Ba Chị Em Nhà Họ Tống

Chương 30: Hai Chị Em, Hai Chiến Tuyến (1)

Nguyễn Vạn Lý

28/11/2017



Cuộc sống của Khánh Linh tại Mạc tư khoa ngày càng đen tối, ảm đạm, cô đơn giữa cảnh thiếu thốn và cái lạnh khủng khiếp. Đến tháng 12- 1927, lấy lý do tham dự hội nghị của Mặt Trận Chống Đế quốc tại Brussels, thủ đô nước Bỉ, Khánh Linh trốn khỏi Nga sộ Tại Brussels tháng 12- 1927, Khánh Linh được bầu làm Chủ Tữch Danh Dự của Mặt Trận. Trong số những người ngồi cùng bàn chủ tọa với Khánh Linh, người ta thấy có nhà bác học Albert Einstein, văn hào Maxim Gorky, chánh khách Nehru của Ấn Độ...

Trong dịp này, nhà văn Romain Rolland viết về Khánh Linh như sau: "Bạn tưởng bà Tống Khánh Linh xuất chúng của chúng ta chỉ là một bông hoa đẹp hương thơm tỏa khắp thế giới hay sao? Không, không! Bà chính là một con sư tử đang phá tung tất cả mọi màng lưới."Sau hội nghị Brussels, bà tìm đường tới Bá Linh. Lúc đó Bá Linh là một thành phố của đàng điếm và tội lỗi. Người ta khiêu vũ khỏa thân, những buổi liên hoan dâm loạn, đàn ông mặc giả đàn bà và ngược lại đàn bà mặc giả đàn ông. Trật tự đảo lộn: Những hành động trước kia được coi là riêng tư thì nay được làm trước công chúng, như là một triết lý nhân sinh mới.

Khánh Linh để hết tâm trí vào hoạt động phong trào chống phát- xít và chống đế quốc. Bà được bầu làm chủ tịch phong trào này hai lần. Bà gặp lại người đồng chí thân tín Đặng Diễn Đạt. Hai người nỗ lực thành lập Lực Lượng Thứ Ba để cho người Trung hoa một lựa chọn mới, ngoài Quốc dân đảng và cộng sản.

Tại Nam Kinh, Quốc dân đảng đang tìm cách đánh lừa Khánh Linh trở về Trung hoa bằng cách tổ chức lễ chuyển hài cốt của Tôn Dật Tiên, từ Bắc Kinh về chôn tại ngọn Bích Sơn bên ngoài thành Nam Kinh, theo đúng ý nguyện của Tôn Dật Tiên lúc còn sống. Việc làm này vừa lôi kéo được Khánh Linh trở về, vừa có lợi chính trị cho Tưởng Giới Thạch. Tưởng đang ra công tu bổ cải tiến Nam Kinh, và đổi danh hiệu Bắc Kinh thành Bắc Bình. Nam Kinh trở thành thủ đô chính thức của Trung hoa dưới thời Quốc dân đảng.

Tưởng ra lệnh cho Tống Tử Lương, người em trai trong gia đình nhà họ Tống sang Bá Linh tìm và khuyên bà chị Khánh Linh trở về Trung hoa. Khánh Linh biết rõ thâm ý của Tưởng Giới Thạch nên trước khi rời Bá Linh, bà ra một thông cáo khẳng định bà trở về Trung hoa là để tham dự lễ chuyển hài cốt của Tôn Dật Tiên, và bà rút ra khỏi mọi hoạt động chính trị của Quốc dân đảng. Bà cũng tố cáo Quốc dân đảng hiện nay đã đi ngược các nguyên tắc căn bản của Tôn Dật Tiên, chồng bà và cũng là người sáng lập ra Quốc dân đảng.

