Chương 327: Tây Vực nhị tam sự (1).
Canh Tân
22/01/2015
Chẳng bao lâu Điều Trù vào đại trướng, hành lễ với Lữ Bố xong liền hỏi:
- Nghe nói chủ công ở đây không thuận lợi.
- Bố thật coi thường anh hùng thiên hạ, không ngờ Lô Long Tắc cũng là nơi ngọa hổ tàng long.
Điền Trù cười:
- Chủ công, thắng bại là chuyện thường của binh gia, hà tất phải để trong lòng? Theo thuộc hạ thấy, chẳng bao lâu Lô Long Tắc sẽ lọt vào tay chủ công thôi.
- Ồ, sao lại nói thế?
- Thái Sơ tiên sinh có một phong thư mật bảo thuộc hạ giao cho chủ công.
Lữ Bố nhận lấy, xem xong mây đen trên mặt tan biến hết cả:
- Tiên sinh quả nhiên cao minh, nếu đã thế nó coi như ở trong tay ta rồi.
Tức thì sai người bày tiệc khoản đãi Điền Trù.
Hôm sau Lữ Bố tiếp tục tấn công Lô Long Tắc, có điều tâm tình đã khác trước, Triệu Vân và Điền Dự nhạy bén phát giác ra thế công của Lữ Bố đã thay đổi, nhìn thì mãnh liệt đấy, nhưng thực tế rất hời hợt, không liều chết như trước.
Triệu Vân không nhịn được hỏi:
- Có nhìn ra mánh khóe gì không?
Điền Dự trầm tư chốc lát, chợt sắc mặt đại biến:
- Không hay, chẳng lẽ con Ác Hổ này minh tu sạn đạo ám độ Trần Thương?
- Quốc Nhược nói rõ xem.
- Lữ Bố khua chiêng gióng trống ở đây, thu hút tất cả mọi sự chú ý, như thế phương hướng Lệnh Chi buông lỏng đề phòng. Nếu là ta chỉ huy, ta sẽ vượt Long Tiên Thủy, tập kích Lệnh Chi.
Long Tiên Thủy là tên một con sông nữa giữa Bắc Bình và Liêu Tây, là một lá chăn thiên nhiên, nhưng nếu Công Tôn Phạm đem sự chú ý tập trung vào Lô Long Tắc, phòng ngự ở Long Tiên Thủy, nhất định vô cùng lỏng lẻo.
Vượt qua Long Tiên Thủy chính là thành Lệnh Chi.
Triệu Vân hiểu ra, mặt cũng trắng bệch:
- Quốc Nhược, lập tức phái người nhắc nhở Công Tôn đại nhân, chớ để Lữ Bổ thành công.
Điền Dự khẽ lắc đầu:
- Hiện tại đã muộn rồi, Lữ Bố vây đánh ở đây đã hai mươi ngày, nếu đúng như ta nói thì hiện giờ Lệnh Chi ... Tử Long, nếu đã thế chúng ta phải tính đường lui thôi.
Đường lui?
Triệu Vân lòng giật đánh thót, nếu Lệnh Chi bị chiếm, vậy còn đường lui nào nữa?
************
Tây Vực, cỏ xanh mướt mắt.
Đại chiến đã kết thúc, toàn bộ Tây Vực càng trở nên bận rộn.
Từ mảnh đất hoang biến thành ruộng tốt, cùng với thế cục Tây Vực ổn định, rất nhiều lưu dân tụ tập ở một dải Hà Tây bắt đầu đổ về phía Tây Vực. Tây Vực đại đô đốc phủ phát ra điều kiện ưu đãi, khiến mảnh đất hoang vu ở Tây Vực dần trở nên náo nhiệt.
Từng cái cối xay gió được từ Tương Tố Doanh đưa ra, từng cái cối xay gió cao lớn được dựng lên ở Tây Vực, tạo thành phong cảnh độc đáo. Về cối xay gió, Đổng Phi cũng chỉ có khái niệm mơ hồ, còn cái thứ đó dùng làm gì, y chẳng nói rõ được.
Có điều cối xay gió được dựng lên, hưởng lợi đầu tiên là Tương Tố Doanh, sau đó Phí Ốc phát hiện, cối xay gió này có thể ứng dụng vào nhiều phương diện, từ nông canh tới ngư nghiệp, từ khai thác tới nghề rèn, cối xay gió xuất hiện được đề cao cực lớn.
Không có chiến tranh, nhiệt tình của bách tính dần được khơi lên.
