Chương 6: Chợ Tết Và Ước Mong Của Cậu Bé Cửu
Ngọc Khánh
11/11/2023
Hôm ấy, chợ rất đông, thằng Cửu đi theo sau bà cụ để mua thịt, rau cho cả hai bà cháu. Sắp đến 30 tháng Chạp, vì thế khu chợ này là chợ Tết. Người ra kẻ vào tấp nập, thúng gánh củ những người bán hàng đi đi lại lại. Tiếng rao thì rất nhiều:
- Ai mua lá chuối không! Lá chuối nhà tôi tốt để gói bánh chưng!
- Mua bánh giày nhà tôi nào! Có nhân đậu xanh ngon lắm!
- Hãy mua phở đi! Phở Hà Thành bán ở vùng này mỗi năm có một lần vào những ngày Tết thôi!
Thôi thì đủ các loại món ăn, loại bánh. Mùi thơm của chúng hấp dẫn đến thằng Cửu. Nó nằng nặc đòi bà cụ:
- Bà ơi! Bà mua một cái bánh giày cho cháu ăn đỡ đói đi!
- Chút nữa, khi nào bà tìm thấy hàng nó bán bánh giày thì mua cho! – Bà cụ xoa đầu thằng bé.
Bà cụ tìm được thấy hàng bánh giày. Bà chỉ có số tiền ít ỏi nhưng đủ để mua hai cái bánh. Bà cúi xuống, đưa thằng Cửu đi tiếp, còn bảo nó:
- Ăn bánh luôn đi cháu!
Nhưng thằng Cửu chưa muốn ăn ngay. Nó đưa một cái bành giày bằng hai tay cho bà cụ rồi nói:
- Bà ăn đi kẻo đói. Cháu không cần ăn hai cái bánh đâu.
- Nhưng mà bà có đói như cháu đâu! – Bà cụ đáp.
- Thây kệ! Bà cứ ăn đi! Mỗi một năm mới tìm thấy hàng bánh giày thì phải ăn chứ lị!
Bà cụ rớt lệ cảm động. Cầm lấy cái bánh, bà cụ không làm sao ăn nổi được, có lẽ vì đây là lần đầu bà thực sự được đứa cháumình quan tâm đến vậy. Những miếng bánh trắng phau nhão nhão, còn gửi được mùi hương của lá, rồi cảm nhận được cả hạt gạo nếp. Đang đường đi qua những hàng bán quần áo, bát đũa, thằng bé giật nảy mình hỏi:
- Ơ? Thế bà không đủ tiền để mua ba cái bánh ạ?
- Ba cái bánh sao? Thế cái bánh con lại thì cho ai nữa hở cháu? – Bà cụ thắc mắc.
- Cái chú Đán hay sang nhà mình giúp bà ấy! Chắc giờ chú cũng đói lắm!
- Ối chết! Bà quên mất! – Bà cụ giật mình! – Thế bây giờ bà phải đền ơn chú ấy thế nào nhỉ?
- Bà ạ! Nhìn bà được vui, được mạnh khỏe là chú ấy vui rồi! – Cửu nhanh nhẹn đáp.
Hai bà cháu cứ đi tiếp. Khi đến gần một đền thờ, Cửu phát hiện ở đó có cuộc thi chọi gà, chọi trâu, rồi đáu võ, đấu vật nữa! Nó nhìn mà thíchư thú lắm! Cửu lại kéo áo bà:
- Bà ơi! Cho cháu xem cái chỗ đấu Vật đằng kia đi bà! Người ta đấu hay lắm?
- Mấy cái ông đô vật đấy hả cháu? Nào thì lại gần thử xem! – Bà cụ dắt tay thằng Cửu tới chỗ đấu vật.
Cửu nhìn mấy ông đô vật dùng tay chân đấu với nhau mà thích thú lắm. Lúc về nhà, nó bảo bà cụ:
- Bà ơi! Cháu muốn đi học đấu Vật ạ!
- Nhưng cháu ơi! Giờ nhà ta có đủ tiền đâu cháu! Ráng đợi khi nào bà kiếm đủ tiền, lúc đó bà sẽ gởi cháu cho một ông thầy để cháu ăn học.
Cửu mặt buồn bã nhìn bà, tay mân mê bộ que gỗ, dúi dúi chúng vào nhau như thể nó đang tưởng tượng ra chúng là những tay đấu vật. Nó nằm xuồng lòng bà rồi ngủ thiếp đi…
**************************************
Cô con gái nhà ông thầy lang Vương tên là Trúc. Không hiểu vì sao một hôm nọ, cô tự mò đến nhà của Đán, gõ cửa:
- Có ai ở nhà không!
Nhưng cô đợi rất lâu mà không thấy ai ra mở cửa. Chàng thanh niên nọ bán rau đi qua bảo vói Trúc:
- Hôm nay anh Đán lên rừng rồi! Chị tìm đến nhà anh Đán làm gì?
- Nhà cậu có ở gần đây không? – Cô hỏi chàng thanh niên – Khi nào anh Đán về thì tôi sang.
...
Hồi lâu, Đán vác trên vai gánh củi to, vừa đi vừa mệt, lúc định đi vào nhà thì anh gặp ngay cô con gái ông thầy lang Vương.
- Sao cô lên đây mà không báo cho tôi biết? Nhẽ ra cô nên bảo tôi đưa cô đi chứ!
- Tôi tự đi được một mình, anh chớ lo! Mà Tết rồi, anh vẫn lên rừng à?
- Thế không lên rừng chặt củi thì tôi sống bằng nghề gì? Cô mau vào nhà đi!
Bước vào nhà, cô con gái thầy Vương ngạc nhiên khi vật chất có vẻ ít hơn nhà mình.
- Thiếu thốn thật! May là thầy tôi có hỏi tôi cho anh đấy!
- Cô thông cảm giùm tôi – Đán thở dài – Nếu cô chê thì sau này chúng ta ở với nhau ở làng thuộc giai cấp địa chủ cũng được.
Trúc giật mình. Cô vội nói:
- Thôi tôi xin anh đây! Tôi xin ở nhà anh đấy! Mà anh chỉ ở một mình thôi à?
- Ờ, không hẳn như thế, tôi còn có u nuôi.
- U ruột của anh mất rồi à? Thế u nhà anh đâu? Sao tôi không thấy?
- Đi theo tôi! – Đán bảo cô gái...
(Còn tiếp)
- Ai mua lá chuối không! Lá chuối nhà tôi tốt để gói bánh chưng!
- Mua bánh giày nhà tôi nào! Có nhân đậu xanh ngon lắm!
- Hãy mua phở đi! Phở Hà Thành bán ở vùng này mỗi năm có một lần vào những ngày Tết thôi!
Thôi thì đủ các loại món ăn, loại bánh. Mùi thơm của chúng hấp dẫn đến thằng Cửu. Nó nằng nặc đòi bà cụ:
- Bà ơi! Bà mua một cái bánh giày cho cháu ăn đỡ đói đi!
- Chút nữa, khi nào bà tìm thấy hàng nó bán bánh giày thì mua cho! – Bà cụ xoa đầu thằng bé.
Bà cụ tìm được thấy hàng bánh giày. Bà chỉ có số tiền ít ỏi nhưng đủ để mua hai cái bánh. Bà cúi xuống, đưa thằng Cửu đi tiếp, còn bảo nó:
- Ăn bánh luôn đi cháu!
Nhưng thằng Cửu chưa muốn ăn ngay. Nó đưa một cái bành giày bằng hai tay cho bà cụ rồi nói:
- Bà ăn đi kẻo đói. Cháu không cần ăn hai cái bánh đâu.
- Nhưng mà bà có đói như cháu đâu! – Bà cụ đáp.
- Thây kệ! Bà cứ ăn đi! Mỗi một năm mới tìm thấy hàng bánh giày thì phải ăn chứ lị!
Bà cụ rớt lệ cảm động. Cầm lấy cái bánh, bà cụ không làm sao ăn nổi được, có lẽ vì đây là lần đầu bà thực sự được đứa cháumình quan tâm đến vậy. Những miếng bánh trắng phau nhão nhão, còn gửi được mùi hương của lá, rồi cảm nhận được cả hạt gạo nếp. Đang đường đi qua những hàng bán quần áo, bát đũa, thằng bé giật nảy mình hỏi:
- Ơ? Thế bà không đủ tiền để mua ba cái bánh ạ?
- Ba cái bánh sao? Thế cái bánh con lại thì cho ai nữa hở cháu? – Bà cụ thắc mắc.
- Cái chú Đán hay sang nhà mình giúp bà ấy! Chắc giờ chú cũng đói lắm!
- Ối chết! Bà quên mất! – Bà cụ giật mình! – Thế bây giờ bà phải đền ơn chú ấy thế nào nhỉ?
- Bà ạ! Nhìn bà được vui, được mạnh khỏe là chú ấy vui rồi! – Cửu nhanh nhẹn đáp.
Hai bà cháu cứ đi tiếp. Khi đến gần một đền thờ, Cửu phát hiện ở đó có cuộc thi chọi gà, chọi trâu, rồi đáu võ, đấu vật nữa! Nó nhìn mà thíchư thú lắm! Cửu lại kéo áo bà:
- Bà ơi! Cho cháu xem cái chỗ đấu Vật đằng kia đi bà! Người ta đấu hay lắm?
- Mấy cái ông đô vật đấy hả cháu? Nào thì lại gần thử xem! – Bà cụ dắt tay thằng Cửu tới chỗ đấu vật.
Cửu nhìn mấy ông đô vật dùng tay chân đấu với nhau mà thích thú lắm. Lúc về nhà, nó bảo bà cụ:
- Bà ơi! Cháu muốn đi học đấu Vật ạ!
- Nhưng cháu ơi! Giờ nhà ta có đủ tiền đâu cháu! Ráng đợi khi nào bà kiếm đủ tiền, lúc đó bà sẽ gởi cháu cho một ông thầy để cháu ăn học.
Cửu mặt buồn bã nhìn bà, tay mân mê bộ que gỗ, dúi dúi chúng vào nhau như thể nó đang tưởng tượng ra chúng là những tay đấu vật. Nó nằm xuồng lòng bà rồi ngủ thiếp đi…
**************************************
Cô con gái nhà ông thầy lang Vương tên là Trúc. Không hiểu vì sao một hôm nọ, cô tự mò đến nhà của Đán, gõ cửa:
- Có ai ở nhà không!
Nhưng cô đợi rất lâu mà không thấy ai ra mở cửa. Chàng thanh niên nọ bán rau đi qua bảo vói Trúc:
- Hôm nay anh Đán lên rừng rồi! Chị tìm đến nhà anh Đán làm gì?
- Nhà cậu có ở gần đây không? – Cô hỏi chàng thanh niên – Khi nào anh Đán về thì tôi sang.
...
Hồi lâu, Đán vác trên vai gánh củi to, vừa đi vừa mệt, lúc định đi vào nhà thì anh gặp ngay cô con gái ông thầy lang Vương.
- Sao cô lên đây mà không báo cho tôi biết? Nhẽ ra cô nên bảo tôi đưa cô đi chứ!
- Tôi tự đi được một mình, anh chớ lo! Mà Tết rồi, anh vẫn lên rừng à?
- Thế không lên rừng chặt củi thì tôi sống bằng nghề gì? Cô mau vào nhà đi!
Bước vào nhà, cô con gái thầy Vương ngạc nhiên khi vật chất có vẻ ít hơn nhà mình.
- Thiếu thốn thật! May là thầy tôi có hỏi tôi cho anh đấy!
- Cô thông cảm giùm tôi – Đán thở dài – Nếu cô chê thì sau này chúng ta ở với nhau ở làng thuộc giai cấp địa chủ cũng được.
Trúc giật mình. Cô vội nói:
- Thôi tôi xin anh đây! Tôi xin ở nhà anh đấy! Mà anh chỉ ở một mình thôi à?
- Ờ, không hẳn như thế, tôi còn có u nuôi.
- U ruột của anh mất rồi à? Thế u nhà anh đâu? Sao tôi không thấy?
- Đi theo tôi! – Đán bảo cô gái...
(Còn tiếp)
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.