Chương 14: 2. Ðối Trị Tập Khí 3
Ấn Quang Đại Sư
08/08/2021
* Gọi là kẻ ngu si chẳng phải là nói về kẻ hoàn toàn vô tri thức, mà chính là nói đến những người trong đời đối với cảnh duyên thiện ác, chẳng biết đấy đều là do túc nghiệp chuốc lấy nên hiện tại cảm thọ, bảo lầm là không có nhân quả báo ứng và hết thảy chúng sanh đời trước, đời sau v.v..., chẳng có con mắt trí huệ. Chẳng phải là hạng chấp Ðoạn, cũng là phường chấp Thường.
Họ bảo con người bẩm thọ khí huyết cha mẹ mà sanh ra. Trước lúc sanh ra, vốn chẳng có vật gì; cũng như chết đi, thân hình đã mục nát thì hồn cũng phiêu tán; làm sao có đời trước và đời sau được? Bọn nho sĩ câu nệ, hủ bại phương này (tức Trung Hoa) đa phần nói như vậy.
Chấp Thường là nói người luôn là người, vật luôn là vật, chẳng biết nghiệp do tâm tạo, hình tùy tâm chuyển. Thời cổ có kẻ cực độc đang còn sống biến ra thân rắn, người cực tàn bạo đang khi còn sống biến thành thân hổ. Ðang khi còn sống, nghiệp lực mãnh liệt còn biến đổi được thân; huống hồ chết đi, trước khi tái sanh, thức bị chuyển biến theo sự lôi kéo của nghiệp ư? Bởi vậy, Phật nói mười hai nhân duyên chính thức là luận về ba đời. Nhân trước ắt cảm quả sau, quả sau ắt phải có nhân trước. Thiện áo báo ứng, họa phước xảy đến đều do mình làm, mình chịu, chẳng phải trời giáng. Bất quá trời chỉ là người đứng ra thừa hành thôi. Sanh tử tuần hoàn chẳng có cùng cực. Muốn khôi phục bổn tâm để liễu sanh tử mà bỏ “tín nguyện niệm Phật cầu sanh Tây Phương” sẽ chẳng thể được!
Ba thứ tham - sân - si là cội gốc sanh tử. Ba thứ Tín - Nguyện - Hạnh là diệu pháp liễu sanh tử. Muốn bỏ ba pháp kia (tham - sân - si) để tu ba pháp này (tín - nguyện - hạnh) thì ba pháp này đắc lực, ba pháp kia tự diệt. Một pháp quán Sổ Tức bất tất phải dùng. Hãy nên trong lúc niệm Phật, lắng tai nghe kỹ, cách nhiếp tâm này tương tự phép Sổ Tức, nhưng lực dụng hơn phép Sổ Tức một trời, một vực. Phép quán Niệm Phật nên đọc trong Ấn Quang Văn Sao và các trước thuật Tịnh Ðộ sẽ biết.
* Hỏi: Nếu như nói dù táng thân mất mạng cũng chỉ sanh hoan hỷ, chẳng sanh sân hận thì giả sử có kẻ ác muốn đến hại mình, mình chẳng lo toan gì, cứ mặc cho nó sát hại mình ư?
Ðáp: Phàm người tu hành, có kẻ là phàm phu, có người là bậc Bồ Tát đã chứng Pháp Thân. Lại có người lấy việc duy trì thế đạo làm chánh, có người chỉ lấy việc liễu giải tự tâm làm trọng. Nếu là hạng chỉ lo liễu giải tự tâm và hàng Bồ Tát đã chứng Pháp Thân thì sẽ hành động như đã nói. Bởi lẽ, họ thấy mình và vật hệt như nhau, sanh tử như một.
Nếu là hạng phàm phu, muốn duy trì thế đạo thì cứ an lòng học theo Bồ Tát thâm từ đại bi, không gì là chẳng dung. Xử sự vẫn thuận theo lẽ thường thế gian: hoặc là dùng cách khuất phục, chế ngự để nhiếp phục, hoặc dùng nhân từ để cảm hóa... nhiều cách khác nhau; nhưng trong tâm trọn chẳng được hung tợn, nóng giận, cố kết oán hận.
Những điều nói trong đoạn trước là nêu tình huống giả tưởng để [người tu nhờ đó] tiêu diệt tập khí nóng giận. Nếu phép quán này thành thục, tập khí sân hận tự diệt, dù gặp phải cảnh thật sự hại đến thân cũng vẫn giữ được tâm thản nhiên, thực hiện đại bố thí. Nhờ công đức ấy liền sanh Tịnh Ðộ. So với việc giết chóc lẫn nhau, bao kiếp dài lâu đền trả, chẳng phải là khác biệt một trời, một vực đấy ư? * Sân tâm chính là thói quen từ đời trước. Nay cứ nghĩ mình đã chết, mặc cho dao chặt hay hương bôi cũng chẳng can dự gì đến mình. Với tất cả những cảnh chẳng thuận tâm, do nghĩ mình đã chết, sân làm sao còn khởi được nữa?
* Nói đến sân tâm là nói đến thói quen từ đời trước. Nay đã biết sân là có hại, vô ích, đối với hết thảy các sự hiện hữu hãy nên dùng lượng biển rộng trời cao để dung nạp. Như vậy thì tập tánh rộng rãi trong đời này sẽ chuyển biến được tập tánh hẹp hòi trong những đời trước. Nếu chẳng gia công đối trị, tập khí sân hận càng tăng, tai hại chẳng nhẹ.
Còn khi niệm Phật thì phải căn cứ trên tinh thần, khí lực của mình để làm chuẩn mà niệm lớn tiếng, niệm nhỏ tiếng, niệm thầm và kim cang niệm (tức là niệm có tiếng se sẽ, người khác chẳng nghe thấy. Những người trì chú gọi cách này là kim cang niệm). Chẳng được quá mãnh liệt đến nỗi mắc bệnh. Cái tâm quá mãnh liệt ấy cũng là cái bệnh “dục tốc” (mong cho mau đạt kết quả).
Nếu nay đã chẳng thể niệm ra tiếng, há trong tâm chẳng niệm thầm được hay sao? Sao lại chỉ hạn chế trong mười niệm? Huống hồ lúc bệnh nằm trên giường, há nên để tâm trống rỗng như bị rửa sạch, trọn chẳng niệm gì hoặc niệm chuyện khác? Sao bằng càng niệm nhiều danh hiệu Phật?
Lúc ấy phải nên giao gấp mọi việc cho người nhà làm thay, luôn nghĩ mình sắp chết, tưởng sắp đọa địa ngục, trong tâm không còn dính mắc sự gì. Dùng tâm thanh tịnh ấy nhớ tưởng Phật tượng và thầm niệm Phật danh cũng như tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và danh hiệu ngài. Nếu thật sự làm được như thế thì nghiệp chướng quyết định tiêu trừ, thiện căn tăng trưởng, bệnh tật thuyên giảm, thân tâm khang kiện.
Bệnh của các hạ thuộc về túc nghiệp, niệm Phật quá mạnh mẽ tạo duyên cho bệnh phát hiện, chẳng phải hoàn toàn do niệm Phật quá mãnh liệt nên mắc bệnh. Nếu ông chẳng niệm Phật thì cũng do nhân duyên khác mà bị bệnh. Trên đời, kẻ không niệm Phật rất nhiều, há không có một ai cũng mắc phải căn bệnh đó, cứ khoẻ mạnh mãi ư? Hiểu được điều này sẽ chẳng tự lầm lẫn mà bảo là niệm Phật đến bệnh, chỉ tổn hại, không ích lợi gì!
* Bệnh và ma đều do túc nghiệp mà thành. Ông chỉ nên chí thành, khẩn thiết niệm Phật thì bệnh tự thuyên giảm, ma tự rời xa. Còn như tâm ông chẳng chí thành, hoặc khởi các ý niệm bất chánh như tà dâm v.v... thì toàn thể cái tâm đọa trong hắc ám, khiến ma quấy nhiễu. Lúc niệm Phật xong, hồi hướng, ông nên hồi hướng cho hết thảy oán gia trong đời quá khứ, khiến họ đều thấm đẫm lợi ích niệm Phật của ông, siêu sanh thiện đạo.
Ngoài ra chẳng quản đến gì hết. Ma có phát ra tiếng thì cũng chẳng quan tâm đến rồi sợ hãi. Nó im hơi lặng tiếng, cũng chẳng quan tâm đến mà sanh hoan hỷ. Chỉ chí thành, khẩn thiết niệm, tự nhiên nghiệp chướng tiêu, mà phước huệ thảy đều tăng trưởng. Khi xem kinh điển, chẳng được làm như kẻ đời nay đọc sách, trọn chẳng có chút nào cung kính, phải [trân trọng] dường như Phật, Tổ, thánh hiền giáng lâm mới được lợi ích thật sự. Nếu ông làm được như vậy thì tâm địa chánh đại quang minh, bọn tà quỷ, tà thần kia không còn đất dung thân nữa!
Nếu tâm ông tà trước thì tà chiêu cảm tà, làm sao có thể khiến cho chúng xa lìa, không quấy nhiễu được? Quỷ thần dù có Tha Tâm Thông, nhưng thần thông của chúng nhỏ và gần. Nếu nghiệp tận, tình không sẽ hệt như gương báu đặt trên đài, có hình liền hiện bóng. Ông chẳng chí tâm niệm Phật, lại toan nghiên cứu chân tướng này, chẳng biết tâm này liền thành “ma chủng” (dòng giống ma).
Ví như gương báu chẳng có mảy may trần cấu sẽ tự chiếu trời soi đất. Cái tâm ông bị trần cấu phủ kín dày chặt, lại muốn được [chiếu sáng] như vậy, khác nào tấm gương bị bụi phủ dày kín trọn chẳng thể tỏa ánh sáng. Nếu có phát sáng cũng chỉ là ánh sáng yêu quái, chẳng phải ánh sáng của gương! Hãy bỏ việc đó ra ngoài tâm tưởng, hãy nên như lâm nạn lửa, nước, như cứu đầu cháy mà niệm Phật thì không nghiệp hay ma nào chẳng tiêu cả.
* Người học đạo phàm gặp các thứ chẳng như ý chỉ nên dùng đạo để hiểu. Cảnh nghịch xảy đến bèn vui lòng chịu, dù có gặp phải những sự nguy hiểm gì, lúc ấy cũng chẳng đến nỗi kinh hoàng, thất chí, làm điều thất thố. Chuyện đã qua hãy để cho nó qua như giấc mộng đêm trước, sao còn ủ mãi trong lòng đến nỗi thành bệnh hoảng hốt? Ông đã muốn tu hành, phải biết hết thảy cảnh duyên đều do túc nghiệp cảm vời.
Lại phải nên biết: Chí thành niệm Phật sẽ chuyển được nghiệp. Chúng ta chẳng làm chuyện thương thiên tổn đức thì sợ cái gì chứ? Người niệm Phật thiện thần hộ hựu (bảo vệ, giáng phước), ác quỷ tránh xa, sợ cái gì cơ chứ? Nếu ông cứ sợ mãi sẽ bị vướng ma sợ, rồi oán gia trong vô lượng kiếp thừa dịp tâm ông hoảng sợ đến dọa nạt ông, khiến ông mất trí hóa cuồng để báo oán xưa.
Chớ có nói: “Nếu tôi còn niệm Phật, chỉ sợ thình lình sẽ bị như thế”. Chẳng biết rằng toàn thể chánh niệm của ông đã quy vào nỗi sợ, nên khí phần xa cách Phật, tương thông với ma, chẳng phải Phật không thiêng! Do tâm ông đã mất chánh niệm nên đến nỗi niệm Phật chẳng được lợi ích toàn phần vậy!
Chỉ mong ông thấy chữ viết của Quang, bèn quyết liệt gột bỏ tâm trước. Ông chỉ một chồng, một vợ còn lo nỗi gì? Dẫu cho nghiệp chướng hiện tiền, sợ gì chẳng tiêu diệt được nó? Chỉ vì chẳng sợ nên giữ được chánh niệm, thành ra làm việc gì cũng đích đáng, chân thần ổn định nên tà chẳng thể xâm.
Nếu không, do tà chiêu tà, túc oán đổ tới, gặp sự không làm chủ được, hành động hoàn toàn thất thố, chẳng đáng buồn ư? Tôi nay vì ông tính kế: Hãy nên buông bỏ hoài bão, chẳng nên toan tính hết thảy mọi việc, chẳng nên đảm đương, lo lắng mọi việc, chỉ sợ hành vi có tỳ vết, chẳng sợ họa hoạn, quỷ thần.
* Nếu bệnh khổ đến hồi kịch liệt chẳng chịu đựng nổi thì ngoài việc sáng chiều niệm Phật, hồi hướng ra, hãy chuyên tâm dốc chí niệm nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát. Quán Thế Âm Bồ Tát hiện thân trong sát-na, tầm thanh cứu khổ. Người gặp cơn nguy cấp nếu có thể trì tụng, lễ bái Ngài thì không ai là chẳng được cảm ứng, rủ lòng từ gia hựu khiến thoát khổ não, hưởng yên vui vậy.
* Thầy thuốc dù giỏi cũng chỉ trị được bệnh, không trị được nghiệp. Như Tử Trọng ruột bị loét nặng, thầy thuốc bảo không giải phẫu không xong. Bà thím Tư của ông chẳng đành lòng nên chẳng chữa, cùng Ðức Chương liều mạng niệm Phật, niệm kinh Kim Cang. Năm ngày khỏi bệnh. Bệnh này đáng kể là cực nặng, cực nguy hiểm, nhưng chẳng chữa, sau năm ngày liền lành. Bệnh điên của Tử Tường thuộc về túc nghiệp, bà thím Tư của ông do chí thành lễ tụng, nửa năm liền khỏi.
Cha ông đã quy y Phật pháp, lẽ ra nên tin lời Phật, chẳng nên tin theo thầy thuốc Tây, phải đến bệnh viện của họ để chữa. Nếu như hết thảy bệnh đều phải được thầy thuốc trị mới lành, không thầy thuốc chẳng xong thì từ thời cổ, hoàng đế và những kẻ phú quý lẽ ra vĩnh viễn không bệnh tật, cũng vĩnh viễn chẳng bị tử vong. Thế nhưng kẻ bần tiện vừa ít bệnh vừa sống lâu, người phú quý lắm bệnh lại thường đoản thọ. Ðó là vì cớ gì? Một là do mình tự tạo thành bệnh, hai là thầy thuốc gây ra bệnh. Do hai công năng tạo tác này, muốn thoát bệnh khổ có được hay chăng?
Mong ông thưa cho cha hiểu, bất tất phải lên Thượng Hải tìm thầy thuốc Tây, cứ ở nhà cầu nơi đại y vương A Di Ðà Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ tự có thể chẳng cần đến thuốc mà lành bệnh. Cầu thầy thuốc Tây chỉ hy vọng chừng một nửa, cầu đại y vương may ra thân thể sẽ được mạnh, mà dù thân thể chưa khoẻ lại, thần thức chắc chắn thấy thư thái. Nếu sai lầm muốn được mạnh liền, bỏ hết những giới đã trì khi trước, thật chẳng khác nào rạch thịt để tự bị thương, chỉ tổn hại không ích gì. Khi Tây Y chưa truyền vào Trung Quốc, Trung Quốc có bệnh gì cũng chẳng trị được ư? Bởi vậy nên buông vọng tưởng xuống, đề khởi chánh niệm sẽ cảm ứng đạo giao, tự có thể lành bệnh hoàn toàn.
* Nghiệp chướng nặng, tham sân mạnh mẽ, thân yếu đuối, tâm khiếp nhược thì chỉ nên nhất tâm niệm Phật, lâu ngày các bệnh sẽ tự lành. Phẩm Phổ Môn nói: “Nếu có chúng sanh nhiều dâm dục, nóng giận, ngu si, thường niệm cung kính Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ xa lìa được [những sự ấy]”. Niệm Phật cũng thế, chỉ nên tận tâm kiệt lực, chẳng hề ngờ vực thì không cầu cũng được.
* Mỗi ngày ngoại trừ lúc phải làm mọi việc thuộc bổn phận mình ra, hãy chuyên tâm niệm danh hiệu Phật. Sáng tối đối trước Phật, kiệt thành tận kính, khẩn thiết sám hối túc nghiệp từ vô thỉ. Lâu ngày như thế sẽ có lợi ích chẳng thể nghĩ bàn mà chẳng hay, chẳng biết. Kinh Pháp Hoa dạy: “Nếu có chúng sanh nhiều lòng dâm dục, thường niệm cung kính Quán Thế Âm Bồ Tát liền được ly dục”. Với sân hận, ngu si cũng thế. Như vậy thì chí thành niệm thánh hiệu A Di Ðà, Quán Âm, ba thứ Hoặc: tham, sân, si sẽ tự tiêu diệt.
Hơn nữa, nay đang lúc cõi đời hoạn nạn, ngoài việc niệm Phật ra, nên niệm thêm thánh hiệu Quán Âm, trong âm thầm sẽ có sự chuyển biến chẳng thể nghĩ bàn, kẻo đến lúc túc nghiệp bất chợt hiện đến, không cách chi tránh thoát.
* Quán Thế Âm Bồ Tát trong kiếp quá khứ đã thành Phật từ lâu, hiệu là Chánh Pháp Minh, chỉ vì lòng từ bi thiết tha, dù an trụ trong cõi Thường Tịch Quang, vẫn hiện thân trong ba cõi Thật Báo, Phương Tiện, Ðồng Cư. Tuy là thường hiện thân Phật, Ngài cũng còn hiện đủ các thân Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác và thân trời - người, sáu nẻo. Tuy Ngài thường hầu Di Ðà nhưng hiện thân khắp trong mười phương vô tận pháp giới. Ðó là: Hễ chỉ có lợi ích thì không điều gì ngài chẳng vận dụng. Nên dùng thân nào để độ được, Ngài liền hiện thân đó để thuyết pháp cho người đáng độ.
Phổ Ðà Sơn là chỗ Bồ Tát ứng tích. Muốn cho chúng sanh có nơi để gieo tấm lòng thành nên Bồ Tát thị hiện ứng tích nơi núi đó; nào phải Bồ Tát chỉ ngự trong núi Phổ Ðà, chẳng ở nơi khác đâu? Một vầng trăng vằng vặc giữa trời, vạn con sông in bóng. Dù nhỏ như một chước, một giọt nước, nơi nơi đều hiện toàn bộ khuôn trăng. Nếu nước vừa đục vừa xao động, trăng chẳng thể hiện phân minh.
Tâm chúng sanh như nước, nếu nhất tâm chuyên niệm Bồ Tát, Bồ Tát liền ngay trong niệm ấy, sẽ ngầm hoặc hiển nhiên [gia hộ] khiến [người niệm] được lợi ích. Nếu tâm chẳng chí thành, chẳng chuyên nhất thì cũng khó cứu hộ. Nghĩa này rất sâu, hãy nên đọc bài Thạch Ấn Phổ Ðà Sơn Chí Tự (bài tựa cho bản in thạch (lithography) cuốn Phổ Ðà Sơn Chí) trong Ấn Quang Văn Sao sẽ biết.
Ngài có tên là Quán Thế Âm vì khi tu nhân, Ngài do quán và nghe nơi tánh mà chứng viên thông và lúc đã đắc quả, Ngài xem xét âm thanh xưng danh hiệu Ngài để ban cho sự cứu giúp. Vì thế Ngài tên là Quán Thế Âm.
Phổ Môn là đạo Bồ Tát rộng lớn không ngằn mé, tùy thuận khắp căn tánh của hết thảy chúng sanh, khiến cho họ biết đường về nhà, chẳng lập riêng một môn nào. Chẳng hạn, như trong đời có ngàn căn bệnh thì cũng phải có vạn loại thuốc, chẳng thể chấp chặt vào một pháp nào. Tùy theo họ mê nơi đâu và chỗ nào họ dễ ngộ mà Bồ Tát chỉ điểm cho. Như sáu căn, sáu trần, bảy đại, pháp nào cũng có thể dùng để chứng viên thông. Vì thế bất cứ pháp nào cũng là cửa để ra khỏi sanh tử, thành Chánh Giác. Vì thế gọi là Phổ Môn. Nếu Bồ Tát chỉ ở Nam Hải thì chẳng đáng gọi là Phổ được!
Họ bảo con người bẩm thọ khí huyết cha mẹ mà sanh ra. Trước lúc sanh ra, vốn chẳng có vật gì; cũng như chết đi, thân hình đã mục nát thì hồn cũng phiêu tán; làm sao có đời trước và đời sau được? Bọn nho sĩ câu nệ, hủ bại phương này (tức Trung Hoa) đa phần nói như vậy.
Chấp Thường là nói người luôn là người, vật luôn là vật, chẳng biết nghiệp do tâm tạo, hình tùy tâm chuyển. Thời cổ có kẻ cực độc đang còn sống biến ra thân rắn, người cực tàn bạo đang khi còn sống biến thành thân hổ. Ðang khi còn sống, nghiệp lực mãnh liệt còn biến đổi được thân; huống hồ chết đi, trước khi tái sanh, thức bị chuyển biến theo sự lôi kéo của nghiệp ư? Bởi vậy, Phật nói mười hai nhân duyên chính thức là luận về ba đời. Nhân trước ắt cảm quả sau, quả sau ắt phải có nhân trước. Thiện áo báo ứng, họa phước xảy đến đều do mình làm, mình chịu, chẳng phải trời giáng. Bất quá trời chỉ là người đứng ra thừa hành thôi. Sanh tử tuần hoàn chẳng có cùng cực. Muốn khôi phục bổn tâm để liễu sanh tử mà bỏ “tín nguyện niệm Phật cầu sanh Tây Phương” sẽ chẳng thể được!
Ba thứ tham - sân - si là cội gốc sanh tử. Ba thứ Tín - Nguyện - Hạnh là diệu pháp liễu sanh tử. Muốn bỏ ba pháp kia (tham - sân - si) để tu ba pháp này (tín - nguyện - hạnh) thì ba pháp này đắc lực, ba pháp kia tự diệt. Một pháp quán Sổ Tức bất tất phải dùng. Hãy nên trong lúc niệm Phật, lắng tai nghe kỹ, cách nhiếp tâm này tương tự phép Sổ Tức, nhưng lực dụng hơn phép Sổ Tức một trời, một vực. Phép quán Niệm Phật nên đọc trong Ấn Quang Văn Sao và các trước thuật Tịnh Ðộ sẽ biết.
* Hỏi: Nếu như nói dù táng thân mất mạng cũng chỉ sanh hoan hỷ, chẳng sanh sân hận thì giả sử có kẻ ác muốn đến hại mình, mình chẳng lo toan gì, cứ mặc cho nó sát hại mình ư?
Ðáp: Phàm người tu hành, có kẻ là phàm phu, có người là bậc Bồ Tát đã chứng Pháp Thân. Lại có người lấy việc duy trì thế đạo làm chánh, có người chỉ lấy việc liễu giải tự tâm làm trọng. Nếu là hạng chỉ lo liễu giải tự tâm và hàng Bồ Tát đã chứng Pháp Thân thì sẽ hành động như đã nói. Bởi lẽ, họ thấy mình và vật hệt như nhau, sanh tử như một.
Nếu là hạng phàm phu, muốn duy trì thế đạo thì cứ an lòng học theo Bồ Tát thâm từ đại bi, không gì là chẳng dung. Xử sự vẫn thuận theo lẽ thường thế gian: hoặc là dùng cách khuất phục, chế ngự để nhiếp phục, hoặc dùng nhân từ để cảm hóa... nhiều cách khác nhau; nhưng trong tâm trọn chẳng được hung tợn, nóng giận, cố kết oán hận.
Những điều nói trong đoạn trước là nêu tình huống giả tưởng để [người tu nhờ đó] tiêu diệt tập khí nóng giận. Nếu phép quán này thành thục, tập khí sân hận tự diệt, dù gặp phải cảnh thật sự hại đến thân cũng vẫn giữ được tâm thản nhiên, thực hiện đại bố thí. Nhờ công đức ấy liền sanh Tịnh Ðộ. So với việc giết chóc lẫn nhau, bao kiếp dài lâu đền trả, chẳng phải là khác biệt một trời, một vực đấy ư? * Sân tâm chính là thói quen từ đời trước. Nay cứ nghĩ mình đã chết, mặc cho dao chặt hay hương bôi cũng chẳng can dự gì đến mình. Với tất cả những cảnh chẳng thuận tâm, do nghĩ mình đã chết, sân làm sao còn khởi được nữa?
* Nói đến sân tâm là nói đến thói quen từ đời trước. Nay đã biết sân là có hại, vô ích, đối với hết thảy các sự hiện hữu hãy nên dùng lượng biển rộng trời cao để dung nạp. Như vậy thì tập tánh rộng rãi trong đời này sẽ chuyển biến được tập tánh hẹp hòi trong những đời trước. Nếu chẳng gia công đối trị, tập khí sân hận càng tăng, tai hại chẳng nhẹ.
Còn khi niệm Phật thì phải căn cứ trên tinh thần, khí lực của mình để làm chuẩn mà niệm lớn tiếng, niệm nhỏ tiếng, niệm thầm và kim cang niệm (tức là niệm có tiếng se sẽ, người khác chẳng nghe thấy. Những người trì chú gọi cách này là kim cang niệm). Chẳng được quá mãnh liệt đến nỗi mắc bệnh. Cái tâm quá mãnh liệt ấy cũng là cái bệnh “dục tốc” (mong cho mau đạt kết quả).
Nếu nay đã chẳng thể niệm ra tiếng, há trong tâm chẳng niệm thầm được hay sao? Sao lại chỉ hạn chế trong mười niệm? Huống hồ lúc bệnh nằm trên giường, há nên để tâm trống rỗng như bị rửa sạch, trọn chẳng niệm gì hoặc niệm chuyện khác? Sao bằng càng niệm nhiều danh hiệu Phật?
Lúc ấy phải nên giao gấp mọi việc cho người nhà làm thay, luôn nghĩ mình sắp chết, tưởng sắp đọa địa ngục, trong tâm không còn dính mắc sự gì. Dùng tâm thanh tịnh ấy nhớ tưởng Phật tượng và thầm niệm Phật danh cũng như tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và danh hiệu ngài. Nếu thật sự làm được như thế thì nghiệp chướng quyết định tiêu trừ, thiện căn tăng trưởng, bệnh tật thuyên giảm, thân tâm khang kiện.
Bệnh của các hạ thuộc về túc nghiệp, niệm Phật quá mạnh mẽ tạo duyên cho bệnh phát hiện, chẳng phải hoàn toàn do niệm Phật quá mãnh liệt nên mắc bệnh. Nếu ông chẳng niệm Phật thì cũng do nhân duyên khác mà bị bệnh. Trên đời, kẻ không niệm Phật rất nhiều, há không có một ai cũng mắc phải căn bệnh đó, cứ khoẻ mạnh mãi ư? Hiểu được điều này sẽ chẳng tự lầm lẫn mà bảo là niệm Phật đến bệnh, chỉ tổn hại, không ích lợi gì!
* Bệnh và ma đều do túc nghiệp mà thành. Ông chỉ nên chí thành, khẩn thiết niệm Phật thì bệnh tự thuyên giảm, ma tự rời xa. Còn như tâm ông chẳng chí thành, hoặc khởi các ý niệm bất chánh như tà dâm v.v... thì toàn thể cái tâm đọa trong hắc ám, khiến ma quấy nhiễu. Lúc niệm Phật xong, hồi hướng, ông nên hồi hướng cho hết thảy oán gia trong đời quá khứ, khiến họ đều thấm đẫm lợi ích niệm Phật của ông, siêu sanh thiện đạo.
Ngoài ra chẳng quản đến gì hết. Ma có phát ra tiếng thì cũng chẳng quan tâm đến rồi sợ hãi. Nó im hơi lặng tiếng, cũng chẳng quan tâm đến mà sanh hoan hỷ. Chỉ chí thành, khẩn thiết niệm, tự nhiên nghiệp chướng tiêu, mà phước huệ thảy đều tăng trưởng. Khi xem kinh điển, chẳng được làm như kẻ đời nay đọc sách, trọn chẳng có chút nào cung kính, phải [trân trọng] dường như Phật, Tổ, thánh hiền giáng lâm mới được lợi ích thật sự. Nếu ông làm được như vậy thì tâm địa chánh đại quang minh, bọn tà quỷ, tà thần kia không còn đất dung thân nữa!
Nếu tâm ông tà trước thì tà chiêu cảm tà, làm sao có thể khiến cho chúng xa lìa, không quấy nhiễu được? Quỷ thần dù có Tha Tâm Thông, nhưng thần thông của chúng nhỏ và gần. Nếu nghiệp tận, tình không sẽ hệt như gương báu đặt trên đài, có hình liền hiện bóng. Ông chẳng chí tâm niệm Phật, lại toan nghiên cứu chân tướng này, chẳng biết tâm này liền thành “ma chủng” (dòng giống ma).
Ví như gương báu chẳng có mảy may trần cấu sẽ tự chiếu trời soi đất. Cái tâm ông bị trần cấu phủ kín dày chặt, lại muốn được [chiếu sáng] như vậy, khác nào tấm gương bị bụi phủ dày kín trọn chẳng thể tỏa ánh sáng. Nếu có phát sáng cũng chỉ là ánh sáng yêu quái, chẳng phải ánh sáng của gương! Hãy bỏ việc đó ra ngoài tâm tưởng, hãy nên như lâm nạn lửa, nước, như cứu đầu cháy mà niệm Phật thì không nghiệp hay ma nào chẳng tiêu cả.
* Người học đạo phàm gặp các thứ chẳng như ý chỉ nên dùng đạo để hiểu. Cảnh nghịch xảy đến bèn vui lòng chịu, dù có gặp phải những sự nguy hiểm gì, lúc ấy cũng chẳng đến nỗi kinh hoàng, thất chí, làm điều thất thố. Chuyện đã qua hãy để cho nó qua như giấc mộng đêm trước, sao còn ủ mãi trong lòng đến nỗi thành bệnh hoảng hốt? Ông đã muốn tu hành, phải biết hết thảy cảnh duyên đều do túc nghiệp cảm vời.
Lại phải nên biết: Chí thành niệm Phật sẽ chuyển được nghiệp. Chúng ta chẳng làm chuyện thương thiên tổn đức thì sợ cái gì chứ? Người niệm Phật thiện thần hộ hựu (bảo vệ, giáng phước), ác quỷ tránh xa, sợ cái gì cơ chứ? Nếu ông cứ sợ mãi sẽ bị vướng ma sợ, rồi oán gia trong vô lượng kiếp thừa dịp tâm ông hoảng sợ đến dọa nạt ông, khiến ông mất trí hóa cuồng để báo oán xưa.
Chớ có nói: “Nếu tôi còn niệm Phật, chỉ sợ thình lình sẽ bị như thế”. Chẳng biết rằng toàn thể chánh niệm của ông đã quy vào nỗi sợ, nên khí phần xa cách Phật, tương thông với ma, chẳng phải Phật không thiêng! Do tâm ông đã mất chánh niệm nên đến nỗi niệm Phật chẳng được lợi ích toàn phần vậy!
Chỉ mong ông thấy chữ viết của Quang, bèn quyết liệt gột bỏ tâm trước. Ông chỉ một chồng, một vợ còn lo nỗi gì? Dẫu cho nghiệp chướng hiện tiền, sợ gì chẳng tiêu diệt được nó? Chỉ vì chẳng sợ nên giữ được chánh niệm, thành ra làm việc gì cũng đích đáng, chân thần ổn định nên tà chẳng thể xâm.
Nếu không, do tà chiêu tà, túc oán đổ tới, gặp sự không làm chủ được, hành động hoàn toàn thất thố, chẳng đáng buồn ư? Tôi nay vì ông tính kế: Hãy nên buông bỏ hoài bão, chẳng nên toan tính hết thảy mọi việc, chẳng nên đảm đương, lo lắng mọi việc, chỉ sợ hành vi có tỳ vết, chẳng sợ họa hoạn, quỷ thần.
* Nếu bệnh khổ đến hồi kịch liệt chẳng chịu đựng nổi thì ngoài việc sáng chiều niệm Phật, hồi hướng ra, hãy chuyên tâm dốc chí niệm nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát. Quán Thế Âm Bồ Tát hiện thân trong sát-na, tầm thanh cứu khổ. Người gặp cơn nguy cấp nếu có thể trì tụng, lễ bái Ngài thì không ai là chẳng được cảm ứng, rủ lòng từ gia hựu khiến thoát khổ não, hưởng yên vui vậy.
* Thầy thuốc dù giỏi cũng chỉ trị được bệnh, không trị được nghiệp. Như Tử Trọng ruột bị loét nặng, thầy thuốc bảo không giải phẫu không xong. Bà thím Tư của ông chẳng đành lòng nên chẳng chữa, cùng Ðức Chương liều mạng niệm Phật, niệm kinh Kim Cang. Năm ngày khỏi bệnh. Bệnh này đáng kể là cực nặng, cực nguy hiểm, nhưng chẳng chữa, sau năm ngày liền lành. Bệnh điên của Tử Tường thuộc về túc nghiệp, bà thím Tư của ông do chí thành lễ tụng, nửa năm liền khỏi.
Cha ông đã quy y Phật pháp, lẽ ra nên tin lời Phật, chẳng nên tin theo thầy thuốc Tây, phải đến bệnh viện của họ để chữa. Nếu như hết thảy bệnh đều phải được thầy thuốc trị mới lành, không thầy thuốc chẳng xong thì từ thời cổ, hoàng đế và những kẻ phú quý lẽ ra vĩnh viễn không bệnh tật, cũng vĩnh viễn chẳng bị tử vong. Thế nhưng kẻ bần tiện vừa ít bệnh vừa sống lâu, người phú quý lắm bệnh lại thường đoản thọ. Ðó là vì cớ gì? Một là do mình tự tạo thành bệnh, hai là thầy thuốc gây ra bệnh. Do hai công năng tạo tác này, muốn thoát bệnh khổ có được hay chăng?
Mong ông thưa cho cha hiểu, bất tất phải lên Thượng Hải tìm thầy thuốc Tây, cứ ở nhà cầu nơi đại y vương A Di Ðà Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ tự có thể chẳng cần đến thuốc mà lành bệnh. Cầu thầy thuốc Tây chỉ hy vọng chừng một nửa, cầu đại y vương may ra thân thể sẽ được mạnh, mà dù thân thể chưa khoẻ lại, thần thức chắc chắn thấy thư thái. Nếu sai lầm muốn được mạnh liền, bỏ hết những giới đã trì khi trước, thật chẳng khác nào rạch thịt để tự bị thương, chỉ tổn hại không ích gì. Khi Tây Y chưa truyền vào Trung Quốc, Trung Quốc có bệnh gì cũng chẳng trị được ư? Bởi vậy nên buông vọng tưởng xuống, đề khởi chánh niệm sẽ cảm ứng đạo giao, tự có thể lành bệnh hoàn toàn.
* Nghiệp chướng nặng, tham sân mạnh mẽ, thân yếu đuối, tâm khiếp nhược thì chỉ nên nhất tâm niệm Phật, lâu ngày các bệnh sẽ tự lành. Phẩm Phổ Môn nói: “Nếu có chúng sanh nhiều dâm dục, nóng giận, ngu si, thường niệm cung kính Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ xa lìa được [những sự ấy]”. Niệm Phật cũng thế, chỉ nên tận tâm kiệt lực, chẳng hề ngờ vực thì không cầu cũng được.
* Mỗi ngày ngoại trừ lúc phải làm mọi việc thuộc bổn phận mình ra, hãy chuyên tâm niệm danh hiệu Phật. Sáng tối đối trước Phật, kiệt thành tận kính, khẩn thiết sám hối túc nghiệp từ vô thỉ. Lâu ngày như thế sẽ có lợi ích chẳng thể nghĩ bàn mà chẳng hay, chẳng biết. Kinh Pháp Hoa dạy: “Nếu có chúng sanh nhiều lòng dâm dục, thường niệm cung kính Quán Thế Âm Bồ Tát liền được ly dục”. Với sân hận, ngu si cũng thế. Như vậy thì chí thành niệm thánh hiệu A Di Ðà, Quán Âm, ba thứ Hoặc: tham, sân, si sẽ tự tiêu diệt.
Hơn nữa, nay đang lúc cõi đời hoạn nạn, ngoài việc niệm Phật ra, nên niệm thêm thánh hiệu Quán Âm, trong âm thầm sẽ có sự chuyển biến chẳng thể nghĩ bàn, kẻo đến lúc túc nghiệp bất chợt hiện đến, không cách chi tránh thoát.
* Quán Thế Âm Bồ Tát trong kiếp quá khứ đã thành Phật từ lâu, hiệu là Chánh Pháp Minh, chỉ vì lòng từ bi thiết tha, dù an trụ trong cõi Thường Tịch Quang, vẫn hiện thân trong ba cõi Thật Báo, Phương Tiện, Ðồng Cư. Tuy là thường hiện thân Phật, Ngài cũng còn hiện đủ các thân Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác và thân trời - người, sáu nẻo. Tuy Ngài thường hầu Di Ðà nhưng hiện thân khắp trong mười phương vô tận pháp giới. Ðó là: Hễ chỉ có lợi ích thì không điều gì ngài chẳng vận dụng. Nên dùng thân nào để độ được, Ngài liền hiện thân đó để thuyết pháp cho người đáng độ.
Phổ Ðà Sơn là chỗ Bồ Tát ứng tích. Muốn cho chúng sanh có nơi để gieo tấm lòng thành nên Bồ Tát thị hiện ứng tích nơi núi đó; nào phải Bồ Tát chỉ ngự trong núi Phổ Ðà, chẳng ở nơi khác đâu? Một vầng trăng vằng vặc giữa trời, vạn con sông in bóng. Dù nhỏ như một chước, một giọt nước, nơi nơi đều hiện toàn bộ khuôn trăng. Nếu nước vừa đục vừa xao động, trăng chẳng thể hiện phân minh.
Tâm chúng sanh như nước, nếu nhất tâm chuyên niệm Bồ Tát, Bồ Tát liền ngay trong niệm ấy, sẽ ngầm hoặc hiển nhiên [gia hộ] khiến [người niệm] được lợi ích. Nếu tâm chẳng chí thành, chẳng chuyên nhất thì cũng khó cứu hộ. Nghĩa này rất sâu, hãy nên đọc bài Thạch Ấn Phổ Ðà Sơn Chí Tự (bài tựa cho bản in thạch (lithography) cuốn Phổ Ðà Sơn Chí) trong Ấn Quang Văn Sao sẽ biết.
Ngài có tên là Quán Thế Âm vì khi tu nhân, Ngài do quán và nghe nơi tánh mà chứng viên thông và lúc đã đắc quả, Ngài xem xét âm thanh xưng danh hiệu Ngài để ban cho sự cứu giúp. Vì thế Ngài tên là Quán Thế Âm.
Phổ Môn là đạo Bồ Tát rộng lớn không ngằn mé, tùy thuận khắp căn tánh của hết thảy chúng sanh, khiến cho họ biết đường về nhà, chẳng lập riêng một môn nào. Chẳng hạn, như trong đời có ngàn căn bệnh thì cũng phải có vạn loại thuốc, chẳng thể chấp chặt vào một pháp nào. Tùy theo họ mê nơi đâu và chỗ nào họ dễ ngộ mà Bồ Tát chỉ điểm cho. Như sáu căn, sáu trần, bảy đại, pháp nào cũng có thể dùng để chứng viên thông. Vì thế bất cứ pháp nào cũng là cửa để ra khỏi sanh tử, thành Chánh Giác. Vì thế gọi là Phổ Môn. Nếu Bồ Tát chỉ ở Nam Hải thì chẳng đáng gọi là Phổ được!
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.