Chương 40: Mùa hoa dành dành
Tào Đình
08/05/2013
Ngày cuối cùng của tháng Sáu, không biết ai đề xuất ý kiến ra quán chat thâu đêm, mọi người lập tức tán thưởng nhiệt liệt.
Duy chỉ có gã cao thủ “nói mê giữa ban ngày” phản đối, gã bảo máy vi tính vừa bán, việc gì phải lên mạng. Vừa nói ra đã bị phản đối nhao nhao: “Ai chẳng chán lên mạng, chẳng qua là để nhớ!”
Nhớ cái gì? Chẳng ai hỏi, nhưng ai cũng biết, tốt nghiệp rồi, ra trường, sẽ không còn những buổi chat thâu đêm, chơi điện tử thâu đêm nữa.
Theo quy định của quán, chơi thâu đêm là từ mười một giờ đêm hôm trước tới tám giờ sáng hôm sau.
Giới sinh viên gọi những gã chưa từng bị thi lại là “ấm đầu”, những gã chưa chơi điện tử thâu đêm bao giờ là “người ngoài hành tinh.”
Nhớ lại hồi mới vào năm thứ nhất, trái tim đầy nhiệt huyết, ngày ngày lên lớp, học ngủ đúng giờ, vào nhà ăn đúng giờ. Lúc đó, những kế hoạch vạch ra sao mà hoàn mỹ: nào là trung với Đảng, hiếu với dân, chuyên cần học tập, làm thạc sỹ, làm tiến sỹ. Đến năm thứ tư, những người tìm được việc làm tuyệt nhiên không muốn học nghiên cứu sinh.
Sinh viên vừa tốt nghiệp, gặp nhau thường hỏi: “Thi nghiên cứu sinh chưa?”, chứ không hỏi: “Tìm được việc chưa?”
Sinh viên năm thứ nhất là dòng suối chưa bị ô nhiễm, trong sạch, tinh khiết, an phận thủ thường, chưa biết gì về tương lai. Đến năm thứ hai, nước bắt đầu chuyển màu, từng quãng, từng quãng một. Thỉnh thoảng bỏ học, trốn học đã tưởng như là phạm tội tày đình, còn cố tìm lý do bao biện, bị thầy phát hiện thì tim đập chân run, cuối cùng thành tâm viết kiểm điểm, buổi tối còn đến xin thầy đừng ghi vào sổ đầu bài.
Năm thứ ba là dòng chảy hợp lưu, chảy chậm chạp, nhiều màu sắc. Ngủ đến chán mắt, không cần phải tuân thủ nội quy, bởi vì nội quy đã có lớp sinh viên mới tuân thủ, chi phí sinh hoạt đã có gia đình chu cấp, cuộc sống như Thiên đường, đánh bài, ngủ, lên mạng chat , hạn chế duy nhất là nhàn rỗi đến vô vị.
Đến năm thứ tư, sóng coi như đã ra đến biển. Khi đó mới nhận ra đang chơi vơi giữa biển cả mênh mông, một thế giới muôn hình vạn trạng đang chờ đợi, và phải một mình đối diện với nó, cạnh tranh ác liệt… Muốn khóc không được chính là bởi lẽ đó. Lúc ấy mới bắt đầu tiếc nuối khi còn là con suối nhỏ, sao không giữ cho nó trong sáng, sạch sẽ đến cùng. Cuối cùng, cái còn lại chỉ là hoài niệm, tiếc nuối. Năm học thứ tư, chúng tôi đã bắt đầu tiếc nuối - tiếc nuối những năm tháng sinh viên đẹp đẽ, tình bạn chân thành.
Theo kế hoạch, chúng tôi sẽ tụ tập trong phòng tán gẫu đến mười một giờ, sau đó sẽ ra quán Internet. Mấy tay phòng khác cũng hưởng ứng. Đột nhiên có gã nào đó hô lên: “Tại sao ta không chơi bài?”, vậy là những cuốn vở dày được kê xuống để ngồi, cuộc “đấu địa chủ” bắt đầu.
Thực ra, thâm tâm ai cũng nghĩ đến một câu hỏi: “Ngày này năm sau sẽ thế nào?”
Đang chơi dở cuộc, một gã đưa ra câu đố tự sáng tác: “Con gì vừa sợ lạnh vừa sợ nóng vừa sợ bỏng vừa sợ muỗi cắn vừa sợ mặt trời!”
Quái vật nào thế? Chưa ai đoán ra. Là “con gái”. Gã đưa ra đáp án.
Mới đầu chưa hiểu, ai nấy đều ngây ra, rồi sau vỗ đùi đen đét khen hay.
Tôi lập tức nghĩ đến Hồ Khả, thấy đúng quá, thật là chí lý!
Tự dưng cả phòng lắng xuống trong chốc lát; câu đố vốn để khuấy động không khí, ai ngờ lại khiến mọi người đăm chiêu. Những gã ngồi đây, ai chẳng có bạn gái? Nhưng liệu có ai vui vẻ dắt tay bạn gái ra khỏi trường cùng nhau đi tiếp? Càng nghĩ càng thấy buồn.
Mãi mới đến mười một giờ, tất cả hò nhau ra quán.
Lên mạng ở ngoài quán quả nhiên khắc hẳn. Trong mịt mù khói thuốc, cảm giác quên đi bản thân mới rõ rệt, khác hẳn khi chỉ có một mình trong phòng. Khi buồn ngủ có thể gục xuống bàn tranh thủ chợp mắt. Ngủ trong giờ học và trong quán Internet là tuyệt vời nhất, vừa gục xuống là như lạc vào tiên cảnh.
Nhiều lần chơi điện tử, chat thâu đêm.
Cư dân mạng rất khoái món mỳ ăn liền mà quán bao giờ cũng có sẵn; khi đánh thức chủ quán gọi mỳ ăn liền, cảm thấy thật thú vị. Đa phần đã vào khoảng ba, bốn giờ sáng, chủ quán đang yên giấc, bất thần giật nảy mình bởi tiếng gọi: “Ông chủ, mỳ tôm!”
“Hả, cần bao nhiêu?”
“Hai thùng!”
Lại ồn ào một chặp.
Sau đó là ngủ đã đời, vừa đặt mình là ngủ như chết.
Hôm nay là lần duy nhất không ngủ sau một đêm chơi, chat. Bởi vì, tôi đã thu xếp tất cả hành lý, chuẩn bị về nhà. Đêm qua là buổi tối cuối cùng ở trường, mọi người tụ tập trong quán Internet, vừa vui vừa buồn.
“Hôm qua, lúc nộp lại thẻ sinh viên, thẻ thư viện, tự dưng thấy lưu luyến, giống như chia tay với người yêu”, gã Hà Tặc phổi bò cũng nói một câu đầy tâm trạng như vậy, tôi càng thảng thốt, nhưng không để lộ cảm xúc, chỉ yên lặng gật đầu đồng tình.
Sau bốn năm học, sách tham khảo, giáo trình cũ có thể bán hai đồng tư một cân; ngắm đống sách lúc mua phải bỏ cả vạn đồng bây giờ chỉ bán được mấy đồng, chúng tôi không khỏi bất mãn với nhà trường.
Tôi nhìn lần cuối mấy gã thức suốt đêm qua giờ không chịu nổi, nằm lăn lóc trên những cái giường không chiếu, quả quyết bước ra.
Tôi khoác cái ba lô to đùng mang từ nhà, đi trên con đường mà bốn năm trước tôi háo hức đi đến, cảm xúc thật khó tả.
Tôi đã hứa với Mai Mai sẽ về nhà sớm. Bốn năm trước, tờ giấy báo trúng tuyển của trường Đại học Trùng Khánh đưa tôi đến đây. Bốn năm qua, nó lặng lẽ lấy đi tuổi trẻ của tôi, bây giờ đá tôi ra. Chỉ có cây dành dành ven cái hồ nhân tạo trong vườn trường bên mé trái cổng ra vào dường như còn lưu luyến chúng tôi, lặng lẽ nở hoa, toả hương thơm ngát.
Lại sắp đến mùa dành dành đơm hoa, coi như tôi đã hiểu vì sao hoa dành dành lại khiến cho đám sinh viên sắp ra trường có cảm giác buồn thảm da diết như vậy; hoa dành dành có mùi hương đặc biệt – mùi của chia ly.
Tôi ra tới cổng trường, ngoái đầu nhìn lại sân trường lần cuối, thầm nghĩ không biết tôi đã để lại đây những gì? Tuổi trẻ? Lý tưởng? Sự hồn nhiên? Những ước mơ hay mối tình day dứt?
Không phải tôi đa cảm. Đó là cảm giác hụt hẫng thực sự, các bạn nhất định sẽ hiểu.
Ai chẳng lưu luyến lúc chia tay, nhất là chia tay với một phần tuổi trẻ của mình, từ giã một đoạn đời đáng nhớ?
Cuối cùng cũng ra khỏi cổng trường, tôi đã tự do. Tự do đến quá bất ngờ, quá mạnh mẽ. Tôi ưỡn ngực bước theo thói quen, vấp phải cái bệ ở ngay cổng trường.
Trong khi loạng choạng lao về phía trước, đầu tôi va phải vật gì mềm mềm. Đêm qua không ngủ, giờ đầu lại bị va choáng váng, tôi không ngửi thấy một mùi hương dành dành – mùi hương ám ảnh, không thể lẫn lộn, không thể mờ phai.
“Tại sao anh cứ quen ngửa đầu mà đi vậy?” Giọng quen thuộc vang lên khiến tôi mừng rơn. Tôi kinh ngạc, tỉnh ra chút ít, mở mắt, đúng là Hồ Khả.
Hồ Khả đang ngồi xổm trước quầy hoa ở cổng trường, kết quả bị một gã là tôi hậu đậu lao vào. Cô gái mắt mở to, tay cầm bó hoa dành dành; khi cô ấy tức giận có một vẻ đáng yêu đặc biệt luôn làm tôi bối rối.
“Em… Hồ Khả xem hoa ư?” Tôi ngơ ngác.
“Mua hoa!”
“Vậy ư? Anh đã ra trường.” Tôi bỗng không biết nói gì.
Hồ Khả mặc dù kém tôi mấy tháng tuổi, nhưng về một mặt nào đó, nàng tỏ ra chin chắn hơn tôi. Ví dụ, đối với vấn đề tốt nghiệp. Trước đây, nàng từng nói ra trường là sự khởi đầu mới, rất đáng mong đợi, nên lúc thấy buồn vì phải tốt nghiệp, tôi đã tìm nàng để sẻ chia. Xem ra đã thành quán tính, thấy nàng tôi lập tức kể khổ.
“À, em biết!” Hồ Khả mỉm cười như trước để an ủi tôi, khiến tôi thấy vững dạ. Nhưng lại thấy đắng buốt bởi giờ đây nàng không thuộc về tôi nữa, tôi không còn ai an ủi ngoài bà mẹ nói nhiều.
“Anh tốt nghiệp rồi, không biết sau này có còn gặp lại nhau, em có thể đi cùng anh một đoạn không?” Tôi nói, lời thỉnh cầu đó hoàn toàn chân thật, xuất phát từ đáy lòng, chỉ lo bị từ chối.
“Được thôi!” Hồ Khả ôm bó hoa cười, hoa đẹp nhưng nàng còn đẹp hơn. Gió làm rối tung mái tóc dài buông xoã của nàng. Tôi biết Hồ Khả là cơn gió mát giữa mùa hè.
Lúc đầu, cả hai chúng tôi đều im lặng. Trước đây, tôi và nàng đã bao lần đi bên nhau như thế này, vậy mà giờ đây nàng sắp kết hôn, nàng sắp thuộc về người đàn ông khác. Ý nghĩ đó làm tôi nghẹt thở.
“Bạn trai đối xử với em có tốt không?” Tôi hỏi như vậy để chứng tỏ tôi không còn nhớ tới nàng, chứng tỏ tôi là người đàn ông cao thượng.
“Bạn trai? Ý anh nói Lý Kiến Hoa?” Hồ Khả nhướn mắt hỏi.
“Không đúng sao?” Lẽ nào cô ấy đã thay người khác? Tôi thoáng nghĩ, bỗng thấy căng thẳng, nhưng thái độ bất cần của Hồ Khả không hiểu sao làm tôi bực mình.
“Em chỉ… với anh ấy một tuần, chia tay rồi!” Hồ Khả trả lời bằng một giọng dửng dưng.
“Hả..?” Mặc dù đã cố kìm chế để chứng tỏ tôi không quan tâm đến chuyện yêu đuơng của nàng, nhưng cái tiếng “hả” báo hại đó vẫn bật ra một cách bất cẩn, nó đã tố giác tôi, rằng tôi đang sung sướng vì nàng đã rời bỏ người đó.
“Vì sao?” Tôi cố trấn tĩnh.
“Tính không hợp. Anh ấy quá gia trưởng.”
“Vậy cha em không phản đối sao?” Một lần nữa tôi lại hối hận vì sự hấp tấp của mình.
“Phản đối. Nhưng em tuyệt thực làm ông phát hoảng.” Đúng, trước đây nàng cũng hay dùng chiêu đó để doạ tôi. Cố kìm chế xúc động, tôi nói chậm rãi, nghiêm trang như một người anh lớn tuổi: “Sau này nhất định sẽ tìm được người phù hợp!”, rồi nhìn trân trân vào mắt nàng, xem phản ứng của nàng.
Thất vọng! Nàng không tỏ thái độ gì.
“À, còn anh, em gái hình như rất thích anh?” Hồ Khả nhếch mép, lộ vẻ châm biếm.
Tôi biết Hồ Khả ám chỉ Mai Mai.
“Anh đã nói với nó, nó mãi mãi là em gái anh.”
“Như vậy liệu có làm tổn thương cô ấy?”
“Anh cũng chẳng biết làm thế nào, không thể khác được, nó là đứa thông minh, nhất định sẽ hiểu ra.”
Tôi nói, mắt lơ đãng nhìn ra xa, mặt trời vừa mới ló nhưng cái nóng đã bắt đầu râm ran khó chịu.
Không biết Hồ Khả nghĩ gì, tôi chỉ muốn lại được nắm tay nàng như xưa.
“Này”, Hồ Khả cất tiếng.
“Này”, đúng lúc tôi cũng mở miệng.
“Em nói đi!” Tôi nhường nàng, một dự cảm lạ lùng khiến mặt tôi bỗng nóng bừng.
“Anh nói đi!” Hồ Khả cũng đỏ mặt, đỏ lựng, đẹp như mặt trời mới mọc.
“Em nóng không?” Tôi hỏi.
Nàng gật đầu.
“Vậy…chúng ta đi xe buýt có điều hoà nhé!” Tôi nói, vẻ thận trọng.
Hồi lâu sau, cuối cùng nàng gật đầu, bó hoa dành dành trong tay khẽ lay động, tôi bỗng khao khát nắm bàn tay đang run lên của nàng. Bây giờ giữa chúng tôi là ngạt ngào hương dành dành. Chúng tôi được bao bọc trong mùi hương dành dành tinh khiết, ám ảnh. Mùi hương thanh tao ùa vào, gột rửa tâm hồn u uẩn của tôi, trả lại vẻ tinh khôi tươi rói cho trái tim mệt mỏi của tôi. Tôi bỗng nhận ra bốn năm nay, bao mùa dành dành ra hoa, chứng kiến bao cuộc chia ly, bao nhiêu người đã nhìn thấy nhưng có mấy ai để ý, dành dành giản dị vẫn nở hoa, âm thầm toả hương, bất chấp sự vô tình của người đời. Chưa bao giờ tôi thấy hoa dành dành đẹp đến vậy, có lẽ nó chỉ đẹp với những kẻ hữu tình. Tôi lại nhìn người thiếu nữ đi bên tôi, nàng đã hiến dâng tấm thân trinh bạch cho tôi, đau khổ vì tôi, trong khi tôi dửng dưng trước nỗi khổ của nàng. Không hiểu sao tôi lại nghĩ đến Mai Mai, trong trắng như đoá dành dành hé nở. Lẽ ra em là một thiên thần. Một sự bất cẩn của tạo hoá xô đẩy em mang trong tim một tình yêu dữ dội, tình yêu lạc loài khiến tâm hồn em đầy thương tích, phải giã từ nó, ai biết em đau đớn thế nào!
“Alô?”
“Alô! An An hả? Nhắn mẹ trưa nay anh không ăn cơm nhà!”
“Sao? Anh à, vì sao? Em đã hẹn đưa Liêu Văn Đạo về nhà, anh nhất định phải về ăn cơm!”
“Thôi, em nói với mẹ giúp anh! Anh phải đi với chị Hồ Khả.” Hồ Khả véo tay tôi đau điếng. “Anh phải ăn cơm với chị Hồ Khả của em…”
“Ai, chị Hồ Khả? Anh với chị ấy làm lành rồi ư…? Vậy bao giờ anh về?”
“Không biết, có thể đến tối anh sẽ đưa chị ấy về.”
…
“Về nhà anh ư?” Hồ Khả do dự, tôi biết nàng sợ điều gì.
“Tất nhiên! Sao?”
“Nhưng… em gái anh… Cô ấy hoàn toàn không để ý nữa chứ?”
Tôi nhìn ông mặt trời chói chang; mặc dù đã nói chuyện với Mai Mai, nhưng có thể sẽ chưa đơn giản ngay như vậy.
“Không sao, dù gì cũng không thể né tránh mãi, Mai Mai sẽ phải quen!” Tôi quả quyết.
Hồ Khả không nói gì, nàng lặng yên đi theo tôi.
Những cánh hoa dành dành trắng muốt đang hé môi cười.
Đoạn kết
Chuyện của ba anh em chúng tôi đại khái là như vậy. Về sau, đương nhiên cũng còn xảy ra những chuyện thú vị hoặc đau buồn khác, nhưng đó là chuyện sau này.
Tôi quyết định ở lại thành phố Trùng Khánh, làm việc là vì Hồ Khả. Tôi không đi, đương nhiên Mai Mai, An An cũng không đi. Vậy là mẹ đành chuyển đến sống với chúng tôi.
Xin tiết lộ một chuyện, em gái An An lấy chồng! Đám cưới rất vui! Năm hai mươi hai tuổi, nó kết hôn với chàng trai vốn là nhạc công đã chuyển sang nghề tốc ký. Tôi lấy làm ngạc nhiên bởi cô em không dễ an phận này lại lấy chồng nhanh đến thế.
Trong tiệc cưới An An, tôi quay sang Hồ Khả ngày càng ương ngạnh, nói nhỏ: “Hay là chúng mình cũng làm đám cưới luôn?”
Tôi bị nàng giẫm vào chân một cái đau điếng. Nàng càng ngày càng khó tính, tôi đành rút lui.
Người thay đổi nhiều nhất là Mai Mai. Đầu tiên là thay đổi ngoại hình. Hãy tưởng tượng Mai Mai đột nhiên đến hiệu làm đầu thay đổi kiểu tóc, cũng để mái bờm, giống hệt An An. Còn tôi thì đang cố tập làm chú rể.
Sự chuyển biến thứ hai của Mai Mai là bắt đầu chấp nhận Hồ Khả. Nó mỉm cười với Hồ Khả, vẫn là nụ cười “nhãn hiệu” Mai Mai: dịu dàng, êm đềm như mặt nước mùa thu khiến Hồ Khả không thể không thốt lên: “Trời ơi, em đừng cười nụ cười thục nữ như vậy làm chị cũng thấy nao long!”
Mai Mai lại càng hay cười.
Hồ Khả nói: “Mai Mai không giống người phàm trần, sau này tìm chồng cho cô ấy cả nhà chúng ta phải “kiểm duyệt” thật kỹ mới được.” Lúc đó A Thụ cũng ở đấy, chẳng hiểu sao vô duyên vô cớ lại đỏ mặt. Chúng tôi phạt rượu hắn vì tội đỏ mặt không lý do.
Quyết định này được tôi và An An ủng hộ. Tuy nhiên, đến bây giờ Mai Mai vẫn chưa có bạn trai, mẹ thường ôm nó vào lòng vỗ về: “Chỉ có Mai Mai là tâm lý nhất, biết mẹ cô đơn, muốn sống với mẹ thêm vài năm nữa, đâu có giống hai anh em mày, đứa nào cũng vừa lớn lên là đã tấp tểnh lấy vợ lấy chồng.” Lời phàn nàn của mẹ không bao giờ hết, tuy nhiên, trong đó có cả sự mãn nguyện và hạnh phúc.
Hôm cưới An An, khách rất đông, rất nhiều tặng phẩm, trong đó có cả quà tặng của chị gái Mai Mai.
Mai Mai cười, thận trọng lấy ra một bao diêm cũ đựng trong cái hộp màu đỏ. Mọi người đều phấn khởi, háo hức, tưởng trong đó là vật báu gì, chạy ùa lại xem, ai ngờ chỉ có một con ve sầu ướp khô.
Thực vô vị!
Nhìn thấy cái hộp và con ve sầu, An An ôm chầm lấy chị, bật khóc.
Nguyên nhân thế nào tôi không được rõ, chỉ đoán đó là bí mật riêng của họ, bí mật thuộc về hai chị em song sinh không ai biết.
..:: HẾT ::..
Duy chỉ có gã cao thủ “nói mê giữa ban ngày” phản đối, gã bảo máy vi tính vừa bán, việc gì phải lên mạng. Vừa nói ra đã bị phản đối nhao nhao: “Ai chẳng chán lên mạng, chẳng qua là để nhớ!”
Nhớ cái gì? Chẳng ai hỏi, nhưng ai cũng biết, tốt nghiệp rồi, ra trường, sẽ không còn những buổi chat thâu đêm, chơi điện tử thâu đêm nữa.
Theo quy định của quán, chơi thâu đêm là từ mười một giờ đêm hôm trước tới tám giờ sáng hôm sau.
Giới sinh viên gọi những gã chưa từng bị thi lại là “ấm đầu”, những gã chưa chơi điện tử thâu đêm bao giờ là “người ngoài hành tinh.”
Nhớ lại hồi mới vào năm thứ nhất, trái tim đầy nhiệt huyết, ngày ngày lên lớp, học ngủ đúng giờ, vào nhà ăn đúng giờ. Lúc đó, những kế hoạch vạch ra sao mà hoàn mỹ: nào là trung với Đảng, hiếu với dân, chuyên cần học tập, làm thạc sỹ, làm tiến sỹ. Đến năm thứ tư, những người tìm được việc làm tuyệt nhiên không muốn học nghiên cứu sinh.
Sinh viên vừa tốt nghiệp, gặp nhau thường hỏi: “Thi nghiên cứu sinh chưa?”, chứ không hỏi: “Tìm được việc chưa?”
Sinh viên năm thứ nhất là dòng suối chưa bị ô nhiễm, trong sạch, tinh khiết, an phận thủ thường, chưa biết gì về tương lai. Đến năm thứ hai, nước bắt đầu chuyển màu, từng quãng, từng quãng một. Thỉnh thoảng bỏ học, trốn học đã tưởng như là phạm tội tày đình, còn cố tìm lý do bao biện, bị thầy phát hiện thì tim đập chân run, cuối cùng thành tâm viết kiểm điểm, buổi tối còn đến xin thầy đừng ghi vào sổ đầu bài.
Năm thứ ba là dòng chảy hợp lưu, chảy chậm chạp, nhiều màu sắc. Ngủ đến chán mắt, không cần phải tuân thủ nội quy, bởi vì nội quy đã có lớp sinh viên mới tuân thủ, chi phí sinh hoạt đã có gia đình chu cấp, cuộc sống như Thiên đường, đánh bài, ngủ, lên mạng chat , hạn chế duy nhất là nhàn rỗi đến vô vị.
Đến năm thứ tư, sóng coi như đã ra đến biển. Khi đó mới nhận ra đang chơi vơi giữa biển cả mênh mông, một thế giới muôn hình vạn trạng đang chờ đợi, và phải một mình đối diện với nó, cạnh tranh ác liệt… Muốn khóc không được chính là bởi lẽ đó. Lúc ấy mới bắt đầu tiếc nuối khi còn là con suối nhỏ, sao không giữ cho nó trong sáng, sạch sẽ đến cùng. Cuối cùng, cái còn lại chỉ là hoài niệm, tiếc nuối. Năm học thứ tư, chúng tôi đã bắt đầu tiếc nuối - tiếc nuối những năm tháng sinh viên đẹp đẽ, tình bạn chân thành.
Theo kế hoạch, chúng tôi sẽ tụ tập trong phòng tán gẫu đến mười một giờ, sau đó sẽ ra quán Internet. Mấy tay phòng khác cũng hưởng ứng. Đột nhiên có gã nào đó hô lên: “Tại sao ta không chơi bài?”, vậy là những cuốn vở dày được kê xuống để ngồi, cuộc “đấu địa chủ” bắt đầu.
Thực ra, thâm tâm ai cũng nghĩ đến một câu hỏi: “Ngày này năm sau sẽ thế nào?”
Đang chơi dở cuộc, một gã đưa ra câu đố tự sáng tác: “Con gì vừa sợ lạnh vừa sợ nóng vừa sợ bỏng vừa sợ muỗi cắn vừa sợ mặt trời!”
Quái vật nào thế? Chưa ai đoán ra. Là “con gái”. Gã đưa ra đáp án.
Mới đầu chưa hiểu, ai nấy đều ngây ra, rồi sau vỗ đùi đen đét khen hay.
Tôi lập tức nghĩ đến Hồ Khả, thấy đúng quá, thật là chí lý!
Tự dưng cả phòng lắng xuống trong chốc lát; câu đố vốn để khuấy động không khí, ai ngờ lại khiến mọi người đăm chiêu. Những gã ngồi đây, ai chẳng có bạn gái? Nhưng liệu có ai vui vẻ dắt tay bạn gái ra khỏi trường cùng nhau đi tiếp? Càng nghĩ càng thấy buồn.
Mãi mới đến mười một giờ, tất cả hò nhau ra quán.
Lên mạng ở ngoài quán quả nhiên khắc hẳn. Trong mịt mù khói thuốc, cảm giác quên đi bản thân mới rõ rệt, khác hẳn khi chỉ có một mình trong phòng. Khi buồn ngủ có thể gục xuống bàn tranh thủ chợp mắt. Ngủ trong giờ học và trong quán Internet là tuyệt vời nhất, vừa gục xuống là như lạc vào tiên cảnh.
Nhiều lần chơi điện tử, chat thâu đêm.
Cư dân mạng rất khoái món mỳ ăn liền mà quán bao giờ cũng có sẵn; khi đánh thức chủ quán gọi mỳ ăn liền, cảm thấy thật thú vị. Đa phần đã vào khoảng ba, bốn giờ sáng, chủ quán đang yên giấc, bất thần giật nảy mình bởi tiếng gọi: “Ông chủ, mỳ tôm!”
“Hả, cần bao nhiêu?”
“Hai thùng!”
Lại ồn ào một chặp.
Sau đó là ngủ đã đời, vừa đặt mình là ngủ như chết.
Hôm nay là lần duy nhất không ngủ sau một đêm chơi, chat. Bởi vì, tôi đã thu xếp tất cả hành lý, chuẩn bị về nhà. Đêm qua là buổi tối cuối cùng ở trường, mọi người tụ tập trong quán Internet, vừa vui vừa buồn.
“Hôm qua, lúc nộp lại thẻ sinh viên, thẻ thư viện, tự dưng thấy lưu luyến, giống như chia tay với người yêu”, gã Hà Tặc phổi bò cũng nói một câu đầy tâm trạng như vậy, tôi càng thảng thốt, nhưng không để lộ cảm xúc, chỉ yên lặng gật đầu đồng tình.
Sau bốn năm học, sách tham khảo, giáo trình cũ có thể bán hai đồng tư một cân; ngắm đống sách lúc mua phải bỏ cả vạn đồng bây giờ chỉ bán được mấy đồng, chúng tôi không khỏi bất mãn với nhà trường.
Tôi nhìn lần cuối mấy gã thức suốt đêm qua giờ không chịu nổi, nằm lăn lóc trên những cái giường không chiếu, quả quyết bước ra.
Tôi khoác cái ba lô to đùng mang từ nhà, đi trên con đường mà bốn năm trước tôi háo hức đi đến, cảm xúc thật khó tả.
Tôi đã hứa với Mai Mai sẽ về nhà sớm. Bốn năm trước, tờ giấy báo trúng tuyển của trường Đại học Trùng Khánh đưa tôi đến đây. Bốn năm qua, nó lặng lẽ lấy đi tuổi trẻ của tôi, bây giờ đá tôi ra. Chỉ có cây dành dành ven cái hồ nhân tạo trong vườn trường bên mé trái cổng ra vào dường như còn lưu luyến chúng tôi, lặng lẽ nở hoa, toả hương thơm ngát.
Lại sắp đến mùa dành dành đơm hoa, coi như tôi đã hiểu vì sao hoa dành dành lại khiến cho đám sinh viên sắp ra trường có cảm giác buồn thảm da diết như vậy; hoa dành dành có mùi hương đặc biệt – mùi của chia ly.
Tôi ra tới cổng trường, ngoái đầu nhìn lại sân trường lần cuối, thầm nghĩ không biết tôi đã để lại đây những gì? Tuổi trẻ? Lý tưởng? Sự hồn nhiên? Những ước mơ hay mối tình day dứt?
Không phải tôi đa cảm. Đó là cảm giác hụt hẫng thực sự, các bạn nhất định sẽ hiểu.
Ai chẳng lưu luyến lúc chia tay, nhất là chia tay với một phần tuổi trẻ của mình, từ giã một đoạn đời đáng nhớ?
Cuối cùng cũng ra khỏi cổng trường, tôi đã tự do. Tự do đến quá bất ngờ, quá mạnh mẽ. Tôi ưỡn ngực bước theo thói quen, vấp phải cái bệ ở ngay cổng trường.
Trong khi loạng choạng lao về phía trước, đầu tôi va phải vật gì mềm mềm. Đêm qua không ngủ, giờ đầu lại bị va choáng váng, tôi không ngửi thấy một mùi hương dành dành – mùi hương ám ảnh, không thể lẫn lộn, không thể mờ phai.
“Tại sao anh cứ quen ngửa đầu mà đi vậy?” Giọng quen thuộc vang lên khiến tôi mừng rơn. Tôi kinh ngạc, tỉnh ra chút ít, mở mắt, đúng là Hồ Khả.
Hồ Khả đang ngồi xổm trước quầy hoa ở cổng trường, kết quả bị một gã là tôi hậu đậu lao vào. Cô gái mắt mở to, tay cầm bó hoa dành dành; khi cô ấy tức giận có một vẻ đáng yêu đặc biệt luôn làm tôi bối rối.
“Em… Hồ Khả xem hoa ư?” Tôi ngơ ngác.
“Mua hoa!”
“Vậy ư? Anh đã ra trường.” Tôi bỗng không biết nói gì.
Hồ Khả mặc dù kém tôi mấy tháng tuổi, nhưng về một mặt nào đó, nàng tỏ ra chin chắn hơn tôi. Ví dụ, đối với vấn đề tốt nghiệp. Trước đây, nàng từng nói ra trường là sự khởi đầu mới, rất đáng mong đợi, nên lúc thấy buồn vì phải tốt nghiệp, tôi đã tìm nàng để sẻ chia. Xem ra đã thành quán tính, thấy nàng tôi lập tức kể khổ.
“À, em biết!” Hồ Khả mỉm cười như trước để an ủi tôi, khiến tôi thấy vững dạ. Nhưng lại thấy đắng buốt bởi giờ đây nàng không thuộc về tôi nữa, tôi không còn ai an ủi ngoài bà mẹ nói nhiều.
“Anh tốt nghiệp rồi, không biết sau này có còn gặp lại nhau, em có thể đi cùng anh một đoạn không?” Tôi nói, lời thỉnh cầu đó hoàn toàn chân thật, xuất phát từ đáy lòng, chỉ lo bị từ chối.
“Được thôi!” Hồ Khả ôm bó hoa cười, hoa đẹp nhưng nàng còn đẹp hơn. Gió làm rối tung mái tóc dài buông xoã của nàng. Tôi biết Hồ Khả là cơn gió mát giữa mùa hè.
Lúc đầu, cả hai chúng tôi đều im lặng. Trước đây, tôi và nàng đã bao lần đi bên nhau như thế này, vậy mà giờ đây nàng sắp kết hôn, nàng sắp thuộc về người đàn ông khác. Ý nghĩ đó làm tôi nghẹt thở.
“Bạn trai đối xử với em có tốt không?” Tôi hỏi như vậy để chứng tỏ tôi không còn nhớ tới nàng, chứng tỏ tôi là người đàn ông cao thượng.
“Bạn trai? Ý anh nói Lý Kiến Hoa?” Hồ Khả nhướn mắt hỏi.
“Không đúng sao?” Lẽ nào cô ấy đã thay người khác? Tôi thoáng nghĩ, bỗng thấy căng thẳng, nhưng thái độ bất cần của Hồ Khả không hiểu sao làm tôi bực mình.
“Em chỉ… với anh ấy một tuần, chia tay rồi!” Hồ Khả trả lời bằng một giọng dửng dưng.
“Hả..?” Mặc dù đã cố kìm chế để chứng tỏ tôi không quan tâm đến chuyện yêu đuơng của nàng, nhưng cái tiếng “hả” báo hại đó vẫn bật ra một cách bất cẩn, nó đã tố giác tôi, rằng tôi đang sung sướng vì nàng đã rời bỏ người đó.
“Vì sao?” Tôi cố trấn tĩnh.
“Tính không hợp. Anh ấy quá gia trưởng.”
“Vậy cha em không phản đối sao?” Một lần nữa tôi lại hối hận vì sự hấp tấp của mình.
“Phản đối. Nhưng em tuyệt thực làm ông phát hoảng.” Đúng, trước đây nàng cũng hay dùng chiêu đó để doạ tôi. Cố kìm chế xúc động, tôi nói chậm rãi, nghiêm trang như một người anh lớn tuổi: “Sau này nhất định sẽ tìm được người phù hợp!”, rồi nhìn trân trân vào mắt nàng, xem phản ứng của nàng.
Thất vọng! Nàng không tỏ thái độ gì.
“À, còn anh, em gái hình như rất thích anh?” Hồ Khả nhếch mép, lộ vẻ châm biếm.
Tôi biết Hồ Khả ám chỉ Mai Mai.
“Anh đã nói với nó, nó mãi mãi là em gái anh.”
“Như vậy liệu có làm tổn thương cô ấy?”
“Anh cũng chẳng biết làm thế nào, không thể khác được, nó là đứa thông minh, nhất định sẽ hiểu ra.”
Tôi nói, mắt lơ đãng nhìn ra xa, mặt trời vừa mới ló nhưng cái nóng đã bắt đầu râm ran khó chịu.
Không biết Hồ Khả nghĩ gì, tôi chỉ muốn lại được nắm tay nàng như xưa.
“Này”, Hồ Khả cất tiếng.
“Này”, đúng lúc tôi cũng mở miệng.
“Em nói đi!” Tôi nhường nàng, một dự cảm lạ lùng khiến mặt tôi bỗng nóng bừng.
“Anh nói đi!” Hồ Khả cũng đỏ mặt, đỏ lựng, đẹp như mặt trời mới mọc.
“Em nóng không?” Tôi hỏi.
Nàng gật đầu.
“Vậy…chúng ta đi xe buýt có điều hoà nhé!” Tôi nói, vẻ thận trọng.
Hồi lâu sau, cuối cùng nàng gật đầu, bó hoa dành dành trong tay khẽ lay động, tôi bỗng khao khát nắm bàn tay đang run lên của nàng. Bây giờ giữa chúng tôi là ngạt ngào hương dành dành. Chúng tôi được bao bọc trong mùi hương dành dành tinh khiết, ám ảnh. Mùi hương thanh tao ùa vào, gột rửa tâm hồn u uẩn của tôi, trả lại vẻ tinh khôi tươi rói cho trái tim mệt mỏi của tôi. Tôi bỗng nhận ra bốn năm nay, bao mùa dành dành ra hoa, chứng kiến bao cuộc chia ly, bao nhiêu người đã nhìn thấy nhưng có mấy ai để ý, dành dành giản dị vẫn nở hoa, âm thầm toả hương, bất chấp sự vô tình của người đời. Chưa bao giờ tôi thấy hoa dành dành đẹp đến vậy, có lẽ nó chỉ đẹp với những kẻ hữu tình. Tôi lại nhìn người thiếu nữ đi bên tôi, nàng đã hiến dâng tấm thân trinh bạch cho tôi, đau khổ vì tôi, trong khi tôi dửng dưng trước nỗi khổ của nàng. Không hiểu sao tôi lại nghĩ đến Mai Mai, trong trắng như đoá dành dành hé nở. Lẽ ra em là một thiên thần. Một sự bất cẩn của tạo hoá xô đẩy em mang trong tim một tình yêu dữ dội, tình yêu lạc loài khiến tâm hồn em đầy thương tích, phải giã từ nó, ai biết em đau đớn thế nào!
“Alô?”
“Alô! An An hả? Nhắn mẹ trưa nay anh không ăn cơm nhà!”
“Sao? Anh à, vì sao? Em đã hẹn đưa Liêu Văn Đạo về nhà, anh nhất định phải về ăn cơm!”
“Thôi, em nói với mẹ giúp anh! Anh phải đi với chị Hồ Khả.” Hồ Khả véo tay tôi đau điếng. “Anh phải ăn cơm với chị Hồ Khả của em…”
“Ai, chị Hồ Khả? Anh với chị ấy làm lành rồi ư…? Vậy bao giờ anh về?”
“Không biết, có thể đến tối anh sẽ đưa chị ấy về.”
…
“Về nhà anh ư?” Hồ Khả do dự, tôi biết nàng sợ điều gì.
“Tất nhiên! Sao?”
“Nhưng… em gái anh… Cô ấy hoàn toàn không để ý nữa chứ?”
Tôi nhìn ông mặt trời chói chang; mặc dù đã nói chuyện với Mai Mai, nhưng có thể sẽ chưa đơn giản ngay như vậy.
“Không sao, dù gì cũng không thể né tránh mãi, Mai Mai sẽ phải quen!” Tôi quả quyết.
Hồ Khả không nói gì, nàng lặng yên đi theo tôi.
Những cánh hoa dành dành trắng muốt đang hé môi cười.
Đoạn kết
Chuyện của ba anh em chúng tôi đại khái là như vậy. Về sau, đương nhiên cũng còn xảy ra những chuyện thú vị hoặc đau buồn khác, nhưng đó là chuyện sau này.
Tôi quyết định ở lại thành phố Trùng Khánh, làm việc là vì Hồ Khả. Tôi không đi, đương nhiên Mai Mai, An An cũng không đi. Vậy là mẹ đành chuyển đến sống với chúng tôi.
Xin tiết lộ một chuyện, em gái An An lấy chồng! Đám cưới rất vui! Năm hai mươi hai tuổi, nó kết hôn với chàng trai vốn là nhạc công đã chuyển sang nghề tốc ký. Tôi lấy làm ngạc nhiên bởi cô em không dễ an phận này lại lấy chồng nhanh đến thế.
Trong tiệc cưới An An, tôi quay sang Hồ Khả ngày càng ương ngạnh, nói nhỏ: “Hay là chúng mình cũng làm đám cưới luôn?”
Tôi bị nàng giẫm vào chân một cái đau điếng. Nàng càng ngày càng khó tính, tôi đành rút lui.
Người thay đổi nhiều nhất là Mai Mai. Đầu tiên là thay đổi ngoại hình. Hãy tưởng tượng Mai Mai đột nhiên đến hiệu làm đầu thay đổi kiểu tóc, cũng để mái bờm, giống hệt An An. Còn tôi thì đang cố tập làm chú rể.
Sự chuyển biến thứ hai của Mai Mai là bắt đầu chấp nhận Hồ Khả. Nó mỉm cười với Hồ Khả, vẫn là nụ cười “nhãn hiệu” Mai Mai: dịu dàng, êm đềm như mặt nước mùa thu khiến Hồ Khả không thể không thốt lên: “Trời ơi, em đừng cười nụ cười thục nữ như vậy làm chị cũng thấy nao long!”
Mai Mai lại càng hay cười.
Hồ Khả nói: “Mai Mai không giống người phàm trần, sau này tìm chồng cho cô ấy cả nhà chúng ta phải “kiểm duyệt” thật kỹ mới được.” Lúc đó A Thụ cũng ở đấy, chẳng hiểu sao vô duyên vô cớ lại đỏ mặt. Chúng tôi phạt rượu hắn vì tội đỏ mặt không lý do.
Quyết định này được tôi và An An ủng hộ. Tuy nhiên, đến bây giờ Mai Mai vẫn chưa có bạn trai, mẹ thường ôm nó vào lòng vỗ về: “Chỉ có Mai Mai là tâm lý nhất, biết mẹ cô đơn, muốn sống với mẹ thêm vài năm nữa, đâu có giống hai anh em mày, đứa nào cũng vừa lớn lên là đã tấp tểnh lấy vợ lấy chồng.” Lời phàn nàn của mẹ không bao giờ hết, tuy nhiên, trong đó có cả sự mãn nguyện và hạnh phúc.
Hôm cưới An An, khách rất đông, rất nhiều tặng phẩm, trong đó có cả quà tặng của chị gái Mai Mai.
Mai Mai cười, thận trọng lấy ra một bao diêm cũ đựng trong cái hộp màu đỏ. Mọi người đều phấn khởi, háo hức, tưởng trong đó là vật báu gì, chạy ùa lại xem, ai ngờ chỉ có một con ve sầu ướp khô.
Thực vô vị!
Nhìn thấy cái hộp và con ve sầu, An An ôm chầm lấy chị, bật khóc.
Nguyên nhân thế nào tôi không được rõ, chỉ đoán đó là bí mật riêng của họ, bí mật thuộc về hai chị em song sinh không ai biết.
..:: HẾT ::..
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.