Ba Chị Em Nhà Họ Tống

Chương 20: Sứ Quân Quảng Đông Phản Tôn Dật Tiên (2)

Nguyễn Vạn Lý

28/11/2017



Về phần Tôn Dật Tiên, khi ông để vợ Ở lại và trốn khỏi tư dinh, ông đã phải liều lĩnh đi qua một toán quân phản loạn để ra bờ sông. Nhưng nhờ đêm tối nên quân phản loạn không nhận ra ông. Ông và người vệ sĩ tiến tới chỗ đậu bí mật của chiếc pháo thuyền. Từ lúc đó thì kể như Tôn Dật Tiên được an toàn. Ông đánh điện cầu cứu Tưởng Giới Thạch. Ngày 18- 6, ông nóng nảy đánh thêm một điện văn thứ hai cho Tưởng, thúc giục Tưởng phải đến ngay vì tình thế rất khẩn trương.

Được điện văn thứ hai, Tưởng vội vàng từ Thượng Hải xuống giúp Tôn Dật Tiên với hy vọng chiếm lại được Quảng Châu khỏi tay Trần Quýnh Minh. Tưởng và Tôn Dật Tiên dùng chiếc pháo thuyền làm bản doanh chống lại quân phản loạn trong suốt 56 ngày. Trần Quýnh Minh hoảng sợ tái mặt khi nghe tin Tưởng Giới Thạch tới giúp Tôn Dật Tiên. Họ Trần biết Tưởng là một người quỷ quyệt, có thể làm bất cứ điều tàn ác nào. Khi nhận được điện văn đầu tiên của Tôn Dật Tiên, Tưởng hoàn toàn im lặng. Nhưng khi điện văn thứ hai của Tôn Dật Tiên tới nơi thì phe của Tưởng khuyên Tưởng phải lên đường ngay, vì thời gian đã chín mùi để Tưởng tạo được uy thế trong hàng ngũ cách mạng của Tôn Dật Tiên, vì đây là giờ phút nguy hiểm nhất của Tôn Dật Tiên, và cần sự trợ giúp của Tưởng nhất. Trong thời gian sống bên Tôn Dật Tiên dưới chiếc pháo thuyền, Tưởng tỏ ra rất cần mẫn, có khi cởi áo lau sàn tàu như một người lính thường. Điều này làm Tôn Dật Tiên rất cảm động, và quyết định giao phó cho Tưởng chức vụ quan trọng trong tổ chức cách mạng của ông.

Vận may của Tôn Dật Tiên vẫn chưa đến. Một lần nữa nhà cách mạng này lại ghi thêm một thất bại chua chát. Sau 56 ngày trên pháo thuyền mà không loại trừ được quân đội phản loạn của Trần Quýnh Minh, Tôn Dật Tiên trở nên mệt mỏi nên cùng vợ và Tưởng cải trang tìm đường trốn về Hương Cảng, rồi đi luôn Thượng Hải để chờ một cơ hội khác. Kể từ đó vai trò của Tưởng Giới Thạch nổi bật trong Quốc dân đảng. Phe cực hữu của Thượng Hải đã thành công xâm nhập vào tổ chức cách mạng của Tôn Dật Tiên.

Tại Quảng Đông, Trần Quýnh Minh đốt tư dinh của Tôn Dật Tiên thành bình địa. Họ Trần còn hỏa thiêu tất cả các tài liệu và các bản thảo của Tôn Dật Tiên bỏ lại, trừ một số tài liệu bí mật viết tay của Tôn Dật Tiên, liên quan tới việc bí mật bắt tay với cộng sản Nga sộ Tôn Dật Tiên đã từng nhẫn nại gõ cửa các quốc gia tây phương nhờ giúp đỡ cho công cuộc thống nhất và canh tân nước Trung hoa của ông, nhưng mọi cánh cửa đều đóng chặt, không đáp lại sự nài nỉ của ông. Cuối cùng Tôn Dật Tiên đành phải quay sang cầu cứu cộng sản Nga sô giúp đỡ.

Các tài liệu mật liên lạc với Nga sô bắt được trong tư dinh của ông được đăng tải trên tờ Hong Kong Telegraph, gây chấn động trên thế giới, đặc biệt là giới tài phiệt Trung hoa. Người ta chưa được biết nhiều về những người bôn- sê- vích Nga sô, nhưng những điều ít ỏi người ta được biết về cộng sản Nga sô đều đáng kinh sợ. Tờ báo L'Avenir du Tonkin của người Pháp tại Hà nội ngày 24- 7- 1922 đã tóm lược các bằng chứng về sự móc nối giữa Tôn Dật Tiên và Nga sô như sau: "Chính phủ của Trần Quýnh Minh đã công bố những tài liệu vạch trần việc thiết lập một khối đồng minh Tầu- Nga- Đức do Tôn Dật Tiên soạn thảo, với sự hợp tác của M. Von Hintze, đại sứ Đức tại Mạc tư khoa, và trước kia là đại sứ Đức tại Bắc Kinh." Việc công bố này có ảnh hưởng tai hại cho công cuộc cách mạng của Tôn Dật Tiên. Hậu quả đầu tiên là tổ chức bí mật của Tôn Dật Tiên tại San Francisco lập tức khai trừ Tôn Dật Tiên ra khỏi tổ chức, vì tội đã bí mật liên kết với cộng sản Nga sộ Tại Trung hoa nhiều người e dè không dám cộng tác với Tôn Dật Tiên như trước nữa.

Thực ra cộng sản Nga đã tìm đến Tôn Dật Tiên trước. Mặc dầu cuộc cách mạng mùa thu của cộng sản thành công tại Nga sô, nhưng người Bôn- sê- vích không tạo được cuộc cách mạng trên toàn thế giới như họ mong muốn. Vì lý do này, các nhà lãnh đạo Nga sô cố gắng bày tỏ thiện cảm giúp đỡ các nước nhược tiểu trong nỗ lực tìm cơ hội tại hải ngoại. Nga sô đã kêu gọi người Trung hoa phải vùng dậy, lật đổ nền quân chủ và đòi lại các nhượng địa trước kia triều đình Mãn Thanh đã phải nhượng cho các quốc gia tây phương. Lời kêu gọi của Nga sô đã được giới trí thức Trung hoa rất đỗi cảm kích, nhất là sau khi người Trung hoa thất vọng trước kết quả của hội nghị Versailles. (Hội nghị này cho phép người Nhật được làm chủ các lãnh thổ Trung hoa trước kia do người Đức cai quản.)

Nhiều cán bộ cao cấp của cộng đảng Nga được phái sang Bắc Kinh để kiểm điểm tình thế để xem Nga sô nên cầm đầu nhóm cách mạng nào của Trung hoa. Năm 1922, một phái bộ ngoại giao Nga do Adolf Joffe hướng dẫn sang Bắc Kinh để tìm sự giao hảo và hợp tác với chính quyền Bắc Kinh. Các sứ quân của Trung hoa lúc đó còn đang mải lo tìm sự trợ giúp của Anh quốc nên bác bỏ mọi đề nghị của Joffẹ Bị thất bại tại Bắc Kinh, Joffe tìm đường xuống Thượng Hải gặp Tôn Dật Tiên, và coi Tôn Dật Tiên như một con bài thay thế.

Người cộng sản Nga không có ảo tưởng về Tôn Dật Tiên. Chính Lênin đã có lần mô tả Tôn Dật Tiên là một người ngây thơ, và những tư tưởng của Tôn Dật Tiên là không tưởng, thiếu thực tế. Tuy nhiên người Nga nhận thấy có thể lợi dụng được Tôn Dật Tiên và tổ chức Quốc dân đảng của ông. Nga sô tin tưởng có thể biến Tôn Dật Tiên thành một lãnh tụ chỉ đóng vai trò tượng trưng.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện bách hợp
truyện sắc

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

ngôn tình sắc

Nhận xét của độc giả về truyện Ba Chị Em Nhà Họ Tống

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook