Chương 4
Stephanie Perkins
07/10/2017
Hàng từ H đến P di chuyển một cách chậm chạp. Đứa phía trước tôi đang đấu khẩu với cô hướng dẫn. Tôi liếc qua hàng từ A đến G thì thấy Meredith (Chevalier) và Rashmi (Devi) đã nhận được thời khóa biểu và đang đối chiếu với nhau.
“Nhưng em đâu có đăng ký môn Sân khấu, em chọn môn Khoa học máy tính mà!”
Cô hướng dẫn viên béo ú vẫn kiên nhẫn. “Tôi biết, nhưng Khoa học máy tính không khớp với thời khóa biểu của em, môn thay thế thì được. Em có thể học Khoa học máy tính vào kỳ tới…”
“Môn thay thế của em là Lập trình máy tính.”
Đợi đã. Sự chú ý của tôi quay lại. Họ có thể làm như vậy sao? Nhét chúng tôi vào một lớp học chúng tôi không đăng ký? Tôi sẽ chết – CHẾT mất – nếu phải học lại môn thể dục.
“Thực ra, David à,” cô hướng dẫn sột soạt lật giấy tờ, “em đã không điền vào mẫu đơn thay thế nên chúng tôi phải chọn lớp giúp em. Nhưng tôi nghĩ em sẽ thấy…”
David giận dữ giật lấy thời khóa biểu trong tay cô rồi đùng đùng bỏ đi. Chà chà. Cũng không phải lỗi của cô. Tôi bước lên và dịu dàng xưng tên như để bù đắp cho đứa thô lỗ vừa đi khỏi. Cô nhoẻn miệng cười để lộ lúm đồng tiền. “Tôi nhớ em rồi, cô gái. Ngày đầu tốt lành.” Rồi cô đưa tôi nửa tờ giấy màu vàng.
Tôi nín thở trong lúc kiểm tra nó. Phù. Không có bất ngờ. Ngữ văn nâng cao, Toán, Tiếng Pháp vỡ lòng, Vật lý, Lịch sử châu Âu và một môn có cái tên đáng ngờ “La Vie”.
Khi tôi đăng ký môn, cô hướng dẫn đã mô tả “La Vie” là một lớp chỉ-dành-cho-học-sinh-năm-cuối, tương tự môn nghiên cứu nhưng thỉnh thoảng sẽ có khách mời đến giảng giải về việc cân bằng sổ sách, thuê nhà và nướng bánh quy. Đại loại thế. Tôi nhẹ người vì mẹ sẽ cho tôi chọn môn học đó. Ngôi trường này cũng có vài thứ dễ chịu, chẳng hạn học sinh năm cuối không bắt buộc phải đăng ký các môn Toán, Khoa học và Lịch sử. Xui xẻo thay, mẹ là một người theo chủ nghĩa thuần túy nên không chịu cho tôi tốt nghiệp trong tình trạng bỏ xó một năm ba môn kia. “Con sẽ không bao giờ vào được trường đại học tử tế nếu con chọn môn Nghệ thuật làm gốm,” bà cảnh báo và cau có trước hướng lựa chọn của tôi.
Cảm ơn mẹ đã gửi con đến một nền văn hóa vang danh về nghệ thuật và bắt con chịu đựng thêm một lớp Toán nữa. Tôi thong thả đến gần Meredith và Rashmi. Dù cảm thấy mình như người thừa, tôi vẫn cầu được học chung với tụi nó vài môn. Tôi đã gặp may. “Ba môn với mình và bốn với Rash nhé!” Meredith tươi cười trả lại tôi thời khóa biểu. Những chiếc nhẫn nhựa bảy sắc cầu vồng của cô bạn cọ xát vào nhau.
Rash[1]. Một cái tên thân mật nghe sao mà bất hạnh. Meredith và Rashmi tán gẫu về những người tôi không biết và tâm trí tôi lang thang đến phía bên kia sân, nơi St. Clair đang đứng đợi với Josh ở hàng Q đến Z. Tôi tự hỏi mình có học chung lớp nào với cậu ta không.
[1] Chứng phát ban.
Ý tôi là với bọn họ. Chung lớp với bọn họ.
Trời đã hết mưa, Josh đá bắn một vũng nước về phía St. Clair, cậu ta bật cười và nói gì đó làm bọn họ cười táo tợn hơn.
Bất chợt tôi nhận ra St. Clair thấp hơn Josh. Thấp hơn nhiều. Kỳ quặc ở chỗ tôi đã không nhận ra sớm hơn, có lẽ bởi vì cậu ta không cư xử như một anh chàng thiếu thước tấc. Hầu hết những kẻ đó đều bẽn lẽn hay dễ kích động, hoặc kết hợp cả hai tính ấy, nhưng St. Clair tự tin, thân thiện và…
“Giời ơi, nhìn gì mà chăm chú vậy?”
“Sao cơ?” Tôi quay đầu lại, nhưng Rashmi không hỏi tôi. Rash đang lắc đầu với Meredith vì trông cô bạn cũng lúng túng như tôi.
“Cậu đang khoan lỗ trên đầu St. Clair đấy. Không quyến rũ lắm đâu.”
“Im mồm.” Rồi Meredith cười với tôi và nhún vai.
Ồ. Thế là xong. Kiểu này thì tôi không còn lý do nào để tơ tưởng lung tung nữa. Chàng Trai Kỳ Diệu đã chính thức nằm ngoài tầm với. “Đừng nói gì với cậu ấy nhé,” Meredith nói. “Làm ơn đi mà.”
“Dĩ nhiên,” tôi nói.
“Vì tụi này rõ ràng chỉ là bạn bè.”
“Rõ thế rồi.”
Chúng tôi đi loanh quanh chờ cô hiệu trưởng đến đọc bài diễn văn chào mừng. Cô hiệu trưởng duyên dáng và có phong thái như một vũ công ba lê. Cổ cao, mái tóc như Bạch Tuyết vấn lại gọn gàng làm cô trông khác biệt hơn là già nua. Ấn tượng tổng quan là cô có phong cách Paris, dù qua thư mời nhập học tôi được biết cô đến từ Chicago. Ánh mắt cô quét qua chúng tôi, một trăm học sinh được tuyển chọn cẩn thận. “Chào mừng các em đến với một năm học phấn khích tại trường Mỹ ở Paris. Tôi cảm thấy hài lòng vì thấy nhiều gương mặt thân quen và tôi còn vui mừng hơn khi nhìn thấy những diện mạo mới.”
Hình như đến nước Pháp cũng không thể cải thiện diễn văn học đường.
“Với những em đã vào học năm ngoái, tôi mời gọi các em nhiệt liệt chào đón những người bạn mới ở lớp dưới cũng như lớp trên.”
Mấy tiếng vỗ tay lịch sự lác đác vang lên. Tôi liếc mắt và giật bắn khi thấy St. Clair đang nhìn mình. Cậu ta đang vỗ tay về hướng tôi. Đỏ bừng mặt, tôi vội quay đi.
Cô hiệu trưởng tiếp tục nói. Tập trung vào, Anna. Tập trung. Tôi cảm thấy ánh nhìn chăm chú của cậu ta như thể nó là sức nóng từ mặt trời. Mồ hôi làm da tôi ẩm ướt. Tôi chui dưới một tán cây được tỉa tót hoàn hảo. Tại sao cậu ta nhìn tôi như thế? Cậu ta còn nhìn nữa không? Chắc là còn. Tại sao, tại sao, tại sao? Cái nhìn đó mang ý tốt hay ý xấu, hay là vô thưởng vô phạt? Tôi không dám quay ra nhìn.
Nhưng khi tôi nhìn lại, St. Clair không còn tăm tia tôi nữa. Cậu ta đang gặm móng tay.
Cô hiệu trưởng kết thúc bài đọc và Rashmi phóng đến chỗ bọn con trai. Meredith dẫn tôi vào lớp Ngữ văn. Giáo viên chưa đến nên hai đứa chọn chỗ ngồi cuối lớp. Phòng học nhỏ hơn lớp cũ của tôi, những ô cửa sổ sẫm màu, cao vút và nhiều ánh sáng như cửa chính, còn bàn học, bảng trắng, đồ chuốt bút chì treo tường thì chẳng khác gì. Tôi tập trung vào những món đồ quen thuộc để giảm bớt căng thẳng.
“Cậu sẽ thích Giáo sư Cole,” Meredith nói. “Cô ấy vui tính lắm, mà lúc nào cũng cho bọn mình học những quyển sách tuyệt nhất nữa.”
“Bố mình là nhà văn.” Tôi buột miệng và ngay lập tức cảm thấy hối hận.
“Thật sao? Ai cơ?”
“James Ashley.” Đó là bút danh của bố tôi. Tôi đoán Oliphant không đủ lãng mạn.
“Ai cơ?”
Nỗi ngượng ngùng nhân lên gấp bội. “Mấy quyển Quyết định[2], Lối vào ấy? Chúng đã được dựng thành phim. Quên chúng đi, chúng đều mang những cái tên mập mờ như thế…”
[2] Trong tác phẩm này, tác giả có nhắc tới một số truyện do nhân vật hư cấu James Ashley, bố Anna, xuất bản. Với những cuốn truyện đó, chúng tôi dùng tên được dịch ra tiếng Việt và không chú thích phần tên tiếng Anh. Đối với các tác phẩm có thực, đã xuất bản, chúng tôi dùng tên được dịch ra tiếng Việt và sẽ chú thích tên nguyên gốc để độc giả tiện theo dõi.
Mer nhoài hẳn người về phía trước, kích động. “Không, mẹ mình thích Lối vào!”
Tôi nhăn mũi.
“Chúng không tệ đến thế mà. Mình đã xem Lối vào với mẹ một lần và khóc như mưa khi cô gái chết vì bệnh máu trắng.”
“Ai chết vì bệnh máu trắng?” Rashmi thả ba-lô bên cạnh tôi. St. Clair đứng sau và chọn ghế ngồi đằng trước Meredith.
“Bố Anna đã viết truyện Lối vào đấy,” Meredith nói.
Tôi húng hắng ho. “Mình không tự hào gì đâu.”
“Xin lỗi nhưng Lối vào là truyện gì?” Rashmi hỏi.
“Nó kể về một cậu bé giúp đỡ đẻ một bé gái trong thang máy, sau đó cậu bé trưởng thành và phải lòng bé gái đó,” Meredith tóm tắt trong lúc St. Clair ngả lưng ra ghế và tóm lấy thời khóa biểu của nó. “Nhưng sau ngày họ đính hôn, cô gái bị chẩn đoán mắc bệnh máu trắng.”
“Bố cô ta đưa con gái mình đến bệ thờ trên một chiếc xe lăn,” tôi nói tiếp. “Và cô ta qua đời vào tuần trăng mật.”
“Ặc,” Rashmi và St. Clair cùng kêu lên.
Đủ xấu hổ rồi. “Josh đâu?” Tôi hỏi.
“Josh học lớp mười một,” Rashmi nói cứ như đáng lẽ tôi phải biết điều đó rồi. “Bọn này chia tay anh ấy ở lớp Toán cơ sở.”
“Ồ.” Đoạn đối thoại của chúng tôi đã đi đến hồi kết. Đáng yêu làm sao.
“Mer à, chung ba lớp. Đưa bọn này thời khóa biểu của cậu nào.” St. Clair lại ngả lưng ra ghế và chôm nửa mặt giấy của tôi. “Ôôô, tiếng Pháp vỡ lòng.”
“Mình đã bảo cậu rồi mà.”
“Cũng không tệ lắm.” Cậu ta đưa lại thời khóa biểu và mỉm cười. “Cậu sẽ đọc được thực đơn bữa sáng mà không cần có mình trước khi cậu kịp nhận ra.”
Hừm, có lẽ tôi không còn muốn học tiếng Pháp nữa.
Ai da! Sao con trai cứ biến con gái thành một lũ ngốc vậy nhỉ!
“Chào cả lớp.” Một phụ nữ mặc váy màu lam bước vào và đặt ly cà phê lên bàn. Cô còn trẻ và có mái tóc vàng óng nhất tôi từng thấy ở một giáo viên. “Với…” Hai mắt cô lượn quanh phòng học rồi dừng lại chỗ tôi.
Gì thế? Tôi đã làm gì sai sao?
“Với người duy nhất không biết tôi, tôi là Giáo sư Cole.” Cô nhún gối một cách khoa trương làm cả lớp phì cười. Lũ bạn quay lại nhìn tôi chăm chú.
“Xin chào ạ,” tôi lí nhí nói.
Sự nghi ngờ đã được xác nhận. Trong số hai mươi lăm học sinh – toàn bộ lớp mười hai ở đây – tôi là học sinh mới duy nhất. Điều đó đồng nghĩa bạn học của tôi có lợi thế hơn tôi vì họ đều quen biết các giáo viên. Ngôi trường này nhỏ đến nỗi mỗi môn học đều được cùng một giáo sư giảng dạy ở cả bốn khối lớp.
Tôi tự hỏi ai đã từng ngồi ở chỗ của mình trước đây. Có lẽ một cô bạn nào đó ngon lành hơn tôi. Một cô nàng có những lọn tóc dài, hình xăm điệu đà và có nhiều mối quan hệ trong ngành công nghiệp âm nhạc.
“Hình như bộ phận tạp vụ một lần nữa lại phớt lờ mong muốn của tôi,” cô Cole nói. “Mọi người đứng lên. Các em biết thủ tục rồi đấy.”
Có mỗi mình tôi không biết, nhưng tôi vẫn đẩy bàn của mình khi mọi người đẩy bàn của họ. Chúng tôi xếp bàn thành một vòng tròn lớn. Cảm giác kỳ quặc xuất hiện khi tôi cùng lúc nhìn thấy tất cả bạn học. Nhân cơ hội này tôi bèn lướt mắt một vòng. Tôi không nghĩ mình nổi bật, nhưng quần bò, giày và ba lô của họ đều đắt tiền hơn của tôi. Họ trông sạch đẹp hơn, sáng láng hơn.
Chẳng có gì bất ngờ. Mẹ tôi là giáo viên Sinh học ở trường trung học nên chúng tôi không thể rủng rỉnh tiền bạc. Bố tôi trả tiền thuê nhà và các hóa đơn, nhưng thế cũng chưa đủ và mẹ thì quá kiêu hãnh để đòi hỏi thêm. Mẹ tôi nói dù sao bố cũng sẽ từ chối yêu cầu của mẹ và đi mua một cái máy tập thể dục.
Chuyện đó có thể là thật đấy.
* * *
Phần còn lại của buổi sáng trôi qua khá mờ nhạt. Tôi thích Giáo sư Cole, còn thầy dạy Toán – Giáo sư Babineaux thì cũng được. Thầy là người bản xứ, hay nhướng mày và phun nước bọt khi giảng bài. Công bằng mà nói tôi không nghĩ phun nước bọt là đặc điểm của tiếng Pháp. Có lẽ thầy bị nói ngọng. Nhưng cũng khó đoán được với ngữ âm đó.
Sau đó, tôi bắt đầu giờ học tiếng Pháp. Giáo sư Gillet hóa ra cũng là người bản xứ. Vấn đề hình thức. Họ luôn cho người bản xứ vào những lớp ngoại ngữ. Giáo viên tiếng Tây Ban Nha của tôi luôn đảo mắt và ré lên, “Aye, dios mio!”[3] mỗi khi tôi giơ tay phát biểu. Họ tỏ ra chán nản khi tôi không thể nắm được một định nghĩa vốn rất dễ với họ.
[3] (Tiếng Tây Ban Nha): Ôi Chúa ơi!
Tôi đã ngừng giơ tay phát biểu.
Đúng như dự đoán, lớp tiếng Pháp tấp nập học sinh năm đầu. Và tôi. Ồ, còn một đứa năm hai nữa, đứa hằn học vì thời khóa biểu lúc sáng. Cậu ta nhiệt tình tự giới thiệu mình là Dave, rõ ràng cũng nhẹ nhõm như tôi vì không còn là học sinh lớp trên duy nhất.
Xét cho cùng, biết đâu Dave là đứa chơi được.
* * *
Đến trưa, tôi đi theo đám đông hỗn loạn để đến nhà ăn. Tôi tránh hàng chính và đi thẳng đến quầy trái cây cùng bánh mì tự chọn dù món mì ống có vẻ rất tuyệt. Thật yếu đuối. Tôi thà bị bỏ đói còn hơn thử gọi món bằng tiếng Pháp. “Oui, oui!” Tôi nói, chỉ vào những chữ bất kỳ trên bảng phấn.
Rồi bếp trưởng Ria mép sẽ giới thiệu một thứ gì đó khủng khiếp, thế là tôi sẽ phải mua nó vì cảm thấy mắc cỡ. Dĩ nhiên cháu muốn gọi bồ câu quay rồi!
Hừ! Giống y như bà nội.
Meredith và đám bạn đang nhẩn nha ở cái bàn lúc sáng. Tôi hít sâu rồi đến ngồi chung, nhẹ nhõm vì không ai tỏ vẻ ngạc nhiên.
Meredith hỏi St. Clair đã gặp bạn gái chưa. Cậu ta ngả người trên ghế. “Chưa, nhưng tối nay tụi tôi có hẹn.”
“Hè này ông có gặp chị ấy không? Lớp của chị ấy đã bắt đầu chưa? Kỳ này chị ấy học gì?” Meredith liên tục hỏi về Ellie và St. Clair trả lời dè chừng. Josh và Rashmi đang hôn nhau – tôi có thể thấy lưỡi của họ - nên tôi tập trung cho bánh mì và nho của mình. Thấy tôi thánh thiện chưa.
Nho nhỏ hơn loại tôi thường ăn, lớp vỏ cũng hơi sần sùi. Dính đất à? Tôi chấm khăn ăn vào nước và chùi những quả nho tím bé xíu. Khá hơn nhưng vẫn còn cộm. Hừm. St. Clair và Meredith đã ngừng nói. Tôi ngước lên và thấy họ đang soi mình với vẻ rất khoái chí. “Gì thế?”
“Không có gì,” cậu ta nói. “Tiếp tục tắm cho nho của cậu đi.”
“Chúng bị bẩn mà.”
“Cậu đã thử trái nào chưa?” Meredith hỏi.
“Chưa, chúng vẫn còn có dấu bùn đất.” Tôi giơ một trái cho họ thấy. St. Clair lấy nó từ ngón tay tôi và cho vào mồm. Tôi bị thôi miên bởi đôi môi và cổ họng cậu ta khi cậu ta nuốt nó.
Tôi lưỡng lự. Nên chọn đồ sạch hay thiện ý của cậu ta đây?
St. Clair nhặt một trái khác và mỉm cười. “Mở miệng ra nào.”
Tôi liền mở miệng.
Quả nho quẹt vào môi dưới của tôi khi cậu đẩy nó vào. Nó vỡ tung trong miệng tôi và tôi thảng thốt bởi vị của nó đến nỗi suýt phun hết ra. Vị rất nồng, giống kẹo nho hơn là quả thật. Tôi chưa từng, chưa từng nếm một thứ nào như thế. Meredith và St. Clair bật cười. “Đợi đến khi cậu thử rượu nho đã nhé.”
St. Clair xoắn một nĩa mỳ Ý. “Vậy lớp tiếng Pháp của cậu ra sao?”
Chủ đề thay đổi đột ngột khiến tôi giật mình. “Giáo sư Gillet đáng sợ lắm. Cô ấy cau có mãi.” Tôi bẻ một mẩu bánh mì. Vỏ bánh giòn tan, bên trong nhẹ và xốp. Ô, ngon. Tôi nhét một miếng to uỵch vào mồm.
Meredith trông có vẻ suy tư. “Lúc đầu cô ấy có thể đáng sợ, nhưng khi cậu quen rồi sẽ thấy cô thật sự tốt.”
“Mer là học trò ưu tú của cô ấy đấy,” St. Clair nói.
Rashmi tách ra khỏi Josh, cậu ta trông như bị ngộp bởi không khí trong lành. “Mer đang theo học tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha nâng cao,” Rashmi bổ sung.
“Hay cậu làm gia sư kèm mình nhé,” tôi nói với Meredith. “Mình dở mấy môn ngoại ngữ lắm. Lý do duy nhất nơi này cho qua điểm tiếng Tây Ban Nha của mình là vì cô hiệu trưởng đã đọc những cuốn tiểu thuyết dở hơi của bố mình.”
“Sao cậu lại biết?” cô bạn hỏi.
Tôi đảo mắt. “Cô ấy đã đề cập chuyện đó một hai lần trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại với mình.” Cô liên tục hỏi han về quyết định giao vai của phim Ngọn hải đăng. Bố tôi làm gì có quyền quyết định. Mà tôi cũng chẳng quan tâm. Cô đâu có biết được gu phim ảnh tinh tế của tôi.
“Mình muốn học tiếng Ý,” Meredith nói. “Nhưng trường này không dạy môn đó. Mình muốn sang năm học đại học ở Rome. Hoặc là London. Mình cũng có thể học tiếng Ý ở đó.”
“Rome chắc chắn là một nơi lý tưởng để học tiếng Ý đấy nhỉ?” Tôi hỏi.
“Ừ.” Cô bạn liếc trộm St. Clair. “Mình luôn thích London.”
Mer đáng thương. Nó lún sâu quá rồi.
“Cậu muốn làm gì?” Tôi hỏi St. Clair. “Cậu định học ở đâu?”
St. Clair nhún vai, kiểu nhún vai toàn thân đậm chất Pháp. Người hầu bàn trong nhà hàng tối qua cũng đã nhún vai như thế khi tôi hỏi họ có phục vụ pizza không. “Chả biết. Cũng còn tùy, nhưng mình muốn nghiên cứu lịch sử.” Cậu ta nghiêng người như thể sắp chia sẻ một bí mật xấu xa. “Mình luôn muốn là một trong những anh chàng được phỏng vấn trên chuyên đề của BBC hay PBS[4]. Cậu biết đấy, với cặp lông mày điên khùng và hai miếng vá da ở khuỷu tay.”
[4] Tên viết tắt của hai hệ thống truyền thông lớn ở Anh và Mỹ.
Giống tôi luôn! Phần nào giống. “Mình thì muốn xuất hiện trên kênh phim kinh điển và thảo luận về Hitchcock hay Capra[5] với Robert Osborne. Ông ấy dẫn phần lớn các chương trình. Ông ấy cao tuổi rồi nhưng vẫn còn hài hước trẻ trung lắm, lại biết tất tần tật về phim ảnh luôn.”
[5] Alfred Hitchcock và Frank Russell Capra, hai nhà làm phim danh tiếng thế giới.
“Thật hả?” Nghe có vẻ cậu ta thật sự quan tâm.
“Đầu óc St. Clair luôn đặt vào mấy quyển sách lịch sử dày như từ điển ấy,” Meredith xen vào. “Khó lôi được cậu ấy ra khỏi phòng lắm.”
“Vì Ellie luôn ở trong đó mà,” Rashmi nói tỉnh bơ.
“Xem ai nói kìa.” St. Clair chỉ về phía Josh. “Josh là một này. Chưa kể… Henri nữa.”
“Henri!” Meredith nói và cùng St. Clair phá lên cười.
“Một buổi chiều chết tiệt và mấy người không bao giờ để tôi quên nó.” Rashmi liếc Josh, lúc này cậu ta đang băm vằm đĩa mì Ý.
“Henri là ai vậy?” Tôi mấp máy phát âm. En-ree.
“Hướng dẫn viên cho chuyến đi thực tế đến Versailles hồi lớp mười một,” St. Clair nói. “Anh ta ốm như ma đói, nhưng Rashmi đã bỏ rơi tụi này ở phòng Gương và quăng mình vào anh ta…”
“Mình không có!”
Meredith lắc đầu. “Họ mò mẫm nhau suốt cả buổi chiều trước mặt bàn dân thiên hạ.”
“Cả trường phải đợi họ trên xe buýt tận hai tiếng vì Rashmi quên mất giờ về,” St. Clair bồi thêm.
“KHÔNG PHẢI hai tiếng…”
Meredith tiếp tục. “Cuối cùng Giáo sư Hansen đã tìm ra cậu ấy sau một bụi cây nào đó trong vườn với cái cổ đầy dấu răng.”
“Dấu răng!” St. Clair khịt mũi.
Rashmi nổi đóa. “Im đi, Lưỡi Anh.”
“Hả?”
“Lưỡi Anh.” Nó nói. “Bọn này đã gọi ông như thế sau màn trình diễn nín thở của ông và Ellie ở hội chợ đường phố mùa xuân vừa rồi.” St. Clair cố gắng phản bác nhưng còn mải ôm bụng cười ha hả. Meredith và Rashmi thì tiếp tục đốp chát. Bỗng tôi lại… thất thần. Tôi tự hỏi bây giờ Matt có hôn khá hơn vì có người để luyện tập hay không. Có lẽ vì tôi mà cậu ta hôn kém.
Ôi không.
Tôi cũng hôn kém. Hẳn là vậy.
Ngày nào đó tôi sẽ được trao một bức tượng hình đôi môi có khắc dòng chữ HÔN KÉM NHẤT THẾ GIỚI. Matt sẽ phát biểu chỉ vì buồn chán mà cậu ta hẹn hò với tôi, tôi chẳng nóng bỏng tí nào và khiến cậu ta lãng phí thời gian. Còn Cherrie Milliken mê mệt cậu ta, lại vô cùng nóng bỏng. Mọi người đều biết như vậy.
Ôi Chúa ơi. Toph có nghĩ tôi hôn kém không?
Nó chỉ xảy ra một lần. Đêm cuối cùng của tôi ở rạp chiếu phim cũng là đêm cuối cùng trước khi tôi đi Pháp. Buổi tối trôi qua chậm chạp và chỉ có hai đứa ở sảnh chờ. Có lẽ vì đó là ngày cuối cùng, có lẽ vì chúng tôi sẽ không gặp lại nhau trong bốn tháng tới, có lẽ vì nó như một cơ hội sau cùng – bất cứ lý do gì, chúng tôi đã liều lĩnh. Chúng tôi đã dũng cảm. Sự tán tỉnh gia tăng cả đêm và lúc được về nhà, chúng tôi không thể đi. Chúng tôi cứ tiếp tục… nói chuyện.
Và sau cùng cậu ta nói sẽ nhớ tôi lắm.
Và sau cùng cậu ta hôn tôi dưới bảng đèn điện kêu o o.
Và sau đó tôi đi.
“Anna? Cậu ổn chứ?” Ai đó hỏi.
Cả bàn đang chăm chú nhìn tôi.
Đừng khóc. Đừng khóc. Đừng khóc. “Ừm, nhà vệ sinh ở đâu?” Nhà vệ sinh là cái cớ ưa thích của tôi trong bất kỳ tình huống nào. Không ai hỏi thêm một khi bạn đề cập đến nó.
“Ở cuối hành lang ấy.” St. Clair trông lo lắng nhưng không dám hỏi. Có lẽ cậu ta sợ tôi sẽ than thở về độ thấm hút của băng vệ sinh hoặc chuyện đến tháng của các cô nàng.
* * *
Tôi chui vào buồng vệ sinh đến hết giờ ăn trưa. Cảm giác nhớ nhà làm tôi đau đớn. Đầu nhức nhối, dạ dày cồn cào, tôi thấy đời thật là bất công. Tôi chưa bao giờ đòi hỏi được đưa đến đây. Tôi đã có bạn bè, những câu bông đùa và những nụ hôn lén lút. Ước gì bố mẹ đã cho tôi lựa chọn: “Con muốn học năm cuối ở Atlanta hay Paris?”
Ai mà biết được? Tôi cũng có thể chọn Paris lắm chứ.
Nhưng tôi muốn được lựa chọn. Đó là điều mà bố mẹ tôi chưa từng nghĩ qua. Đăng bởi: admin
“Nhưng em đâu có đăng ký môn Sân khấu, em chọn môn Khoa học máy tính mà!”
Cô hướng dẫn viên béo ú vẫn kiên nhẫn. “Tôi biết, nhưng Khoa học máy tính không khớp với thời khóa biểu của em, môn thay thế thì được. Em có thể học Khoa học máy tính vào kỳ tới…”
“Môn thay thế của em là Lập trình máy tính.”
Đợi đã. Sự chú ý của tôi quay lại. Họ có thể làm như vậy sao? Nhét chúng tôi vào một lớp học chúng tôi không đăng ký? Tôi sẽ chết – CHẾT mất – nếu phải học lại môn thể dục.
“Thực ra, David à,” cô hướng dẫn sột soạt lật giấy tờ, “em đã không điền vào mẫu đơn thay thế nên chúng tôi phải chọn lớp giúp em. Nhưng tôi nghĩ em sẽ thấy…”
David giận dữ giật lấy thời khóa biểu trong tay cô rồi đùng đùng bỏ đi. Chà chà. Cũng không phải lỗi của cô. Tôi bước lên và dịu dàng xưng tên như để bù đắp cho đứa thô lỗ vừa đi khỏi. Cô nhoẻn miệng cười để lộ lúm đồng tiền. “Tôi nhớ em rồi, cô gái. Ngày đầu tốt lành.” Rồi cô đưa tôi nửa tờ giấy màu vàng.
Tôi nín thở trong lúc kiểm tra nó. Phù. Không có bất ngờ. Ngữ văn nâng cao, Toán, Tiếng Pháp vỡ lòng, Vật lý, Lịch sử châu Âu và một môn có cái tên đáng ngờ “La Vie”.
Khi tôi đăng ký môn, cô hướng dẫn đã mô tả “La Vie” là một lớp chỉ-dành-cho-học-sinh-năm-cuối, tương tự môn nghiên cứu nhưng thỉnh thoảng sẽ có khách mời đến giảng giải về việc cân bằng sổ sách, thuê nhà và nướng bánh quy. Đại loại thế. Tôi nhẹ người vì mẹ sẽ cho tôi chọn môn học đó. Ngôi trường này cũng có vài thứ dễ chịu, chẳng hạn học sinh năm cuối không bắt buộc phải đăng ký các môn Toán, Khoa học và Lịch sử. Xui xẻo thay, mẹ là một người theo chủ nghĩa thuần túy nên không chịu cho tôi tốt nghiệp trong tình trạng bỏ xó một năm ba môn kia. “Con sẽ không bao giờ vào được trường đại học tử tế nếu con chọn môn Nghệ thuật làm gốm,” bà cảnh báo và cau có trước hướng lựa chọn của tôi.
Cảm ơn mẹ đã gửi con đến một nền văn hóa vang danh về nghệ thuật và bắt con chịu đựng thêm một lớp Toán nữa. Tôi thong thả đến gần Meredith và Rashmi. Dù cảm thấy mình như người thừa, tôi vẫn cầu được học chung với tụi nó vài môn. Tôi đã gặp may. “Ba môn với mình và bốn với Rash nhé!” Meredith tươi cười trả lại tôi thời khóa biểu. Những chiếc nhẫn nhựa bảy sắc cầu vồng của cô bạn cọ xát vào nhau.
Rash[1]. Một cái tên thân mật nghe sao mà bất hạnh. Meredith và Rashmi tán gẫu về những người tôi không biết và tâm trí tôi lang thang đến phía bên kia sân, nơi St. Clair đang đứng đợi với Josh ở hàng Q đến Z. Tôi tự hỏi mình có học chung lớp nào với cậu ta không.
[1] Chứng phát ban.
Ý tôi là với bọn họ. Chung lớp với bọn họ.
Trời đã hết mưa, Josh đá bắn một vũng nước về phía St. Clair, cậu ta bật cười và nói gì đó làm bọn họ cười táo tợn hơn.
Bất chợt tôi nhận ra St. Clair thấp hơn Josh. Thấp hơn nhiều. Kỳ quặc ở chỗ tôi đã không nhận ra sớm hơn, có lẽ bởi vì cậu ta không cư xử như một anh chàng thiếu thước tấc. Hầu hết những kẻ đó đều bẽn lẽn hay dễ kích động, hoặc kết hợp cả hai tính ấy, nhưng St. Clair tự tin, thân thiện và…
“Giời ơi, nhìn gì mà chăm chú vậy?”
“Sao cơ?” Tôi quay đầu lại, nhưng Rashmi không hỏi tôi. Rash đang lắc đầu với Meredith vì trông cô bạn cũng lúng túng như tôi.
“Cậu đang khoan lỗ trên đầu St. Clair đấy. Không quyến rũ lắm đâu.”
“Im mồm.” Rồi Meredith cười với tôi và nhún vai.
Ồ. Thế là xong. Kiểu này thì tôi không còn lý do nào để tơ tưởng lung tung nữa. Chàng Trai Kỳ Diệu đã chính thức nằm ngoài tầm với. “Đừng nói gì với cậu ấy nhé,” Meredith nói. “Làm ơn đi mà.”
“Dĩ nhiên,” tôi nói.
“Vì tụi này rõ ràng chỉ là bạn bè.”
“Rõ thế rồi.”
Chúng tôi đi loanh quanh chờ cô hiệu trưởng đến đọc bài diễn văn chào mừng. Cô hiệu trưởng duyên dáng và có phong thái như một vũ công ba lê. Cổ cao, mái tóc như Bạch Tuyết vấn lại gọn gàng làm cô trông khác biệt hơn là già nua. Ấn tượng tổng quan là cô có phong cách Paris, dù qua thư mời nhập học tôi được biết cô đến từ Chicago. Ánh mắt cô quét qua chúng tôi, một trăm học sinh được tuyển chọn cẩn thận. “Chào mừng các em đến với một năm học phấn khích tại trường Mỹ ở Paris. Tôi cảm thấy hài lòng vì thấy nhiều gương mặt thân quen và tôi còn vui mừng hơn khi nhìn thấy những diện mạo mới.”
Hình như đến nước Pháp cũng không thể cải thiện diễn văn học đường.
“Với những em đã vào học năm ngoái, tôi mời gọi các em nhiệt liệt chào đón những người bạn mới ở lớp dưới cũng như lớp trên.”
Mấy tiếng vỗ tay lịch sự lác đác vang lên. Tôi liếc mắt và giật bắn khi thấy St. Clair đang nhìn mình. Cậu ta đang vỗ tay về hướng tôi. Đỏ bừng mặt, tôi vội quay đi.
Cô hiệu trưởng tiếp tục nói. Tập trung vào, Anna. Tập trung. Tôi cảm thấy ánh nhìn chăm chú của cậu ta như thể nó là sức nóng từ mặt trời. Mồ hôi làm da tôi ẩm ướt. Tôi chui dưới một tán cây được tỉa tót hoàn hảo. Tại sao cậu ta nhìn tôi như thế? Cậu ta còn nhìn nữa không? Chắc là còn. Tại sao, tại sao, tại sao? Cái nhìn đó mang ý tốt hay ý xấu, hay là vô thưởng vô phạt? Tôi không dám quay ra nhìn.
Nhưng khi tôi nhìn lại, St. Clair không còn tăm tia tôi nữa. Cậu ta đang gặm móng tay.
Cô hiệu trưởng kết thúc bài đọc và Rashmi phóng đến chỗ bọn con trai. Meredith dẫn tôi vào lớp Ngữ văn. Giáo viên chưa đến nên hai đứa chọn chỗ ngồi cuối lớp. Phòng học nhỏ hơn lớp cũ của tôi, những ô cửa sổ sẫm màu, cao vút và nhiều ánh sáng như cửa chính, còn bàn học, bảng trắng, đồ chuốt bút chì treo tường thì chẳng khác gì. Tôi tập trung vào những món đồ quen thuộc để giảm bớt căng thẳng.
“Cậu sẽ thích Giáo sư Cole,” Meredith nói. “Cô ấy vui tính lắm, mà lúc nào cũng cho bọn mình học những quyển sách tuyệt nhất nữa.”
“Bố mình là nhà văn.” Tôi buột miệng và ngay lập tức cảm thấy hối hận.
“Thật sao? Ai cơ?”
“James Ashley.” Đó là bút danh của bố tôi. Tôi đoán Oliphant không đủ lãng mạn.
“Ai cơ?”
Nỗi ngượng ngùng nhân lên gấp bội. “Mấy quyển Quyết định[2], Lối vào ấy? Chúng đã được dựng thành phim. Quên chúng đi, chúng đều mang những cái tên mập mờ như thế…”
[2] Trong tác phẩm này, tác giả có nhắc tới một số truyện do nhân vật hư cấu James Ashley, bố Anna, xuất bản. Với những cuốn truyện đó, chúng tôi dùng tên được dịch ra tiếng Việt và không chú thích phần tên tiếng Anh. Đối với các tác phẩm có thực, đã xuất bản, chúng tôi dùng tên được dịch ra tiếng Việt và sẽ chú thích tên nguyên gốc để độc giả tiện theo dõi.
Mer nhoài hẳn người về phía trước, kích động. “Không, mẹ mình thích Lối vào!”
Tôi nhăn mũi.
“Chúng không tệ đến thế mà. Mình đã xem Lối vào với mẹ một lần và khóc như mưa khi cô gái chết vì bệnh máu trắng.”
“Ai chết vì bệnh máu trắng?” Rashmi thả ba-lô bên cạnh tôi. St. Clair đứng sau và chọn ghế ngồi đằng trước Meredith.
“Bố Anna đã viết truyện Lối vào đấy,” Meredith nói.
Tôi húng hắng ho. “Mình không tự hào gì đâu.”
“Xin lỗi nhưng Lối vào là truyện gì?” Rashmi hỏi.
“Nó kể về một cậu bé giúp đỡ đẻ một bé gái trong thang máy, sau đó cậu bé trưởng thành và phải lòng bé gái đó,” Meredith tóm tắt trong lúc St. Clair ngả lưng ra ghế và tóm lấy thời khóa biểu của nó. “Nhưng sau ngày họ đính hôn, cô gái bị chẩn đoán mắc bệnh máu trắng.”
“Bố cô ta đưa con gái mình đến bệ thờ trên một chiếc xe lăn,” tôi nói tiếp. “Và cô ta qua đời vào tuần trăng mật.”
“Ặc,” Rashmi và St. Clair cùng kêu lên.
Đủ xấu hổ rồi. “Josh đâu?” Tôi hỏi.
“Josh học lớp mười một,” Rashmi nói cứ như đáng lẽ tôi phải biết điều đó rồi. “Bọn này chia tay anh ấy ở lớp Toán cơ sở.”
“Ồ.” Đoạn đối thoại của chúng tôi đã đi đến hồi kết. Đáng yêu làm sao.
“Mer à, chung ba lớp. Đưa bọn này thời khóa biểu của cậu nào.” St. Clair lại ngả lưng ra ghế và chôm nửa mặt giấy của tôi. “Ôôô, tiếng Pháp vỡ lòng.”
“Mình đã bảo cậu rồi mà.”
“Cũng không tệ lắm.” Cậu ta đưa lại thời khóa biểu và mỉm cười. “Cậu sẽ đọc được thực đơn bữa sáng mà không cần có mình trước khi cậu kịp nhận ra.”
Hừm, có lẽ tôi không còn muốn học tiếng Pháp nữa.
Ai da! Sao con trai cứ biến con gái thành một lũ ngốc vậy nhỉ!
“Chào cả lớp.” Một phụ nữ mặc váy màu lam bước vào và đặt ly cà phê lên bàn. Cô còn trẻ và có mái tóc vàng óng nhất tôi từng thấy ở một giáo viên. “Với…” Hai mắt cô lượn quanh phòng học rồi dừng lại chỗ tôi.
Gì thế? Tôi đã làm gì sai sao?
“Với người duy nhất không biết tôi, tôi là Giáo sư Cole.” Cô nhún gối một cách khoa trương làm cả lớp phì cười. Lũ bạn quay lại nhìn tôi chăm chú.
“Xin chào ạ,” tôi lí nhí nói.
Sự nghi ngờ đã được xác nhận. Trong số hai mươi lăm học sinh – toàn bộ lớp mười hai ở đây – tôi là học sinh mới duy nhất. Điều đó đồng nghĩa bạn học của tôi có lợi thế hơn tôi vì họ đều quen biết các giáo viên. Ngôi trường này nhỏ đến nỗi mỗi môn học đều được cùng một giáo sư giảng dạy ở cả bốn khối lớp.
Tôi tự hỏi ai đã từng ngồi ở chỗ của mình trước đây. Có lẽ một cô bạn nào đó ngon lành hơn tôi. Một cô nàng có những lọn tóc dài, hình xăm điệu đà và có nhiều mối quan hệ trong ngành công nghiệp âm nhạc.
“Hình như bộ phận tạp vụ một lần nữa lại phớt lờ mong muốn của tôi,” cô Cole nói. “Mọi người đứng lên. Các em biết thủ tục rồi đấy.”
Có mỗi mình tôi không biết, nhưng tôi vẫn đẩy bàn của mình khi mọi người đẩy bàn của họ. Chúng tôi xếp bàn thành một vòng tròn lớn. Cảm giác kỳ quặc xuất hiện khi tôi cùng lúc nhìn thấy tất cả bạn học. Nhân cơ hội này tôi bèn lướt mắt một vòng. Tôi không nghĩ mình nổi bật, nhưng quần bò, giày và ba lô của họ đều đắt tiền hơn của tôi. Họ trông sạch đẹp hơn, sáng láng hơn.
Chẳng có gì bất ngờ. Mẹ tôi là giáo viên Sinh học ở trường trung học nên chúng tôi không thể rủng rỉnh tiền bạc. Bố tôi trả tiền thuê nhà và các hóa đơn, nhưng thế cũng chưa đủ và mẹ thì quá kiêu hãnh để đòi hỏi thêm. Mẹ tôi nói dù sao bố cũng sẽ từ chối yêu cầu của mẹ và đi mua một cái máy tập thể dục.
Chuyện đó có thể là thật đấy.
* * *
Phần còn lại của buổi sáng trôi qua khá mờ nhạt. Tôi thích Giáo sư Cole, còn thầy dạy Toán – Giáo sư Babineaux thì cũng được. Thầy là người bản xứ, hay nhướng mày và phun nước bọt khi giảng bài. Công bằng mà nói tôi không nghĩ phun nước bọt là đặc điểm của tiếng Pháp. Có lẽ thầy bị nói ngọng. Nhưng cũng khó đoán được với ngữ âm đó.
Sau đó, tôi bắt đầu giờ học tiếng Pháp. Giáo sư Gillet hóa ra cũng là người bản xứ. Vấn đề hình thức. Họ luôn cho người bản xứ vào những lớp ngoại ngữ. Giáo viên tiếng Tây Ban Nha của tôi luôn đảo mắt và ré lên, “Aye, dios mio!”[3] mỗi khi tôi giơ tay phát biểu. Họ tỏ ra chán nản khi tôi không thể nắm được một định nghĩa vốn rất dễ với họ.
[3] (Tiếng Tây Ban Nha): Ôi Chúa ơi!
Tôi đã ngừng giơ tay phát biểu.
Đúng như dự đoán, lớp tiếng Pháp tấp nập học sinh năm đầu. Và tôi. Ồ, còn một đứa năm hai nữa, đứa hằn học vì thời khóa biểu lúc sáng. Cậu ta nhiệt tình tự giới thiệu mình là Dave, rõ ràng cũng nhẹ nhõm như tôi vì không còn là học sinh lớp trên duy nhất.
Xét cho cùng, biết đâu Dave là đứa chơi được.
* * *
Đến trưa, tôi đi theo đám đông hỗn loạn để đến nhà ăn. Tôi tránh hàng chính và đi thẳng đến quầy trái cây cùng bánh mì tự chọn dù món mì ống có vẻ rất tuyệt. Thật yếu đuối. Tôi thà bị bỏ đói còn hơn thử gọi món bằng tiếng Pháp. “Oui, oui!” Tôi nói, chỉ vào những chữ bất kỳ trên bảng phấn.
Rồi bếp trưởng Ria mép sẽ giới thiệu một thứ gì đó khủng khiếp, thế là tôi sẽ phải mua nó vì cảm thấy mắc cỡ. Dĩ nhiên cháu muốn gọi bồ câu quay rồi!
Hừ! Giống y như bà nội.
Meredith và đám bạn đang nhẩn nha ở cái bàn lúc sáng. Tôi hít sâu rồi đến ngồi chung, nhẹ nhõm vì không ai tỏ vẻ ngạc nhiên.
Meredith hỏi St. Clair đã gặp bạn gái chưa. Cậu ta ngả người trên ghế. “Chưa, nhưng tối nay tụi tôi có hẹn.”
“Hè này ông có gặp chị ấy không? Lớp của chị ấy đã bắt đầu chưa? Kỳ này chị ấy học gì?” Meredith liên tục hỏi về Ellie và St. Clair trả lời dè chừng. Josh và Rashmi đang hôn nhau – tôi có thể thấy lưỡi của họ - nên tôi tập trung cho bánh mì và nho của mình. Thấy tôi thánh thiện chưa.
Nho nhỏ hơn loại tôi thường ăn, lớp vỏ cũng hơi sần sùi. Dính đất à? Tôi chấm khăn ăn vào nước và chùi những quả nho tím bé xíu. Khá hơn nhưng vẫn còn cộm. Hừm. St. Clair và Meredith đã ngừng nói. Tôi ngước lên và thấy họ đang soi mình với vẻ rất khoái chí. “Gì thế?”
“Không có gì,” cậu ta nói. “Tiếp tục tắm cho nho của cậu đi.”
“Chúng bị bẩn mà.”
“Cậu đã thử trái nào chưa?” Meredith hỏi.
“Chưa, chúng vẫn còn có dấu bùn đất.” Tôi giơ một trái cho họ thấy. St. Clair lấy nó từ ngón tay tôi và cho vào mồm. Tôi bị thôi miên bởi đôi môi và cổ họng cậu ta khi cậu ta nuốt nó.
Tôi lưỡng lự. Nên chọn đồ sạch hay thiện ý của cậu ta đây?
St. Clair nhặt một trái khác và mỉm cười. “Mở miệng ra nào.”
Tôi liền mở miệng.
Quả nho quẹt vào môi dưới của tôi khi cậu đẩy nó vào. Nó vỡ tung trong miệng tôi và tôi thảng thốt bởi vị của nó đến nỗi suýt phun hết ra. Vị rất nồng, giống kẹo nho hơn là quả thật. Tôi chưa từng, chưa từng nếm một thứ nào như thế. Meredith và St. Clair bật cười. “Đợi đến khi cậu thử rượu nho đã nhé.”
St. Clair xoắn một nĩa mỳ Ý. “Vậy lớp tiếng Pháp của cậu ra sao?”
Chủ đề thay đổi đột ngột khiến tôi giật mình. “Giáo sư Gillet đáng sợ lắm. Cô ấy cau có mãi.” Tôi bẻ một mẩu bánh mì. Vỏ bánh giòn tan, bên trong nhẹ và xốp. Ô, ngon. Tôi nhét một miếng to uỵch vào mồm.
Meredith trông có vẻ suy tư. “Lúc đầu cô ấy có thể đáng sợ, nhưng khi cậu quen rồi sẽ thấy cô thật sự tốt.”
“Mer là học trò ưu tú của cô ấy đấy,” St. Clair nói.
Rashmi tách ra khỏi Josh, cậu ta trông như bị ngộp bởi không khí trong lành. “Mer đang theo học tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha nâng cao,” Rashmi bổ sung.
“Hay cậu làm gia sư kèm mình nhé,” tôi nói với Meredith. “Mình dở mấy môn ngoại ngữ lắm. Lý do duy nhất nơi này cho qua điểm tiếng Tây Ban Nha của mình là vì cô hiệu trưởng đã đọc những cuốn tiểu thuyết dở hơi của bố mình.”
“Sao cậu lại biết?” cô bạn hỏi.
Tôi đảo mắt. “Cô ấy đã đề cập chuyện đó một hai lần trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại với mình.” Cô liên tục hỏi han về quyết định giao vai của phim Ngọn hải đăng. Bố tôi làm gì có quyền quyết định. Mà tôi cũng chẳng quan tâm. Cô đâu có biết được gu phim ảnh tinh tế của tôi.
“Mình muốn học tiếng Ý,” Meredith nói. “Nhưng trường này không dạy môn đó. Mình muốn sang năm học đại học ở Rome. Hoặc là London. Mình cũng có thể học tiếng Ý ở đó.”
“Rome chắc chắn là một nơi lý tưởng để học tiếng Ý đấy nhỉ?” Tôi hỏi.
“Ừ.” Cô bạn liếc trộm St. Clair. “Mình luôn thích London.”
Mer đáng thương. Nó lún sâu quá rồi.
“Cậu muốn làm gì?” Tôi hỏi St. Clair. “Cậu định học ở đâu?”
St. Clair nhún vai, kiểu nhún vai toàn thân đậm chất Pháp. Người hầu bàn trong nhà hàng tối qua cũng đã nhún vai như thế khi tôi hỏi họ có phục vụ pizza không. “Chả biết. Cũng còn tùy, nhưng mình muốn nghiên cứu lịch sử.” Cậu ta nghiêng người như thể sắp chia sẻ một bí mật xấu xa. “Mình luôn muốn là một trong những anh chàng được phỏng vấn trên chuyên đề của BBC hay PBS[4]. Cậu biết đấy, với cặp lông mày điên khùng và hai miếng vá da ở khuỷu tay.”
[4] Tên viết tắt của hai hệ thống truyền thông lớn ở Anh và Mỹ.
Giống tôi luôn! Phần nào giống. “Mình thì muốn xuất hiện trên kênh phim kinh điển và thảo luận về Hitchcock hay Capra[5] với Robert Osborne. Ông ấy dẫn phần lớn các chương trình. Ông ấy cao tuổi rồi nhưng vẫn còn hài hước trẻ trung lắm, lại biết tất tần tật về phim ảnh luôn.”
[5] Alfred Hitchcock và Frank Russell Capra, hai nhà làm phim danh tiếng thế giới.
“Thật hả?” Nghe có vẻ cậu ta thật sự quan tâm.
“Đầu óc St. Clair luôn đặt vào mấy quyển sách lịch sử dày như từ điển ấy,” Meredith xen vào. “Khó lôi được cậu ấy ra khỏi phòng lắm.”
“Vì Ellie luôn ở trong đó mà,” Rashmi nói tỉnh bơ.
“Xem ai nói kìa.” St. Clair chỉ về phía Josh. “Josh là một này. Chưa kể… Henri nữa.”
“Henri!” Meredith nói và cùng St. Clair phá lên cười.
“Một buổi chiều chết tiệt và mấy người không bao giờ để tôi quên nó.” Rashmi liếc Josh, lúc này cậu ta đang băm vằm đĩa mì Ý.
“Henri là ai vậy?” Tôi mấp máy phát âm. En-ree.
“Hướng dẫn viên cho chuyến đi thực tế đến Versailles hồi lớp mười một,” St. Clair nói. “Anh ta ốm như ma đói, nhưng Rashmi đã bỏ rơi tụi này ở phòng Gương và quăng mình vào anh ta…”
“Mình không có!”
Meredith lắc đầu. “Họ mò mẫm nhau suốt cả buổi chiều trước mặt bàn dân thiên hạ.”
“Cả trường phải đợi họ trên xe buýt tận hai tiếng vì Rashmi quên mất giờ về,” St. Clair bồi thêm.
“KHÔNG PHẢI hai tiếng…”
Meredith tiếp tục. “Cuối cùng Giáo sư Hansen đã tìm ra cậu ấy sau một bụi cây nào đó trong vườn với cái cổ đầy dấu răng.”
“Dấu răng!” St. Clair khịt mũi.
Rashmi nổi đóa. “Im đi, Lưỡi Anh.”
“Hả?”
“Lưỡi Anh.” Nó nói. “Bọn này đã gọi ông như thế sau màn trình diễn nín thở của ông và Ellie ở hội chợ đường phố mùa xuân vừa rồi.” St. Clair cố gắng phản bác nhưng còn mải ôm bụng cười ha hả. Meredith và Rashmi thì tiếp tục đốp chát. Bỗng tôi lại… thất thần. Tôi tự hỏi bây giờ Matt có hôn khá hơn vì có người để luyện tập hay không. Có lẽ vì tôi mà cậu ta hôn kém.
Ôi không.
Tôi cũng hôn kém. Hẳn là vậy.
Ngày nào đó tôi sẽ được trao một bức tượng hình đôi môi có khắc dòng chữ HÔN KÉM NHẤT THẾ GIỚI. Matt sẽ phát biểu chỉ vì buồn chán mà cậu ta hẹn hò với tôi, tôi chẳng nóng bỏng tí nào và khiến cậu ta lãng phí thời gian. Còn Cherrie Milliken mê mệt cậu ta, lại vô cùng nóng bỏng. Mọi người đều biết như vậy.
Ôi Chúa ơi. Toph có nghĩ tôi hôn kém không?
Nó chỉ xảy ra một lần. Đêm cuối cùng của tôi ở rạp chiếu phim cũng là đêm cuối cùng trước khi tôi đi Pháp. Buổi tối trôi qua chậm chạp và chỉ có hai đứa ở sảnh chờ. Có lẽ vì đó là ngày cuối cùng, có lẽ vì chúng tôi sẽ không gặp lại nhau trong bốn tháng tới, có lẽ vì nó như một cơ hội sau cùng – bất cứ lý do gì, chúng tôi đã liều lĩnh. Chúng tôi đã dũng cảm. Sự tán tỉnh gia tăng cả đêm và lúc được về nhà, chúng tôi không thể đi. Chúng tôi cứ tiếp tục… nói chuyện.
Và sau cùng cậu ta nói sẽ nhớ tôi lắm.
Và sau cùng cậu ta hôn tôi dưới bảng đèn điện kêu o o.
Và sau đó tôi đi.
“Anna? Cậu ổn chứ?” Ai đó hỏi.
Cả bàn đang chăm chú nhìn tôi.
Đừng khóc. Đừng khóc. Đừng khóc. “Ừm, nhà vệ sinh ở đâu?” Nhà vệ sinh là cái cớ ưa thích của tôi trong bất kỳ tình huống nào. Không ai hỏi thêm một khi bạn đề cập đến nó.
“Ở cuối hành lang ấy.” St. Clair trông lo lắng nhưng không dám hỏi. Có lẽ cậu ta sợ tôi sẽ than thở về độ thấm hút của băng vệ sinh hoặc chuyện đến tháng của các cô nàng.
* * *
Tôi chui vào buồng vệ sinh đến hết giờ ăn trưa. Cảm giác nhớ nhà làm tôi đau đớn. Đầu nhức nhối, dạ dày cồn cào, tôi thấy đời thật là bất công. Tôi chưa bao giờ đòi hỏi được đưa đến đây. Tôi đã có bạn bè, những câu bông đùa và những nụ hôn lén lút. Ước gì bố mẹ đã cho tôi lựa chọn: “Con muốn học năm cuối ở Atlanta hay Paris?”
Ai mà biết được? Tôi cũng có thể chọn Paris lắm chứ.
Nhưng tôi muốn được lựa chọn. Đó là điều mà bố mẹ tôi chưa từng nghĩ qua. Đăng bởi: admin
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.