì?
- Đúng thế. Tất phải có nguyên nhân...
- Hơn nữa, một khi anh ta đã nói dối, thì những lời khai thác của anh ta cũng khó có thể tin được. Tất nhiên tôi sẽ phải điều tra thêm, nhưng Martin Dering rất có thể đáp chuyến tàu mười hai rưỡi từ ga Paddington, đến Exhampton sau năm giờ, rồi gây án xong, anh ta đáp tàu tối, về đến nhà trước mười hai giờ đêm. Dù sao tôi thấy cũng cần kiểm tra lại khả năng ấy, và tìm hiểu tình hình tài chính của ông nhà văn này. Anh ta được sử dụng khoản thừa kế của vợ... Cái chính là kiểm tra về tình trạng ngoại phạm của anh ta, có hay không?
Viên cảnh sát trưởng nói:
- Tôi vẫn cho rằng hung thủ chính là James Pearson, người chúng ta đã bắt.
- Tôi đồng ý với ông, là mọi bằng chứng đều chống lại James Pearson, nhưng tôi nhìn y không ra vẻ một tên sát nhân.
Viên cảnh sát trưởng nhận xét:
- Cô vị hôn thê của y lại quyết tâm gỡ tội cho y.
- Đúng thế. Cô Emily Trefusis này quả là một phụ nữ hiếm có, sẵn sàng khuấy thiên đảo địa để cứu người yêu. Cô ta bắt quen với cậu nhà báo rồi xỏ mũi, điều khiển cậu ta theo ý cô ta muốn. Thằng cha James Pearson quả là may mắn, hắn chỉ được cái mã ngoài đẹp trai, còn chẳng có tài cán gì hết.
- Loại phụ nữ có bản lĩnh thường thích lấy kiểu chồng như thế.
Thanh ta Narracott nhận xét:
- Mỗi người mỗi tính. Nghĩa là ông đồng ý phải thấm tra lại tình trạng ngoại phạm của nhà văn Martin Dering?
- Đồng ý, vậy ông tiến hành chuyện ấy ngay đi. Nhưng hình như còn một người thứ tư nữa cũng được hưởng thừa kế của đại úy Trevelyan?
- Đúng thế, bà chị của ông ta. Về phía này, tôi đã kiểm tra kỹ: bà Gardner có mặt ở nhà bà ta lúc sáu giờ tối. Bây giờ tôi đi gặp nhà văn Dering.
Khoảng năm tiếng đồng hồ sau đó, thanh tra Narracott bước vào phòng khách biệt thự "Tổ ấm". Lần này Martin Dering có nhà, nhưng cô hầu nói thêm, ông chủ đang viết nên không tiếp bất cứ ai. Thanh tra Narracott đưa tấm thẻ cảnh sát và được mời vào đợi trong phòng khách.
Trong lúc chờ đợi, ông đi đi lại lại trong phòng, băn khoăn suy nghĩ. Thỉnh thoảng ông nhấc một thứ đồ mỹ nghệ bày trên bàn, ngắm nghía rồi lại đặt xuống. Một chiếc hộp đựng thuốc lá, sản xuất tại Australia, chắc quà tặng của Brian Pearson. Viên thanh tra nhấc một cuốn sách dày, gáy đã sờn: Kiêu hãnh và Định kiến. Lật ra, ông thấy trên trang lót ghi tên của Martha Rycroft, nét mực đã phai nhạt. Họ "Rycroft” ông cảm thấy quen quen, nhưng lúc này ông không nhớ ra đã gặp ở đâu. Cửa mở. Martin Dering bước vào.
Vóc tầm thước, vai rộng, mắt màu hạt dẻ sẫm, môi dày và đỏ, ông nhà văn này thuộc loại được một số người khen là đẹp trai.
Thanh tra không bị chinh phục bởi dáng vẻ đẹp trai nhưng hơi nặng nề ấy.
- Chào ông Dering. Xin lỗi phải làm mất thời giờ của ông thêm một lần nữa.
- Chuyện ấy không quan trọng, chỉ có điều tôi vẫn chỉ có thể nhắc lại những điều tôi đã kể với ông lần trước, không có gì thêm.
- Cho đến gần đây, chúng tôi vẫn tưởng Brian Pearson đang ở Australia, nhưng sáng nay chúng tôi được biết anh ta đã về Anh từ hai tháng nay. Điều này lẽ ra ông nên báo chúng tôi biết.
- Brian hiện ở Anh à? - Dering kêu lên ngạc nhiên - Tôi hoàn toàn không biết. Cả vợ tôi cũng không biết.
- Anh ta không liên hệ gì với hai ông bà à?
- Không. Thậm chí vợ tôi, Sylvia, và tôi trong thời gian hai tháng qua đã viết hai lá thư cho cậu ấy gửi sang Australia.
- Nếu vậy, tôi xin lỗi đã vội trách ông. Tôi tưởng bằng cách nào đó, Brian Pearson phải báo tin cho hai ông bà biết việc anh ta trở về nước chứ? Cho nên tôi đã giận ông là không kể cho tôi biết việc đó.
- Vừa rồi, nghe ông nói tôi mới biết. Mời ông dùng một điếu thuốc, ông thanh tra! Mà tôi nghe tin, hình như các ông đã bắt lại được tên tù vượt ngục phải không?
- Vâng, chúng tôi bắt được tối thứ ba. Do sương mù dày đặc quá, hắn đi loanh quanh vòng vo, cuối cùng đi được ba chục cây số rồi, hắn vẫn lại ở chỗ chỉ cách nhà tù Princetown có năm trăm mét.
- Kể cũng lạ, tại sao trong sương mù, con người ta cứ đi thành vòng tròn thế nhỉ? May mà hắn không vượt ngục vào thứ sáu, nếu thế, hắn đa bị tình nghi giết ông đại úy Trevelyan rồi.
- Tên tù này rất nguy hiểm, một tên cướp rất táo tợn. Hắn sống theo kiểu rất lạ. Vốn là một người giàu có, được xung quanh kính trọng, nhưng cứ lâu lâu, bị máu mê tội phạm xâm chiếm, hắn lại làm một vụ cướp hết sức táo bạo, cuối cùng hắn đi khỏi nhà, biệt tăm, sống với bọn lưu manh thấp hèn nhất.
- Tôi nghe nói ít kẻ vượt ngục nổi ở nhà tù Princetown, có đúng như thế không, thưa ông thanh tra?
- Nhà tù đó được canh phòng cẩn mật đến mức chuyện vượt ngục hầu như không thể thực hiện được. Nhưng lần này cuộc vượt ngục được chuẩn bị cực kỳ tỉ mỉ, chu đáo và hết sức thông minh.
Nhà văn Dering xem đồng hồ rồi đứng lên:
- Thưa ông thanh tra, nếu ông không cần hỏi thêm điều gì...
- Xin lỗi, thưa ông Dering, tôi muốn biết tại sao ông nói dối tôi, ông bảo chiều thứ sáu đó ông dự buổi chiêu đãi của câu lạc bộ văn học tại khách sạn Cecil?
- Tôi chưa hiểu ông nói gì, thưa ông thanh tra?
- Có đấy, ông hiểu rất rõ! Thưa ông Dering, tối thứ sáu, ông không đến dự buổi chiêu đãi.
Dering lộ vẻ bối rối, đưa mắt nhìn viên thanh tra rồi lại nhìn lên trần, ra cửa, cuối cùng cúi xuống nhìn đôi giày. Viên thanh tra vẫn thản nhiên chờ. Cuối cùng nhà văn nói:
- Thôi được, cứ cho rằng tối hôm đó tôi không đến dự buổi chiêu đãi. Nhưng như thế thì sao? Tôi sử dụng thời gian cách nào từ năm giờ chiều hôm đó trở đi, tức là thời điểm đại úy Trevelyan bị giết, thì có gì quan trọng đâu?
- Thưa ông Dering, do ông nói dối chuyện đó, tôi thấy cần phải thẩm tra lại những chuyện khác. Thí dụ ông khai ông ăn bữa trưa với một người bạn, vậy việc ấy có đúng không?
- Đúng. Đó là chủ một nhà xuất bản Hoa Kỳ.
- Tên ông ta?
- Rosenkraun, Edgar Rosenkraun.
- Đại chỉ ông ta?
- Ông ta đã rời nước Anh hôm thứ bảy.
- Về New York?
- Vâng.
- Có nghĩa lúc này ông ta đang ngồi trên tàu biển. Chuyến tàu nào?
- Tôi... tôi không nhớ.
- Chỉ cần ông cho biết tầu của hãng Cunard hay hãng White Star.
- Thú thật là tôi không nhớ gì hết.
- Nếu vậy, chúng tôi sẽ phải đánh điện hỏi văn phòng nhà xuất bản của ông ấy ở New York.
- Tôi nhớ rồi, tàu Gargantua - cuối cùng Dering nói.
- Cảm ơn, thưa ông Dering. Tôi biết thế nào ông cũng sẽ nhớ ra. Ông vẫn giữ nguyên lời khai là hôm thứ sáu đã ăn trưa với ông Rosenkraun? Hai ông chia tay lúc mấy giờ?
- Khoảng năm giờ.
- Sau đó ông đi đâu và làm gì?
- Tôi từ chối không trả lời câu hỏi đó. Bởi tôi thấy thời gian sau đấy tôi làm gì không liên quan đến vụ án.
Thanh tra Narracott gật đầu. Nếu ông Rosenkraun kia khẳng định lời khai của Dering, có nghĩa ông này lọt ra ngoài phạm vi nghi vấn. Còn những gì ông ta làm sau đó, dù là việc gì đi nữa, cũng không liên quan đến vụ án mạng của đại úy Trevelyan.
- Bây giờ ông định làm gì, thưa ông thanh tra? - Dering ngượng nghịu hỏi.
- Tôi sẽ đánh điện vô tuyến cho ông Rosenkraun trên tàu Gargantua.
Nhà văn Dering kêu lên:
- Nếu làm thế, tôi sẽ bị mang tiếng mất thôi. Tôi đề nghị thế này. Xin ông chờ cho một chút.
Dering ngồi vào bàn giấy, viết nhanh mấy chữ lên một tờ giấy, đưa thanh tra Narracott.
- ông có thể làm theo cách khác - Dering nói, giọng nhăn nhó - Ít ra ông có thể thảo bức điện theo kiểu như thế này.
Thanh tra Narracott đọc thấy trên tờ giấy:
Rosenkraun, tàu Gargantua.
Xin vui lòng xác nhận lời khai sau đây: Thứ sáu mười bốn, tôi ăn trưa và ngồi với ông cho đến năm giờ chiều.
MARTIN DERING
- Và ông ghi địa chỉ trả lời là địa chỉ của ông, thưa ông thanh tra, ở đâu đối với tôi không quan trọng, nhưng đừng tại Cục cảnh sát hoặc một cơ quan chính quyền nào khác. Ông chưa biết tính người Mỹ đâu. Nếu nhà xuất bản đó nghĩ tôi dính líu đến một vụ bê bối hình sự, dứt khoát họ sẽ hủy bản hợp đồng đã ký với tôi. Đây chỉ là yêu cầu cá nhân, mong ông thanh tra thông cảm.
- Tôi sẽ tôn trọng điều ông yêu cầu, thưa ông Dering. Tôi chỉ cần biết sự thật. Tôi sẽ ghi địa chỉ trả lời là nhà riêng của tôi tại thị xã Exter.
- Cảm ơn ông thanh tra. Nghề viết văn không phải là nghề kiếm được nhiều tiền lắm đâu. Rồi ông sẽ thấy câu trả lời ông nhận được chứng minh lời tôi nói là đúng. Nếu tôi nói dối ông về chuyện chiêu đãi, thì chỉ vì tôi muốn vợ tôi tin tôi đã ở đó, và vì tôi muốn tránh một cuộc to tiếng trong gia đình.
- Nếu ông Rosenkraun khẳng định lời ông khai, thưa ông Dering, thì ông không còn phải ngại điều gì nữa.
Thanh ta Narracott ra khỏi ngôi biệt thự "Tổ ấm", đi thẳng ra xe lửa. Lúc lên đoàn tàu đưa ông đến Devon, ông đột nhiên bật cười, tự nói với mình:
- Rycroft... Mình nhớ ra rồi! Đó là tên họ của ông già sống trong ngôi biệt thự xóm Sittaford. Một sự trùng hợp quái đản!
Viên cảnh sát địa phương ngước nhìn ông vẻ dò hỏi:
- Sao vậy? Kẻ bị tình nghi không phải thủ phạm hay sao?
- Bây giờ tôi đâm hồ nghi. Lúc đầu mọi chứng cớ đều chống lại y, nhưng bây giờ...
- Tôi thấy các bằng chứng phạm tội của thằng cha James Pearson này đều có sức thuyết phục đấy chứ?
- Đúng, nhưng có những bằng chứng khác phát sinh đã bác lại... Thí dụ việc cậu em y, Biran Pearson, tôi vẫn tưởng đang sống ở Australia, thì ra y đã về Anh được hai tháng rồi. Brian Pearson cùng đáp chuyến tàu với hai mẹ con phu nhân Willett, và trong thời gian trên tàu, có vẻ y đã chinh phục được trái tim cô Violette, con gái phu nhân. Tại sao y giấu mọi người việc y trở về nước Anh? Cả anh lẫn chị y đều không biết cậu em đã về nước. Thứ năm vừa qua, y vắng mặt ở khách sạn Ormsoy,London, và từ hôm đó đến tận thứ ba, khi cậu phóng viên nhà báo Enderby tình cờ bắt gặp y đến lâu đài Sittaford gặp cô Violette giữa đêm khuya. Vậy trong thời gian từ thứ năm đến trước thứ ba vừa rồi, y ở đâu, làm gì? Y nhất định không chịu trả lời câu tôi hỏi.
- Ông đã cảnh báo y là thái độ như thế sẽ tai hại cho y thế nào rồi chứ?
- Rồi. Y bất cần. Y một mực nói y không liên quan gì đến cái chết của đại úy Trevelyan, cậu y. Còn nếu chúng ta cần thì chúng ta cứ tiến hành điều tra, y nhất định không khai y ở đâu và làm những gì trong quãng thời gian đó.
- Lạ đấy!
- Đúng thế. Gã Brian Pearson này cũng rất có khả năng là hung thủ giết đại úy Trevelyan. Khó có thể hình dung một kẻ như James Pearson dám quật bao cát lên đầu nạn nhân, nhưng Brian Pearson thì hoàn toàn có khả năng làm hành động ấy. Thằng cha lực lưỡng và táo tợn, giết một ông già đối với hẳn chỉ như một trò chơi... và ông nhớ chứ, hắn cũng là một trong những người được thừa kế, ngang quyền lợi với James anh hắn. Sáng nay hắn đi cùng cậu nhà báo Enderby đến gặp tôi. Hắn nói năng rất đàng hoàng khó có thể nghi hắn được. Nhưng tôi không để hắn lòe tôi đâu.
- Cụ thể ông nghĩ sao?
- Tại sao hắn phải giấu việc hắn trở về Anh, đến hôm nay mới chịu để lộ ra? Tin cậu hắn chết đã được đưa trên khắp các báo chí liên tục suốt một tuần nay. Anh hắn bị bắt hôm thứ hai, vậy mà hắn vẫn không cho ai biết là hắn đang ở trong nước. Theo tôi nghĩ, nếu hôm qua cậu nhà báo Enderby không gặp được Brian Pearson trong khu vườn của lâu đài Sittaford thì đến lúc này chúng ta vẫn tưởng hắn còn ở Australia.
- Anh ta vào đấy làm gì nhỉ? Tôi nói là anh nhà báo Enderby ấy?
- Đám nhà báo thì ông thừa biết nơi nào mà họ chẳng thọc mũi vào?
- Đúng thế. Họ làm vướng chân chúng ta, nhưng đôi khi giúp ích được cho chúng ta.
- Cậu nhà báo này làm theo những lời chỉ đạo của cô kia.
- Cô nào?
- Emily Trefusis.
- Sao cô ta biết chuyện xảy ra trong gia đình Willett?
- Trong một lần đến thăm phu nhân Willett, cô ta phát hiện ra một số điều.
- Thằng cha Biran Pearson giải thích sao về việc đến gặp cô Violette giờ giấc ấy?
- Y bảo y đến Sittaford để gặp cô Violette, và cô này muốn giấu bà mẹ mối quan hệ với y nên họ phải hẹn gặp nhau lúc đêm khuya, khi bà mẹ cô ta đang ngủ. Tôi cho đấy chỉ là một cái cớ cố tình bịa ra - thanh tra Narracott nói giọng nghi ngờ - Tôi tin rằng nếu cậu nhà báo Enderby không theo dõi. thì cho đến nay chúng ta chưa biết Biran đang có mặt ở Anh, mà vẫn tưởng y ở Australia.
Viên cảnh sát mỉm cười, nói:
- Chắc y căm mấy tay nhà báo lắm!
- Trái lại mới lạ chứ! - thanh tra Narracott nói - Ông nên nhớ có ba người mang họ Pearson: Sylvia Pearson thì đã lấy nhà văn Martin Dering. Trong lần thẩm vấn đầu tiên, ông nhà văn này khai chiều thứ sáu ông ta ăn trưa với chủ một nhà xuất bản Hoa Kỳ rồi tối thì dự buổi chiêu đãi ở câu lạc bộ văn học, nhưng trong bữa chiêu đãi lại không có mặt ông ta.
- Do đâu ông biết được điều đó?
- Vẫn là do cậu nhà báo Enderby.
Viên cảnh sát trưởng kêu lên.
- Nhất định tôi phải làm quen với tay nhà báo này thôi. Báo Tin Điện có một số phóng viên có triển vọng đấy.
- Tuy nhiên những thông tin ấy cũng chỉ có ích một cách mức độ. Đại úy Trevelyan bị giết trước sáu giờ tối, cho nên thời gian đó vị nhà văn kia ở đâu đối với chúng ta không quan trọng... Điều tôi quan tâm là anh ta đã nói dối. Để làm gì?
- Đúng thế. Tất phải có nguyên nhân...
- Hơn nữa, một khi anh ta đã nói dối, thì những lời khai thác của anh ta cũng khó có thể tin được. Tất nhiên tôi sẽ phải điều tra thêm, nhưng Martin Dering rất có thể đáp chuyến tàu mười hai rưỡi từ ga Paddington, đến Exhampton sau năm giờ, rồi gây án xong, anh ta đáp tàu tối, về đến nhà trước mười hai giờ đêm. Dù sao tôi thấy cũng cần kiểm tra lại khả năng ấy, và tìm hiểu tình hình tài chính của ông nhà văn này. Anh ta được sử dụng khoản thừa kế của vợ... Cái chính là kiểm tra về tình trạng ngoại phạm của anh ta, có hay không?
Viên cảnh sát trưởng nói:
- Tôi vẫn cho rằng hung thủ chính là James Pearson, người chúng ta đã bắt.
- Tôi đồng ý với ông, là mọi bằng chứng đều chống lại James Pearson, nhưng tôi nhìn y không ra vẻ một tên sát nhân.
Viên cảnh sát trưởng nhận xét:
- Cô vị hôn thê của y lại quyết tâm gỡ tội cho y.
- Đúng thế. Cô Emily Trefusis này quả là một phụ nữ hiếm có, sẵn sàng khuấy thiên đảo địa để cứu người yêu. Cô ta bắt quen với cậu nhà báo rồi xỏ mũi, điều khiển cậu ta theo ý cô ta muốn. Thằng cha James Pearson quả là may mắn, hắn chỉ được cái mã ngoài đẹp trai, còn chẳng có tài cán gì hết.
- Loại phụ nữ có bản lĩnh thường thích lấy kiểu chồng như thế.
Thanh ta Narracott nhận xét:
- Mỗi người mỗi tính. Nghĩa là ông đồng ý phải thấm tra lại tình trạng ngoại phạm của nhà văn Martin Dering?
- Đồng ý, vậy ông tiến hành chuyện ấy ngay đi. Nhưng hình như còn một người thứ tư nữa cũng được hưởng thừa kế của đại úy Trevelyan?
- Đúng thế, bà chị của ông ta. Về phía này, tôi đã kiểm tra kỹ: bà Gardner có mặt ở nhà bà ta lúc sáu giờ tối. Bây giờ tôi đi gặp nhà văn Dering.
Khoảng năm tiếng đồng hồ sau đó, thanh tra Narracott bước vào phòng khách biệt thự "Tổ ấm". Lần này Martin Dering có nhà, nhưng cô hầu nói thêm, ông chủ đang viết nên không tiếp bất cứ ai. Thanh tra Narracott đưa tấm thẻ cảnh sát và được mời vào đợi trong phòng khách.
Trong lúc chờ đợi, ông đi đi lại lại trong phòng, băn khoăn suy nghĩ. Thỉnh thoảng ông nhấc một thứ đồ mỹ nghệ bày trên bàn, ngắm nghía rồi lại đặt xuống. Một chiếc hộp đựng thuốc lá, sản xuất tại Australia, chắc quà tặng của Brian Pearson. Viên thanh tra nhấc một cuốn sách dày, gáy đã sờn: Kiêu hãnh và Định kiến. Lật ra, ông thấy trên trang lót ghi tên của Martha Rycroft, nét mực đã phai nhạt. Họ "Rycroft” ông cảm thấy quen quen, nhưng lúc này ông không nhớ ra đã gặp ở đâu. Cửa mở. Martin Dering bước vào.
Vóc tầm thước, vai rộng, mắt màu hạt dẻ sẫm, môi dày và đỏ, ông nhà văn này thuộc loại được một số người khen là đẹp trai.
Thanh tra không bị chinh phục bởi dáng vẻ đẹp trai nhưng hơi nặng nề ấy.
- Chào ông Dering. Xin lỗi phải làm mất thời giờ của ông thêm một lần nữa.
- Chuyện ấy không quan trọng, chỉ có điều tôi vẫn chỉ có thể nhắc lại những điều tôi đã kể với ông lần trước, không có gì thêm.
- Cho đến gần đây, chúng tôi vẫn tưởng Brian Pearson đang ở Australia, nhưng sáng nay chúng tôi được biết anh ta đã về Anh từ hai tháng nay. Điều này lẽ ra ông nên báo chúng tôi biết.
- Brian hiện ở Anh à? - Dering kêu lên ngạc nhiên - Tôi hoàn toàn không biết. Cả vợ tôi cũng không biết.
- Anh ta không liên hệ gì với hai ông bà à?
- Không. Thậm chí vợ tôi, Sylvia, và tôi trong thời gian hai tháng qua đã viết hai lá thư cho cậu ấy gửi sang Australia.
- Nếu vậy, tôi xin lỗi đã vội trách ông. Tôi tưởng bằng cách nào đó, Brian Pearson phải báo tin cho hai ông bà biết việc anh ta trở về nước chứ? Cho nên tôi đã giận ông là không kể cho tôi biết việc đó.
- Vừa rồi, nghe ông nói tôi mới biết. Mời ông dùng một điếu thuốc, ông thanh tra! Mà tôi nghe tin, hình như các ông đã bắt lại được tên tù vượt ngục phải không?
- Vâng, chúng tôi bắt được tối thứ ba. Do sương mù dày đặc quá, hắn đi loanh quanh vòng vo, cuối cùng đi được ba chục cây số rồi, hắn vẫn lại ở chỗ chỉ cách nhà tù Princetown có năm trăm mét.
- Kể cũng lạ, tại sao trong sương mù, con người ta cứ đi thành vòng tròn thế nhỉ? May mà hắn không vượt ngục vào thứ sáu, nếu thế, hắn đa bị tình nghi giết ông đại úy Trevelyan rồi.
- Tên tù này rất nguy hiểm, một tên cướp rất táo tợn. Hắn sống theo kiểu rất lạ. Vốn là một người giàu có, được xung quanh kính trọng, nhưng cứ lâu lâu, bị máu mê tội phạm xâm chiếm, hắn lại làm một vụ cướp hết sức táo bạo, cuối cùng hắn đi khỏi nhà, biệt tăm, sống với bọn lưu manh thấp hèn nhất.
- Tôi nghe nói ít kẻ vượt ngục nổi ở nhà tù Princetown, có đúng như thế không, thưa ông thanh tra?
- Nhà tù đó được canh phòng cẩn mật đến mức chuyện vượt ngục hầu như không thể thực hiện được. Nhưng lần này cuộc vượt ngục được chuẩn bị cực kỳ tỉ mỉ, chu đáo và hết sức thông minh.
Nhà văn Dering xem đồng hồ rồi đứng lên:
- Thưa ông thanh tra, nếu ông không cần hỏi thêm điều gì...
- Xin lỗi, thưa ông Dering, tôi muốn biết tại sao ông nói dối tôi, ông bảo chiều thứ sáu đó ông dự buổi chiêu đãi của câu lạc bộ văn học tại khách sạn Cecil?
- Tôi chưa hiểu ông nói gì, thưa ông thanh tra?
- Có đấy, ông hiểu rất rõ! Thưa ông Dering, tối thứ sáu, ông không đến dự buổi chiêu đãi.
Dering lộ vẻ bối rối, đưa mắt nhìn viên thanh tra rồi lại nhìn lên trần, ra cửa, cuối cùng cúi xuống nhìn đôi giày. Viên thanh tra vẫn thản nhiên chờ. Cuối cùng nhà văn nói:
- Thôi được, cứ cho rằng tối hôm đó tôi không đến dự buổi chiêu đãi. Nhưng như thế thì sao? Tôi sử dụng thời gian cách nào từ năm giờ chiều hôm đó trở đi, tức là thời điểm đại úy Trevelyan bị giết, thì có gì quan trọng đâu?
- Thưa ông Dering, do ông nói dối chuyện đó, tôi thấy cần phải thẩm tra lại những chuyện khác. Thí dụ ông khai ông ăn bữa trưa với một người bạn, vậy việc ấy có đúng không?
- Đúng. Đó là chủ một nhà xuất bản Hoa Kỳ.
- Tên ông ta?
- Rosenkraun, Edgar Rosenkraun.
- Đại chỉ ông ta?
- Ông ta đã rời nước Anh hôm thứ bảy.
- Về New York?
- Vâng.
- Có nghĩa lúc này ông ta đang ngồi trên tàu biển. Chuyến tàu nào?
- Tôi... tôi không nhớ.
- Chỉ cần ông cho biết tầu của hãng Cunard hay hãng White Star.
- Thú thật là tôi không nhớ gì hết.
- Nếu vậy, chúng tôi sẽ phải đánh điện hỏi văn phòng nhà xuất bản của ông ấy ở New York.
- Tôi nhớ rồi, tàu Gargantua - cuối cùng Dering nói.
- Cảm ơn, thưa ông Dering. Tôi biết thế nào ông cũng sẽ nhớ ra. Ông vẫn giữ nguyên lời khai là hôm thứ sáu đã ăn trưa với ông Rosenkraun? Hai ông chia tay lúc mấy giờ?
- Khoảng năm giờ.
- Sau đó ông đi đâu và làm gì?
- Tôi từ chối không trả lời câu hỏi đó. Bởi tôi thấy thời gian sau đấy tôi làm gì không liên quan đến vụ án.
Thanh tra Narracott gật đầu. Nếu ông Rosenkraun kia khẳng định lời khai của Dering, có nghĩa ông này lọt ra ngoài phạm vi nghi vấn. Còn những gì ông ta làm sau đó, dù là việc gì đi nữa, cũng không liên quan đến vụ án mạng của đại úy Trevelyan.
- Bây giờ ông định làm gì, thưa ông thanh tra? - Dering ngượng nghịu hỏi.
- Tôi sẽ đánh điện vô tuyến cho ông Rosenkraun trên tàu Gargantua.
Nhà văn Dering kêu lên:
- Nếu làm thế, tôi sẽ bị mang tiếng mất thôi. Tôi đề nghị thế này. Xin ông chờ cho một chút.
Dering ngồi vào bàn giấy, viết nhanh mấy chữ lên một tờ giấy, đưa thanh tra Narracott.
- ông có thể làm theo cách khác - Dering nói, giọng nhăn nhó - Ít ra ông có thể thảo bức điện theo kiểu như thế này.
Thanh tra Narracott đọc thấy trên tờ giấy:
Rosenkraun, tàu Gargantua.
Xin vui lòng xác nhận lời khai sau đây: Thứ sáu mười bốn, tôi ăn trưa và ngồi với ông cho đến năm giờ chiều.
MARTIN DERING
- Và ông ghi địa chỉ trả lời là địa chỉ của ông, thưa ông thanh tra, ở đâu đối với tôi không quan trọng, nhưng đừng tại Cục cảnh sát hoặc một cơ quan chính quyền nào khác. Ông chưa biết tính người Mỹ đâu. Nếu nhà xuất bản đó nghĩ tôi dính líu đến một vụ bê bối hình sự, dứt khoát họ sẽ hủy bản hợp đồng đã ký với tôi. Đây chỉ là yêu cầu cá nhân, mong ông thanh tra thông cảm.
- Tôi sẽ tôn trọng điều ông yêu cầu, thưa ông Dering. Tôi chỉ cần biết sự thật. Tôi sẽ ghi địa chỉ trả lời là nhà riêng của tôi tại thị xã Exter.
- Cảm ơn ông thanh tra. Nghề viết văn không phải là nghề kiếm được nhiều tiền lắm đâu. Rồi ông sẽ thấy câu trả lời ông nhận được chứng minh lời tôi nói là đúng. Nếu tôi nói dối ông về chuyện chiêu đãi, thì chỉ vì tôi muốn vợ tôi tin tôi đã ở đó, và vì tôi muốn tránh một cuộc to tiếng trong gia đình.
- Nếu ông Rosenkraun khẳng định lời ông khai, thưa ông Dering, thì ông không còn phải ngại điều gì nữa.
Thanh ta Narracott ra khỏi ngôi biệt thự "Tổ ấm", đi thẳng ra xe lửa. Lúc lên đoàn tàu đưa ông đến Devon, ông đột nhiên bật cười, tự nói với mình:
- Rycroft... Mình nhớ ra rồi! Đó là tên họ của ông già sống trong ngôi biệt thự xóm Sittaford. Một sự trùng hợp quái đản!
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.