Chương 43: 11. Luận Về Trung Ấm:
Ấn Quang Đại Sư
08/08/2021
* Trung Ấm tức là thần thức, chẳng phải là thần thức biến thành Trung Ấm, thế tục gọi là “linh hồn”. Những thuyết “Trung Ấm cứ bảy ngày lại một lần sống chết, bốn mươi chín ngày ắt sẽ đầu thai”... chẳng nên chấp nê. Trung Ấm có sống chết là do vô minh trong tâm biến hiện tướng sanh diệt, đừng ngây ngô tưởng Trung Ấm [thật sự] có sống chết như người trong thế gian. Trung Ấm thọ sanh, nhanh thì như trong khoảng khảy ngón tay liền vào tam đồ, lục đạo; chậm thì đến bốn mươi chín ngày hoặc lâu hơn bốn mươi chín ngày v.v...
Người mới chết mà có thể khiến người quen biết trông thấy vào ban ngày hay ban đêm, tiếp xúc với hoặc trò chuyện với người đó thì chẳng riêng gì Trung Ấm mới làm được như vậy, ngay cả những
Trung Ấm
người đã thọ sanh trong đường thiện hay ác vẫn có thể vì người quen thuộc, thân thích khi trước mà hiện hình một phen. Đây tuy là do ý niệm của người đó biến hiện, nhưng chủ yếu là do những thần thánh trong thế gian hỗ trợ nhằm bóng gió chỉ bày: con người chết đi, thần minh (thần thức) chẳng diệt và quả báo thiện ác chẳng phải là hư huyễn vậy!
Nếu không, người dương gian chẳng biết đến việc cõi âm, mù quáng cho rằng người chết đi thân xác đã mục nát thì thần thức cũng phải phiêu tán, rồi bao người phụ họa theo khiến cho người trong khắp thế gian cùng bị hãm trong hầm sâu tà kiến “chẳng có nhân quả, chẳng có đời sau, hậu thế”, sẽ thấy người lành cũng chẳng tự nỗ lực tu đức, kẻ ác càng muốn cùng hung cực ác tạo nghiệp. Dù có lời Phật dạy mà vẫn không có cách nào để chứng minh thì ai chịu tin nhận đây?
Những chuyện hiện hình hiện bóng ấy đủ chứng tỏ lời Phật chẳng dối, quả báo phân minh, chẳng những người lành càng hướng tới điều lành, ngay cả kẻ ác cũng bị những tình lý ấy khuất phục, chẳng đến nỗi mười phần quyết liệt. Thiên địa, quỷ thần muốn cho con người hiểu rõ việc ấy nên mới có những chuyện người đã chết hiện thân trong cõi đời, người dương gian xử án cõi âm v.v... Đấy đều là vì muốn hỗ trợ Phật pháp, giúp sức phô diễn trị đạo. Lý này rất vi tế, nhưng quan hệ rất lớn. Những chuyện như vậy xưa nay chép trong sách vở rất nhiều, nhưng chưa hề nói rõ nguồn gốc của sự biến hiện đó cũng như những lợi ích liên quan.
* Trung Ấm tuy lìa thân xác, nhưng vẫn có tình kiến về thân xác giống như khi chưa chết. Đã có tình kiến về thân xác, đương nhiên [nảy sanh ý niệm] phải có cơm áo để sử dụng. Do phàm phu nghiệp chướng quá nặng, chẳng biết Ngũ Uẩn vốn là không, nên [người trong trạng thái Trung Ấm] chẳng khác gì với người sống. Nếu là bậc đủ đại trí huệ sẽ nhằm ngay lúc trút bỏ xác thân không còn phải nương tựa nữa, liền biết Ngũ Uẩn là không nên các khổ tiêu diệt, nhất chân hiển hiện, vạn đức phô bày trọn vẹn.
Tuy cảnh giới [người sống và kẻ chết] bất tất phải nhất định giống hệt nhau, nhưng nào trở ngại gì đến việc tùy tình kiến mỗi người mà có các thứ cần dùng. Ví như khi đốt quần áo giấy, người còn sống chỉ giữ ý tưởng gởi áo cho người chết, còn quần áo lớn, nhỏ, ngắn, dài làm sao vừa vặn thích hợp cho được. Nhưng do tình kiến của người sống lẫn tình kiến của người chết, quần áo sẽ vừa vặn cả. Điều này giúp ta thấy được nghĩa lý lớn lao “hết thảy các pháp tùy tâm chuyển biến”.
Người mới chết mà có thể khiến người quen biết trông thấy vào ban ngày hay ban đêm, tiếp xúc với hoặc trò chuyện với người đó thì chẳng riêng gì Trung Ấm mới làm được như vậy, ngay cả những
Trung Ấm
người đã thọ sanh trong đường thiện hay ác vẫn có thể vì người quen thuộc, thân thích khi trước mà hiện hình một phen. Đây tuy là do ý niệm của người đó biến hiện, nhưng chủ yếu là do những thần thánh trong thế gian hỗ trợ nhằm bóng gió chỉ bày: con người chết đi, thần minh (thần thức) chẳng diệt và quả báo thiện ác chẳng phải là hư huyễn vậy!
Nếu không, người dương gian chẳng biết đến việc cõi âm, mù quáng cho rằng người chết đi thân xác đã mục nát thì thần thức cũng phải phiêu tán, rồi bao người phụ họa theo khiến cho người trong khắp thế gian cùng bị hãm trong hầm sâu tà kiến “chẳng có nhân quả, chẳng có đời sau, hậu thế”, sẽ thấy người lành cũng chẳng tự nỗ lực tu đức, kẻ ác càng muốn cùng hung cực ác tạo nghiệp. Dù có lời Phật dạy mà vẫn không có cách nào để chứng minh thì ai chịu tin nhận đây?
Những chuyện hiện hình hiện bóng ấy đủ chứng tỏ lời Phật chẳng dối, quả báo phân minh, chẳng những người lành càng hướng tới điều lành, ngay cả kẻ ác cũng bị những tình lý ấy khuất phục, chẳng đến nỗi mười phần quyết liệt. Thiên địa, quỷ thần muốn cho con người hiểu rõ việc ấy nên mới có những chuyện người đã chết hiện thân trong cõi đời, người dương gian xử án cõi âm v.v... Đấy đều là vì muốn hỗ trợ Phật pháp, giúp sức phô diễn trị đạo. Lý này rất vi tế, nhưng quan hệ rất lớn. Những chuyện như vậy xưa nay chép trong sách vở rất nhiều, nhưng chưa hề nói rõ nguồn gốc của sự biến hiện đó cũng như những lợi ích liên quan.
* Trung Ấm tuy lìa thân xác, nhưng vẫn có tình kiến về thân xác giống như khi chưa chết. Đã có tình kiến về thân xác, đương nhiên [nảy sanh ý niệm] phải có cơm áo để sử dụng. Do phàm phu nghiệp chướng quá nặng, chẳng biết Ngũ Uẩn vốn là không, nên [người trong trạng thái Trung Ấm] chẳng khác gì với người sống. Nếu là bậc đủ đại trí huệ sẽ nhằm ngay lúc trút bỏ xác thân không còn phải nương tựa nữa, liền biết Ngũ Uẩn là không nên các khổ tiêu diệt, nhất chân hiển hiện, vạn đức phô bày trọn vẹn.
Tuy cảnh giới [người sống và kẻ chết] bất tất phải nhất định giống hệt nhau, nhưng nào trở ngại gì đến việc tùy tình kiến mỗi người mà có các thứ cần dùng. Ví như khi đốt quần áo giấy, người còn sống chỉ giữ ý tưởng gởi áo cho người chết, còn quần áo lớn, nhỏ, ngắn, dài làm sao vừa vặn thích hợp cho được. Nhưng do tình kiến của người sống lẫn tình kiến của người chết, quần áo sẽ vừa vặn cả. Điều này giúp ta thấy được nghĩa lý lớn lao “hết thảy các pháp tùy tâm chuyển biến”.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.