Khi Tống Tử Lương hoảng sợ và phản đối bản thông cáo của bà chị thì Khánh Linh nghiêm khắc nói với em, "Nhà họ Tống phải phục vụ Trung hoa chứ Trung hoa không phải phục vụ gia đình nhà họ Tống." Bà dùng xe lửa đi ngang qua Nga sô để trở về quê hương. Tới địa điểm đầu tiên của Trung hoa, bà được rất đông dân chúng đến chào mừng. Tưởng Giới Thạch tổ chức lễ đón tiếp Khánh Linh rất trọng thể. Khánh Linh cho đó là mục đích tuyên truyền của Tưởng và tuyên bố với các ký giả:

"Đã có sự phản bội và xuyên tạc hoàn toàn phong trào quốc gia. Sự phản bội cách mạng này do những người đã có liên hệ tới phong trào quốc gia. Những người này đang cố gắng lôi kéo Trung hoa đi vào con đường nghèo khó quen thuộc để mưu đồ cho quyền lực cá nhân."

Khi tới Bắc Kinh, Khánh Linh lặng lẽ tránh mọi người trong gia đình nhà họ Tống. Khi tới ngọn núi Bích Sơn giữa khí hậu nóng nực ẩm thấp, bà phải trèo lên ngọn núi và chịu đựng những lễ nghi rất dài cho tới lúc nhìn thấy quan tài của chồng được yên nghỉ thì bà trốn về Thượng Hải. Trong hai tháng đầu, bà giữ im lặng. Đến đầu tháng 8, bà công bố một bản tuyên cáo chống lại Tưởng Giới Thạch, dưới hình thức một bức điện tín gửi sang Bá Linh.



.".. Chính phủ phản động Nam Kinh đang kết hợp với lực lượng đế quốc trong những cuộc đàn áp dã man chống lại quần chúng Trung hoa. Chưa bao giờ sự phản bội của các nhà lãnh đạo Quốc dân đảng phản động lại tỏ lộ một cách vô sỉ trước thế giới như hiện naỵ Vì đã phản lại công cuộc cách mạng quốc gia, họ tất nhiên sẽ trở thành công cụ của đế quốc và tìm cách gây chiến với Nga sộ Nhưng quần chúng Trung hoa sẽ đứng về phía cách mạng. Sự khủng bố sẽ chỉ giúp động viên quần chúng và củng cố quyết tâm của chúng ta tới chiến thắng."

Tưởng và Bố già Đỗ Đại Nhĩ rất căm phẫn bản tuyên cáo của Khánh Linh. Người ta lo ngại rằng chưa bao giờ Khánh Linh gần cái chết như thế. Khi bản tuyên cáo được in ra và phát tại đường phố thì các người phân phát bị bắt ngaỵ Đã có những cuộc trả thù tại Nam Kinh. Khi một người bạn hỏi Khánh Linh cảm thấy thế nào về sự đàn áp bộc phát, bà để tay lên ngực và trả lời, "Tôi cảm thấy thoải mái trong lòng vì chính tôi đã gửi bản tuyên cáo này. Điều gì sẽ xảy ra cho cá mhân tôi vì việc làm này không quan trọng đối với tôi." Nhà của bà bị canh gác, và những người đến thăm bà đều bị theo dõi.Ngay lúc đó một tờ truyền đơn sau đây xuất hiện:

Bán Thông Cáo Đẫm Nước Mắt Gửi Cho 400 Triệu Đồng Bào

"Sau chiến dịch chinh phạt miền bắc của lực lượng cách mạng năm ngoái, Tưởng Giới Thạch, vốn là một tên tống tiền, đã dùng danh nghĩa Quốc dân đảng và nhà lãnh tụ Tôn Dật Tiên để chiếm quyền hành.""Tưởng Giới Thạch đã hành động như vua Kiệt vua Trụ là hai hôn quân giết cả những ai thì thầm... Nhiều loại công khố phiếu đã được dùng cho tài sản riêng của cá nhân Tưởng Giới Thạch. Tiền của hắn bỏ vào ngân hàng ngoại quốc lên tới 50 triệu đô la... Ngân khoản hàng năm để nhập cảng đồ dùng trong cầu tiêu của Tống Mỹ Linh, người vợ bất hợp pháp của hắn, lên tới 4 triệu đô lạ Mỗi tờ giấy đi cầu của mụ ta được chế tạo có chất thuốc tốn kém tới 20 triệu đô lạ Đôi giầy của mụ ta làm bằng kim cương tốn phí 800 ngàn đô la và một bộ áo đáng giá 500 ngàn. Chưa bao giờ có một sự xa phí đến như thế... "