Tháng Giêng, cùng với vô số người Hán vào Tây Vực, đột nhiên Đổng Phi đề xuất khái niệm Hoạt mệnh lâm.
Thế nào là Hoạt mệnh lâm?
Nói một cách đơn giản là trồng rừng ở Tây Vực, một cái cây đại biểu một tính mạng, cây còn người còn, cây chết người chết.
Vì sao phải thực hiện chính sách này?
Trong ký ức kiếp trước của Đổng Phi, Tây Vực là một vùng hoang mạc, 1800 năm thương hải tang điền, vì sao Tây Vực lại biến thành một vùng hoang mạc?
Nguyên nhân, Đổng Phi chẳng thể truy tìm, điều y muốn làm là muốn mọi người bảo vệ vùng đất phì nhiêu này, sau khi y chết đi, con trai y chết đi, cháu y chết đi, Tây Vực vẫn cứ mỹ lệ như bây giờ, trong thâm tâm, Đổng Phi đã coi Tây Vực là nhà.
Đồng thời do Đại Uyển và Ô Tôn chiến bại, rất nhiều tù binh trở thành vấn đề cần giải quyết, người chấp nhận bỏ cuộc sống du mục còn dễ. Nhưng dầu sao đời đời sống trên lưng ngựa, rất nhiều người không muốn thay đổi.
Vì thế Đổng Phi bắt bọn họ trồng Hoạt mệnh lâm, trói buộc bọn họ vào đó, cây chết một cái giết một người, chết cả mảng rừng giết toàn tộc.
Khi những tù binh nơm nớp lo sợ trồng từng cái cây xuống, tính mạng của bọn họ đã gắn liền với mảnh đất đó, có lẽ mười hai mươi năm sau, khi những cái cây này thành đại thụ che trời, bọn họ cũng coi đây thành nhà của mình.
Vì vậy mà Đổng Phi chuyên môn thành lập một ban nghành tại Thú huyện, đặt tên là đốc sát viện, người cai quản đốc sát viện là Pháp Chính.
Chức trách của Đốc sát viện thôi thì đủ cả, từ lâm nghiệp, nông nghiệp, còn bố trí nhân viên, đốc sát quan lại, duy trì ổn định trật tự v...v..v...
Vì đảm bảo quyền uy của Đốc sát viện, Đồng Phi còn chuyên môn cấp cho Pháp Chính 200 Kỹ kích sĩ.
Kỹ kích sĩ tới Đốc sát viện đổi tên là đốc sát, toàn bộ mặc áo đen, cho người ta cảm nhận uy nghiêm. Thế nên có người gọi họ là đốc sát hắc y, Pháp Chính từ đó bắt đầu cuộc đời đốc sát thối hoắc của hắn.
Sở học của Pháp Chính, lấy pháp gia làm chủ, sau theo Lư Thực, Lý Nho học vài năm, thành ra kiêm hết sở học các nhà.
Trong lòng Pháp Chính, Đốc sát viện chân chính phải đốc sát thiên hạ, chuyện to chuyện nhỏ, đều nằm trong tay Đốc sát viện.
Khi Đổng Phi phát hiện ra thì tính chất của Đốc sát viện đã thay đổi, có điều hiện giờ Đồng Phi chưa thể dự đoán trước được chuyện sẽ xảy ra.
Một thớt khoái mã lướt nhanh như gió trên quan đạo.
- Đại đô đốc ở đâu? Hỏa tốc tám trăm dặm từ Thú huyện, mau mau đưa ta đi gặp đại đô đốc.
Chạy tới một trạch viện, chiến mã dừng lại, kỵ sĩ trên ngựa lăn xuống, hô lớn:
Trạch viện này chính là phủ nha.
Tháng ba, Đổng Phi nhận được tin về Hoàng Thiệu. Đối với thuộc hạ theo mình mười ba năm suốt từ Quang Hòa thứ sáu, bất kể là khi Đổng Phi xui xẻo hay đắc ý đều không rời bỏ, Đổng Phi có một tình cảm khó miêu tả.
Nói ra đời này Hoàng Thiệu rất trắc trở.
Năm xưa bái sư không được, về sau tự học thành tài, không thuộc về một thế gia nào, thậm chí có thời gian còn là người Thái Bình Đạo. Đó là một trong hai mưu thần sớm nhất của Đổng Triệu, Đường Chu đã bệnh mất trước khi Đổng Trác chết.
Còn Hoàng Thiệu.
Không có Hoàng Thiệu, không có Tây Vực ngày hôm nay.
Khí độ của hắn không bao la như Gia Cát Cẩn, mưu kế không cay độc như Giả Hủ, văn tài kém Dương Tục, Tô Tắc.
Nhưng người như thế thủy chung cần mẫn, chịu khó, không một lời oán trách.
Đổng Phi nhiều lần muốn đề bạt hắn, nhưng đều bị Hoàng Thiệu cự tuyệt, lý do là :" Thiệu tài hèn, đã kiệt lực rồi, nếu ngồi ở vị trí cao hơn, e không làm người ta phục. Chủ công phải lấy đại nghiệp làm trọng, thu hút hiền lương mà dùng, Thiệulàm điền nông lại đã thỏa mãn rồi.
Cho nay hay tin Hoàng Thiệu bệnh nặng, Đổng Phi lập tức bỏ hết việc đấy, mang Việt Hề, Vương Nhung, Hà Nghi, Hà Mạn tới Liễu Trì. Đi theo còn có con gái Đổng Tiết và con trai Đổng Ký.
Đổng Tiết là Tiểu Văn Cơ, năm nay mười hai, tuổi không nhiều, nhưng thiên kiều bá mị, rất có phong thái của mẹ. Đổng Phi thích gọi con gái là Tiểu Văn Cơ, bất kể thế nào, cái tên này mang một đoạn ký ức không ai biết.
Lúc này Đổng Phi đang ngồi trong phòng ngủ, nắm chặt tay Hoàng Thiệu. Hoàng Thiệu nắm trên giường, mặt hốc hác, nhưng ánh mắt mang theo niềm vui không thể diễn ta bằng lời:
- Thiệu thân ti tiện, lại làm chủ công lúc bộn bề tới thăm ...
- Tằng Thứ đừng nói lời ấy, ai dám bảo ngươi ti tiện? Ai dám nói ta cho một chùy đập chết. Ngươi là người theo ta sớm nhất, là người ta coi trọng nhất, mau mau khỏe lại đi, ta còn nhiều việc dựa vào ngươi.
Trong mắt Hoàng Thế chảy ra hai hàng lệ nóng:
- Chủ công, đời này Thiệu gặp được chủ công là phúc của Thiệu. Nếu có kiếp sau Thiệu nguyện được tiếp tục ra sức vì chủ công.
- Nghe nói chủ công ở đây không thuận lợi.
- Bố thật coi thường anh hùng thiên hạ, không ngờ Lô Long Tắc cũng là nơi ngọa hổ tàng long.
Điền Trù cười:
- Chủ công, thắng bại là chuyện thường của binh gia, hà tất phải để trong lòng? Theo thuộc hạ thấy, chẳng bao lâu Lô Long Tắc sẽ lọt vào tay chủ công thôi.
- Ồ, sao lại nói thế?
- Thái Sơ tiên sinh có một phong thư mật bảo thuộc hạ giao cho chủ công.
Lữ Bố nhận lấy, xem xong mây đen trên mặt tan biến hết cả:
- Tiên sinh quả nhiên cao minh, nếu đã thế nó coi như ở trong tay ta rồi.
Tức thì sai người bày tiệc khoản đãi Điền Trù.
Hôm sau Lữ Bố tiếp tục tấn công Lô Long Tắc, có điều tâm tình đã khác trước, Triệu Vân và Điền Dự nhạy bén phát giác ra thế công của Lữ Bố đã thay đổi, nhìn thì mãnh liệt đấy, nhưng thực tế rất hời hợt, không liều chết như trước.
Triệu Vân không nhịn được hỏi:
- Có nhìn ra mánh khóe gì không?
Điền Dự trầm tư chốc lát, chợt sắc mặt đại biến:
- Không hay, chẳng lẽ con Ác Hổ này minh tu sạn đạo ám độ Trần Thương?
- Quốc Nhược nói rõ xem.
- Lữ Bố khua chiêng gióng trống ở đây, thu hút tất cả mọi sự chú ý, như thế phương hướng Lệnh Chi buông lỏng đề phòng. Nếu là ta chỉ huy, ta sẽ vượt Long Tiên Thủy, tập kích Lệnh Chi.
Long Tiên Thủy là tên một con sông nữa giữa Bắc Bình và Liêu Tây, là một lá chăn thiên nhiên, nhưng nếu Công Tôn Phạm đem sự chú ý tập trung vào Lô Long Tắc, phòng ngự ở Long Tiên Thủy, nhất định vô cùng lỏng lẻo.
Vượt qua Long Tiên Thủy chính là thành Lệnh Chi.
Triệu Vân hiểu ra, mặt cũng trắng bệch:
- Quốc Nhược, lập tức phái người nhắc nhở Công Tôn đại nhân, chớ để Lữ Bổ thành công.
Điền Dự khẽ lắc đầu:
- Hiện tại đã muộn rồi, Lữ Bố vây đánh ở đây đã hai mươi ngày, nếu đúng như ta nói thì hiện giờ Lệnh Chi ... Tử Long, nếu đã thế chúng ta phải tính đường lui thôi.
Đường lui?
Triệu Vân lòng giật đánh thót, nếu Lệnh Chi bị chiếm, vậy còn đường lui nào nữa?
************
Tây Vực, cỏ xanh mướt mắt.
Đại chiến đã kết thúc, toàn bộ Tây Vực càng trở nên bận rộn.
Từ mảnh đất hoang biến thành ruộng tốt, cùng với thế cục Tây Vực ổn định, rất nhiều lưu dân tụ tập ở một dải Hà Tây bắt đầu đổ về phía Tây Vực. Tây Vực đại đô đốc phủ phát ra điều kiện ưu đãi, khiến mảnh đất hoang vu ở Tây Vực dần trở nên náo nhiệt.
Từng cái cối xay gió được từ Tương Tố Doanh đưa ra, từng cái cối xay gió cao lớn được dựng lên ở Tây Vực, tạo thành phong cảnh độc đáo. Về cối xay gió, Đổng Phi cũng chỉ có khái niệm mơ hồ, còn cái thứ đó dùng làm gì, y chẳng nói rõ được.
Có điều cối xay gió được dựng lên, hưởng lợi đầu tiên là Tương Tố Doanh, sau đó Phí Ốc phát hiện, cối xay gió này có thể ứng dụng vào nhiều phương diện, từ nông canh tới ngư nghiệp, từ khai thác tới nghề rèn, cối xay gió xuất hiện được đề cao cực lớn.
Không có chiến tranh, nhiệt tình của bách tính dần được khơi lên.
Tháng Giêng, cùng với vô số người Hán vào Tây Vực, đột nhiên Đổng Phi đề xuất khái niệm Hoạt mệnh lâm.
Thế nào là Hoạt mệnh lâm?
Nói một cách đơn giản là trồng rừng ở Tây Vực, một cái cây đại biểu một tính mạng, cây còn người còn, cây chết người chết.
Vì sao phải thực hiện chính sách này?
Trong ký ức kiếp trước của Đổng Phi, Tây Vực là một vùng hoang mạc, 1800 năm thương hải tang điền, vì sao Tây Vực lại biến thành một vùng hoang mạc?
Nguyên nhân, Đổng Phi chẳng thể truy tìm, điều y muốn làm là muốn mọi người bảo vệ vùng đất phì nhiêu này, sau khi y chết đi, con trai y chết đi, cháu y chết đi, Tây Vực vẫn cứ mỹ lệ như bây giờ, trong thâm tâm, Đổng Phi đã coi Tây Vực là nhà.
Đồng thời do Đại Uyển và Ô Tôn chiến bại, rất nhiều tù binh trở thành vấn đề cần giải quyết, người chấp nhận bỏ cuộc sống du mục còn dễ. Nhưng dầu sao đời đời sống trên lưng ngựa, rất nhiều người không muốn thay đổi.
Vì thế Đổng Phi bắt bọn họ trồng Hoạt mệnh lâm, trói buộc bọn họ vào đó, cây chết một cái giết một người, chết cả mảng rừng giết toàn tộc.
Khi những tù binh nơm nớp lo sợ trồng từng cái cây xuống, tính mạng của bọn họ đã gắn liền với mảnh đất đó, có lẽ mười hai mươi năm sau, khi những cái cây này thành đại thụ che trời, bọn họ cũng coi đây thành nhà của mình.
Vì vậy mà Đổng Phi chuyên môn thành lập một ban nghành tại Thú huyện, đặt tên là đốc sát viện, người cai quản đốc sát viện là Pháp Chính.
Chức trách của Đốc sát viện thôi thì đủ cả, từ lâm nghiệp, nông nghiệp, còn bố trí nhân viên, đốc sát quan lại, duy trì ổn định trật tự v...v..v...
Vì đảm bảo quyền uy của Đốc sát viện, Đồng Phi còn chuyên môn cấp cho Pháp Chính 200 Kỹ kích sĩ.
Kỹ kích sĩ tới Đốc sát viện đổi tên là đốc sát, toàn bộ mặc áo đen, cho người ta cảm nhận uy nghiêm. Thế nên có người gọi họ là đốc sát hắc y, Pháp Chính từ đó bắt đầu cuộc đời đốc sát thối hoắc của hắn.
Sở học của Pháp Chính, lấy pháp gia làm chủ, sau theo Lư Thực, Lý Nho học vài năm, thành ra kiêm hết sở học các nhà.
Trong lòng Pháp Chính, Đốc sát viện chân chính phải đốc sát thiên hạ, chuyện to chuyện nhỏ, đều nằm trong tay Đốc sát viện.
Khi Đổng Phi phát hiện ra thì tính chất của Đốc sát viện đã thay đổi, có điều hiện giờ Đồng Phi chưa thể dự đoán trước được chuyện sẽ xảy ra.
Một thớt khoái mã lướt nhanh như gió trên quan đạo.
- Đại đô đốc ở đâu? Hỏa tốc tám trăm dặm từ Thú huyện, mau mau đưa ta đi gặp đại đô đốc.
Chạy tới một trạch viện, chiến mã dừng lại, kỵ sĩ trên ngựa lăn xuống, hô lớn:
Trạch viện này chính là phủ nha.
Tháng ba, Đổng Phi nhận được tin về Hoàng Thiệu. Đối với thuộc hạ theo mình mười ba năm suốt từ Quang Hòa thứ sáu, bất kể là khi Đổng Phi xui xẻo hay đắc ý đều không rời bỏ, Đổng Phi có một tình cảm khó miêu tả.
Nói ra đời này Hoàng Thiệu rất trắc trở.
Năm xưa bái sư không được, về sau tự học thành tài, không thuộc về một thế gia nào, thậm chí có thời gian còn là người Thái Bình Đạo. Đó là một trong hai mưu thần sớm nhất của Đổng Triệu, Đường Chu đã bệnh mất trước khi Đổng Trác chết.
Còn Hoàng Thiệu.
Không có Hoàng Thiệu, không có Tây Vực ngày hôm nay.
Khí độ của hắn không bao la như Gia Cát Cẩn, mưu kế không cay độc như Giả Hủ, văn tài kém Dương Tục, Tô Tắc.
Nhưng người như thế thủy chung cần mẫn, chịu khó, không một lời oán trách.
Đổng Phi nhiều lần muốn đề bạt hắn, nhưng đều bị Hoàng Thiệu cự tuyệt, lý do là :" Thiệu tài hèn, đã kiệt lực rồi, nếu ngồi ở vị trí cao hơn, e không làm người ta phục. Chủ công phải lấy đại nghiệp làm trọng, thu hút hiền lương mà dùng, Thiệulàm điền nông lại đã thỏa mãn rồi.
Cho nay hay tin Hoàng Thiệu bệnh nặng, Đổng Phi lập tức bỏ hết việc đấy, mang Việt Hề, Vương Nhung, Hà Nghi, Hà Mạn tới Liễu Trì. Đi theo còn có con gái Đổng Tiết và con trai Đổng Ký.
Đổng Tiết là Tiểu Văn Cơ, năm nay mười hai, tuổi không nhiều, nhưng thiên kiều bá mị, rất có phong thái của mẹ. Đổng Phi thích gọi con gái là Tiểu Văn Cơ, bất kể thế nào, cái tên này mang một đoạn ký ức không ai biết.
Lúc này Đổng Phi đang ngồi trong phòng ngủ, nắm chặt tay Hoàng Thiệu. Hoàng Thiệu nắm trên giường, mặt hốc hác, nhưng ánh mắt mang theo niềm vui không thể diễn ta bằng lời:
- Thiệu thân ti tiện, lại làm chủ công lúc bộn bề tới thăm ...
- Tằng Thứ đừng nói lời ấy, ai dám bảo ngươi ti tiện? Ai dám nói ta cho một chùy đập chết. Ngươi là người theo ta sớm nhất, là người ta coi trọng nhất, mau mau khỏe lại đi, ta còn nhiều việc dựa vào ngươi.
Trong mắt Hoàng Thế chảy ra hai hàng lệ nóng:
- Chủ công, đời này Thiệu gặp được chủ công là phúc của Thiệu. Nếu có kiếp sau Thiệu nguyện được tiếp tục ra sức vì chủ công.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.