Chương 40: 7. Luận Về Báng Phật 2
Ấn Quang Đại Sư
08/08/2021
Người sanh trong cõi đời ngàn tính vạn toán làm đủ mọi chuyện xét đến cùng cực chẳng qua chỉ để thân mình no ấm, con cháu quý hiển mà thôi! Thế nhưng, vải thô cũng che được thân, cần gì phải lượt, là, the, vóc; miệng dùng rau dưa cho qua bữa, cần gì phải cá, thịt, hải sản? Con cháu thì hoặc đọc sách, hoặc cấy cày, hoặc buôn bán để tự nuôi thân, cần gì phải giàu đến trăm vạn?
Vả những kẻ mưu tính sao cho con cháu được giàu sang đến vạn đời, chắc không ai hơn được Tần Thủy Hoàng! Vua Tần thôn tính sáu nước, đốt sách, chôn Nho sĩ, thâu binh khí trong thiên hạ đúc thành chuông lớn, không điều nào chẳng nhằm mục đích khiến dân ngu yếu chẳng thể làm loạn được. Nào ngờ Trần Thiệp vừa đứng lên, quần hùng đua nhau nổi dậy. Họ Tần nhất thống sơn hà chưa quá mười hai, mười ba năm, thân đã diệt, nước đã mất, con cháu bị tru lục hết sạch; khác nào cắt cỏ nhổ tận rễ, không còn chút gì nữa! Muốn cho con cháu được an lạc, hóa ra lại khiến chúng mau bị chết sạch hết cả.
Tào Tháo làm Thừa Tướng thời Hán Hiến Đế, chuyên quyền, bất cứ điều gì hắn làm không ngoài mục đích giảm thế lực của vua, tăng oai quyền cho mình, mong sau khi mình chết đi, con mình sẽ xưng đế. Vừa chết đi, Tào Phi liền soán ngôi, thây cha chưa liệm, Phi đã chuyển hết các phi tần của cha sang cung mình. Tào Tháo chết đi, đọa mãi trong ác đạo hơn một ngàn bốn trăm năm. Đến đời vua Càn Long nhà Thanh, ở Tô Châu có kẻ mổ heo, thấy trên gan phổi heo có hai chữ Tào Tháo. Có kẻ láng giềng trông thấy, sanh lòng hoảng sợ lớn, liền xuất gia, pháp danh là Phật An, nhất tâm niệm Phật liền được vãng sanh Tây Phương. Việc này có ghi trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục. Tào Tháo phí sạch tâm cơ mưu tính cho con cháu. Tuy con hắn được làm hoàng đế, nhưng chỉ ở ngôi được bốn mươi lăm năm liền bị diệt quốc. Hằng ngày lại còn phải đánh nhau với Đông Ngô và Tây Thục, có bao giờ được hưởng một ngày an vui đâu?
Tiếp đó, hai nhà Tấn (Tây Tấn và Đông Tấn), Tống, Tề, Lương, Trần, Tùy và các nhà Lương, Đường, Tấn, Hán, Châu thời Ngũ Đại đều chẳng trường cửu, tựu trung nhà Đông Tấn tồn tại lâu dài nhất, nhưng chỉ được một trăm lẻ ba năm. Các triều khác thì hoặc là hai, ba năm, hoặc tám chín năm, mười năm, hai mươi năm, bốn mươi năm, năm mươi năm rồi liền diệt vong. Đây mới chỉ kể những triều đại chánh thống, còn như những kẻ chiếm càn lãnh thổ, ngụy xưng vương triều, số ấy nhiều lắm, tồn tại còn ngắn ngủi hơn nữa.
Xét cái tâm thuở đầu của họ, không ai là chẳng muốn cho con cháu được an lạc, phú quý, tôn vinh; xét đến kết quả thực sự: lại khiến cho con cháu càng mau gặp phải kiếp nạn, bị tru lục, diệt môn tuyệt tộc. Dù quý như thiên tử giàu có như bốn biển, vẫn chẳng thể giữ cho con cháu đời đời hưởng phước, huống chi kẻ phàm phu trơ trụi? Từ vô lượng kiếp đến nay, những ác nghiệp đã tạo còn dày hơn đại địa, sâu hơn biển cả, có đảm bảo gia đạo thường hưng thạnh, chỉ có phước không tai ương chăng?
Phải biết rằng: muôn pháp trong thế gian thảy đều hư giả, trọn chẳng chân thật, như mộng, như huyễn, như bọt nước, như bóng dáng, như sương móc, như ánh chớp, như bóng trăng in trong nước, như hoa đốm trên không, như ánh nước dợn lúc trời nóng, như thành Càn Thát Bà (Càn Thát Bà là tiếng Phạn, Hán dịch là Tầm Hương, là nhạc thần của Thiên Đế. Thành trì của họ huyễn hiện chẳng thật, như ta thường nói “thẩn lâu hải thị” vậy!).
Chỉ có mỗi một niệm tâm tánh của chính mình hằng cổ hằng kim (xưa nay luôn thường hằng), chẳng biến, chẳng hoại, tuy chẳng biến hoại nhưng thường tùy duyên. Do ngộ tịnh duyên liền thành Thanh Văn, thành Duyên Giác, thành Bồ Tát, thành Phật. Do công đức sâu hay cạn mà quả vị cao hay thấp. Do mê nhiễm duyên thì sanh lên trời, sanh trong nhân gian, đọa vào Tu La, đọa súc sanh, đọa ngạ quỷ, đọa địa ngục. Do tội phước nặng hay nhẹ mà có khổ hay vui, [thời gian thọ quả] có dài hay ngắn. Nếu là kẻ chẳng biết Phật pháp, chẳng biết làm cách nào được!
Ông đã sùng tín Phật pháp, sao chẳng do nghịch cảnh ấy nhìn thấu tướng trạng thế gian, bỏ mê nhiễm duyên, theo ngộ tịnh duyên, nhất tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương. Nhờ đó, vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi lục đạo, cao đăng quả vị Tứ Thánh, há chẳng phải là nhờ cái họa nhỏ này mà thường hưởng phước lớn ư?
* Phật ân thật là rộng lớn, trọn khắp, chẳng có cùng tận. Vì sao nói thế? Do hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh, đều có thể thành Phật, nhưng vì mê chẳng ngộ, đến nỗi lại đem sức công đức Phật tánh ấy dùng lầm vào sáu trần cảnh, khởi tham - sân - si, tạo giết - trộm - dâm, do Hoặc tạo nghiệp, do nghiệp thọ báo, trải kiếp dài lâu luân hồi lục đạo, trọn chẳng có ngày ra. Trong những kiếp xưa, Phật đã biết rõ điều này, bèn phát đại nguyện muốn cho hết thảy chúng sanh trong khắp các pháp giới tận cõi hư không cùng ngộ được Phật tánh sẵn có, cùng thoát luân hồi sanh tử, cùng thành đạo Vô Thượng Chánh Giác, cùng nhập Vô Dư Niết Bàn.
Từ đấy, vì chúng sanh trong khắp pháp giới Ngài trải kiếp dài lâu hành đạo Bồ Tát, không việc gì có lợi ích mà Phật chẳng đề cao, tu trọn lục độ, chẳng chấp trước một pháp nào, hành hạnh khó làm, nhẫn được chuyện khó nhẫn. Phật bố thí quốc thành, vợ, con, đầu, mắt, tủy, não... không tiếc nuối gì. Vì thế, kinh Pháp Hoa nói: “Ta thấy đức Thích Ca Như Lai trong vô lượng kiếp, hành hạnh khó, hạnh khổ, tích công chứa đức cầu Bồ Tát đạo chưa từng dừng nghỉ. Xem khắp tam thiên đại thiên thế giới, thậm chí chẳng có chỗ nào nhỏ bằng hạt cải mà chẳng phải là chỗ Bồ Tát xả thân mạng vì chúng sanh cả! Sau đấy mới được thành Bồ Đề đạo”.
