Chương 61: 2. Thư Phúc Đáp Du Huệ Úc, Trần Huệ Sưởng
Ấn Quang Đại Sư
08/08/2021
Nghiệp chướng sâu nặng, bẩm chất ngu tối, may được nghe pháp môn Tịnh Độ nên được quy y dưới tòa, chỉ còn biết tận lực tuân thủ lời giáo huấn già giặn chắc thật của thầy tôi để mong chóng liễu sanh tử, chẳng phụ tấm lòng đau đáu của thầy. Đã là Phật tử, ắt phải phát tâm tự độ độ người. Nay các đệ tử chưa tự độ được mình, còn nói gì độ người, nhưng khi gặp thân hữu phải phương tiện khuyên họ tin tưởng, đấy cũng là phận sự của chính mình vậy.
Thường thấy có hai hạng người kiến giải hoặc lời lẽ đều khiến mình lầm, khiến người khác lầm chẳng phải ít;
a) Một hạng cho rằng: Phật vô dục, kinh A Di Đà lại nói đến các thứ vàng, chất báu, dường như vẫn là dục vọng, chẳng bằng kinh Kim Cang “hết thảy đều không” thật cao siêu huyền diệu. Bởi thế, miệt thị pháp môn Tịnh Độ, chẳng sanh lòng tin. Hạng người này chẳng hiểu ý nghĩa hai kinh Kim Cang và Di Đà nên cứ chấp theo ý mình mà loạn đạo.
b) Hạng thứ hai cho rằng Phật dạy con người thấy rõ bản tánh của hết thảy các pháp, cớ sao chính mình lại khởi lòng tham dục? Sao chúng ta lại phải khổ sở bỏ đi cái thật sự có trước mắt để mong cầu chuyện vu vơ sau khi chết? Đây là hạng người chấp trước tà kiến, mặc tình báng Phật, báng Pháp.
Hai hạng người này tuy phẩm vị có cao thấp [khác nhau] nhưng đều tà kiến hệt như nhau, đều tự lầm, lầm người giống hệt nhau. Các đệ tử phải tận lực bảo họ các thứ cảnh giới Tây Phương đều là thật tướng trang nghiêm do công đức của Phật A Di Đà hóa hiện, là quả báo để hưởng thọ phước đức tự tại, chẳng giống với đời ngũ trược do nghiệp lực cảm thành.
Huống nữa, tất cả mọi thứ trong cõi Sa Bà đều là khổ, không, vô thường, nên phải buông bỏ chúng để cầu lấy những cái thật. Lời lẽ của kẻ ngu này (tổ Ấn Quang tự xưng) dù chẳng trái nghịch chánh lý, vẫn chẳng thể phát khởi chánh tín nổi. Nghĩ lại thầy tôi, tất cả ngôn luận của ngài đều như mặt trời rực rỡ, không tối tăm nào chẳng chiếu tỏ được; đành xin mượn mấy lời trong sách để phá mối tà kiến này.
Thư các vị gởi tới có nhắc đến hai loại tà kiến này, ấy là dùng tri kiến phàm phu để suy lường cảnh giới Như Lai, giống như Khổng Tử nói “thích thực hành trí huệ nhỏ nhoi” hay như Mạnh Tử bảo là “tự mình bỏ phí”. Hạng người ấy vốn chẳng có tư cách giá trị gì để đàm luận, nhưng Phật từ rộng lớn chưa từng bỏ bất cứ loại người nào, nên chẳng ngại gì lập bày phương tiện để đánh thức cơn mơ ngủ của chúng.
Do Phật trọn chẳng có tâm tham nên mới cảm được các báu trang nghiêm. Phàm những sự hóa hiện đều là những cảnh giới trang nghiêm thù thắng chẳng cần phải tốn sức người trù tính, lo liệu, cảnh giới phàm phu của thế giới Sa Bà há sánh được ư?
Ví như người từ thiện hữu đức, tâm địa hành vi thảy đều chánh đại quang minh nên tướng mạo cũng hiện vẻ tươi sáng, hiền từ, rạng rỡ. Cố nhiên họ chẳng có tâm mong cầu dung nhan tướng mạo đẹp đẽ nhưng tự nhiên được đẹp đẽ. Người tạo nghiệp tâm địa cáu bẳn, ô uế, hung ác, nên diện mạo cũng tăm tối, dữ dằn theo. Cố nhiên họ chỉ muốn vẻ mặt mình đẹp đẽ, khiến người khác tưởng mình là thiện nhân chánh đại quang minh, nhưng vì tâm địa chẳng lành dù có muốn thế cũng chẳng được.
Đấy là ước theo con mắt của phàm phu, chứ trong mắt quỷ thần, họ sẽ thấy thiện nhân thân có quang minh. Quang minh lớn hay nhỏ tùy thuộc người ấy đức lớn hay nhỏ. Quỉ thần thấy người ác thân có các tướng hắc ám, ác bạo... tướng ấy lớn hay nhỏ cũng do kẻ đó ác nhiều hay ít mà hiện.
Kẻ [tà kiến] kia bảo kinh Kim Cang là không, chính là chẳng hiểu kinh Kim Cang chỉ phát minh lý tánh chứ chưa luận đến quả báo do chứng được lý tánh. Sự trang nghiêm nơi cõi nước Thật Báo không chướng ngại chính là quả báo rốt ráo đạt được của kinh Kim Cang. Phàm phu nghe đến ắt sẽ ngờ vực làm sao có chuyện ấy được.
Kinh Kim Cang nhằm dạy kẻ trai gái lành phát Bồ Đề tâm nhưng chẳng trụ tướng, mà lại muốn độ hết chúng sanh. Dù độ vẫn chẳng thấy mình là người độ, chúng sanh là kẻ được độ, cũng chẳng thấy có pháp Niết Bàn rốt ráo để đạt được. Đó gọi là “vô sở trụ nhi sanh tâm”, đã đạt vô sở đắc mà thành Phật; há nên bảo đức Phật được thành và cõi nước ngài trụ trong kinh Kim Cang cũng chỉ giống như cảnh giới ngũ trược ác thế này ư? Cũng chỉ là rỗng tuếch chẳng có được một vật gì ư?
Cõi Phật thanh tịnh, người ta một phen được nghe đến thân tâm liền thanh tịnh, thế nhưng kẻ kia lại bảo là tham dục, thì gã đó chỉ là giòi tửa sống trong hầm xí, tự khoe mình thơm tho, sạch sẽ, chê chiên đàn là hôi thối, chẳng mong lìa khỏi hầm phân đó để ngửi được mùi thơm này!
Lũ Đạo Chích tụ tập cả mấy ngàn đứa, hoành hoành trộm cắp trong thiên hạ, lại tự khoe mình là hạng có đạo đức, thống trách vua Nghiêu bất nhân, vua Thuấn bất hiếu, vua Vũ dâm dật, vua Thang, Châu Võ Vương bạo loạn, chê Khổng Tử là ngụy, là vô đạo; tri kiến của chúng có khác gì hai hạng người tà kiến ấy đâu?
Lại như gần đây, có kẻ phế kinh, phế hiếu, phế cả luân thường, trần truồng đi lại, cho đó là bẩm thọ đức tự nhiên của trời đất, chẳng nhọc lòng tạo tác. Nhưng nếu Hạ đã đua nhau lõa lồ, sao Đông về lại chẳng trần truồng nữa? Bảo là bẩm thọ tự nhiên, chẳng cần phải tạo tác, sao lại phải đào giếng, cày ruộng, dệt vải mới hòng có cái ăn cái mặc, chẳng phải là tạo tác đó ư?
Kẻ ác phá hoại, ngăn trở người khác làm lành thường như thế. Họ cứ bảo “làm lành phải vô tâm, nếu hữu tâm thì chẳng phải là làm lành thật sự”! Nhưng thánh hiền tự cổ không ai chẳng sáng lo chiều lắng, dè dặt, cẩn thận như vào nơi vực sâu, như đi trên băng mỏng, chẳng phải là hữu tâm ư? Nói chung, hạng người ấy ý chỉ muốn coi không tu trì là cao thượng, nên mới đề ra luận thuyết mù lòa cực hạ tiện như thế, tự huyễn mình là bậc hiểu lý, mong người coi mình là bậc cao minh, là đại thông gia, là chân danh sĩ, chẳng hề biết toàn thân đang ở trong hầm phẩn. Trừ những kẻ có cùng tri kiến, nào ai chấp nhận những lý lẽ ấy đâu!
Thường thấy có hai hạng người kiến giải hoặc lời lẽ đều khiến mình lầm, khiến người khác lầm chẳng phải ít;
a) Một hạng cho rằng: Phật vô dục, kinh A Di Đà lại nói đến các thứ vàng, chất báu, dường như vẫn là dục vọng, chẳng bằng kinh Kim Cang “hết thảy đều không” thật cao siêu huyền diệu. Bởi thế, miệt thị pháp môn Tịnh Độ, chẳng sanh lòng tin. Hạng người này chẳng hiểu ý nghĩa hai kinh Kim Cang và Di Đà nên cứ chấp theo ý mình mà loạn đạo.
b) Hạng thứ hai cho rằng Phật dạy con người thấy rõ bản tánh của hết thảy các pháp, cớ sao chính mình lại khởi lòng tham dục? Sao chúng ta lại phải khổ sở bỏ đi cái thật sự có trước mắt để mong cầu chuyện vu vơ sau khi chết? Đây là hạng người chấp trước tà kiến, mặc tình báng Phật, báng Pháp.
Hai hạng người này tuy phẩm vị có cao thấp [khác nhau] nhưng đều tà kiến hệt như nhau, đều tự lầm, lầm người giống hệt nhau. Các đệ tử phải tận lực bảo họ các thứ cảnh giới Tây Phương đều là thật tướng trang nghiêm do công đức của Phật A Di Đà hóa hiện, là quả báo để hưởng thọ phước đức tự tại, chẳng giống với đời ngũ trược do nghiệp lực cảm thành.
Huống nữa, tất cả mọi thứ trong cõi Sa Bà đều là khổ, không, vô thường, nên phải buông bỏ chúng để cầu lấy những cái thật. Lời lẽ của kẻ ngu này (tổ Ấn Quang tự xưng) dù chẳng trái nghịch chánh lý, vẫn chẳng thể phát khởi chánh tín nổi. Nghĩ lại thầy tôi, tất cả ngôn luận của ngài đều như mặt trời rực rỡ, không tối tăm nào chẳng chiếu tỏ được; đành xin mượn mấy lời trong sách để phá mối tà kiến này.
Thư các vị gởi tới có nhắc đến hai loại tà kiến này, ấy là dùng tri kiến phàm phu để suy lường cảnh giới Như Lai, giống như Khổng Tử nói “thích thực hành trí huệ nhỏ nhoi” hay như Mạnh Tử bảo là “tự mình bỏ phí”. Hạng người ấy vốn chẳng có tư cách giá trị gì để đàm luận, nhưng Phật từ rộng lớn chưa từng bỏ bất cứ loại người nào, nên chẳng ngại gì lập bày phương tiện để đánh thức cơn mơ ngủ của chúng.
Do Phật trọn chẳng có tâm tham nên mới cảm được các báu trang nghiêm. Phàm những sự hóa hiện đều là những cảnh giới trang nghiêm thù thắng chẳng cần phải tốn sức người trù tính, lo liệu, cảnh giới phàm phu của thế giới Sa Bà há sánh được ư?
Ví như người từ thiện hữu đức, tâm địa hành vi thảy đều chánh đại quang minh nên tướng mạo cũng hiện vẻ tươi sáng, hiền từ, rạng rỡ. Cố nhiên họ chẳng có tâm mong cầu dung nhan tướng mạo đẹp đẽ nhưng tự nhiên được đẹp đẽ. Người tạo nghiệp tâm địa cáu bẳn, ô uế, hung ác, nên diện mạo cũng tăm tối, dữ dằn theo. Cố nhiên họ chỉ muốn vẻ mặt mình đẹp đẽ, khiến người khác tưởng mình là thiện nhân chánh đại quang minh, nhưng vì tâm địa chẳng lành dù có muốn thế cũng chẳng được.
Đấy là ước theo con mắt của phàm phu, chứ trong mắt quỷ thần, họ sẽ thấy thiện nhân thân có quang minh. Quang minh lớn hay nhỏ tùy thuộc người ấy đức lớn hay nhỏ. Quỉ thần thấy người ác thân có các tướng hắc ám, ác bạo... tướng ấy lớn hay nhỏ cũng do kẻ đó ác nhiều hay ít mà hiện.
Kẻ [tà kiến] kia bảo kinh Kim Cang là không, chính là chẳng hiểu kinh Kim Cang chỉ phát minh lý tánh chứ chưa luận đến quả báo do chứng được lý tánh. Sự trang nghiêm nơi cõi nước Thật Báo không chướng ngại chính là quả báo rốt ráo đạt được của kinh Kim Cang. Phàm phu nghe đến ắt sẽ ngờ vực làm sao có chuyện ấy được.
Kinh Kim Cang nhằm dạy kẻ trai gái lành phát Bồ Đề tâm nhưng chẳng trụ tướng, mà lại muốn độ hết chúng sanh. Dù độ vẫn chẳng thấy mình là người độ, chúng sanh là kẻ được độ, cũng chẳng thấy có pháp Niết Bàn rốt ráo để đạt được. Đó gọi là “vô sở trụ nhi sanh tâm”, đã đạt vô sở đắc mà thành Phật; há nên bảo đức Phật được thành và cõi nước ngài trụ trong kinh Kim Cang cũng chỉ giống như cảnh giới ngũ trược ác thế này ư? Cũng chỉ là rỗng tuếch chẳng có được một vật gì ư?
Cõi Phật thanh tịnh, người ta một phen được nghe đến thân tâm liền thanh tịnh, thế nhưng kẻ kia lại bảo là tham dục, thì gã đó chỉ là giòi tửa sống trong hầm xí, tự khoe mình thơm tho, sạch sẽ, chê chiên đàn là hôi thối, chẳng mong lìa khỏi hầm phân đó để ngửi được mùi thơm này!
Lũ Đạo Chích tụ tập cả mấy ngàn đứa, hoành hoành trộm cắp trong thiên hạ, lại tự khoe mình là hạng có đạo đức, thống trách vua Nghiêu bất nhân, vua Thuấn bất hiếu, vua Vũ dâm dật, vua Thang, Châu Võ Vương bạo loạn, chê Khổng Tử là ngụy, là vô đạo; tri kiến của chúng có khác gì hai hạng người tà kiến ấy đâu?
Lại như gần đây, có kẻ phế kinh, phế hiếu, phế cả luân thường, trần truồng đi lại, cho đó là bẩm thọ đức tự nhiên của trời đất, chẳng nhọc lòng tạo tác. Nhưng nếu Hạ đã đua nhau lõa lồ, sao Đông về lại chẳng trần truồng nữa? Bảo là bẩm thọ tự nhiên, chẳng cần phải tạo tác, sao lại phải đào giếng, cày ruộng, dệt vải mới hòng có cái ăn cái mặc, chẳng phải là tạo tác đó ư?
Kẻ ác phá hoại, ngăn trở người khác làm lành thường như thế. Họ cứ bảo “làm lành phải vô tâm, nếu hữu tâm thì chẳng phải là làm lành thật sự”! Nhưng thánh hiền tự cổ không ai chẳng sáng lo chiều lắng, dè dặt, cẩn thận như vào nơi vực sâu, như đi trên băng mỏng, chẳng phải là hữu tâm ư? Nói chung, hạng người ấy ý chỉ muốn coi không tu trì là cao thượng, nên mới đề ra luận thuyết mù lòa cực hạ tiện như thế, tự huyễn mình là bậc hiểu lý, mong người coi mình là bậc cao minh, là đại thông gia, là chân danh sĩ, chẳng hề biết toàn thân đang ở trong hầm phẩn. Trừ những kẻ có cùng tri kiến, nào ai chấp nhận những lý lẽ ấy đâu!
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.