Thực ra tờ truyền đơn này hơi phóng đại sự thực. Mỹ Linh có một chứng bệnh ngoài dạ Da Mỹ Linh ửng đỏ từng chỗ mỗi khi bà hoảng hốt hoặc tức giận. Tính khí Mỹ Linh rất nhạy cảm nên thường hay thảng thốt. Một buổi chiều, đầy tớ phải thay áo lót cho cho Mỹ Linh ít là vài lần. Đây là cuộc chiến giữa hai chị em nhà họ Tống, nhưng phần yếu thế về phía Khánh Linh. Kẻ thù của Khánh Linh gồm có chính phủ Nam Kinh, Đỗ Đại Nhĩ, chị và các em của chính bà. Nhưng bà biết rằng kẻ thù đáng sợ nhất của bà lại chính là những người họ Tống. Bà biết những người này chẳng từ một điều gì mà không làm.

Khánh Linh sang Bá Linh một thời gian ngắn để bàn thảo cùng Đặng Diễn Đạt. Khánh Linh khuyên Đặng Diễn Đạt nên về hoạt động ngay tại Trung hoa, thành lập Lực Lượng Thứ Ba ngay tại Thượng Hải. Đặng lén trở về Thượng Hải và lôi cuốn được nhiều người tại khắp Trung hoa, những người không thích cộng sản và khinh bỉ Quốc dân đảng. Đôi khi Đặng xuất hiện trước đám đông, lên án chính phủ Nam Kinh đã phản lại quần chúng, và trở thành công cụ cho quân phiệt, địa chủ và tài phiệt.

Người Trung hoa tưởng đã có được một lựa chọn chính trị mới với Lực Lượng Thứ Ba của Đặng Diễn Đạt. Nhưng Tưởng và Bố già Đỗ Đại Nhĩ đã liên kết với lực lượng cảnh sát của Anh và Pháp trong khu tô giới, và tìm được chỗ trú ẩn của Đặng Diễn Đạt. Đặng bị bắt và giao cho mật vụ của Nam Kinh. Tưởng giam Đặng Diễn Đạt bên ngoài Nam Kinh và ra lệnh tra tấn ông ta trong nhiều tháng trời.

Khánh Linh cố gắng một cách tuyệt vọng để giải cứu Đặng Diễn Đạt. Bà thân hành tới Nam Kinh, xin gặp Tưởng và hạ mình năn nỉ Tưởng tha cho Đặnh Diễn Đạt. Tưởng ngồi im lặng, không trả lời trong lúc Khánh Linh hết lời van xin. Cuối cùng Tưởng nói vắn tắt, "Tôi đã ra lệnh giết hắn rồi." Thực ra ngày 29- 11- 1931, Đặng Diễn Đạt bị lôi ra khỏi phòng giam, và bị thắt cổ bằng giây kẽm gai. Các tay đao phủ của Tưởng rất thiện nghệ thắt cổ nạn nhân rất từ từ, kéo dài cả giờ để nạn nhân nếm mùi đau khổ. Lúc Khánh Linh năn nỉ Tưởng thì Đặng Diễn Đạt đã chết từ nhiều ngày trước rồi. Khánh Linh rất đau lòng. Khi trở về Thượng Hải, bà tố cáo vụ ám sát chính trị này:

"Ngày nay không còn dấu diếm được sự kiện Quốc dân đảng đã mất tư thế là một tổ chức cách mạng. Quốc dân đảng đã bị hủy diệt, không phải do kẻ thù bên ngoài, mà là do chính các nhà lãnh đạo của đảng. Cách mạng bây giờ chỉ là tàn sát và khủng bố. Dưới chiêu bài chống cộng, Quốc dân đảng tiếp tục các hoạt động phản cách mạng. Những người trung thành với cách mạng thì bị tra tấn cho đến chết, như trường hợp của Đặng Diễn Đạt, một người cương quyết, nhẫn nại, trung thành và can đảm."

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện bách hợp
truyện sắc

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

ngôn tình sắc

Nhận xét của độc giả về truyện Ba Chị Em Nhà Họ Tống

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook