Anh Là Người Đàn Ông Duy Nhất Của Em Yêu
Chương 1:
blackrosewinwin
10/08/2021
Chương 1
Tiểu Niên đến thành phố này đã là tháng thứ hai. Cậu là sinh viên năm thứ nhất tại trường đại học trong thành phố. Chuyên nghành của cậu là kinh tế. Sở dĩ Tiểu Niên chọn ngành kinh tế vì hy vọng những kiến thức mà mình học được sẽ giúp cho nhà của mình, hay nói lớn hơn một chút là làng của mình thoát nghèo.
Nhà của Tiểu Niên trong một ngôi làng nhỏ ở vùng quê xa xôi hẻo lánh. Từ thành phố này muốn quay về nơi đó phải mất ba ngày đi xe buýt. Sau khi xuống bến cuối, quãng đường còn lại chỉ có thể dựa vào đôi chân của mình. Đi theo đường rừng khoảng nửa tiếng, rồi lại tiếp tục men theo đường núi nếu nhanh thì một giờ sẽ trông thấy một ngôi làng nhỏ nằm tít trên cao.
Tuy gia đình khó khăn nhưng ba mẹ luôn một lòng muốn Tiểu Niên được đi học. Cấp một khi còn nhỏ ngày nào ba cũng cõng cậu trên lưng đúng giờ đi đến trường tiểu học dưới chân núi. Nói là trường học thật ra cũng chỉ là ba phòng nhỏ, được cán bộ trong xã cùng nhau dựng nên để xóa mù chữ cho trẻ em trong làng.
Lên cấp hai trường lại xa hơn một chút, cũng không còn được học miễn phí như cấp một. Nên ba mẹ phải cố gắng đi làm rẫy để kiếm tiền. Thành ra từ lúc đó Tiểu Niên phải đi học một mình. Bốn giờ sáng đã dậy, cùng ba mẹ ăn chén cơm sau đó cầm theo một lồng cơm nhỏ đi bộ đến trường.
Có thể do số cậu may mắn, đến năm cấp ba Tiểu Niên đã được các anh chị thanh niên một lần đi du lịch dã ngoại ghé vào làng. Thấy cậu đi học quá xa đã tặng cho Tiểu Niên một chiếc xe đạp. Không hiểu thế nào họ lại mua chiếc xe màu hồng. Năm ấy cậu cũng đã mười sáu tuổi, tuy vui mừng vì có xe. Nhưng cả tháng đầu đi học đều mang tâm trạng cực kỳ mắc cỡ. Đạp xe trên đường bị biết bao ánh mắt nhìn vào, không muốn mắc cỡ cũng khó.
Ngày Tiểu Niên đậu đại học, người người trong làng ai nấy đều vui mừng. Không vui sao được, cả làng một trăm hai mươi hộ dân chỉ có cậu kiên trì theo việc học của mình. Không những thế còn từ cấp hai đến giờ đều được học bổng. Đậu đại học lại kèm theo một suất học bổng to lớn. Được trường đài thọ cho bốn năm học miễn phí. Vậy là chỉ còn lo mỗi tiền ăn và tiền phòng.
Thật ra trước khi đến thành phố này Tiểu Niên đã tìm hiểu rất kĩ. Chỉ cần cậu cầm theo một ít tiền đủ trang trải sinh hoạt phí tháng đầu tiên. Từ tháng thứ hai khi việc học đã ổn định cậu sẽ xin đi làm thêm. Thành phố A lớn như thế đâu thiếu những công việc cho sinh viên tỉnh lẻ như Tiểu Niên.
Vậy là trước nhập học ba ngày Tiểu Niên được ba mẹ ân cầu đóng gói cho cậu một ít quần áo, sách vở vào trong một cái ba lô cũ kĩ. Quần áo cũng chỉ có vài bộ và một chiếc áo phao để dành cho mùa đông. Ba ngày vật vờ trên xe buýt đến sáu giờ sáng hôm sau cậu đã đặt chân đến thành phố A.
Lại phải đi thêm một chuyến xe buýt nữa mới vào được trung tâm thành phố. Khi cậu đi bộ đến đại học A cũng là tám giờ ba mươi phút sáng. Hôm nay là ngày nhập học nên sinh viên đang tụ tập rất đông.
Trường cấp ba Tiểu Niên học cũng chỉ là một trường nhỏ ở huyện nên không thể so sánh với độ nguy nga của trường đại học này. Tiểu Niên mắt chữ o mồm chữ a nhìn vào khuôn viên trường. Trường tọa lạc trong một khuôn viên phủ đầy cây xanh, dưới mỗi tán cây là một chiếc ghế sắt hoa văn uốn lượn màu trắng. Tiểu Niên hỏi thăm chú bảo vệ mới tìm được đường đi đến tòa nhà hành chính của trường.
Một hàng người dài đến tận cửa đang chờ tới lượt mình để làm thủ tục nhập học. Đến khi cậu hoàn tất thủ tục của mình trời đã quá trưa. Từ sáng đến giờ Tiểu Niên vẫn chưa ăn gì, bụng đã bắt đầu kiến nghị. Tiểu Niên nhanh chân chạy ra căn teen trường mua một ổ bánh mì vừa đi vừa gặm.
“Ê”
Nghe tiếng gọi sau lưng, cậu quay đầu lại, đã trông thấy một người thanh niên trắng trẻo, chắc cỡ tuổi cậu. Nhìn là biết dân thành phố.
“Có chuyện gì sao?”
Tiểu Niên ngơ ngác nhìn cậu thanh niên đang đi về phía mình. Tới gần mới phát hiện, mình đã không được cao mà cậu thanh niên này lại vẫn thua mình một chút.
Cậu thanh niên chìa tờ tiền lẻ về phía Tiểu Niên .
“Rớt tiền nè”
Tiểu Niên lục túi quần sau, phát hiện tờ tiền lẻ lúc nãy cô bán hàng thối cho cậu quả thật không thấy. Vậy chính xác đây là tiền của mình. Lúc này Tiểu Niên mới vươn tay nhận lấy.
“Cảm ơn nha”
Lại quay đi tiếp tục gặp bánh mì. Thanh niên trắng trẻo chạy tới sóng vai đi cạnh cậu.
“Mày cũng là sinh viên mới hả?”
“Uh”
“Học khoa nào?”
“Khoa kinh tế”
Cậu thanh niên vui mừng xoa xoa tay.
“Trùng hợp ghê ha, tao cũng học khoa đó. Mày tên gì?”
Tiểu Niên bỏ nốt miếng bánh mì cuối cùng vào miệng, nhai nuốt xong mới trả lời.
“Tao tên Tiểu Niên , còn mày?”
“Tên tao hơi dài, mày nghe cho kĩ nè”
“Thư Mục Huy Phát”
Tiểu Niên gật gù.
“Đúng là hơi dài”
“Sau này cứ gọi tao là A Phát”
“Uh”
“Quê mày ở đâu?”
“Làng tao ở trên núi ở huyện D”
Huy Phát khoát tay cặp kè Tiểu Niên.
“Xa vậy mày lên đây ở trọ hả?”
“Uh, chứ xa vậy mà”
“Tại sao không ở kí túc xá”
“Là do..”
Còn chưa kịp trả lời Huy Phát đã tiếp tục một tràn liên thanh.
“Không phải là có bạn gái nên sợ bị gò bó chứ gì?”
Tiểu Niên nghe Huy Phát nói như thế, lập tức xua tay.
“Không phải”
A Phát nháy mắt ra vẻ ta đây hiểu tất.
“Hay là mày có lí do tế nhị gì đó không thể ở chung với ai?”
“Không phải như mày nghĩ đâu. Là do tao muốn đi làm thêm, ở kí túc xá qui định thời gian đóng cửa nên tao không thể ở đó được. Sao đầu óc mày toàn nghĩ đi đâu vậy?”
Huy Phát gãi gãi đầu.
“Ai biết đâu, mày cứ úp mở như thế tao không suy nghĩ mới lạ đó”
“Tao còn chưa kịp nói gì mày đã nhảy vô miệng tao ngồi rồi. Tao muốn ở trọ vì còn tìm việc để làm thêm. Lúc nãy tao mới hỏi bên quản lý khu kí túc xá 10h đêm đã đóng cửa rồi. Vậy sao mà đi làm được”
Nghe Tiểu Niên giải thích như vậy Huy Phát mới hiểu ra.
“Tưởng gì! Thành phố này ở từ nhỏ nên rành đường lắm. Để tao dẫn mày đi tìm”
Nói rồi không cần biết Tiểu Niên có đồng ý hay không, kéo cậu lên một chiếc taxi.
Chiều hôm đó Huy Phát đưa cậu đến rất nhiều nơi, nhưng chỗ nào giá cũng quá đắt. Lại tiếp tục tìm kiếm một lúc cuối cùng cũng tìm được một phòng trọ trong dãy nhà cũ kĩ. Sở dĩ Tiểu Niên chọn nơi này mặc kệ sự phản đối của Huy Phát vì giá phòng rất rẻ. Mặc dù không có bảo vệ an ninh, không có thang máy. Nhưng mà chuyện đó cũng chẳng hề gì. Dân lao động như Tiểu Niên loại chuyện leo thang bộ như thế còn dễ hơn ăn cơm. Còn về vấn đề bảo vệ, cậu từ quê lên có gì đáng giá đâu mà phải sợ mất. Thật là một chỗ vô cùng thích hợp với túi tiền hiện tại của Tiểu Niên .
Sáng hôm sau Tiểu Niên đã đến trường để tìm hiểu chi tiết thông tin lịch học. Bỏ ra đúng nửa tháng học tập làm quen với giảng đường. Thời gian nửa tháng này Tiểu Niên đã làm quen được rất nhiều người bạn. Vì bản tính Tiểu Niên không phải là kiểu người lầm lì ít nói, nên việc làm quen với bạn bè tương đối dễ dàng.
Hôm nay buổi chiều mới phải đi học, nên cậu quyết dành nguyên buổi sáng để đi tìm việc làm thêm. May mắn cậu được nhận vào làm phục vụ tại quán café cách trường chỉ mười phút đi bộ. Ngày mai bắt đầu làm việc.
Tiểu Niên rất vui mừng buổi chiều lên lớp đã khoe với Huy Phát.
Huy Phát vỗ bộp bộp lên vai Tiểu Niên .
“Vận may của mày không tồi đấy”
Tiểu Niên kéo Huy Phát ngồi xuống một chiếc ghế ở hội trường.
“Từ nhỏ tới giờ tao cũng cảm thấy vận may mình thực không tồi. Ở làng tao trình độ học lực của tao là cao nhất rồi đó. Cỡ tuổi tao như này toàn là lấy vợ có con rồi”
Huy Phát nghe bạn nói mà ngạc nhiên không thôi.
“Ghê vậy”
“Đó chỉ là chuyện bình thường ở làng tao thôi, mày không cần phải tỏ ra ngạc nhiên như vậy”
Biết mình phản ứng hơi quá, Huy Phát cười cười.
“Ê! Vậy tối nay có cần tao dẫn mày đi ăn mừng”
“Thôi khỏi, mai tao làm ca sáng năm giờ phải dậy rồi”
Vì từ nhỏ tới giờ Huy Phát chẳng phải lo chuyện cơm áo gạo tiền. Nên cậu cũng chẳng biết làm thêm là cái gì. Giờ nghe Tiểu Niên nói thế lại giật mình.
“Gì mà làm sớm vậy? Mày định đến đó dọn bàn giúp người ta luôn hả?”
Tiểu Niên gật đầu.
“Chứ mày nghĩ họ mướn tao đến đó làm gì. Ngồi uống nước hả?”
“Nhưng mà cũng đầu cần 5h đã dậy rồi”
“Chỗ trọ của tao phải đi mất hai chuyến xe buýt mới đến được quán café này. Tao không dậy sớm sao được?”
Sinh viên đã đến ngồi đông đủ ở giảng đường. Huy Phát vẫn còn muốn nói chuyện nhưng Tiểu Niên dùng khủy tay thúc cậu.
“Giáo sư đến rồi”
Cả hội trường chìm vào im lặng, chỉ còn nghe tiếng nói đều đều của giáo sư truyền qua micro.
Gần tòa nhà nơi Tiểu Niên ở trọ có một siêu thị nhỏ. Cậu ghé nơi đó mua ít rau xanh và trứng gà. Phòng trọ của Tiểu Niên cũng không đến nỗi nhỏ lắm. Cậu trải một lớp đệm mới mua vào một góc làm giường ngủ. Bên cạnh đặt một cái bàn nhỏ Tiểu Niên dùng để sách vở. Góc tường phía xa là nơi đặt chiếc bếp ga mini cùng với kệ nhựa ba tầng chứa đựng gia vị, nồi, niêu, chén, đũa, muỗng.. dùng để nấu ăn. Bởi vì Tiểu Niên sống một mình nên mỗi thứ cậu chỉ mua một cái.
Tiểu Niên không ăn ở bên ngoài vì quá đắt. Một ngày cậu chỉ ăn hai bữa buổi trưa và chiều. Còn buổi sáng Tiểu Niên đã loại bỏ từ năm học cấp ba.
Biết làm sao được, sinh ra trong gia đình khó khăn, được ba mẹ lo cho đi học như vậy cậu đã cảm thấy mình may mắn rất nhiều so với lứa tuổi thiếu niên trong làng mình. Mấy ngày đầu không ăn sáng thực sự rất khó khăn, ngồi học mà bụng cứ kêu vang ầm ĩ. Có ngày còn đói đến bủn rủn tay chân, tay cầm viết còn không được. Nhưng lâu dần cũng quen, đến nay Tiểu Niên đã quên mất bữa sáng là gì rồi.
Tiểu Niên đến thành phố này đã là tháng thứ hai. Cậu là sinh viên năm thứ nhất tại trường đại học trong thành phố. Chuyên nghành của cậu là kinh tế. Sở dĩ Tiểu Niên chọn ngành kinh tế vì hy vọng những kiến thức mà mình học được sẽ giúp cho nhà của mình, hay nói lớn hơn một chút là làng của mình thoát nghèo.
Nhà của Tiểu Niên trong một ngôi làng nhỏ ở vùng quê xa xôi hẻo lánh. Từ thành phố này muốn quay về nơi đó phải mất ba ngày đi xe buýt. Sau khi xuống bến cuối, quãng đường còn lại chỉ có thể dựa vào đôi chân của mình. Đi theo đường rừng khoảng nửa tiếng, rồi lại tiếp tục men theo đường núi nếu nhanh thì một giờ sẽ trông thấy một ngôi làng nhỏ nằm tít trên cao.
Tuy gia đình khó khăn nhưng ba mẹ luôn một lòng muốn Tiểu Niên được đi học. Cấp một khi còn nhỏ ngày nào ba cũng cõng cậu trên lưng đúng giờ đi đến trường tiểu học dưới chân núi. Nói là trường học thật ra cũng chỉ là ba phòng nhỏ, được cán bộ trong xã cùng nhau dựng nên để xóa mù chữ cho trẻ em trong làng.
Lên cấp hai trường lại xa hơn một chút, cũng không còn được học miễn phí như cấp một. Nên ba mẹ phải cố gắng đi làm rẫy để kiếm tiền. Thành ra từ lúc đó Tiểu Niên phải đi học một mình. Bốn giờ sáng đã dậy, cùng ba mẹ ăn chén cơm sau đó cầm theo một lồng cơm nhỏ đi bộ đến trường.
Có thể do số cậu may mắn, đến năm cấp ba Tiểu Niên đã được các anh chị thanh niên một lần đi du lịch dã ngoại ghé vào làng. Thấy cậu đi học quá xa đã tặng cho Tiểu Niên một chiếc xe đạp. Không hiểu thế nào họ lại mua chiếc xe màu hồng. Năm ấy cậu cũng đã mười sáu tuổi, tuy vui mừng vì có xe. Nhưng cả tháng đầu đi học đều mang tâm trạng cực kỳ mắc cỡ. Đạp xe trên đường bị biết bao ánh mắt nhìn vào, không muốn mắc cỡ cũng khó.
Ngày Tiểu Niên đậu đại học, người người trong làng ai nấy đều vui mừng. Không vui sao được, cả làng một trăm hai mươi hộ dân chỉ có cậu kiên trì theo việc học của mình. Không những thế còn từ cấp hai đến giờ đều được học bổng. Đậu đại học lại kèm theo một suất học bổng to lớn. Được trường đài thọ cho bốn năm học miễn phí. Vậy là chỉ còn lo mỗi tiền ăn và tiền phòng.
Thật ra trước khi đến thành phố này Tiểu Niên đã tìm hiểu rất kĩ. Chỉ cần cậu cầm theo một ít tiền đủ trang trải sinh hoạt phí tháng đầu tiên. Từ tháng thứ hai khi việc học đã ổn định cậu sẽ xin đi làm thêm. Thành phố A lớn như thế đâu thiếu những công việc cho sinh viên tỉnh lẻ như Tiểu Niên.
Vậy là trước nhập học ba ngày Tiểu Niên được ba mẹ ân cầu đóng gói cho cậu một ít quần áo, sách vở vào trong một cái ba lô cũ kĩ. Quần áo cũng chỉ có vài bộ và một chiếc áo phao để dành cho mùa đông. Ba ngày vật vờ trên xe buýt đến sáu giờ sáng hôm sau cậu đã đặt chân đến thành phố A.
Lại phải đi thêm một chuyến xe buýt nữa mới vào được trung tâm thành phố. Khi cậu đi bộ đến đại học A cũng là tám giờ ba mươi phút sáng. Hôm nay là ngày nhập học nên sinh viên đang tụ tập rất đông.
Trường cấp ba Tiểu Niên học cũng chỉ là một trường nhỏ ở huyện nên không thể so sánh với độ nguy nga của trường đại học này. Tiểu Niên mắt chữ o mồm chữ a nhìn vào khuôn viên trường. Trường tọa lạc trong một khuôn viên phủ đầy cây xanh, dưới mỗi tán cây là một chiếc ghế sắt hoa văn uốn lượn màu trắng. Tiểu Niên hỏi thăm chú bảo vệ mới tìm được đường đi đến tòa nhà hành chính của trường.
Một hàng người dài đến tận cửa đang chờ tới lượt mình để làm thủ tục nhập học. Đến khi cậu hoàn tất thủ tục của mình trời đã quá trưa. Từ sáng đến giờ Tiểu Niên vẫn chưa ăn gì, bụng đã bắt đầu kiến nghị. Tiểu Niên nhanh chân chạy ra căn teen trường mua một ổ bánh mì vừa đi vừa gặm.
“Ê”
Nghe tiếng gọi sau lưng, cậu quay đầu lại, đã trông thấy một người thanh niên trắng trẻo, chắc cỡ tuổi cậu. Nhìn là biết dân thành phố.
“Có chuyện gì sao?”
Tiểu Niên ngơ ngác nhìn cậu thanh niên đang đi về phía mình. Tới gần mới phát hiện, mình đã không được cao mà cậu thanh niên này lại vẫn thua mình một chút.
Cậu thanh niên chìa tờ tiền lẻ về phía Tiểu Niên .
“Rớt tiền nè”
Tiểu Niên lục túi quần sau, phát hiện tờ tiền lẻ lúc nãy cô bán hàng thối cho cậu quả thật không thấy. Vậy chính xác đây là tiền của mình. Lúc này Tiểu Niên mới vươn tay nhận lấy.
“Cảm ơn nha”
Lại quay đi tiếp tục gặp bánh mì. Thanh niên trắng trẻo chạy tới sóng vai đi cạnh cậu.
“Mày cũng là sinh viên mới hả?”
“Uh”
“Học khoa nào?”
“Khoa kinh tế”
Cậu thanh niên vui mừng xoa xoa tay.
“Trùng hợp ghê ha, tao cũng học khoa đó. Mày tên gì?”
Tiểu Niên bỏ nốt miếng bánh mì cuối cùng vào miệng, nhai nuốt xong mới trả lời.
“Tao tên Tiểu Niên , còn mày?”
“Tên tao hơi dài, mày nghe cho kĩ nè”
“Thư Mục Huy Phát”
Tiểu Niên gật gù.
“Đúng là hơi dài”
“Sau này cứ gọi tao là A Phát”
“Uh”
“Quê mày ở đâu?”
“Làng tao ở trên núi ở huyện D”
Huy Phát khoát tay cặp kè Tiểu Niên.
“Xa vậy mày lên đây ở trọ hả?”
“Uh, chứ xa vậy mà”
“Tại sao không ở kí túc xá”
“Là do..”
Còn chưa kịp trả lời Huy Phát đã tiếp tục một tràn liên thanh.
“Không phải là có bạn gái nên sợ bị gò bó chứ gì?”
Tiểu Niên nghe Huy Phát nói như thế, lập tức xua tay.
“Không phải”
A Phát nháy mắt ra vẻ ta đây hiểu tất.
“Hay là mày có lí do tế nhị gì đó không thể ở chung với ai?”
“Không phải như mày nghĩ đâu. Là do tao muốn đi làm thêm, ở kí túc xá qui định thời gian đóng cửa nên tao không thể ở đó được. Sao đầu óc mày toàn nghĩ đi đâu vậy?”
Huy Phát gãi gãi đầu.
“Ai biết đâu, mày cứ úp mở như thế tao không suy nghĩ mới lạ đó”
“Tao còn chưa kịp nói gì mày đã nhảy vô miệng tao ngồi rồi. Tao muốn ở trọ vì còn tìm việc để làm thêm. Lúc nãy tao mới hỏi bên quản lý khu kí túc xá 10h đêm đã đóng cửa rồi. Vậy sao mà đi làm được”
Nghe Tiểu Niên giải thích như vậy Huy Phát mới hiểu ra.
“Tưởng gì! Thành phố này ở từ nhỏ nên rành đường lắm. Để tao dẫn mày đi tìm”
Nói rồi không cần biết Tiểu Niên có đồng ý hay không, kéo cậu lên một chiếc taxi.
Chiều hôm đó Huy Phát đưa cậu đến rất nhiều nơi, nhưng chỗ nào giá cũng quá đắt. Lại tiếp tục tìm kiếm một lúc cuối cùng cũng tìm được một phòng trọ trong dãy nhà cũ kĩ. Sở dĩ Tiểu Niên chọn nơi này mặc kệ sự phản đối của Huy Phát vì giá phòng rất rẻ. Mặc dù không có bảo vệ an ninh, không có thang máy. Nhưng mà chuyện đó cũng chẳng hề gì. Dân lao động như Tiểu Niên loại chuyện leo thang bộ như thế còn dễ hơn ăn cơm. Còn về vấn đề bảo vệ, cậu từ quê lên có gì đáng giá đâu mà phải sợ mất. Thật là một chỗ vô cùng thích hợp với túi tiền hiện tại của Tiểu Niên .
Sáng hôm sau Tiểu Niên đã đến trường để tìm hiểu chi tiết thông tin lịch học. Bỏ ra đúng nửa tháng học tập làm quen với giảng đường. Thời gian nửa tháng này Tiểu Niên đã làm quen được rất nhiều người bạn. Vì bản tính Tiểu Niên không phải là kiểu người lầm lì ít nói, nên việc làm quen với bạn bè tương đối dễ dàng.
Hôm nay buổi chiều mới phải đi học, nên cậu quyết dành nguyên buổi sáng để đi tìm việc làm thêm. May mắn cậu được nhận vào làm phục vụ tại quán café cách trường chỉ mười phút đi bộ. Ngày mai bắt đầu làm việc.
Tiểu Niên rất vui mừng buổi chiều lên lớp đã khoe với Huy Phát.
Huy Phát vỗ bộp bộp lên vai Tiểu Niên .
“Vận may của mày không tồi đấy”
Tiểu Niên kéo Huy Phát ngồi xuống một chiếc ghế ở hội trường.
“Từ nhỏ tới giờ tao cũng cảm thấy vận may mình thực không tồi. Ở làng tao trình độ học lực của tao là cao nhất rồi đó. Cỡ tuổi tao như này toàn là lấy vợ có con rồi”
Huy Phát nghe bạn nói mà ngạc nhiên không thôi.
“Ghê vậy”
“Đó chỉ là chuyện bình thường ở làng tao thôi, mày không cần phải tỏ ra ngạc nhiên như vậy”
Biết mình phản ứng hơi quá, Huy Phát cười cười.
“Ê! Vậy tối nay có cần tao dẫn mày đi ăn mừng”
“Thôi khỏi, mai tao làm ca sáng năm giờ phải dậy rồi”
Vì từ nhỏ tới giờ Huy Phát chẳng phải lo chuyện cơm áo gạo tiền. Nên cậu cũng chẳng biết làm thêm là cái gì. Giờ nghe Tiểu Niên nói thế lại giật mình.
“Gì mà làm sớm vậy? Mày định đến đó dọn bàn giúp người ta luôn hả?”
Tiểu Niên gật đầu.
“Chứ mày nghĩ họ mướn tao đến đó làm gì. Ngồi uống nước hả?”
“Nhưng mà cũng đầu cần 5h đã dậy rồi”
“Chỗ trọ của tao phải đi mất hai chuyến xe buýt mới đến được quán café này. Tao không dậy sớm sao được?”
Sinh viên đã đến ngồi đông đủ ở giảng đường. Huy Phát vẫn còn muốn nói chuyện nhưng Tiểu Niên dùng khủy tay thúc cậu.
“Giáo sư đến rồi”
Cả hội trường chìm vào im lặng, chỉ còn nghe tiếng nói đều đều của giáo sư truyền qua micro.
Gần tòa nhà nơi Tiểu Niên ở trọ có một siêu thị nhỏ. Cậu ghé nơi đó mua ít rau xanh và trứng gà. Phòng trọ của Tiểu Niên cũng không đến nỗi nhỏ lắm. Cậu trải một lớp đệm mới mua vào một góc làm giường ngủ. Bên cạnh đặt một cái bàn nhỏ Tiểu Niên dùng để sách vở. Góc tường phía xa là nơi đặt chiếc bếp ga mini cùng với kệ nhựa ba tầng chứa đựng gia vị, nồi, niêu, chén, đũa, muỗng.. dùng để nấu ăn. Bởi vì Tiểu Niên sống một mình nên mỗi thứ cậu chỉ mua một cái.
Tiểu Niên không ăn ở bên ngoài vì quá đắt. Một ngày cậu chỉ ăn hai bữa buổi trưa và chiều. Còn buổi sáng Tiểu Niên đã loại bỏ từ năm học cấp ba.
Biết làm sao được, sinh ra trong gia đình khó khăn, được ba mẹ lo cho đi học như vậy cậu đã cảm thấy mình may mắn rất nhiều so với lứa tuổi thiếu niên trong làng mình. Mấy ngày đầu không ăn sáng thực sự rất khó khăn, ngồi học mà bụng cứ kêu vang ầm ĩ. Có ngày còn đói đến bủn rủn tay chân, tay cầm viết còn không được. Nhưng lâu dần cũng quen, đến nay Tiểu Niên đã quên mất bữa sáng là gì rồi.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.