Chỉ một hạnh bố thí dù thọ cả kiếp còn chẳng thể nói hết, huống hồ là các hạnh khác như Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiền Định, Trí Huệ và Tứ Nhiếp, vạn hạnh ư? Mãi cho đến khi Hoặc nghiệp hết sạch, phước huệ viên mãn, triệt chứng tự tâm, thành đạo Vô Thượng, Phật bèn vì khắp các chúng sanh giảng pháp mình đã chứng, chỉ vì để ai nấy đều chứng được pháp Ngài đã chứng. Thế nhưng thượng căn ít ỏi, trung căn, hạ căn lại nhiều; cho nên Phật lại tùy cơ lập giáo, khiến ai nấy tùy phận được lợi.
Đến khi việc một đời đã xong, Phật bèn nhập Niết Bàn, nhưng vẫn chẳng bỏ tấm lòng đại bi, lại thị hiện thành Chánh Giác trong thế giới khác để tiếp tục tế độ. Phật thị hiện sanh trong cõi này hay cõi khác như thế, chẳng thể dùng toán số, thí dụ để tính được nổi. Ví như vầng mặt trời chói lọi vì chiếu thế gian nên mọc lặn chẳng ngừng, cũng như người đưa thuyền vì đưa người qua sông nên qua lại chẳng ngừng!
* Phật nghĩ thương xót chúng sanh từ vô thỉ trước đến tận vị lai sau, trên đến bậc Đẳng Giác Bồ Tát, dưới đến lục đạo phàm phu, không một ai chẳng thuộc trong vòng đại bi thệ nguyện của Ngài. Ví như hư không bao trùm hết thảy, từ sâm la vạn tượng cho đến trời đất đều bị hư không bao trùm cả. Cũng lại như ánh sáng mặt trời chiếu khắp muôn phương, dù kẻ sanh manh trọn đời chẳng thấy được ánh sáng vẫn được ánh mặt trời soi tới, được sống đúng nghĩa con người. Nếu như không có ánh mặt trời chiếu thấu, sẽ chẳng có duyên sanh sống được; [như vậy thì] nào có phải là cứ phải đích thân thấy được ánh sáng thì mới được thọ ân ư?
Kẻ thế trí biện thông đem cái hiểu biết câu nệ, rỗng tuếch của mình để chê bai, phản bác Phật pháp, bảo là: “Phật pháp làm hại thánh đạo, dối đời lừa người”, trọn chẳng khác gì kẻ sanh manh chửi mặt trời, bảo mặt trời chẳng có quang minh! Hết thảy ngoại đạo đều lấy trộm nghĩa lý trong kinh Phật rồi làm như chính đạo mình có giáo nghĩa ấy; có kẻ còn trộm danh Phật pháp để hành tà pháp. Do đó ta biết rằng Phật pháp chính đạo gốc của mọi pháp thế gian, xuất thế gian. Ví như biển cả chảy ngầm dưới mặt đất, những chỗ đầy ắp nước, chảy thành dòng thì là vạn con sông, nhưng không con sông nào lại chẳng đổ vào biển cả.
Những kẻ báng Phật kia phải đâu là báng Phật, mà là báng chính mình đó. Bởi vì một niệm tâm tánh của họ toàn thể là Phật. Từ đầu Phật đã dùng bao cách thuyết pháp, giáo hóa như thế những mong họ bỏ mê về chân, tự chứng Phật tánh chính mình sẵn có mới thôi. Do Phật tánh đáng tôn trọng nhất, đáng yêu tiếc nhất, nên Phật chẳng hề tiếc công như vậy, dù họ chẳng tin nhận, Phật cũng chẳng nỡ buông bỏ. Nếu như chúng sanh chẳng sẵn có Phật tánh, chẳng kham làm Phật, nhưng Phật cứ uổng công bày cách như thế thì Phật chính là kẻ si dại bậc nhất trong thế gian, mà cũng là kẻ đại vọng ngữ bậc nhất trong thế gian, lẽ nào tám bộ trời rồng, tam thừa thánh hiền lại cùng chịu hộ vệ, y chỉ Phật ư?
* Phật xem hết thảy chúng sanh giống như con một, yêu thương không thiên vị ai, luôn muốn cho chúng sanh được độ thoát, vì hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh, đều kham làm Phật. Bởi thế, dù là hạng Nhất Xiển Đề tuyệt chẳng có tín tâm, Phật không hề có một niệm buông bỏ. Nếu đúng cơ duyên, họ sẽ tự sanh lòng tin, quy y, y giáo tu trì ngõ hầu đoạn Hoặc chứng Chân, liễu sanh thoát tử.
Kinh Lăng Nghiêm nói: “Mười phương Như Lai thương xót chúng sanh như mẹ nhớ con. Nếu con bỏ trốn, mẹ dù nhớ cũng chẳng làm gì được! Nếu con nhớ mẹ như mẹ nhớ con, từ đời này sang đời khác mẹ con chẳng hề xa nhau. Nếu tâm chúng sanh nhớ Phật, niệm Phật thì trong hiện tại hoặc trong tương lai nhất định thấy Phật, cách Phật chẳng xa như người nhiễm hương, thân có mùi thơm”.
Kinh Pháp Hoa dạy: “Nếu có vô lượng trăm ngàn vạn ức chúng sanh chịu các khổ não, nghe đến Bồ Tát Quán Thế Âm này, nhất tâm xưng danh thì Quán Thế Âm Bồ Tát liền lập tức xem xét âm thanh ấy, khiến họ đều được giải thoát”.
Kinh còn chép: “Vị Quán Thế Âm Bồ Tát này hay ban cho sự không sợ hãi cho những chỗ hoảng sợ, nạn gấp nên thế giới Sa Bà này đặt tên cho Ngài là Thí Vô Úy”.
Ấy là vì xét về thể thì tâm của chúng sanh và tâm của Phật, Bồ Tát chẳng khác gì nhau, chỉ vì chúng sanh mê muội, trái giác theo trần, đến nỗi đây kia ngăn cách, chẳng được chở che. Nếu như trái trần xuôi giác, một dạ xưng danh, sẽ tự nhiên cảm ứng đạo giao, Phật, Bồ Tát rủ lòng từ gia bị, dù gặp hiểm nạn cũng thành yên vui!
* Điều trọng yếu trong việc học đạo là đối trị tập khí. Thường có kẻ học vấn càng sâu, tập khí càng thạnh. Ấy là vì coi học đạo giống như học nghề, cho nên càng học nhiều, càng nghịch đạo. Đó chính là cội nguồn khiến cho cả Nho lẫn Thích trong nước ta cùng suy cả!
Vả những kẻ mưu tính sao cho con cháu được giàu sang đến vạn đời, chắc không ai hơn được Tần Thủy Hoàng! Vua Tần thôn tính sáu nước, đốt sách, chôn Nho sĩ, thâu binh khí trong thiên hạ đúc thành chuông lớn, không điều nào chẳng nhằm mục đích khiến dân ngu yếu chẳng thể làm loạn được. Nào ngờ Trần Thiệp vừa đứng lên, quần hùng đua nhau nổi dậy. Họ Tần nhất thống sơn hà chưa quá mười hai, mười ba năm, thân đã diệt, nước đã mất, con cháu bị tru lục hết sạch; khác nào cắt cỏ nhổ tận rễ, không còn chút gì nữa! Muốn cho con cháu được an lạc, hóa ra lại khiến chúng mau bị chết sạch hết cả.
Tào Tháo làm Thừa Tướng thời Hán Hiến Đế, chuyên quyền, bất cứ điều gì hắn làm không ngoài mục đích giảm thế lực của vua, tăng oai quyền cho mình, mong sau khi mình chết đi, con mình sẽ xưng đế. Vừa chết đi, Tào Phi liền soán ngôi, thây cha chưa liệm, Phi đã chuyển hết các phi tần của cha sang cung mình. Tào Tháo chết đi, đọa mãi trong ác đạo hơn một ngàn bốn trăm năm. Đến đời vua Càn Long nhà Thanh, ở Tô Châu có kẻ mổ heo, thấy trên gan phổi heo có hai chữ Tào Tháo. Có kẻ láng giềng trông thấy, sanh lòng hoảng sợ lớn, liền xuất gia, pháp danh là Phật An, nhất tâm niệm Phật liền được vãng sanh Tây Phương. Việc này có ghi trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục. Tào Tháo phí sạch tâm cơ mưu tính cho con cháu. Tuy con hắn được làm hoàng đế, nhưng chỉ ở ngôi được bốn mươi lăm năm liền bị diệt quốc. Hằng ngày lại còn phải đánh nhau với Đông Ngô và Tây Thục, có bao giờ được hưởng một ngày an vui đâu?
Tiếp đó, hai nhà Tấn (Tây Tấn và Đông Tấn), Tống, Tề, Lương, Trần, Tùy và các nhà Lương, Đường, Tấn, Hán, Châu thời Ngũ Đại đều chẳng trường cửu, tựu trung nhà Đông Tấn tồn tại lâu dài nhất, nhưng chỉ được một trăm lẻ ba năm. Các triều khác thì hoặc là hai, ba năm, hoặc tám chín năm, mười năm, hai mươi năm, bốn mươi năm, năm mươi năm rồi liền diệt vong. Đây mới chỉ kể những triều đại chánh thống, còn như những kẻ chiếm càn lãnh thổ, ngụy xưng vương triều, số ấy nhiều lắm, tồn tại còn ngắn ngủi hơn nữa.
Xét cái tâm thuở đầu của họ, không ai là chẳng muốn cho con cháu được an lạc, phú quý, tôn vinh; xét đến kết quả thực sự: lại khiến cho con cháu càng mau gặp phải kiếp nạn, bị tru lục, diệt môn tuyệt tộc. Dù quý như thiên tử giàu có như bốn biển, vẫn chẳng thể giữ cho con cháu đời đời hưởng phước, huống chi kẻ phàm phu trơ trụi? Từ vô lượng kiếp đến nay, những ác nghiệp đã tạo còn dày hơn đại địa, sâu hơn biển cả, có đảm bảo gia đạo thường hưng thạnh, chỉ có phước không tai ương chăng?
Phải biết rằng: muôn pháp trong thế gian thảy đều hư giả, trọn chẳng chân thật, như mộng, như huyễn, như bọt nước, như bóng dáng, như sương móc, như ánh chớp, như bóng trăng in trong nước, như hoa đốm trên không, như ánh nước dợn lúc trời nóng, như thành Càn Thát Bà (Càn Thát Bà là tiếng Phạn, Hán dịch là Tầm Hương, là nhạc thần của Thiên Đế. Thành trì của họ huyễn hiện chẳng thật, như ta thường nói “thẩn lâu hải thị” vậy!).
Chỉ có mỗi một niệm tâm tánh của chính mình hằng cổ hằng kim (xưa nay luôn thường hằng), chẳng biến, chẳng hoại, tuy chẳng biến hoại nhưng thường tùy duyên. Do ngộ tịnh duyên liền thành Thanh Văn, thành Duyên Giác, thành Bồ Tát, thành Phật. Do công đức sâu hay cạn mà quả vị cao hay thấp. Do mê nhiễm duyên thì sanh lên trời, sanh trong nhân gian, đọa vào Tu La, đọa súc sanh, đọa ngạ quỷ, đọa địa ngục. Do tội phước nặng hay nhẹ mà có khổ hay vui, [thời gian thọ quả] có dài hay ngắn. Nếu là kẻ chẳng biết Phật pháp, chẳng biết làm cách nào được!
Ông đã sùng tín Phật pháp, sao chẳng do nghịch cảnh ấy nhìn thấu tướng trạng thế gian, bỏ mê nhiễm duyên, theo ngộ tịnh duyên, nhất tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương. Nhờ đó, vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi lục đạo, cao đăng quả vị Tứ Thánh, há chẳng phải là nhờ cái họa nhỏ này mà thường hưởng phước lớn ư?
* Phật ân thật là rộng lớn, trọn khắp, chẳng có cùng tận. Vì sao nói thế? Do hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh, đều có thể thành Phật, nhưng vì mê chẳng ngộ, đến nỗi lại đem sức công đức Phật tánh ấy dùng lầm vào sáu trần cảnh, khởi tham - sân - si, tạo giết - trộm - dâm, do Hoặc tạo nghiệp, do nghiệp thọ báo, trải kiếp dài lâu luân hồi lục đạo, trọn chẳng có ngày ra. Trong những kiếp xưa, Phật đã biết rõ điều này, bèn phát đại nguyện muốn cho hết thảy chúng sanh trong khắp các pháp giới tận cõi hư không cùng ngộ được Phật tánh sẵn có, cùng thoát luân hồi sanh tử, cùng thành đạo Vô Thượng Chánh Giác, cùng nhập Vô Dư Niết Bàn.
Từ đấy, vì chúng sanh trong khắp pháp giới Ngài trải kiếp dài lâu hành đạo Bồ Tát, không việc gì có lợi ích mà Phật chẳng đề cao, tu trọn lục độ, chẳng chấp trước một pháp nào, hành hạnh khó làm, nhẫn được chuyện khó nhẫn. Phật bố thí quốc thành, vợ, con, đầu, mắt, tủy, não... không tiếc nuối gì. Vì thế, kinh Pháp Hoa nói: “Ta thấy đức Thích Ca Như Lai trong vô lượng kiếp, hành hạnh khó, hạnh khổ, tích công chứa đức cầu Bồ Tát đạo chưa từng dừng nghỉ. Xem khắp tam thiên đại thiên thế giới, thậm chí chẳng có chỗ nào nhỏ bằng hạt cải mà chẳng phải là chỗ Bồ Tát xả thân mạng vì chúng sanh cả! Sau đấy mới được thành Bồ Đề đạo”.
Chỉ một hạnh bố thí dù thọ cả kiếp còn chẳng thể nói hết, huống hồ là các hạnh khác như Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiền Định, Trí Huệ và Tứ Nhiếp, vạn hạnh ư? Mãi cho đến khi Hoặc nghiệp hết sạch, phước huệ viên mãn, triệt chứng tự tâm, thành đạo Vô Thượng, Phật bèn vì khắp các chúng sanh giảng pháp mình đã chứng, chỉ vì để ai nấy đều chứng được pháp Ngài đã chứng. Thế nhưng thượng căn ít ỏi, trung căn, hạ căn lại nhiều; cho nên Phật lại tùy cơ lập giáo, khiến ai nấy tùy phận được lợi.
Đến khi việc một đời đã xong, Phật bèn nhập Niết Bàn, nhưng vẫn chẳng bỏ tấm lòng đại bi, lại thị hiện thành Chánh Giác trong thế giới khác để tiếp tục tế độ. Phật thị hiện sanh trong cõi này hay cõi khác như thế, chẳng thể dùng toán số, thí dụ để tính được nổi. Ví như vầng mặt trời chói lọi vì chiếu thế gian nên mọc lặn chẳng ngừng, cũng như người đưa thuyền vì đưa người qua sông nên qua lại chẳng ngừng!
* Phật nghĩ thương xót chúng sanh từ vô thỉ trước đến tận vị lai sau, trên đến bậc Đẳng Giác Bồ Tát, dưới đến lục đạo phàm phu, không một ai chẳng thuộc trong vòng đại bi thệ nguyện của Ngài. Ví như hư không bao trùm hết thảy, từ sâm la vạn tượng cho đến trời đất đều bị hư không bao trùm cả. Cũng lại như ánh sáng mặt trời chiếu khắp muôn phương, dù kẻ sanh manh trọn đời chẳng thấy được ánh sáng vẫn được ánh mặt trời soi tới, được sống đúng nghĩa con người. Nếu như không có ánh mặt trời chiếu thấu, sẽ chẳng có duyên sanh sống được; [như vậy thì] nào có phải là cứ phải đích thân thấy được ánh sáng thì mới được thọ ân ư?
Kẻ thế trí biện thông đem cái hiểu biết câu nệ, rỗng tuếch của mình để chê bai, phản bác Phật pháp, bảo là: “Phật pháp làm hại thánh đạo, dối đời lừa người”, trọn chẳng khác gì kẻ sanh manh chửi mặt trời, bảo mặt trời chẳng có quang minh! Hết thảy ngoại đạo đều lấy trộm nghĩa lý trong kinh Phật rồi làm như chính đạo mình có giáo nghĩa ấy; có kẻ còn trộm danh Phật pháp để hành tà pháp. Do đó ta biết rằng Phật pháp chính đạo gốc của mọi pháp thế gian, xuất thế gian. Ví như biển cả chảy ngầm dưới mặt đất, những chỗ đầy ắp nước, chảy thành dòng thì là vạn con sông, nhưng không con sông nào lại chẳng đổ vào biển cả.
Những kẻ báng Phật kia phải đâu là báng Phật, mà là báng chính mình đó. Bởi vì một niệm tâm tánh của họ toàn thể là Phật. Từ đầu Phật đã dùng bao cách thuyết pháp, giáo hóa như thế những mong họ bỏ mê về chân, tự chứng Phật tánh chính mình sẵn có mới thôi. Do Phật tánh đáng tôn trọng nhất, đáng yêu tiếc nhất, nên Phật chẳng hề tiếc công như vậy, dù họ chẳng tin nhận, Phật cũng chẳng nỡ buông bỏ. Nếu như chúng sanh chẳng sẵn có Phật tánh, chẳng kham làm Phật, nhưng Phật cứ uổng công bày cách như thế thì Phật chính là kẻ si dại bậc nhất trong thế gian, mà cũng là kẻ đại vọng ngữ bậc nhất trong thế gian, lẽ nào tám bộ trời rồng, tam thừa thánh hiền lại cùng chịu hộ vệ, y chỉ Phật ư?
* Phật xem hết thảy chúng sanh giống như con một, yêu thương không thiên vị ai, luôn muốn cho chúng sanh được độ thoát, vì hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh, đều kham làm Phật. Bởi thế, dù là hạng Nhất Xiển Đề tuyệt chẳng có tín tâm, Phật không hề có một niệm buông bỏ. Nếu đúng cơ duyên, họ sẽ tự sanh lòng tin, quy y, y giáo tu trì ngõ hầu đoạn Hoặc chứng Chân, liễu sanh thoát tử.
Kinh Lăng Nghiêm nói: “Mười phương Như Lai thương xót chúng sanh như mẹ nhớ con. Nếu con bỏ trốn, mẹ dù nhớ cũng chẳng làm gì được! Nếu con nhớ mẹ như mẹ nhớ con, từ đời này sang đời khác mẹ con chẳng hề xa nhau. Nếu tâm chúng sanh nhớ Phật, niệm Phật thì trong hiện tại hoặc trong tương lai nhất định thấy Phật, cách Phật chẳng xa như người nhiễm hương, thân có mùi thơm”.
Kinh Pháp Hoa dạy: “Nếu có vô lượng trăm ngàn vạn ức chúng sanh chịu các khổ não, nghe đến Bồ Tát Quán Thế Âm này, nhất tâm xưng danh thì Quán Thế Âm Bồ Tát liền lập tức xem xét âm thanh ấy, khiến họ đều được giải thoát”.
Kinh còn chép: “Vị Quán Thế Âm Bồ Tát này hay ban cho sự không sợ hãi cho những chỗ hoảng sợ, nạn gấp nên thế giới Sa Bà này đặt tên cho Ngài là Thí Vô Úy”.
Ấy là vì xét về thể thì tâm của chúng sanh và tâm của Phật, Bồ Tát chẳng khác gì nhau, chỉ vì chúng sanh mê muội, trái giác theo trần, đến nỗi đây kia ngăn cách, chẳng được chở che. Nếu như trái trần xuôi giác, một dạ xưng danh, sẽ tự nhiên cảm ứng đạo giao, Phật, Bồ Tát rủ lòng từ gia bị, dù gặp hiểm nạn cũng thành yên vui!
* Điều trọng yếu trong việc học đạo là đối trị tập khí. Thường có kẻ học vấn càng sâu, tập khí càng thạnh. Ấy là vì coi học đạo giống như học nghề, cho nên càng học nhiều, càng nghịch đạo. Đó chính là cội nguồn khiến cho cả Nho lẫn Thích trong nước ta cùng suy cả!
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.