Chương 29
Ngãi Mễ
18/08/2015
Các phụ huynh vừa vào trường liền tản ra, mỗi người hướng đến các phòng
học khác nhau. Đàm Duy luống cuống, không biết nên đi theo hướng nào.
Nhưng anh để ý thấy còn vài phụ huynh vẫn đứng trên sân trường, có lẽ là con họ lớn rồi nên không cẩn tới tận nơi đón nữa. Anh cũng trà trộn vào trong những người đó, chờ cô Lam đi vào, hoặc bước ra từ một nơi nào
đó.
Trên sân có bao nhiêu trò chơi dành cho trẻ con, cầu trượt, xích đu, đu quay… nhiều lắm, kiểu dáng lại rất phong phú, nước sơn xanh xanh đỏ đỏ, trông rất rực rỡ và vui mắt. Anh vừa đứng yên vị đã thấy vô số phụ huynh và học sinh từ các phòng ùa ra, vừa chạy ra sân trường, đám trẻ con liền bỏ mặc ba mẹ, phóng vèo tới chỗ các trò chơi kia, phút chốc đã đông nghịt.
Anh không tìm ở chỗ cổng trường nữa, chuyển sang tìm kiếm bóng dáng cô giáo Lam trên sân vì biết rằng chỉ khi tìm thấy cô Lam mới tìm thấy Duy Duy.
Vận may của anh thật không tồi, tìm kiếm một hồi đã thấy cô giáo Lam đang đứng nói chuyện với một bà mẹ khác, nhưng lại không nhìn thấy đứa bé nào.
Tuổi tác dường như không thể hiện qua dung mạo của cô Lam, mà thể hiện qua khí chất và cử chỉ của cô. Dường như cô vừa đi dạy về, từ đầu đến chân là một dáng vẻ nghiêm chỉnh, mực thước. Cô dù không trẻ trung như thiếu nữ nhưng hoàn toàn không giống người phụ nữ đã từng sinh con. Cô giáo Lam đứng đó nói chuyện với bà mẹ kia, so với việc giống một bà mẹ đến đón con, thà nói là một vị khách tới trường tham quan có lẽ còn đúng hơn.
Trước giờ anh chưa từng liên tưởng hình ảnh cô Lam với hai tiếng “người mẹ”, ấn tượng mà cô để lại cho anh đó là cô dường như sinh ra là để dạy học và nghiên cứu. Ngay cả chuyện chăn gối phát sinh giữa anh và cô Lam, anh vẫn luôn cảm thấy như một giấc mông, bởi vì trong tiềm thức của anh, cô Lam và chiếc giường dường như không hề dính dáng đến nhau. Chút cảm giác chân thực duy nhất của anh đối với chuyện đó chỉ xuất hiện sau khi Tiểu Băng tra khảo anh, bởi vì Tiểu Băng biết chuyện đó, cho nên sự kiện ấy hiển nhiên đã từng tồn tại, thêm nữa Tiểu Băng lại vì chuyện đó mà buồn phiền, nên đó là lỗi của anh, anh đã từng hy vọng nó không bao giờ xảy ra.
Dòng cảm xúc của anh nhanh chóng bị ngắt quãng bởi tiếng trẻ con non nớt từ phía cầu trượt vọng đến tiếng gọi của một bé gái: “Mami, mami, xem con trượt này!”
Cô giáo Lam vội dùng cách thức tiêu chuẩn của một bà mẹ đáp lại: “Con trượt đi, mami đang nhìn mà.”
“Mẹ đâu có nhìn con, mẹ đang nói chuyện với người khác thì có, con muốn mẹ xem con trượt cơ…”
Anh nương theo tiếng gọi mà quay lại, nhìn thấy một bé gái chừng năm, sáu tuổi, tóc cột đuôi ngựa, ngồi trên đỉnh cầu truotj, hai tay đặt trên tay vịn hai bên và chưa có ý định trượt xuống, đằng sau là một đám nhóc đang nghển cô chờ đợi.
Cô Lam giục: “Duy Duy, mau trượt xuống đi con, các bạn đang đợi kìa…”
Một đứa bé trai đứng đằng sau Duy Duy bỗng đẩy mạnh một cái, Đàm Duy hoảng hốt, anh thấy cô giáo Lam hoảng hốt chạy qau, nhưng Duy Duy vụt cái đã trượt thẳng xuống. Trong chốc lát, vài người đột nhiên đến chỗ cầu trượt, có tiếng la mắng của phụ huynh,có tiếng trẻ con khóc… Anh định đi tới xem thế nào nhưng cuối cùng lại không đủ dũng khí. Vừa lúc đó mấy người lớn cũng tản đi, thằng nhóc gây chuyện đã bị người nhà lôi về, Duy Duy lại trèo lên mấy bậc thang của cầu trượt chơi tiếp, khi đó anh mới bình tâm lại.
Anh thấy cô Lam không tán gẫu với người ta nữa mà đứng ở đó trông chừng con gái. Mỗi lần Duy Duy chơi, nhất định phải được mẹ chú ý mới chịu buông tay trượt xuống, xem ra là một cô bé thích thể hiện, không có khán giả thì không thích biểu diễn, nếu cô bé mà biết mẹ em không phải là khán giả duy nhất, ở đây vẫn còn một vị khán giả nữa đang chăm chú dõi theo em, nhất định càng thích chí hơn.
Sân trường vang vọng một hồi chuông, các bậc phụ huynh bắt đầu lớn tiếng giục giã bọn trẻ: “Đủ rồi, mau về nào, trường sắp đóng cửa rồi…”
Anh vẫn đứng nguyên ở đó đấu tranh tư tưởng, không biết có nên đi tới chào hỏi cô Lam, nếu vậy thì nên có một lý do hợp lý chứ? Anh không biết nếu gặp cô Lam sẽ có cảm giác gì, anh cũng không biết cô Lam liệu có muốn gặp anh hay không? Anh quyết định tốt hơn là không chào hỏi gì, tránh cho hai bên đều khó xử.
Mọi người cũng đã về gần hết, Duy Duy vẫn chưa chịu đi, trèo lên trượt xuống hết lần này đến lần khác. Cô Lam khuyên mấy lần đều không được, bèn chỉ cho Duy Duy thấy phòng bác bảo vệ làm nhiệm vụ đóng cửa, Duy Duy mới miễn cưỡng cùng mẹ ra về. Đàm Duy cũng theo sau mấy vị phụ huynh rời khỏi cổng trường mẫu giáo.
Ra đến ngoài cổng trường, cô Lam đội mũ bảo hiểm cho mình và Duy Duy, rồi ôm cô bé đặt lên cái ghế mây đan ở yên sau, sau đó cô Lam lên xe rời đi, rất nhanh đã không thấy bóng dáng. Còn Đàm Duy vẫn đứng đó với tâm trạng phức tạp, đứng rất lâu mà dường như vẫn thấy hình bòng hai mẹ con họ thấp thoáng.
Đến khi anh cất từng bước nặng nề ra khỏi cổng trường đại học, đang chuẩn bị bắt taxi về thì đột nhiên nghe thấy một âm thanh líu lo: “Mami, nhìn con này! Mami, nhìn con này!”
Giọng nói đặc biệt vô cùng, trong vắt mà lánh lót, đã nghe qua một lần sẽ không thể quên được, vả lại cách gọi “mami” đó cũng không có mấy người gọi. Anh ngẩng đầu nhìn, phát hiện thấy hai mẹ con côLam đang đứng bên vệ đường, trong tay Duy Duy nắm cái gì đó giơ lên, đang hướng về phía mẹ biểu diễn, nhưng cô Lam không nhìn con gái mà đang nhìn về phía anh.
Anh biết giờ có trốn cũng không kịp, bởi vì cô Lam đã trông thấy anh, trong tay Duy Duy nắm cái gì đó giơ lên, đang hướng về phía mẹ biểu diễn, nhưng cô Lam không nhìn con gái mà đang nhìn về phía anh.
Anh biết gườ có trốn cũng không kịp, bởi vì cô Lam đã trông thấy anh, còn nhìn anh không dời mắt, chứng tỏ cô đã nhận ra anh. Anh đành cố tỏ ra thản nhiên, đi tới chào hỏi: “Đây không phải là cô giáo Lam sao?”
Cô Lam do dự trong một khắc: “A, là Tiểu Đàm phải không? Đàm Duy? Tôi nhớ không sai chứ?”
“Không sai đâu… Đây là… con gái của cô à?”
“Ừ, nhãn lực tốt đấy, không nhầm thành cháu gái tôi…”
Anh bối rối đáp: “Sao mà nhầm được…”
Cô Lam cười, nói: “Con gái tôi học mẫu giáo, tôi đi đón nó, hay có người hỏi có phải tôi đi đón cháu gái hay không…”
“Thế thì họ đúng thật là… không có mắt nhìn gì cả. Đây là…”
Cô giáo Lam dường như rất ngại ngùng, đáp: “Duy Duy nhất quyết đòi ăn cái thứ này, đã nói với con bé là bẩn rồi nhưng nó không nghe… Tôi cũng là về già mới được ẵm con nên ít nhiều cũng chiều hư nó…” Sau đó cô Lam nói với con gái: “Mau gọi chú đi…”
Duy Duy rất ngoan ngoãn chào: “Chú…”, là tiếng phổ thông tiêu chuẩn.
Anh bối rối đáp lại một câu, khách khí hỏi: “Duy Duy tan học rồi à?”
Duy Duy đáp: “Chú ơi, cháu biết “tưới cây” là gì đấy, đó là rót nước cho hoa trong vườn…”
Anh không nhịn được bật cười, cô Lam liền vui vẻ giải thích: “Con bé rất thích khoe mẽ…”
“Mami, “khoe mẽ” là cái gì?” Cả hai tay Duy Duy đều đang bận, một tay cô bé nắm cái que dài cỡ que kem, đầu kia của que có một thứ trông hơi dính, màu nâu sẫm.
Anh nhớ ra tên của món đó là “kẹo kéo”, một loại kẹo rất dính và dẻo. (Bạn đang đọc truyện tại Diễn đàn Lê Quý Đôn) Anh nhớ hồi nhỏ mình thích ăn nhất thứ này, nhưng mẹ không cho ăn, nói là ngoài đường nhiều khói bụi, loại kẹo này lại dính như thế chắc chắn sẽ dính cả đống bụi, nhưng ở trường anh luôn giấu mẹ mua “kẹo kéo”, không phải để ăn mà là để nghịch, bởi vì cầm hai cái que quấn thành đủ loại hình thù thú vị.
Duy Duy rõ ràng không có hứng thú với việc ăn kẹo, cô bé chỉ thích nghịch thôi, hiện đang cực kì tập trung cầm hai cái que, phải quấn một cái, trái kéo một cái, chốc biến thành hình sỗ 1, chốc lại biến thành hình số 8, chơi rất vui vẻ.
Anh không đợi cô Lam hỏi đã chủ động giải thích: “Hôm nay em đến Đại học C có chút việc… Cô đã chuyển tới đây rồi ạ?’
“Ừ.” Cô Lam cũng không đợi anh hỏi vì sao, chủ động giải thích: “Đại học C đồng ý thăng hàm giáo sư, bình xét việc hướng dẫn nghiên cứu sinh, còn cấp cho căn hộ bốn phòng ngủ, cho nên tôi mới chuyển tới đây.”
“Hay quá, được thế thì còn gì bằng!”
“Mẹ con mình phải về rồi.” Cô Lam bế Duy Duy đặt lên chiếc ghế mây ở yên sau, dặn dò cô bé: “Đừng có quấn lên quần áo mẹ đấy…” Sau đó nói với Đàm Duy: “Đến nhà tôi ngồi một lát không?”
Anh vội vã khước từ: “Không được cô ạ, em phải về bây giờ…”
“Vậy để hôm khác nhé! Duy Duy, chào chú đi con!”
“Tạm biệt chú…” Duy Duy chào xong lại tiếp tục tập trung chơi với hai chiếc que của cây kẹo kéo.
Cô Lam tạm biệt anh rồi vội vàng lên xe đi mất.
Anh nghĩ mấy năm gần đây, cô Lam hẳn không dễ dàng gì, đứng từ xa không nhận ra nhưng khi tới gần có thể thấy cô đã già hơn nhiều sao với trước.
Anh từng thấy chị gái anh và những người phụ nữ khác mang thai, vô cùng cực nhọc. Phụ nữ khi mang thai tâm lý cực kì bất ổn, luôn mong những người bên cạnh chăm sóc cho mình, luôn hy vọng cha của đứa bé chia sẻ với mình niềm hạnh phúc được làm cha mẹ. Vậy mà cô Lam ngay cả một chỗ dựa cũng không có, khoảng thời gian đó cô chắc đã phải gắng gượng rất nhiều.
Anh nghĩ tới rất nhiều chuyện, giận một nỗi không thể đuổi theo cô Lam, tới nhà cô giúp một tay, nhưng lại phát hiện ngay cả nơi ở của cô anh cũng không biết, có lẽ phải hỏi Thường Thắng hoặc Tiểu Băng mới biết được. Anh còn đứng bần thần một lúc rồi mới gọi taxi về nhà, tinh thần mệt mỏi vô cùng.
Đến nhà rồi, anh theo thói quen lại bắt đầu làm cơm. Bước vào không gian quen thuộc, nhìn thấy những tấm ảnh của Tiểu Băng, anh dường như lần nữa tỉnh lại trong hiện thực trần trụi.
Chuyến này tới Đại học C, có vẻ như đã biết được rất nhiều chuyện, lại có vẻ như chẳng làm sáng tỏ được gì. Anh không biết Duy Duy nhìn có giống anh không, nếu là một đứa bé trai có lẽ anh sẽ biết được, nhưng bởi vì là một cô bé nên anh không cách nào phấn đoán. Anh chỉ cảm nhận thấy Duy Duy rất giống cô La, đôi mắt to mà sâu lắng, cái mũi dọc dừa, khuôn miệng nhỏ xinh tươi đỏ hồng, đường nét nhân trung rõ ràng, giống mẹ như hai giọt nước.
Còn về chuyện đời tư của cô Lam, anh cũng chỉ nghe phong phanh, rất nhiều người đồn rằng cô có quan hệ mập mờ với người này người nọ trong khoa, nhưng những người đó đều đã có gia đình, nếu thật sự có quan hệ thì người nhà đã làm loạn đến tận khoa rồi.
Vấn đề là nếu cô Lam không có tư tình với những người đó thì đứa trả này chỉ có thể là con gái anh. Anh bàng hoàng nghĩ mọi chuyện hỏng thật rồi, buổi sáng đi làm anh vẫn là một người chồng tốt và trung thực, buổi tối về nhà, anh đã biến thành một người đàn ông đồi bại, có con ngoài giá thú, đến nông nỗi này anh biết đối diện với Tiểu Băng thế nào đây?
Trên sân có bao nhiêu trò chơi dành cho trẻ con, cầu trượt, xích đu, đu quay… nhiều lắm, kiểu dáng lại rất phong phú, nước sơn xanh xanh đỏ đỏ, trông rất rực rỡ và vui mắt. Anh vừa đứng yên vị đã thấy vô số phụ huynh và học sinh từ các phòng ùa ra, vừa chạy ra sân trường, đám trẻ con liền bỏ mặc ba mẹ, phóng vèo tới chỗ các trò chơi kia, phút chốc đã đông nghịt.
Anh không tìm ở chỗ cổng trường nữa, chuyển sang tìm kiếm bóng dáng cô giáo Lam trên sân vì biết rằng chỉ khi tìm thấy cô Lam mới tìm thấy Duy Duy.
Vận may của anh thật không tồi, tìm kiếm một hồi đã thấy cô giáo Lam đang đứng nói chuyện với một bà mẹ khác, nhưng lại không nhìn thấy đứa bé nào.
Tuổi tác dường như không thể hiện qua dung mạo của cô Lam, mà thể hiện qua khí chất và cử chỉ của cô. Dường như cô vừa đi dạy về, từ đầu đến chân là một dáng vẻ nghiêm chỉnh, mực thước. Cô dù không trẻ trung như thiếu nữ nhưng hoàn toàn không giống người phụ nữ đã từng sinh con. Cô giáo Lam đứng đó nói chuyện với bà mẹ kia, so với việc giống một bà mẹ đến đón con, thà nói là một vị khách tới trường tham quan có lẽ còn đúng hơn.
Trước giờ anh chưa từng liên tưởng hình ảnh cô Lam với hai tiếng “người mẹ”, ấn tượng mà cô để lại cho anh đó là cô dường như sinh ra là để dạy học và nghiên cứu. Ngay cả chuyện chăn gối phát sinh giữa anh và cô Lam, anh vẫn luôn cảm thấy như một giấc mông, bởi vì trong tiềm thức của anh, cô Lam và chiếc giường dường như không hề dính dáng đến nhau. Chút cảm giác chân thực duy nhất của anh đối với chuyện đó chỉ xuất hiện sau khi Tiểu Băng tra khảo anh, bởi vì Tiểu Băng biết chuyện đó, cho nên sự kiện ấy hiển nhiên đã từng tồn tại, thêm nữa Tiểu Băng lại vì chuyện đó mà buồn phiền, nên đó là lỗi của anh, anh đã từng hy vọng nó không bao giờ xảy ra.
Dòng cảm xúc của anh nhanh chóng bị ngắt quãng bởi tiếng trẻ con non nớt từ phía cầu trượt vọng đến tiếng gọi của một bé gái: “Mami, mami, xem con trượt này!”
Cô giáo Lam vội dùng cách thức tiêu chuẩn của một bà mẹ đáp lại: “Con trượt đi, mami đang nhìn mà.”
“Mẹ đâu có nhìn con, mẹ đang nói chuyện với người khác thì có, con muốn mẹ xem con trượt cơ…”
Anh nương theo tiếng gọi mà quay lại, nhìn thấy một bé gái chừng năm, sáu tuổi, tóc cột đuôi ngựa, ngồi trên đỉnh cầu truotj, hai tay đặt trên tay vịn hai bên và chưa có ý định trượt xuống, đằng sau là một đám nhóc đang nghển cô chờ đợi.
Cô Lam giục: “Duy Duy, mau trượt xuống đi con, các bạn đang đợi kìa…”
Một đứa bé trai đứng đằng sau Duy Duy bỗng đẩy mạnh một cái, Đàm Duy hoảng hốt, anh thấy cô giáo Lam hoảng hốt chạy qau, nhưng Duy Duy vụt cái đã trượt thẳng xuống. Trong chốc lát, vài người đột nhiên đến chỗ cầu trượt, có tiếng la mắng của phụ huynh,có tiếng trẻ con khóc… Anh định đi tới xem thế nào nhưng cuối cùng lại không đủ dũng khí. Vừa lúc đó mấy người lớn cũng tản đi, thằng nhóc gây chuyện đã bị người nhà lôi về, Duy Duy lại trèo lên mấy bậc thang của cầu trượt chơi tiếp, khi đó anh mới bình tâm lại.
Anh thấy cô Lam không tán gẫu với người ta nữa mà đứng ở đó trông chừng con gái. Mỗi lần Duy Duy chơi, nhất định phải được mẹ chú ý mới chịu buông tay trượt xuống, xem ra là một cô bé thích thể hiện, không có khán giả thì không thích biểu diễn, nếu cô bé mà biết mẹ em không phải là khán giả duy nhất, ở đây vẫn còn một vị khán giả nữa đang chăm chú dõi theo em, nhất định càng thích chí hơn.
Sân trường vang vọng một hồi chuông, các bậc phụ huynh bắt đầu lớn tiếng giục giã bọn trẻ: “Đủ rồi, mau về nào, trường sắp đóng cửa rồi…”
Anh vẫn đứng nguyên ở đó đấu tranh tư tưởng, không biết có nên đi tới chào hỏi cô Lam, nếu vậy thì nên có một lý do hợp lý chứ? Anh không biết nếu gặp cô Lam sẽ có cảm giác gì, anh cũng không biết cô Lam liệu có muốn gặp anh hay không? Anh quyết định tốt hơn là không chào hỏi gì, tránh cho hai bên đều khó xử.
Mọi người cũng đã về gần hết, Duy Duy vẫn chưa chịu đi, trèo lên trượt xuống hết lần này đến lần khác. Cô Lam khuyên mấy lần đều không được, bèn chỉ cho Duy Duy thấy phòng bác bảo vệ làm nhiệm vụ đóng cửa, Duy Duy mới miễn cưỡng cùng mẹ ra về. Đàm Duy cũng theo sau mấy vị phụ huynh rời khỏi cổng trường mẫu giáo.
Ra đến ngoài cổng trường, cô Lam đội mũ bảo hiểm cho mình và Duy Duy, rồi ôm cô bé đặt lên cái ghế mây đan ở yên sau, sau đó cô Lam lên xe rời đi, rất nhanh đã không thấy bóng dáng. Còn Đàm Duy vẫn đứng đó với tâm trạng phức tạp, đứng rất lâu mà dường như vẫn thấy hình bòng hai mẹ con họ thấp thoáng.
Đến khi anh cất từng bước nặng nề ra khỏi cổng trường đại học, đang chuẩn bị bắt taxi về thì đột nhiên nghe thấy một âm thanh líu lo: “Mami, nhìn con này! Mami, nhìn con này!”
Giọng nói đặc biệt vô cùng, trong vắt mà lánh lót, đã nghe qua một lần sẽ không thể quên được, vả lại cách gọi “mami” đó cũng không có mấy người gọi. Anh ngẩng đầu nhìn, phát hiện thấy hai mẹ con côLam đang đứng bên vệ đường, trong tay Duy Duy nắm cái gì đó giơ lên, đang hướng về phía mẹ biểu diễn, nhưng cô Lam không nhìn con gái mà đang nhìn về phía anh.
Anh biết giờ có trốn cũng không kịp, bởi vì cô Lam đã trông thấy anh, trong tay Duy Duy nắm cái gì đó giơ lên, đang hướng về phía mẹ biểu diễn, nhưng cô Lam không nhìn con gái mà đang nhìn về phía anh.
Anh biết gườ có trốn cũng không kịp, bởi vì cô Lam đã trông thấy anh, còn nhìn anh không dời mắt, chứng tỏ cô đã nhận ra anh. Anh đành cố tỏ ra thản nhiên, đi tới chào hỏi: “Đây không phải là cô giáo Lam sao?”
Cô Lam do dự trong một khắc: “A, là Tiểu Đàm phải không? Đàm Duy? Tôi nhớ không sai chứ?”
“Không sai đâu… Đây là… con gái của cô à?”
“Ừ, nhãn lực tốt đấy, không nhầm thành cháu gái tôi…”
Anh bối rối đáp: “Sao mà nhầm được…”
Cô Lam cười, nói: “Con gái tôi học mẫu giáo, tôi đi đón nó, hay có người hỏi có phải tôi đi đón cháu gái hay không…”
“Thế thì họ đúng thật là… không có mắt nhìn gì cả. Đây là…”
Cô giáo Lam dường như rất ngại ngùng, đáp: “Duy Duy nhất quyết đòi ăn cái thứ này, đã nói với con bé là bẩn rồi nhưng nó không nghe… Tôi cũng là về già mới được ẵm con nên ít nhiều cũng chiều hư nó…” Sau đó cô Lam nói với con gái: “Mau gọi chú đi…”
Duy Duy rất ngoan ngoãn chào: “Chú…”, là tiếng phổ thông tiêu chuẩn.
Anh bối rối đáp lại một câu, khách khí hỏi: “Duy Duy tan học rồi à?”
Duy Duy đáp: “Chú ơi, cháu biết “tưới cây” là gì đấy, đó là rót nước cho hoa trong vườn…”
Anh không nhịn được bật cười, cô Lam liền vui vẻ giải thích: “Con bé rất thích khoe mẽ…”
“Mami, “khoe mẽ” là cái gì?” Cả hai tay Duy Duy đều đang bận, một tay cô bé nắm cái que dài cỡ que kem, đầu kia của que có một thứ trông hơi dính, màu nâu sẫm.
Anh nhớ ra tên của món đó là “kẹo kéo”, một loại kẹo rất dính và dẻo. (Bạn đang đọc truyện tại Diễn đàn Lê Quý Đôn) Anh nhớ hồi nhỏ mình thích ăn nhất thứ này, nhưng mẹ không cho ăn, nói là ngoài đường nhiều khói bụi, loại kẹo này lại dính như thế chắc chắn sẽ dính cả đống bụi, nhưng ở trường anh luôn giấu mẹ mua “kẹo kéo”, không phải để ăn mà là để nghịch, bởi vì cầm hai cái que quấn thành đủ loại hình thù thú vị.
Duy Duy rõ ràng không có hứng thú với việc ăn kẹo, cô bé chỉ thích nghịch thôi, hiện đang cực kì tập trung cầm hai cái que, phải quấn một cái, trái kéo một cái, chốc biến thành hình sỗ 1, chốc lại biến thành hình số 8, chơi rất vui vẻ.
Anh không đợi cô Lam hỏi đã chủ động giải thích: “Hôm nay em đến Đại học C có chút việc… Cô đã chuyển tới đây rồi ạ?’
“Ừ.” Cô Lam cũng không đợi anh hỏi vì sao, chủ động giải thích: “Đại học C đồng ý thăng hàm giáo sư, bình xét việc hướng dẫn nghiên cứu sinh, còn cấp cho căn hộ bốn phòng ngủ, cho nên tôi mới chuyển tới đây.”
“Hay quá, được thế thì còn gì bằng!”
“Mẹ con mình phải về rồi.” Cô Lam bế Duy Duy đặt lên chiếc ghế mây ở yên sau, dặn dò cô bé: “Đừng có quấn lên quần áo mẹ đấy…” Sau đó nói với Đàm Duy: “Đến nhà tôi ngồi một lát không?”
Anh vội vã khước từ: “Không được cô ạ, em phải về bây giờ…”
“Vậy để hôm khác nhé! Duy Duy, chào chú đi con!”
“Tạm biệt chú…” Duy Duy chào xong lại tiếp tục tập trung chơi với hai chiếc que của cây kẹo kéo.
Cô Lam tạm biệt anh rồi vội vàng lên xe đi mất.
Anh nghĩ mấy năm gần đây, cô Lam hẳn không dễ dàng gì, đứng từ xa không nhận ra nhưng khi tới gần có thể thấy cô đã già hơn nhiều sao với trước.
Anh từng thấy chị gái anh và những người phụ nữ khác mang thai, vô cùng cực nhọc. Phụ nữ khi mang thai tâm lý cực kì bất ổn, luôn mong những người bên cạnh chăm sóc cho mình, luôn hy vọng cha của đứa bé chia sẻ với mình niềm hạnh phúc được làm cha mẹ. Vậy mà cô Lam ngay cả một chỗ dựa cũng không có, khoảng thời gian đó cô chắc đã phải gắng gượng rất nhiều.
Anh nghĩ tới rất nhiều chuyện, giận một nỗi không thể đuổi theo cô Lam, tới nhà cô giúp một tay, nhưng lại phát hiện ngay cả nơi ở của cô anh cũng không biết, có lẽ phải hỏi Thường Thắng hoặc Tiểu Băng mới biết được. Anh còn đứng bần thần một lúc rồi mới gọi taxi về nhà, tinh thần mệt mỏi vô cùng.
Đến nhà rồi, anh theo thói quen lại bắt đầu làm cơm. Bước vào không gian quen thuộc, nhìn thấy những tấm ảnh của Tiểu Băng, anh dường như lần nữa tỉnh lại trong hiện thực trần trụi.
Chuyến này tới Đại học C, có vẻ như đã biết được rất nhiều chuyện, lại có vẻ như chẳng làm sáng tỏ được gì. Anh không biết Duy Duy nhìn có giống anh không, nếu là một đứa bé trai có lẽ anh sẽ biết được, nhưng bởi vì là một cô bé nên anh không cách nào phấn đoán. Anh chỉ cảm nhận thấy Duy Duy rất giống cô La, đôi mắt to mà sâu lắng, cái mũi dọc dừa, khuôn miệng nhỏ xinh tươi đỏ hồng, đường nét nhân trung rõ ràng, giống mẹ như hai giọt nước.
Còn về chuyện đời tư của cô Lam, anh cũng chỉ nghe phong phanh, rất nhiều người đồn rằng cô có quan hệ mập mờ với người này người nọ trong khoa, nhưng những người đó đều đã có gia đình, nếu thật sự có quan hệ thì người nhà đã làm loạn đến tận khoa rồi.
Vấn đề là nếu cô Lam không có tư tình với những người đó thì đứa trả này chỉ có thể là con gái anh. Anh bàng hoàng nghĩ mọi chuyện hỏng thật rồi, buổi sáng đi làm anh vẫn là một người chồng tốt và trung thực, buổi tối về nhà, anh đã biến thành một người đàn ông đồi bại, có con ngoài giá thú, đến nông nỗi này anh biết đối diện với Tiểu Băng thế nào đây?
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.