Chương 15: Trước khi cưới: Anh đẹp thì có đẹp nhưng quá “cặn bã”
Cố Tây Tước
12/06/2014
Đại khái Từ Vi Vũ là quân nhân (người trong quân đội), nhưng thuộc bộ phận nghiên cứu.
Sau khi em trai về trường, nhà cửa yên ắng hẳn (mẹ tôi cũng đi cùng).
Giữa trưa Vi Vũ gọi điện thoại hỏi tôi, “Em đang làm gì đấy?”
Tôi trả lời, “Đang định nghỉ trưa. Còn anh?” Đau chân xin phải nghỉ một tuần.
Vi Vũ: “Đang họp.”
Tôi lau mồ hôi, “Thế mà còn gọi điện cho em?”
Anh đáp, “Nghỉ giữa giờ. Tâm sự với anh tý.” Rồi Vi Vũ bắt đầu kể lể buổi họp buồn tẻ ra sao, balabala, cuối cùng chốt lại một câu: Hôm nay họp hội nghị nhân viên, nhìn một vòng anh đẹp trai nhất!
Tôi nghe xong câu cuối là câm bặt, hỏi: “Cả buổi họp anh nghĩ được mỗi thế thôi à?”
Anh cười nguy hiểm, “Không, anh còn nghĩ đến vài chuyện nữa.” (giọng điệu có vẻ rất sâu xa)
“...” Lại còn có tư tưởng không đứng đắn = =
Đang định nói tiếp thì nghe thấy bên kia có người gọi, “Từ thiếu, vào họp kìa, đang nói chuyện với ai thế? Cười rõ nguy hiểm!”
“Đang tâm sự với vợ, lượn đi.” Vi Vũ quay lại nói với tôi, “Ôi, anh phải vào rồi đấy. Hôm nay họp về tên lửa XX. Tức là loại XXXX với loại XXX...”
Tôi vội vàng ngắt lời: “Những chuyện ấy là cơ mật không được nói cơ mà!”
Vi Vũ cười: “Không sao đâu, anh có nói em cũng chẳng hiểu.”
Người đâu thế không biết?
#108
Đang xem biên lai thu tiền phạt trên mạng, tự nhiên thấy mình có hai lần vượt quá tốc độ. Mà thời gian thì vào lúc tôi không đi.
Vi Vũ thích phóng nhanh (hoặc thà không lái luôn) - bệnh chung của phái mạnh: thích đua tốc độ, nhưng kiểu gì thì kiểu, phóng quá nhanh cũng dễ làm người ta lo lắng.
Thế nên bạn trai bị cảnh cáo: “Anh có hai giấy phạt. Lần sau còn đi nhanh là em giận thật đấy.”
Vi Vũ ngẩn ra rồi nghiêm nghị thề thốt: “Từ nay chắc chắn anh sẽ không dính giấy phạt nữa.” Đấy là chuyện của hứa hẹn.
Còn về thực hiện, ngày hôm sau, tôi thấy anh đang nghiên cứu một tờ giấy gì đó, ngó qua thì là vị trí sắp xếp đèn giao thông trên các tuyến đường và những nơi đặt máy đo tốc độ ngầm!
Đầu đầy vạch đen[1].
([1] Thường có trong truyện tranh, gần giống như -_- |||, chỉ trạng thái bất đắc dĩ.)
Tôi hỏi, “Anh lấy cái này đâu ra thế?”
Vi Vũ cười ha ha, “Từ một thằng bạn đấy, tình yêu, chắc chắn sau này anh không bao giờ bị phạt nữa cho xem.”
Cái này... có “đầu xuống đất, cật lên trời” quá không?!
#109
Những chuyện tương tự như vậy anh làm không hề ít, ví dụ như đi trên đường cao tốc, GPS liên tục cảnh báo: Bạn vượt quá tốc độ, bạn vượt quá tốc độ...
Tôi: “Anh không để cho nó im lặng được một tý à?” Ý tôi là đừng vượt quá tốc độ nữa.
Vi Vũ ừ một tiếng rồi với tay tắt GPS đi
“...”
#110
Ra ngoài, thỉnh thoảng Vi Vũ hay mặc quân phục (khi vừa họp hội nghị xong, đến thẳng đây đón tôi). Thường thì những lúc như thế, ví dụ như khi xếp hàng mua súp mang về, luôn có người chủ động nhường chỗ cho anh. Có lần tôi cảm thán, “Anh được đối xử như người khuyết tật ấy.”
Anh nghĩ một lúc rồi chỉ vào tôi, dỗi: “Em kỳ thị anh đấy à!”
“...” Người khuyết tật là một trong những người tôi tôn trọng nhất. Cuộc sống của họ khó khăn hơn người bình thường rất nhiều, và cũng giàu nghị lực hơn người bình thường rất nhiều. Tôi trả lời: “Em nói thế là còn đề cao anh quá ấy. Anh tay chân đủ cả, mặc mỗi bộ quân phục thôi mà cũng có người nhường chỗ cho.”
Vi Vũ: “Làm quân nhân cũng khổ lắm chứ.” Sau đó thiếu gia ta bắt đầu kể lể con đường quân nhân gian khó ra sau, “Mặt trận đầu quân nhân tiên phong, nơi nguy hiểm nhất quân nhân xông pha, xảy ra tai nạn quân nhân chống đỡ, nằm gai nếm mật như cơm bữa, sinh ly tử biệt là lẽ thường tình, balabala...”
Chỉ cần đứng trong khu vực xếp hàng là có thể nhìn thấy một chàng trai cao to đẹp giai, mặc quân phục nghiêm chỉnh đang lải nhải như bà già.
Thực ra tôi cũng kính trọng các chiến sĩ Trung Quốc lắm chứ. Riêng anh thì... sống chung lâu mới biết, thật không kính trọng nổi. Chỉ là rất yêu thôi.
#111
Tôi là người không biết quản lý tải sản, hay nói cách khác là không biết giữ tiền. Vậy nên thường sống trong tình trạng không một xu dính túi.
Có lần đi xa tám ngày, khi về đếm trong ví còn gần $100 và một ít nhân dân tệ. Nói chung là còn không đủ tiền thuê xe về nhà, trừ khi lái xe chịu nhận ngoại tệ.
Thế nên không thể không gọi điện thoại cho Vi Vũ, anh đang ở cơ quan (trước khi đi tôi đã nói là sẽ tự lực cánh sinh!), đồng chí Từ nhận điện thoại, vừa nghe xong lý do là bắt đầu cười ầm ĩ: “Bảo em mang anh đi thì không mang, giờ không về được chứ gì, ha ha ha ha ha!”
Lúc đến đón tôi vẫn đang cười, “Ai bảo em không mang thẻ đi.”
Tôi buồn bã, “Ai biết châu Phi đắt đỏ thế.” Tính ra mua cái mũ cói để đội cũng tốn gần một trăm NDT, cuối cùng lại còn bị gió thổi bay = =!
Vi Vũ vừa ôm vai tôi vừa thủ thỉ: “Em để anh lại ăn Trung thu một mình, giờ về nhà phải bồi thường đầy đủ đấy nhé!”
Tôi tảng lờ: “Em mang đặc sản về cho anh đây này.”
Anh “chậc” một tiếng, “Thèm vào.”
Về đến nhà, ai đó bắt đầu lục lọi, “Đặc sản của anh đâu?”
Anh bảo không thèm cơ mà?
Vi Vũ: “Chỉ cần em mua là anh nhận hết, được chưa, lấy ra nhanh lên, mai anh mang lên cơ quan khoe!”
“...”
Tôi mua, nói đúng ra là lấy... một nắm cát, đặt trong lọ nước hoa nho nhỏ mang từ nhà đi. Cứ tưởng bị chê, ai ngờ chả thấy nói gì, đã thế hôm sau thiếu gia nhà ta còn cầm lọ cát đến cơ quan khoe khoang khắp nơi thật. Chẳng hiểu anh khoe được cái gì với người ta thế không biết?
#112
Vi Vũ hẹn tôi đi gặp đồng nghiệp của anh, trước kia tôi toàn chối khéo vì thấy kể cả hiện tại hay tương lai thì tôi và các đồng chí 'cơ quan' anh rất hiếm khi gặp mặt, lại không có nhiều đề tài chung, dù đồng chí Từ có giải thích thêm bao nhiêu tôi nghe cũng không hiểu.
Lần này bị ép phải đồng ý vì mục đích ‘'chính trị” (đi phát thiệp cưới). Nhưng tôi mới đi nước ngoài về, trở lại cơ quan làm việc bận tối cả mắt nên đến tận 6h chiều mới chạy được lấy người, đến nơi Vi Vũ hẹn đã muộn nửa tiếng.
Khi tôi mở cửa phòng bao, bên trong đang rất ồn ào.
Còn thấp thoáng có tiếng nói: “Từ thiếu, suốt ngày nghe chú mày khoe khoang vợ dễ thương đáng yêu thế nọ, xinh đẹp vô song thế kia! Đến giờ anh em mới được nhìn tận mắt một lần!”
“...”
Có người thấy tôi mở cửa.
Tôi: “Xin lỗi, tôi nhầm phòng.”
“...”
Hôm ấy, trong phòng bao, Vi Vũ cười như điên ôm tôi nói: “Vợ, hôm nay em thẹn thùng thế!” Có người gọi tôi là chị dâu, có người gọi em dâu, thậm chí còn gọi luôn là người đẹp nên tôi hơi xấu hổ.
Khi ăn cơm, mọi người thấy Từ Vi Vũ '’cướp'’ con tôm trong bát tôi mới phê bình, “Từ gia, mày thất đức quá, thích ăn thì tự mà gắp, ai lại giành đồ ăn trong bát vợ thế?”
Vi Vũ: “Mày biết cái mông! Cô ấy ăn là lên dị ứng ngay.”
“...”
Tôi thích ăn hải sản nhưng cứ ăn là nổi mẩn, còn ngứa nữa.
Dẫu thế tôi nhất quyết không tin, rõ ràng trước kia ăn hải sản có làm sao đâu, tự nhiên lớn lên lại thành ra lắm bệnh lắm tật thế này.
Vậy nên bao giờ đi ăn tôi cũng gọi một ít hải sản, muốn chứng minh rằng dị ứng chỉ là chuyện rất tình cờ. Mỗi lần như vậy, Vi Vũ lại ngồi cạnh lắc đầu thở dài, “Em xem em có ngốc không? Lần nào ăn cũng dị ứng còn cứ hăng hái đi chịu khổ.” Nhưng Vi Vũ biết tôi chẳng thích ăn gì, chỉ một lòng yêu thương hải sản nên cũng không nỡ can ngăn, đành nói: “Thôi ăn đi, lát về anh đưa đi bệnh viện.”
Chẳng hiểu sao hôm nay nhất định không cho tôi ăn. Tôi rất buồn. Vì có người ngoài nên không tiện nói gì, đành mặc cả: “Chỉ ăn một con thôi, không sao đâu.”
Vi Vũ: “Không được, em sắp đến kỳ kinh nguyệt rồi.”
“...”
Anh hoàn toàn không sợ mất mặt, không-sợ-mất-mặt, KHÔNG SỢ MẤT MẶT à?
#113
Từ Vi Vũ nói chuyện về H trên mạng với bạn bè chẳng bao giờ tránh tôi.
Có lần một cậu bạn thất nghiệp, hỏi anh: “Từ gia, chú thấy anh đi đóng phim giường chiếu thế nào? Có kiếm được nhiều tiền không?”
Từ Vi Vũ thản nhiên trả lời: “Mày? Phim giường chiếu? Mày đóng vai giường hay vai chiếu?”
...
Đối phương giận quá hóa cười: “Từ Vi Vũ, bạn Thanh Khê nhà mày đâu, không cần mày nữa à? Ha ha ha ha có thấy đau đớn tiều tuỵ không, có hận đời gặm giường trả thù xã hội không? Ha ha ha ha!”
Vi Vũ cười nói: “Ngày nào tao với Cố Thanh Khê cũng lăn ga trải giường cả, mày bạn gái đâu chẳng thấy, thấy mỗi cái giường vậy, thôi cứ tự cung tự cấp tự hưởng thụ tiếp đi!” Không chờ trả lời, Từ Vi Vũ tắt máy tính, đứng bật dậy: “Thanh Khê, lăn ga trải giường!”
“...” Là anh ngày càng trẻ con hay ngày càng... lưu manh thế?
#114
Xem Từ Vi Vũ chat với bạn. Đại loại là cậu ta bị tổn thương tâm lý, cảm xúc không ổn định cho lắm.
Ai đó: “Anh Vũ, em đáng sợ lắm à?”
Vi Vũ: “Ừ.”
Ai đó: “Em SB[2] lắm à?”
([2] SB: Ngu ngốc)
Vi Vũ: “Ừ.”
Ai đó: “Thế giờ em phải làm sao đâyyyyy?”
Vi vũ: “2B continue[3].”
([3] Còn có thể hiểu là SB continue)
“...”
(Vốn 2B continue là To be continue, Từ Vi Vũ đổi nghĩa vô cùng thâm thuý!)
#115
Khi tôi nghịch máy tính, Từ Vi Vũ thường dính lấy sofa.
Nếu tôi đọc truyện thì anh hát: “Nỗi cô đơn, trống vắng, thất vọng của tôi bùng lên như lửa rừng cháy mãi...” (“Cô đơn” – Vạn Phương)
Tôi không chịu được ồn, quay sang xem phim. Anh lại hát tiếp: “Người có biết chăng, có hiểu chăng nỗi đắng lòng của đứa trẻ lang thang, không, người không biết cũng không hiểu, rằng đứa trẻ lang thang cũng cần được yêu...” (“Đứa trẻ lang thang” – Lữ Phi)
Tôi quay lại lườm một cái. Anh im luôn. Rồi đứng dậy ra ngoài, không quên lẩm bẩm hát: “Suy cho cùng vẫn tại tôi yếu lòng, yếu lòng...”
“...”
#116
Tối, hẹn Vi Vũ ăn mỳ ở cửa hàng nổi tiếng nhất trong thành phố. Tôi từng đi rất nhiều nơi nhưng chưa thấy ở đâu ngon bằng ở đây (nổi tiếng phải biết).
Nó gồm có một loạt tiệm mỳ dài nối đuôi, trang trí tương tự nhau, vô cùng giản dị, bình thường, bàn ghế đóng từ mười mấy năm trước nhưng lau dọn rất sạch sẽ.
Gần như nơi đây toàn các ông bà già, vừa ngồi ăn trong tiệm vừa nói chuyện phiếm, hơi ồn ào nhưng rất ấm cúng.
Tôi và Vi Vũ vào bừa một cửa hàng, gọi một bát mỳ thịt băm cải thìa to, hết năm đồng.
Khi đang ngồi chờ mỳ, có một đôi trẻ bước vào.
Cô gái vừa ngồi xuống đã lấy khăn tay trong túi lau bàn ghế cẩn thận, tay không mảy may chạm vào mép bàn. Cậu trai hỏi cô ăn gì, cô gái trả lời, “Gì cũng được, em có ăn mấy đâu.” Rồi rút điện thoại ra chơi. Khi cậu bạn đi chọn mì, cô gái nghe điện thoại: “Chết mất, đưa tao đi ăn mỳ những mấy đồng một bát cơ đấy mày ạ... Tối tao kể tiếp cho, cậu ta quay lại rồi, cúp nhé.”
Tôi huých Vi Vũ, hỏi anh, “Em mời anh ăn mỳ năm đồng, anh cảm thấy thế nào?”
Ai đó đang nghịch điện thoại, ngẩng đầu lên, mơ màng: “Cảm thấy gì?” Rồi bừng bừng hào hứng, mắt sáng long lanh hỏi: “Cho anh bát nhiều sườn hơn à?”
Đây rõ là... rất dễ nuôi, chỉ cần cho ăn no, thỉnh thoảng vứt vài miếng thịt là được!
#117
Hôm rồi đọc truyện, nam chính là côn đồ, đặc biệt nổi loạn, đọc rất thích, khi đọc xong tôi còn buột miệng: “Kể ra tìm bạn trai làm côn đồ cũng được đấy chứ, (*ảo tưởng*) Chàng trai siêu lạnh lùng đứng khoanh tay, miệng ngậm điếu thuốc hất cằm nói 'Cô ấy là của tao'.”
Vi Vũ: “Rồi sau đó được anh tận tay tiễn vào trại cải tạo.”
“... Ha ha ha ha.”
Không hiểu sao mỗi khi nhớ lại lời anh nói tôi thấy rất vui.
#118
Nếu có người đưa thuốc lá cho Vi Vũ, anh luôn nói: Không hút. (Không biết hút)
Đi tiệc, đang ăn nếu có ai rót rượu, anh sẽ từ chối: Đồ uống à, cảm ơn. (Không uống được nhiều rượu)
Vì thế, có người nói với anh, “Mày đàn ông đàn ang gì mà thuốc không biết hút, rượu không biết uống, thế thì còn làm ăn được gì nữa?”
Từ gia hờ hững thanh cao nói: “Tao ‘sắc’ được.”
Sau khi em trai về trường, nhà cửa yên ắng hẳn (mẹ tôi cũng đi cùng).
Giữa trưa Vi Vũ gọi điện thoại hỏi tôi, “Em đang làm gì đấy?”
Tôi trả lời, “Đang định nghỉ trưa. Còn anh?” Đau chân xin phải nghỉ một tuần.
Vi Vũ: “Đang họp.”
Tôi lau mồ hôi, “Thế mà còn gọi điện cho em?”
Anh đáp, “Nghỉ giữa giờ. Tâm sự với anh tý.” Rồi Vi Vũ bắt đầu kể lể buổi họp buồn tẻ ra sao, balabala, cuối cùng chốt lại một câu: Hôm nay họp hội nghị nhân viên, nhìn một vòng anh đẹp trai nhất!
Tôi nghe xong câu cuối là câm bặt, hỏi: “Cả buổi họp anh nghĩ được mỗi thế thôi à?”
Anh cười nguy hiểm, “Không, anh còn nghĩ đến vài chuyện nữa.” (giọng điệu có vẻ rất sâu xa)
“...” Lại còn có tư tưởng không đứng đắn = =
Đang định nói tiếp thì nghe thấy bên kia có người gọi, “Từ thiếu, vào họp kìa, đang nói chuyện với ai thế? Cười rõ nguy hiểm!”
“Đang tâm sự với vợ, lượn đi.” Vi Vũ quay lại nói với tôi, “Ôi, anh phải vào rồi đấy. Hôm nay họp về tên lửa XX. Tức là loại XXXX với loại XXX...”
Tôi vội vàng ngắt lời: “Những chuyện ấy là cơ mật không được nói cơ mà!”
Vi Vũ cười: “Không sao đâu, anh có nói em cũng chẳng hiểu.”
Người đâu thế không biết?
#108
Đang xem biên lai thu tiền phạt trên mạng, tự nhiên thấy mình có hai lần vượt quá tốc độ. Mà thời gian thì vào lúc tôi không đi.
Vi Vũ thích phóng nhanh (hoặc thà không lái luôn) - bệnh chung của phái mạnh: thích đua tốc độ, nhưng kiểu gì thì kiểu, phóng quá nhanh cũng dễ làm người ta lo lắng.
Thế nên bạn trai bị cảnh cáo: “Anh có hai giấy phạt. Lần sau còn đi nhanh là em giận thật đấy.”
Vi Vũ ngẩn ra rồi nghiêm nghị thề thốt: “Từ nay chắc chắn anh sẽ không dính giấy phạt nữa.” Đấy là chuyện của hứa hẹn.
Còn về thực hiện, ngày hôm sau, tôi thấy anh đang nghiên cứu một tờ giấy gì đó, ngó qua thì là vị trí sắp xếp đèn giao thông trên các tuyến đường và những nơi đặt máy đo tốc độ ngầm!
Đầu đầy vạch đen[1].
([1] Thường có trong truyện tranh, gần giống như -_- |||, chỉ trạng thái bất đắc dĩ.)
Tôi hỏi, “Anh lấy cái này đâu ra thế?”
Vi Vũ cười ha ha, “Từ một thằng bạn đấy, tình yêu, chắc chắn sau này anh không bao giờ bị phạt nữa cho xem.”
Cái này... có “đầu xuống đất, cật lên trời” quá không?!
#109
Những chuyện tương tự như vậy anh làm không hề ít, ví dụ như đi trên đường cao tốc, GPS liên tục cảnh báo: Bạn vượt quá tốc độ, bạn vượt quá tốc độ...
Tôi: “Anh không để cho nó im lặng được một tý à?” Ý tôi là đừng vượt quá tốc độ nữa.
Vi Vũ ừ một tiếng rồi với tay tắt GPS đi
“...”
#110
Ra ngoài, thỉnh thoảng Vi Vũ hay mặc quân phục (khi vừa họp hội nghị xong, đến thẳng đây đón tôi). Thường thì những lúc như thế, ví dụ như khi xếp hàng mua súp mang về, luôn có người chủ động nhường chỗ cho anh. Có lần tôi cảm thán, “Anh được đối xử như người khuyết tật ấy.”
Anh nghĩ một lúc rồi chỉ vào tôi, dỗi: “Em kỳ thị anh đấy à!”
“...” Người khuyết tật là một trong những người tôi tôn trọng nhất. Cuộc sống của họ khó khăn hơn người bình thường rất nhiều, và cũng giàu nghị lực hơn người bình thường rất nhiều. Tôi trả lời: “Em nói thế là còn đề cao anh quá ấy. Anh tay chân đủ cả, mặc mỗi bộ quân phục thôi mà cũng có người nhường chỗ cho.”
Vi Vũ: “Làm quân nhân cũng khổ lắm chứ.” Sau đó thiếu gia ta bắt đầu kể lể con đường quân nhân gian khó ra sau, “Mặt trận đầu quân nhân tiên phong, nơi nguy hiểm nhất quân nhân xông pha, xảy ra tai nạn quân nhân chống đỡ, nằm gai nếm mật như cơm bữa, sinh ly tử biệt là lẽ thường tình, balabala...”
Chỉ cần đứng trong khu vực xếp hàng là có thể nhìn thấy một chàng trai cao to đẹp giai, mặc quân phục nghiêm chỉnh đang lải nhải như bà già.
Thực ra tôi cũng kính trọng các chiến sĩ Trung Quốc lắm chứ. Riêng anh thì... sống chung lâu mới biết, thật không kính trọng nổi. Chỉ là rất yêu thôi.
#111
Tôi là người không biết quản lý tải sản, hay nói cách khác là không biết giữ tiền. Vậy nên thường sống trong tình trạng không một xu dính túi.
Có lần đi xa tám ngày, khi về đếm trong ví còn gần $100 và một ít nhân dân tệ. Nói chung là còn không đủ tiền thuê xe về nhà, trừ khi lái xe chịu nhận ngoại tệ.
Thế nên không thể không gọi điện thoại cho Vi Vũ, anh đang ở cơ quan (trước khi đi tôi đã nói là sẽ tự lực cánh sinh!), đồng chí Từ nhận điện thoại, vừa nghe xong lý do là bắt đầu cười ầm ĩ: “Bảo em mang anh đi thì không mang, giờ không về được chứ gì, ha ha ha ha ha!”
Lúc đến đón tôi vẫn đang cười, “Ai bảo em không mang thẻ đi.”
Tôi buồn bã, “Ai biết châu Phi đắt đỏ thế.” Tính ra mua cái mũ cói để đội cũng tốn gần một trăm NDT, cuối cùng lại còn bị gió thổi bay = =!
Vi Vũ vừa ôm vai tôi vừa thủ thỉ: “Em để anh lại ăn Trung thu một mình, giờ về nhà phải bồi thường đầy đủ đấy nhé!”
Tôi tảng lờ: “Em mang đặc sản về cho anh đây này.”
Anh “chậc” một tiếng, “Thèm vào.”
Về đến nhà, ai đó bắt đầu lục lọi, “Đặc sản của anh đâu?”
Anh bảo không thèm cơ mà?
Vi Vũ: “Chỉ cần em mua là anh nhận hết, được chưa, lấy ra nhanh lên, mai anh mang lên cơ quan khoe!”
“...”
Tôi mua, nói đúng ra là lấy... một nắm cát, đặt trong lọ nước hoa nho nhỏ mang từ nhà đi. Cứ tưởng bị chê, ai ngờ chả thấy nói gì, đã thế hôm sau thiếu gia nhà ta còn cầm lọ cát đến cơ quan khoe khoang khắp nơi thật. Chẳng hiểu anh khoe được cái gì với người ta thế không biết?
#112
Vi Vũ hẹn tôi đi gặp đồng nghiệp của anh, trước kia tôi toàn chối khéo vì thấy kể cả hiện tại hay tương lai thì tôi và các đồng chí 'cơ quan' anh rất hiếm khi gặp mặt, lại không có nhiều đề tài chung, dù đồng chí Từ có giải thích thêm bao nhiêu tôi nghe cũng không hiểu.
Lần này bị ép phải đồng ý vì mục đích ‘'chính trị” (đi phát thiệp cưới). Nhưng tôi mới đi nước ngoài về, trở lại cơ quan làm việc bận tối cả mắt nên đến tận 6h chiều mới chạy được lấy người, đến nơi Vi Vũ hẹn đã muộn nửa tiếng.
Khi tôi mở cửa phòng bao, bên trong đang rất ồn ào.
Còn thấp thoáng có tiếng nói: “Từ thiếu, suốt ngày nghe chú mày khoe khoang vợ dễ thương đáng yêu thế nọ, xinh đẹp vô song thế kia! Đến giờ anh em mới được nhìn tận mắt một lần!”
“...”
Có người thấy tôi mở cửa.
Tôi: “Xin lỗi, tôi nhầm phòng.”
“...”
Hôm ấy, trong phòng bao, Vi Vũ cười như điên ôm tôi nói: “Vợ, hôm nay em thẹn thùng thế!” Có người gọi tôi là chị dâu, có người gọi em dâu, thậm chí còn gọi luôn là người đẹp nên tôi hơi xấu hổ.
Khi ăn cơm, mọi người thấy Từ Vi Vũ '’cướp'’ con tôm trong bát tôi mới phê bình, “Từ gia, mày thất đức quá, thích ăn thì tự mà gắp, ai lại giành đồ ăn trong bát vợ thế?”
Vi Vũ: “Mày biết cái mông! Cô ấy ăn là lên dị ứng ngay.”
“...”
Tôi thích ăn hải sản nhưng cứ ăn là nổi mẩn, còn ngứa nữa.
Dẫu thế tôi nhất quyết không tin, rõ ràng trước kia ăn hải sản có làm sao đâu, tự nhiên lớn lên lại thành ra lắm bệnh lắm tật thế này.
Vậy nên bao giờ đi ăn tôi cũng gọi một ít hải sản, muốn chứng minh rằng dị ứng chỉ là chuyện rất tình cờ. Mỗi lần như vậy, Vi Vũ lại ngồi cạnh lắc đầu thở dài, “Em xem em có ngốc không? Lần nào ăn cũng dị ứng còn cứ hăng hái đi chịu khổ.” Nhưng Vi Vũ biết tôi chẳng thích ăn gì, chỉ một lòng yêu thương hải sản nên cũng không nỡ can ngăn, đành nói: “Thôi ăn đi, lát về anh đưa đi bệnh viện.”
Chẳng hiểu sao hôm nay nhất định không cho tôi ăn. Tôi rất buồn. Vì có người ngoài nên không tiện nói gì, đành mặc cả: “Chỉ ăn một con thôi, không sao đâu.”
Vi Vũ: “Không được, em sắp đến kỳ kinh nguyệt rồi.”
“...”
Anh hoàn toàn không sợ mất mặt, không-sợ-mất-mặt, KHÔNG SỢ MẤT MẶT à?
#113
Từ Vi Vũ nói chuyện về H trên mạng với bạn bè chẳng bao giờ tránh tôi.
Có lần một cậu bạn thất nghiệp, hỏi anh: “Từ gia, chú thấy anh đi đóng phim giường chiếu thế nào? Có kiếm được nhiều tiền không?”
Từ Vi Vũ thản nhiên trả lời: “Mày? Phim giường chiếu? Mày đóng vai giường hay vai chiếu?”
...
Đối phương giận quá hóa cười: “Từ Vi Vũ, bạn Thanh Khê nhà mày đâu, không cần mày nữa à? Ha ha ha ha có thấy đau đớn tiều tuỵ không, có hận đời gặm giường trả thù xã hội không? Ha ha ha ha!”
Vi Vũ cười nói: “Ngày nào tao với Cố Thanh Khê cũng lăn ga trải giường cả, mày bạn gái đâu chẳng thấy, thấy mỗi cái giường vậy, thôi cứ tự cung tự cấp tự hưởng thụ tiếp đi!” Không chờ trả lời, Từ Vi Vũ tắt máy tính, đứng bật dậy: “Thanh Khê, lăn ga trải giường!”
“...” Là anh ngày càng trẻ con hay ngày càng... lưu manh thế?
#114
Xem Từ Vi Vũ chat với bạn. Đại loại là cậu ta bị tổn thương tâm lý, cảm xúc không ổn định cho lắm.
Ai đó: “Anh Vũ, em đáng sợ lắm à?”
Vi Vũ: “Ừ.”
Ai đó: “Em SB[2] lắm à?”
([2] SB: Ngu ngốc)
Vi Vũ: “Ừ.”
Ai đó: “Thế giờ em phải làm sao đâyyyyy?”
Vi vũ: “2B continue[3].”
([3] Còn có thể hiểu là SB continue)
“...”
(Vốn 2B continue là To be continue, Từ Vi Vũ đổi nghĩa vô cùng thâm thuý!)
#115
Khi tôi nghịch máy tính, Từ Vi Vũ thường dính lấy sofa.
Nếu tôi đọc truyện thì anh hát: “Nỗi cô đơn, trống vắng, thất vọng của tôi bùng lên như lửa rừng cháy mãi...” (“Cô đơn” – Vạn Phương)
Tôi không chịu được ồn, quay sang xem phim. Anh lại hát tiếp: “Người có biết chăng, có hiểu chăng nỗi đắng lòng của đứa trẻ lang thang, không, người không biết cũng không hiểu, rằng đứa trẻ lang thang cũng cần được yêu...” (“Đứa trẻ lang thang” – Lữ Phi)
Tôi quay lại lườm một cái. Anh im luôn. Rồi đứng dậy ra ngoài, không quên lẩm bẩm hát: “Suy cho cùng vẫn tại tôi yếu lòng, yếu lòng...”
“...”
#116
Tối, hẹn Vi Vũ ăn mỳ ở cửa hàng nổi tiếng nhất trong thành phố. Tôi từng đi rất nhiều nơi nhưng chưa thấy ở đâu ngon bằng ở đây (nổi tiếng phải biết).
Nó gồm có một loạt tiệm mỳ dài nối đuôi, trang trí tương tự nhau, vô cùng giản dị, bình thường, bàn ghế đóng từ mười mấy năm trước nhưng lau dọn rất sạch sẽ.
Gần như nơi đây toàn các ông bà già, vừa ngồi ăn trong tiệm vừa nói chuyện phiếm, hơi ồn ào nhưng rất ấm cúng.
Tôi và Vi Vũ vào bừa một cửa hàng, gọi một bát mỳ thịt băm cải thìa to, hết năm đồng.
Khi đang ngồi chờ mỳ, có một đôi trẻ bước vào.
Cô gái vừa ngồi xuống đã lấy khăn tay trong túi lau bàn ghế cẩn thận, tay không mảy may chạm vào mép bàn. Cậu trai hỏi cô ăn gì, cô gái trả lời, “Gì cũng được, em có ăn mấy đâu.” Rồi rút điện thoại ra chơi. Khi cậu bạn đi chọn mì, cô gái nghe điện thoại: “Chết mất, đưa tao đi ăn mỳ những mấy đồng một bát cơ đấy mày ạ... Tối tao kể tiếp cho, cậu ta quay lại rồi, cúp nhé.”
Tôi huých Vi Vũ, hỏi anh, “Em mời anh ăn mỳ năm đồng, anh cảm thấy thế nào?”
Ai đó đang nghịch điện thoại, ngẩng đầu lên, mơ màng: “Cảm thấy gì?” Rồi bừng bừng hào hứng, mắt sáng long lanh hỏi: “Cho anh bát nhiều sườn hơn à?”
Đây rõ là... rất dễ nuôi, chỉ cần cho ăn no, thỉnh thoảng vứt vài miếng thịt là được!
#117
Hôm rồi đọc truyện, nam chính là côn đồ, đặc biệt nổi loạn, đọc rất thích, khi đọc xong tôi còn buột miệng: “Kể ra tìm bạn trai làm côn đồ cũng được đấy chứ, (*ảo tưởng*) Chàng trai siêu lạnh lùng đứng khoanh tay, miệng ngậm điếu thuốc hất cằm nói 'Cô ấy là của tao'.”
Vi Vũ: “Rồi sau đó được anh tận tay tiễn vào trại cải tạo.”
“... Ha ha ha ha.”
Không hiểu sao mỗi khi nhớ lại lời anh nói tôi thấy rất vui.
#118
Nếu có người đưa thuốc lá cho Vi Vũ, anh luôn nói: Không hút. (Không biết hút)
Đi tiệc, đang ăn nếu có ai rót rượu, anh sẽ từ chối: Đồ uống à, cảm ơn. (Không uống được nhiều rượu)
Vì thế, có người nói với anh, “Mày đàn ông đàn ang gì mà thuốc không biết hút, rượu không biết uống, thế thì còn làm ăn được gì nữa?”
Từ gia hờ hững thanh cao nói: “Tao ‘sắc’ được.”
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.