Bà Cháu Cửu

Chương 30: Chia Tay Bà

Ngọc Khánh

25/01/2024

- Cháu ngoan! Hôm nay sẽ lại có món thịt nướng cháu thích đấy!

Bỗng bà cụ phải ngơ ngác khi nhìn thấy khuôn mặt đẫm lệ cùng vài vết xước trên vai của Cửu. Bà cụ vội chạy lại gần thốt lên:

- Ôi, sao cháu khóc thế này!

- Bà ơi! Cháu không muốn ăn thịt nướng nữa đâu! – Cửu ôm chặt bà cụ vào lòng, thút thít kể lại – Bọn trẻ nhà hào phú thật đanh đá, chúng nó không cho cháu chơi thì quả là rất đúng. Vì cháu dốt nát và không biết chơi thả diều như chúng nó! Huhu!

- Cháu ngoan! – Bà cụ ôn tồn xoa đầu thằng bé – Sau này nhất định cháu sẽ giỏi mọi thứ. Nếu cháu không biết chơi diều, rồi cháu sẽ biết đánh Vật cho mà xem! Rồi chưa chừng học được cả cách chơi diều cũng nên! Cháu thấy đấy, cháu biết dừng rìu chặt củi như chú Đán mà! Cháu rất khoẻ, khoẻ hơn cả bà tưởng trước đây đấy! Ai lại đi bảo cháu dốt chứ? Vào nhà đi nào! Bà sẽ làm thịt nướng cho cháu.

Cửu nín khóc ngay. Cậu vui vẻ chạy xuống bếp giúp bà nấu ăn.

Khi đã ngồi vào bàn, bà cụ ăn cơm rồi tấm tắc khen Cửu:

- Cháu thấy không, cháu nấu ăn rất giỏi! U của cháu nấu cơm còn không ngon bằng cháu!

Cửu vui lắm. Cậu còn có ý định chờ thầy u đi lái buôn về sẽ khoe ngay cho họ biết. Nhưng cậu thấy buồn ngủ, hai mi mắt trĩu xuống.

- Kìa, cháu buồn ngủ rồi đấy! Nằm xuống ngủ đi nào!

Khi Cửu đã nằm lên giường, bà cụ nhè nhẹ đắp chăn lê giường. Bà thì thầm ói:

- Cửu à! Cháu ngủ rất ngoan! Cháu ngoan nhất nhà!

Rồi bà cụ mới từ tử giải chiếc chiếu mà tên Lân mua được cho bà cụ xuống đất, rồi nằm lên ngủ thiếp đi.

************************************

Một tháng sau đấy, ông thầy dạy Vật lại lặn lội lên thuyền quay trở về làng ấy. Ông hỏi người tìm ngay đến nhà bà cháu Cửu và gõ của.

- Cộc cộc! Cửu ơi! Trò hãy lên đường ngay thôi.

Cái cửa tre chầm chậm mở. Đó là ả vợ Lân. Ả ngạc nhiên khi thấy ông thầy dạy Vật. Ả xua tay nói với ông ta:

- Thầy ơi! Bà cháu thằng Cửu không có nhà đâu! Thầy đi đi! Thật là mất công thầy đi thuyền từ xa đến đây, chắc thầy mệt và mỏi chân lắm nhỉ? Tôi với ổng nhà tôi mới đi buôn về còn mệt rã rời như vậy, không tiếp thầy vào được đâu!

- Chị Lân! – Ông thầy nghiêm túc đáp – Tôi biết giờ này là bà cháu Cửu vẫn đang ở nhà. Chị cứ tiếp tôi vào đi. Sau đó thì chị cứ ngồi nghỉ trong nhà thoải mái, tôi hứa không làm phiền an chị nghỉ ngơi đâu.

Ả vợ Lân miễn cưỡng đành cho thầy dạy Vật vào nhà. Ông thấy bà cháu Cửu đnag ngồi trên giường chơi với nhau.

- Cửu à! Trò đi với thầy mau thôi! Để học với thầy thì trò phải học xa nhà và kiên trì học theo trong vòng mười mấy năm giời. Đi mau thôi! Tôi hứa với trò tôi rằng, trò nào mà đủ kiên trì thì sẽ được ăn thịt nướng nhà tôi ròng rã suốt ngần ấy năm giời!

Cửu đặt ngay bộ đồ chơi xuống. Cậu lắp bắp hỏi lại thầy:

- Thầy ơi, mười…mười mấy năm giời đó hả thầy? Thầy có thể giảm thời gian cho em được không ạ!

- Nếu trò muốn học Vật bình thường hoặc đến mức độ kém thì tôi sẽ giảm cho trò số thời gian dài dằng dặc ấy. – Giọng ông thầy nghiêm khắc.



Cửu bàng hoàng, ngước nhìn lại bà hồi lâu. Cậu không đáp lại lời của ông thầy dạy Vật. Bỗng nhiên, cậu gục vào lòng bà cụ. Và hai bà cháu cũng khóc vì sắp phải xa cách nhau. Cuối cùng, bà cụ và vợ chồng tên Lân phải đi theo hai thầy trò Cửu để tiễn họ đi.

Ấy là vào một buổi chiều cuối thu. Vừa mới tới đầu làng, họ bắt gạp ngay những đợt gió lặng lẽ thổi qua hơi buốt lạnh. Dưới gốc đa cổ thụ đầu làng đã rụng nhiều lá đỏ. Những gian nhà đìu hiu, vắng tanh vắng ngắt. Nơi đằng kia có rất ít bóng người hay những chiếc xe trâu, xe bò chạy qua. Đi theo một con đường dài dẫn tới bến sông, hai bên đều là những cánh đồng lúa vàng mênh mông, bát ngát chưa biết chừng rộng tới chừng nào. Ánh mắt Cửu nhìn về tít phía xa xăm của cánh đồng, trong đầu nặng trĩu suy nghĩ. Khung cảnh xung quanh khiến cho con người đã vốn trầm lặng lại càng thêm trầm lặng, đã sầu não lại càng thêm âu sầu. Một người hàng ngày hay nói rất nhiều như ả vợ Lân cũng có vẻ trầm ngâm hơn hẳn.

Tới nơi, ngay trước mắt họ đã có đò chờ sẵn. Bác lái đò dáng người gầy gò, khẳng khuyu dường như đã chờ họ khá lâu.

- Chà, giờ ông mới quay trở lại đây! – Bác ta nói – Cậu học trò mới của ông đây phải không?

- Dạ vâng, là cháu ạ! – Cửu lễ phép đáp.

- Vâng, đúng rồi! – Ông thầy Ngưu cười, ông nhìn Cừu và xoa đầu cậu.

- Trông cậu học trò mới của ông mặt mũi cũng sáng lạng, chắc sau này sẽ trở thành trạng Vật nhỉ? – Bác lái đò lại nói.

- Vâng! – Ông thầy đáp lời bác lái đò, rồi hỏi Cửu – Trò Cửu, bây giờ con đã sẵn sàng để đi chưa?

Cửu nhìn về phía trước. Dòng sông cuốn mạnh từng đợt sóng.

Cửu lại quay lại nhìn bà, mắt cậu rưng rưng lệ, môi cậu mấp máy hỏi:

- Bà ơi! Cháu biết làm sao bây giờ? Cháu phải xa bà mười mấy năm giời! Thế cháu còn gặp bà nữa không và gặp bà khi nào đây?

- Ôi cháu ngoan của bà! – Bà cụ ốm yếu gầy nhom ồm thằng Cửu vào lòng, cũng là cái ôm cuối cùng của hai bà cháu – Bà sẽ đợi cháu. Nhất định khi cháu trở thành tài, bà sẽ gặp lại cháu ở hội Vật nào đó hoặc dịp cháu được trở về làng!

- Trời ơi, cháu sẽ nhớ bà lắm! Bà ơi, bà còn giữ bức tranh thì mang ra cho cháu đi, lúc cháu nhớ bà thì đem ra xem!

- Cháu à, thầy u chắc để quên ở nhà rồi, bà lại hay lẩm cẩm nên không mang đi. Thôi thì cháu thông cảm cho bà đi nhé.

- Vậy thì, nếu khi nào u sinh em bé thì bà phải tìm cách nào liên lạc được với cháu mà báo đấy nhé!

- Vâng ạ, bà biết mà, chắc cháu khi ấy sẽ vui lắm!

- Bà hứa đấy nhé?

- Bà hứa đấy, Cửu à!

- Thầy u cũng tìm cách giúp con liên lạc với bà nhé? – Cửu quay sang vợ chồng tên Lân.

- Ờ - Lân gằn giọng đáp cộc lốc.

Hồi lâu, hai bà cháu mới buông ra. Cửu quay người lại nói với ông thầy:

- Thầy ơi, con sẵn sàng rồi. Thầy cho con đi luôn nhé.

- Được!

Thế là, Cửu lẳng lặng theo ông thầy lên thuyền ngồi. Cậu ngẩng đầu lên nhìn trời, thấy một cánh cò trắng là là bay qua. Cánh cò bay qua như chào từ biệt cậu rời khỏi quê hương. Cảm ơn cánh cò, cậu sẽ đi nhé. Cậu chắc chắn sẽ học hành chăm chỉ, sau này thành danh để bà vui, thầy u vui, không khiến ai phải thất vọng về cậu. Và cậu, cậu nhất định sẽ trở về, đặt



chân lên mảnh đất quê hương này vào một ngày nào đó. Cậu mỉm cười, vẫy tay chào cánh cò. Rồi nhìn lên bờ, nơi có những người thân mình, Cửu cũng vẫy tay chào từ biệt họ:

- Bà ơi, cháu đi đây! Thầy u, con đi đây! Nhất định mười mấy năm nữa, con sẽ gặp lại mọi người!

Ông thầy Ngưu vội đưa Cửu bước lên thuyền.

- Chào cụ, chào anh chị, chúng tôi đi đây! –Ông ta nói lời từ biệt với họ - Tôi nhất định sẽ đào tạo cho trò Cửu thật tốt, sau này trò sẽ thành tài, đem lại vinh hoa phú quý về cho gia

đình nhà mình!

- Vâng, chào ông! – Bà cụ nói, giọng run run.

Bác lái đò liền chèo thuyền đi. Cửu quay lại nhìn bà cụ, nhìn thầy u nuôi lần cuối, tay vẫy chào họ. Bà cụ nở nụ cười hiền từ, trìu mến cũng vẫy chào Cửu. Trong lòng bà, sự xúc động trào dâng đến nỗi đã biến thành những giọt lệ rơi trên hai gò má. Bà cụ đứng nhìn đó dõi theo con thuyền, cho đến khi nó đã khuất mất ở đằng xa...

Bà cụ vẫn cứ đứng đó, ngẩn người nhìn theo. Đến lúc này, hai vợ chồng Lân cảm thấy kì lạ. Tên Lân vội nói:

- U ơi! Đủ rồi đủ rồi đấy! Thằng Cửu cháu nuôi của u đi rồi! U còn đứng đó nhìn cái gi nữa!

- Đúng rồi đấy, u ơi! - Ả vợ Lân nói theo, bây giờ cái giọng lanh lảnh của ả mới lại cất lên được – Giờ đây, trong nhà ta chỉ còn ba người thôi, chúng ta sẽ đỡ vất vả hơn xưa!

- Cho u đứng một chút đi đã! – Bà cụ vội nói

- U nhớ thằng Cửu quá! Mấy đứa chúng mày cứ về nhà trước đi, nhất là con vợ mày đang có chửa ấy, nó cần được nghỉ ngơi. Khi nào u muốn thì u về, u sẽ không về lúc đêm muộn cho chúng mày phải lo lắng quá lên đâu!

- Thầy nó à! - Ả vợ Lân nói – Khi nào tôi đẻ thì nhà ta lại là bốn người đấy! Mau về đi! Cứ để mụ già này đứng đến khi nào mụ mỏi chân muốn về thì mụ ấy về.

- Ừ, mình nói đúng, một mụ già lẩm cẩm mà! Về thôi mình, mình phải gìn giữ sức khoẻ! – Lân gật đầu đáp.

Hai vợ chồng hắn đã về nhà từ lâu. Thế mà bàcụ cứ đứng bên sông đến tận buổi chiều rồi khóc thầm. Trời nhá nhem tối, rồi đổ mưa. Bà cụ cũng mặc mưa mà đứng đó. Khi đã ướt hết người, cái lạnh thấm vào quần áo, đến da thịt của bà cụ, bà cụ rên, ho một cách đau đớn. Nhìn xung quanh thì không thấy vợ chồng tên Lân hốt hoảng đến đón gì cả. Bà đành cầu nguyện với giời phải bảo hộ, che chở cho thằng Cửu được an lành, rồi bà cụ mới chống gậy về nhà.

Lúc bà mở cửa vào nhà, tên Lân ngồi bắt chân chéo trên võng, đang cố bật nắp chai rượu nhìn thấy bà liền “hừ” một tiếng, rồi hắn uống phì phò, bảo với ả vợ trốn trong bếp:

- Mưa rét như này, thế mà mụ già lẩm cẩm vẫn còn đứng ngoài đó được, tài ghê, mình ạ! Tôi cá với mình là không đứng được tài như thế bằng mụ già đâu! Chắc chắn đấy! Lạnh một tí là tôi lao ngay vào nhà tránh rét rồi!

Lại có tiếng vọng của ả vợ Lân:

- Tôi cũng đang định đón mụ già về, thế mà mình cứ để bà cụ chịu rét cóng như thế chỉ vì tôi có chửa, tôi xót cho mụ ấy quá!

Hắn lại quay sang nói với bà cụ:

- Mụ kia! Ốm yếu thì xuống bếp, từ lấy khăn choàng đầu cho khỏi cảm lạnh đi! Rồi giúp ả nhà tôi với! Ả nấu khét một tí lại đen ngòm cả mặt, thật tức tối, mất công tự rửa mặt lấy kia chứ! Lỗi tại mụ nên mụ phải chịu phạt như

thế đấy!

Bà cụ mặc kệ những gì tên Lân nói. Đầu bà cụ vẫn còn đang suy nghĩ đến thằng Cửu, lo lắng cho Cửu. Bà vào phòng, lấy tấm vải nâu rách tươm choàng lên vai, lên cổ cho đỡ lạnh, rồi mò xuống bếp tìm ả con dâu...

(Còn tiếp)

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện trọng sinh
truyện ngôn tình

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

truyện bách hợp

Nhận xét của độc giả về truyện Bà Cháu Cửu

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook