Chương 34: Bà Cụ Khốn Khổ
Ngọc Khánh
04/02/2024
Bà cụ đi mãi đến một bờ sông. Đó là cái bờ sông nông nhất bà từng biết đến. Bà đi xuống, mò ốc đến mấy tiếng giời, tay bà cụ đã bị nhăn nheo đi vì nước và bẩn đi vì bùn. Bà đổ mồ hôi, xếp hết chỗ ốc vào giỏ rồi rẽ qua chợ mua sữa cho Hậu. Mua sữa xong thì giời lại đổ mưa tầm tã, sấm chớp đùng đùng đến phát kinh. Bà cụ ướt hết người chạy về nhà. Nhưng bà chỉ biết gõ cửa mà thôi. Khi ả vợ Lân đi ra mang giỏ ốc vào nhà, bà cụ lại đóng cửa bảo ả:
- Tối nay u đi tìm thầy lang! U lại bị cảm vì mưa! Mấy đứa ở nhà tự nấu ốc ăn đi!
Khi bà cụ sắp sửa rời đi, bà cụ nghe thấy tiếng than phiền của tên Lân với ả vợ từ trong nhà vang ra ngoài:
- Đấy! Mụ già ấy bắt gì mà nhiều thế! Đến cái lúc bị cảm thì lại bị dư số ốc! Toàn đổ việc khổ sở lên đầu con cháu thôi!
Bà cụ đành lạch bạch trong mưa chạy đi tìm thầy lang Bạch. Bà cụ biết khi ấy Đán phải lên rừng chặt củi mấy ngày, không phải dựa dẫm vào anh ta để đưa bà cụ đến nhà thầy lang được nữa. Còn ông thầy lang Vương lại có việc lên tỉnh rồi. Bà cụ còn nhớ, mỗi lần bà cụ ốm yếu chạy sang nhà của Đán, thì được ông thầy lang Vương ra tận cửa, ân cần đưa vào nhà. Bà Vương liên miệng bảo:
- Cụ là thông gia, nếu thầy nó cứ để cụ ốm mãi là lại làm thằng Đán tức đến tím cả ruột đấy!
Cuối cùng, bà cụ cũng đứng trước mãi nhà thầy lang Bạch. Bà không còn hứng hạt mưa nào nữa, người bà dần dần khô, hết ẩm. Bà ho khụ khụ, rồi cố gắng tiến lại phía cửa nhà gõ cửa, gọi ông thầy lang Bạch thật to:
- Cộc cộc! Thầy ơi! Hôm nay tôi cảm mưa lạnh lắm! Thầy cho tôi trú trong nhà nhé!
Ông thầy lang Bạch mở cửa. Mặt ông ta có vẻ đầy râu rậm hơn ông thầy lang Vương. Ông ta đeo một cái kính để đọc thành phần thảo dược.
- Cụ ơi, mau vào nhà đi, mưa sắp to hơn đấy! Có phải con dâu của cụ hôm nọ vừa mới sang nhà tôi đẻ phải không!
- Đúng rồi, vợ thằng Lân con giai tôi đấy! Ông ơi…Khụ khụ!
Lúc đưa bà cụ vào nhà, ông thầy lang Bạch lo lắm:
- Nào, cụ hay bị ốm sốt thế này, sao con cháu chẳng lo đưa cụ tới chỗ tôi nhỉ? Nằm lên cái võng để tôi bắt mạch, sờ trán xem sao!
- Vâng thưa thầy.
Bà cụ nhè nhẹ nằm xuống võng. Bà run lên cầm cập vì lạnh. Thế là ông thầy lang phải chạy vào nhà đắp chăn cho bà cụ ấm mặc cho sự từ chối cùa bà cụ, rồi ông ta mới thong thả ngồi xuống ghế tre bắt mạch.
***********************************
Một vài tuần sau khi ả vợ Lân đẻ con gái, bà cụ nhớ thằng cháu Cửu đi xa quá. Lúc trước khi tên Lân đi lái buôn, bà nằng nặc đòi hắn:
- Lân ơi! U xin mày đấy con ạ! Tao muốn xem nhà thằng Cửu học vật ở chỗ nào!
Lân cằn nhằn:
- Gớm! Có mỗi thằng Cửu chẳng phải cháu ruột mà cứ nhớ mãi! Mụ ở nhà nuôi cháu gái mụ cho lành đi! Nước sông có khi làm mụ với con bé buồn nôn đấy! Hơn nữa đợt nọ mụ lại bị cảm, chẳng phải lên đến tận nhà thầy Bạch còn gì? Tôi đưa ả vợ tôi đi buôn đây, còn phải tim thằng thầy lang nào lo cho con bé nhà tôi nữa!
- Trời ơi Lân ơi! Không được sao! U hứa với con, u không làm phá hỏng đồ lái buôn của con đâu, thật đấy! Trên thuyền, u sẽ im lặng, không như cô vợ con hay nói chuyện huyên thuyên đâu! U thề đó!
- Rồi đấy, mụ mau chuẩn bị đi theo tụi tôi đi, phiền quá! – Lân tức sôi máu nhưng hắn kiềm chế được vì hắn vừa nghe thấy tiếng con gái khóc – Thế thì mụ theo vợ chồng chúng tôi đi, ẵm con bé theo sau, cẩn thận đừng để nó quấy khóc đấy nhá! Mụ để con bé rơi xuống dòng sông là tôi cắt lưỡi mụ, để mặc mụ ở một làng xa lạ, không chở về làng đâu!
- Biết rồi biết rồi! – Bà cụ vui sướng nói – Tao trông thằng Cửu đầy lần mà, còn trông con Hậu thì có gì mà khó! Nhất định tao sẽ không làm vợ chồng chúng mày phiền lòng đâu!
Và thế là bà cụ lại ngồi lên thuyền. Ẵm Hậu vào lòng, bà vuốt ve mái tóc ít ỏi sợi của nó, thơm nó. Trước mặt con bé, đứa cháu nội của mình, bà cụ mỉm cười ấm áp, nhưng thực ra bà cố cười vậy thôi. Chứ trong lòng bà đau khôn xiết. Ả con dâu, ả than thở, ả chửi bà cụ, ả cảm thấy bà cụ phiền phức thì bà còn chịu được, còn thấy đỡ đau lòng hơn là chính thằng con trai ruột duy nhất của bà lại hành xử như thế. Giờ nếu bà cụ không nghe lời vợ chồng hắn, thì bà cụ đã không được hắn cho đi theo cùng ngày hôm nay. Nếu có may mắn tìm tới được chỗ học của thằng Cửu như lời ông thầy dạy Vật Ngưu để từng kể với bà, thì bao nhiêu nỗi muộn phiền trong lòng bà sẽ tan đi hết. Có lẽ không chờ được thuyền đỗ lại hẳn, bà sẽ nhảy lẹ lên bờ, mặc cho sức tuổi già ốm yếu của mình. Chỉ cần nhìn thấy Cửu, bà sẽ ngay lập tức ôm chặt lấy nó vào lòng mà oà khóc vì cảm động. Bà sẽ hỏi thăm nó học hành ra sao, và sẽ ẵm cái Hậu đến cho thằng Cửu thấy, nó có đứa em gái dễ thương biết chừng nào! Trong đầu óc bà cụ cứ quanh quẩn nghĩ đến thằng Cửu, nghĩ tới một điều có vẻ như là tương lai xa vời vợi. Nhưng với nỗi lòng yêu thương và nhớ nhung của một bà cụ già thì hình bóng của đứa cháu mình, dù nó không phải là máu mủ ruột già của bà cụ, vẫn sẽ luôn đi theo bà mãi...
Cứ nghĩ, bà cụ lại sụt sịt. Bà cố kìm nén nước mắt, không muốn cho nó tuôn rơi. Lúc này, có lẽ cái Hậu, một đứa bé sơ sinh còn chưa biết gì chính là niềm an ủi duy nhất của bà. Bà lại hôn lên trán nó một lần nữa.
- Thầy nó ơi! - Lại tiếng kêu chua lanh lảnh của ả vợ Lân - Nhìn đi kìa! Mụ già lại giở trò hôn hít đấy! Vừa mới đêm nọ bị cảm xong, còn chưa chắc khỏi hẳn, mụ không sợ nước bọt của mụ mà còn dính lại trên người con bé sẽ khiến nó bị lây rồi bị cảm giống mụ à!
- U... U... U chỉ muốn hôn con bé, mà... - Bà cụ lắp bắp, run rẩy, nhưng rồi bà chỉ biết cạn lời, tức giận đến mức không biết nói thêm điều gì nữa.
- Con Thoa nó nói đúng đấy! - Lân lên tiếng - Mụ giờ đây già rồi, ốm yếu suốt ngày, vậy mà mụ còn muốn truyền bệnh cho con bé sao?
- Vớ vẩn! - Bà cụ thét - Nếu mà tao có thể khiến con Hậu nó bị lây bệnh, thì chúng mày đưa con bé cho tao ẵm, cho tao trông, tao nuôi để làm gì, hả?
- Thôi đi! - Lân gắt lời bà cụ - Tụi tôi không muốn nhiều lời với mụ! Mụ mau giao con bé cho vợ tôi đi! Không thì tôi sẽ cho thuyền đỗ lại đằng kia, bỏ mặc lại mụ ở đấy mà không cho mụ về nữa!
Bà cụ sợ hãi đành im lặng, đưa ngay đứa cháu gái cho ả vợ Lân bế vào. Con bé thì cứ quấy khóc, nên tên Lân không làm sao tập trung chèo thuyền được. Vả lại, hàng thì nhiều, mà lại đến có bốn người trên thuyền, nặng nhọc và phiền phức quá! – Lân nghĩ. Bỗng ra lại qua cái làng kia, hai tên say rượu Ung và Hên lại nhờ Lân:
- Anh Lân ới! Chuyển mấy cái thùng rượu này cho lão phú ông làng kia đi! Chúng tôi nợ lão ta chồng chất, mấy thùng rượu này là đủ để trả nợ rồi đấy!
- Ối nặng quá! Đúng là cái bọn nghiện rượu, trở thành con nợ lại đi trả người ta bằng nợ đấy, hay gớm chưa! – Lân thầm nghĩ.
Lúc bê hàng lên thuyền thì nặng quá. Ả vợ Lân mới để không đủ sức bê được. Thế là Lân lại lên giọng ra lệnh cho bà cụ:
- Mụ kia! Xuống thuyền bê hàng cho tôi ngay đi nào!
Bà cụ vâng lệnh thằng con nát rượu không khác gì nô lệ vâng lời địa chủ.
Đột nhiên, không rõ thế nào cả, cái gì đó đã xảy ra quá đột ngột. Cơ thể bà cụ cứ như bị ai đó đẩy ngã xuống. Bất thình lình, bà cụ nhắm mắt để tránh bị những giọt nước bắn vào. Rồi bà cụ cảm tưởng mình đang nằm dưới dòng sông còn sâu hơn rất nhiều so với dòng sông bà thường hay đi để bắt ốc. Lại có đợt sóng lớn như bàn tay của thần nước trùm lên tóc bạc, lên đầu của bà cụ. Thật mát mẻ. Nhưng bà cụ đang có cảm giác chìm dần! Bà cụ khá lo sợ. Rồi bà cụ từ từ mở đôi mắt khô vàng của mình ra....
Ôi thôi! BÀ ĐÃ NGÃ XUỐNG SÔNG TỰ KHI NÀO!
(Còn tiếp)
- Tối nay u đi tìm thầy lang! U lại bị cảm vì mưa! Mấy đứa ở nhà tự nấu ốc ăn đi!
Khi bà cụ sắp sửa rời đi, bà cụ nghe thấy tiếng than phiền của tên Lân với ả vợ từ trong nhà vang ra ngoài:
- Đấy! Mụ già ấy bắt gì mà nhiều thế! Đến cái lúc bị cảm thì lại bị dư số ốc! Toàn đổ việc khổ sở lên đầu con cháu thôi!
Bà cụ đành lạch bạch trong mưa chạy đi tìm thầy lang Bạch. Bà cụ biết khi ấy Đán phải lên rừng chặt củi mấy ngày, không phải dựa dẫm vào anh ta để đưa bà cụ đến nhà thầy lang được nữa. Còn ông thầy lang Vương lại có việc lên tỉnh rồi. Bà cụ còn nhớ, mỗi lần bà cụ ốm yếu chạy sang nhà của Đán, thì được ông thầy lang Vương ra tận cửa, ân cần đưa vào nhà. Bà Vương liên miệng bảo:
- Cụ là thông gia, nếu thầy nó cứ để cụ ốm mãi là lại làm thằng Đán tức đến tím cả ruột đấy!
Cuối cùng, bà cụ cũng đứng trước mãi nhà thầy lang Bạch. Bà không còn hứng hạt mưa nào nữa, người bà dần dần khô, hết ẩm. Bà ho khụ khụ, rồi cố gắng tiến lại phía cửa nhà gõ cửa, gọi ông thầy lang Bạch thật to:
- Cộc cộc! Thầy ơi! Hôm nay tôi cảm mưa lạnh lắm! Thầy cho tôi trú trong nhà nhé!
Ông thầy lang Bạch mở cửa. Mặt ông ta có vẻ đầy râu rậm hơn ông thầy lang Vương. Ông ta đeo một cái kính để đọc thành phần thảo dược.
- Cụ ơi, mau vào nhà đi, mưa sắp to hơn đấy! Có phải con dâu của cụ hôm nọ vừa mới sang nhà tôi đẻ phải không!
- Đúng rồi, vợ thằng Lân con giai tôi đấy! Ông ơi…Khụ khụ!
Lúc đưa bà cụ vào nhà, ông thầy lang Bạch lo lắm:
- Nào, cụ hay bị ốm sốt thế này, sao con cháu chẳng lo đưa cụ tới chỗ tôi nhỉ? Nằm lên cái võng để tôi bắt mạch, sờ trán xem sao!
- Vâng thưa thầy.
Bà cụ nhè nhẹ nằm xuống võng. Bà run lên cầm cập vì lạnh. Thế là ông thầy lang phải chạy vào nhà đắp chăn cho bà cụ ấm mặc cho sự từ chối cùa bà cụ, rồi ông ta mới thong thả ngồi xuống ghế tre bắt mạch.
***********************************
Một vài tuần sau khi ả vợ Lân đẻ con gái, bà cụ nhớ thằng cháu Cửu đi xa quá. Lúc trước khi tên Lân đi lái buôn, bà nằng nặc đòi hắn:
- Lân ơi! U xin mày đấy con ạ! Tao muốn xem nhà thằng Cửu học vật ở chỗ nào!
Lân cằn nhằn:
- Gớm! Có mỗi thằng Cửu chẳng phải cháu ruột mà cứ nhớ mãi! Mụ ở nhà nuôi cháu gái mụ cho lành đi! Nước sông có khi làm mụ với con bé buồn nôn đấy! Hơn nữa đợt nọ mụ lại bị cảm, chẳng phải lên đến tận nhà thầy Bạch còn gì? Tôi đưa ả vợ tôi đi buôn đây, còn phải tim thằng thầy lang nào lo cho con bé nhà tôi nữa!
- Trời ơi Lân ơi! Không được sao! U hứa với con, u không làm phá hỏng đồ lái buôn của con đâu, thật đấy! Trên thuyền, u sẽ im lặng, không như cô vợ con hay nói chuyện huyên thuyên đâu! U thề đó!
- Rồi đấy, mụ mau chuẩn bị đi theo tụi tôi đi, phiền quá! – Lân tức sôi máu nhưng hắn kiềm chế được vì hắn vừa nghe thấy tiếng con gái khóc – Thế thì mụ theo vợ chồng chúng tôi đi, ẵm con bé theo sau, cẩn thận đừng để nó quấy khóc đấy nhá! Mụ để con bé rơi xuống dòng sông là tôi cắt lưỡi mụ, để mặc mụ ở một làng xa lạ, không chở về làng đâu!
- Biết rồi biết rồi! – Bà cụ vui sướng nói – Tao trông thằng Cửu đầy lần mà, còn trông con Hậu thì có gì mà khó! Nhất định tao sẽ không làm vợ chồng chúng mày phiền lòng đâu!
Và thế là bà cụ lại ngồi lên thuyền. Ẵm Hậu vào lòng, bà vuốt ve mái tóc ít ỏi sợi của nó, thơm nó. Trước mặt con bé, đứa cháu nội của mình, bà cụ mỉm cười ấm áp, nhưng thực ra bà cố cười vậy thôi. Chứ trong lòng bà đau khôn xiết. Ả con dâu, ả than thở, ả chửi bà cụ, ả cảm thấy bà cụ phiền phức thì bà còn chịu được, còn thấy đỡ đau lòng hơn là chính thằng con trai ruột duy nhất của bà lại hành xử như thế. Giờ nếu bà cụ không nghe lời vợ chồng hắn, thì bà cụ đã không được hắn cho đi theo cùng ngày hôm nay. Nếu có may mắn tìm tới được chỗ học của thằng Cửu như lời ông thầy dạy Vật Ngưu để từng kể với bà, thì bao nhiêu nỗi muộn phiền trong lòng bà sẽ tan đi hết. Có lẽ không chờ được thuyền đỗ lại hẳn, bà sẽ nhảy lẹ lên bờ, mặc cho sức tuổi già ốm yếu của mình. Chỉ cần nhìn thấy Cửu, bà sẽ ngay lập tức ôm chặt lấy nó vào lòng mà oà khóc vì cảm động. Bà sẽ hỏi thăm nó học hành ra sao, và sẽ ẵm cái Hậu đến cho thằng Cửu thấy, nó có đứa em gái dễ thương biết chừng nào! Trong đầu óc bà cụ cứ quanh quẩn nghĩ đến thằng Cửu, nghĩ tới một điều có vẻ như là tương lai xa vời vợi. Nhưng với nỗi lòng yêu thương và nhớ nhung của một bà cụ già thì hình bóng của đứa cháu mình, dù nó không phải là máu mủ ruột già của bà cụ, vẫn sẽ luôn đi theo bà mãi...
Cứ nghĩ, bà cụ lại sụt sịt. Bà cố kìm nén nước mắt, không muốn cho nó tuôn rơi. Lúc này, có lẽ cái Hậu, một đứa bé sơ sinh còn chưa biết gì chính là niềm an ủi duy nhất của bà. Bà lại hôn lên trán nó một lần nữa.
- Thầy nó ơi! - Lại tiếng kêu chua lanh lảnh của ả vợ Lân - Nhìn đi kìa! Mụ già lại giở trò hôn hít đấy! Vừa mới đêm nọ bị cảm xong, còn chưa chắc khỏi hẳn, mụ không sợ nước bọt của mụ mà còn dính lại trên người con bé sẽ khiến nó bị lây rồi bị cảm giống mụ à!
- U... U... U chỉ muốn hôn con bé, mà... - Bà cụ lắp bắp, run rẩy, nhưng rồi bà chỉ biết cạn lời, tức giận đến mức không biết nói thêm điều gì nữa.
- Con Thoa nó nói đúng đấy! - Lân lên tiếng - Mụ giờ đây già rồi, ốm yếu suốt ngày, vậy mà mụ còn muốn truyền bệnh cho con bé sao?
- Vớ vẩn! - Bà cụ thét - Nếu mà tao có thể khiến con Hậu nó bị lây bệnh, thì chúng mày đưa con bé cho tao ẵm, cho tao trông, tao nuôi để làm gì, hả?
- Thôi đi! - Lân gắt lời bà cụ - Tụi tôi không muốn nhiều lời với mụ! Mụ mau giao con bé cho vợ tôi đi! Không thì tôi sẽ cho thuyền đỗ lại đằng kia, bỏ mặc lại mụ ở đấy mà không cho mụ về nữa!
Bà cụ sợ hãi đành im lặng, đưa ngay đứa cháu gái cho ả vợ Lân bế vào. Con bé thì cứ quấy khóc, nên tên Lân không làm sao tập trung chèo thuyền được. Vả lại, hàng thì nhiều, mà lại đến có bốn người trên thuyền, nặng nhọc và phiền phức quá! – Lân nghĩ. Bỗng ra lại qua cái làng kia, hai tên say rượu Ung và Hên lại nhờ Lân:
- Anh Lân ới! Chuyển mấy cái thùng rượu này cho lão phú ông làng kia đi! Chúng tôi nợ lão ta chồng chất, mấy thùng rượu này là đủ để trả nợ rồi đấy!
- Ối nặng quá! Đúng là cái bọn nghiện rượu, trở thành con nợ lại đi trả người ta bằng nợ đấy, hay gớm chưa! – Lân thầm nghĩ.
Lúc bê hàng lên thuyền thì nặng quá. Ả vợ Lân mới để không đủ sức bê được. Thế là Lân lại lên giọng ra lệnh cho bà cụ:
- Mụ kia! Xuống thuyền bê hàng cho tôi ngay đi nào!
Bà cụ vâng lệnh thằng con nát rượu không khác gì nô lệ vâng lời địa chủ.
Đột nhiên, không rõ thế nào cả, cái gì đó đã xảy ra quá đột ngột. Cơ thể bà cụ cứ như bị ai đó đẩy ngã xuống. Bất thình lình, bà cụ nhắm mắt để tránh bị những giọt nước bắn vào. Rồi bà cụ cảm tưởng mình đang nằm dưới dòng sông còn sâu hơn rất nhiều so với dòng sông bà thường hay đi để bắt ốc. Lại có đợt sóng lớn như bàn tay của thần nước trùm lên tóc bạc, lên đầu của bà cụ. Thật mát mẻ. Nhưng bà cụ đang có cảm giác chìm dần! Bà cụ khá lo sợ. Rồi bà cụ từ từ mở đôi mắt khô vàng của mình ra....
Ôi thôi! BÀ ĐÃ NGÃ XUỐNG SÔNG TỰ KHI NÀO!
(Còn tiếp)
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.