Bắc Tống Phong Lưu

Chương 2434: Tần Lý tranh luận

Nam Hi

09/01/2018

- Vi thần cũng tán thành lời của Thiếu Tể. Nhật Bản lơ lửng ở hải ngoại, mặc dù đánh thắng cũng rất khó chiếm đóng lại càng khó để thống trị cho nên vi thần cũng đề nghị rút quân ở chiến trường Nhật Bản.

Lý Cương bỗng nhiên chắp tay nói.

Mao Thư, Trịnh Dật cũng đều đề nghị rút quân khỏi chiến trường Nhật Bản.

Bọn họ đều là người hiểu nhiều biết rộng. Cả Đại Tống không có ai để ý đến quốc đảo Nhật Bản này. Nơi này so với việc Nam chinh không giống nhau. Thu phục hai quận này đều là vì giữa Đại Tống và Nam Ngô vốn có cừu thù với nhau. Mà chính quyền triều Lý cũng nhất định là đang trong quá trình khai phá khu vực phía Nam Đại Tống cho nên tiến công hai quận này thì cả triều đình và dân chúng trong thiên hạ trên dưới hết thảy đều tán thành. Nhưng đánh Nhật Bản thì có rất ít người trong triều đồng ý. Hơn nửa đều phản đối, duy chỉ có ý đồ đó là vàng bạc của Nhật Bản.

Triệu Giai liếc mắt nhìn Lý Kỳ, gật đầu nói: - Đúng vậy. Trẫm suýt thì quên mất Nhật Bản. Trẫm vốn cho rằng chiến trường Nhật Bản không hao phí bao nhiêu thời gian. Nhưng trước mắt xem ra thì dường như không phải đơn giản như vậy. Ngược lại phải hao phí không ít nhân lực và vật lực.

Không đợi y nói xong, Lý Kỳ liền đứng ra nói: - Hoàng thượng. Nếu bây giờ rút binh thì những nỗ lực trước đây sẽ uổng phí hết rồi. Thật là đáng tiếc.

Tần Cối lập tức nói: - Nhưng mà hiện tại chiến trường Nhật Bản còn không nhìn thấy một cái đầu nào. Có trời mới biết phải đánh nhau bao lâu. Xu Mật Sứ, nếu như liên tiếp không ngừng như vậy, thì ngược lại sẽ càng thêm loạn. Cứ tiếp tục như thế, Đại Tống ta e rằng sẽ lún sâu vào trong nguy hiểm.

Lý Kỳ nói: - Nhưng Nhật Bản có vàng bạc rất nhiều. Điều này đối với việc cải cách tiền tệ của chúng ta có tác dụng rất lớn.

Tần Cối phản bác: - Nhưng nếu đánh thêm ba năm năm nữa thì chút vàng bạc này cơ bản không đủ để bù lại tổn thất trước đó của chúng ta. Ta chính là đề nghị rút khỏi chiến trường Nhật Bản, một lần nữa nghị hòa với triều đình Nhật Bản. Chỉ cần đảm bảo sự thông thương giữa người dân hai nước là được rồi. Chúng ta có thể lợi dụng hàng hóa để đổi lấy vàng bạc của bọn họ. Tuy có chậm trễ một chút nhưng cũng khá ổn thỏa rồi, không đáng phải đi chuốc lấy nguy hiểm.

Trịnh Dật, Lý Cương, Mao Thư, ba người họ cũng đều gật gật đầu.

Lý Kỳ nói: - Nhưng mà chúng ta rút lui như vậy thì ăn nói sao với dân chúng. Hơn nữa còn có Cao Ly. Lúc đầu chính chúng ta đã lôi kéo Cao Ly vào chung một khối. Hơn nữa người Nhật Bản sẽ cho rằng chúng ta sợ bọn họ. Điều này sẽ làm tổn hại đến uy danh đại quốc Trung Nguyên ta.

Tần Cối cười nói: - Xu Mật Sứ. Phải đặt lợi ích quốc gia lên làm đầu. Cái uy danh, thành tín mà ngài nói chỉ là điều thứ hai mà thôi. Cao Ly thì chỉ cần xuất ra một chút lương thảo thì xem như đã là lui quân rồi. Tin rằng bọn họ cũng sẽ hiểu được.

Triệu Giai gật gật đầu nói: - Trần Thiếu Tể nói không sai. Xu Mật Sứ, nếu khanh không thể cho trẫm một lý do thích hợp thì trẫm sẽ lập tức lui binh ở Nhật Bản. Trẫm thân là vua của một nước sẽ có trách nhiệm sửa sang đất nước này. Nhật Bản so với Tây Hạ và nước Kim mà nói thì hiển nhiên nhỏ nhặt không đáng kể.

Lý Kỳ gấp đến độ đổ mồ hôi hột, đầu óc nhanh chóng xoay chuyển, đột nhiên nói: - Nước Kim.

- Nước Kim?

Triệu Giai thoáng nhíu mày.

Lý Kỳ vội nói: - Không sai. Không biết hoàng thượng có còn nhớ lúc trước Nhật Bản từng xuất binh trợ giúp Cao Ly chăng?

Triệu Giai gật gật đầu nói: - Trẫm đương nhiên còn nhớ.

Lý Kỳ nói: - Lúc ấy Cao Ly cần sự giúp đỡ của chúng ta nhưng chúng ta ngược lại không dám xuất binh vậy mà Nhật Bản lại không hề có chút kiêng kị nào. Tại sao chứ? Bởi vì bọn họ ở giữa biển, nước Kim căn bản không có cách nào để chinh phạt Nhật Bản. Cho nên nói, Nhật Bản là đất nước không sợ nước Kim nhất trên đời. Nếu như chúng ta chiếm đóng được Nhật Bản. Vậy thì chúng ta tùy ý lúc nào cũng có thể phát động binh lính, công kích bất kỳ thành thị ven bờ nào của nước Kim. Hơn nữa, chúng ta muốn đánh thì đánh, muốn lui thì lui, còn có thể uy hiếp Cao Ly. Đối với nước Kim mà nói thì đây là một yếu địa chiến lược.

Triệu Giai trầm tư trong chốc lát, đưa mắt nhìn qua rồi nói: - Các khanh cho rằng thế nào?



Lý Cương nói: - Nếu như chống cự lại nước Kim thì cũng phải cân nhắc. Nhật Bản ngược lại cũng không phải là không có giá trị. Nhưng mà vi thần cho rằng, còn cần phải xem xét cẩn trọng. Nếu như cái giá phải trả quá lớn thì thà bỏ đi cho rồi.

Trịnh Dật nói:

- Đúng vậy. Chiến trường Nhật Bản phải tốc chiến tốc thắng, không thể cứ tiếp tục dùng dằng như thế này mãi được.

- Trẫm cũng nghĩ như vậy.

Triệu Giai gật đầu nói: - Hiện giờ ba vạn thủy quân ở Lai Châu đã đổ bộ vào Nhật Bản. Nếu như rút quân thì phải đổ bộ lên đất liền, e rằng không phải là một chuyện dễ dàng. Vả lại còn có một chi thủy quân ở Nhật Bản, cũng có thể kiềm chế quân Kim. Nói không chừng sau này sẽ có một tác dụng vô cùng lớn. Như vậy đi. Trẫm sẽ tiếp tục chi viện cho Tam Ti thêm nửa năm nữa. Nếu như trong vòng nửa năm mà chiếm không được Nhật bản thì nhất định phải rút quân.

Lý Kỳ nói:

- Nửa năm? Hoàng thượng. Như vậy không phải là quá ít sao?

Triệu Giai cười nói: - Nhưng khanh cũng phải suy xét cho triều đình chứ. Được rồi. Nếu như khanh có thể mượn được lương thực từ Cao Ly, trẫm có thể hào phóng cho thêm một ít thời gian nữa. Việc này cứ quyết định như vậy đi. Không cần phải bàn luận thêm nữa.

Lý Kỳ còn muốn nói nữa nhưng nghe Triệu Giai nói như vậy, lời đến miệng đành phải sửa thành: - Vi thần tuân mệnh.

Triệu Giai ho nhẹ một tiếng, nói: - Được rồi. Trở lại việc chính. Tính thời gian thì sứ thần nước Kim và Tây Hạ có thể sẽ cùng lúc tới kinh thành. Chúng ta phải ứng phó thế nào đây?

Lý Kỳ mặt không chút cảm xúc nói: - Việc này quá đơn giản. Hai bên đều đáp ứng hết là được. Bên phía Tây Hạ, chỉ cần không ra người, bất cứ điều kiện gì cũng đáng ứng. Còn phía nước Kim, chỉ cần không tổn hại đến tôn nghiêm, chuyện gì cũng đều nói tốt. Rốt cuộc chúng ta nên làm gì hay là làm điều gì thì đến đầu năm nay bất cứ hiệp ước đồng minh nào cũng thành nhẹ bẫng, chỉ là lời hứa hẹn ngoài miệng mà thôi.

Tần Cối cười ha hả nói: - Su Mật Sứ dường như còn có ám chỉ khác nha.

Lý Kỳ giơ ngón tay giữa lên nói: - Không biết Thiếu Tể cho rằng ta chỉ ý gì?

Tần Cối lắc đầu nói: - Không có. Không có. Ta chỉ là thuận miệng nói thế thôi. Đừng trách. Đừng trách.

Triệu Giai cười ha hả nói: - Lời Xu Mật Sứ nói cũng chính là ý của trẫm. Cứ làm như vậy đi. Về việc đàm phán với phía nước Kim thì do Xu Mật Sứ và Tư pháp viện trưởng đảm nhận. Còn bên Tây Hạ thì do Tần Thiếu Tể và Kinh Tế Sử đi thương lượng vậy.

Lý Kỳ nói: - Hoàng thượng. Sao phải an bài như vậy?

Triệu Giai nói: - Ngươi là người biết đàm phán nhất Đại Tống ta. Tây Hạ là muốn cầu cạnh chúng ta thì chỉ cần thương lượng một chút, hơn nữa trong đó cũng có thể sẽ liên quan đến phương diện mua bán cho nên Kinh Tế Sử nhất định phải ra tay. Còn bên phía nước Kim thì phiền phức hơn một chút cho nên phái khanh đi là khá thỏa đáng.

Vai chính diện thì giao cho Tần Cối còn vai phản diện ác ôn thì cử ta đi, không phải là quá ức hiếp người sao. Lý Kỳ tức giận nói: - Vậy hoàng thượng phái Tư pháp viện trưởng đi đánh nhau với nước Kim đi. Vi thần nói rõ trước, nếu như có phát sinh đấu võ thì không liên quan gì đến thần.

Khuôn mặt già nua của Lý Cương đỏ lên, vội nói: - Chuyện cũ bỏ đi. Vẫn mong Xu Mật Sứ giơ cao đánh khẽ.

Triệu Giai cười ha hả nói: - Nếu như đối phương ăn nói lỗ mãng thì giáo huấn một chút cũng không sao.



Năm vị đại thần ở bên dưới tất thảy đều toát mồ hôi lạnh. Vị hoàng đế này thật đúng là vô lương tâm thật.

Triệu Giai dường như thấy mình nói sai, vội ho hai tiếng, đột nhiên nói: - Đúng rồi. Hôm nay Kinh tế sử dường như chưa vào triều.

Đúng rồi. Ta là tới để giúp Thất Nương xin nghỉ phép, không phải là đến giúp nàng lĩnh thêm nhiệm vụ. Lý Kỳ vội nói: - Đúng rồi. Hoàng thượng. Vi thần có việc thỉnh tấu.

- Chuyện gì?

Lý Kỳ cười ha hả nói: - Là như vầy. Vi thần hôm qua biết được Kinh tế sử đã mang thai.

- Vậy sao?

Triệu Giai cười ha hả nói: - Vậy thì thật đáng chúc mừng nha.

Đám người Tần Cối, Trịnh Dật cũng rối rít chúc mừng Lý Kỳ. Khỏi cần biết bọn họ là hư tình hay là giả ý, Lý Kỳ đều vô cùng cao hứng. Sau một hồi đáp lễ hết thảy thì lại nói: - Hoàng thượng. Người xem đó. Kinh tế sử giờ đã có thai, việc đi đàm phán này Thật không dám giấu giếm, vi thần hôm nay đến là chuẩn bị thay Kinh Tế Sử xin phép hoàng thượng. Hoàng thượng cũng biết đó. Vi thần thật không dễ dàng chút nào, thê tử tuy không ít nhưng con cái thì chỉ có một, hơn nữa Kinh tế sử lại là nữ nhân đầu tiên của vi thần. Cho nên, vi thần không muốn Kinh tế sử mệt nhọc quá độ. Mong hoàng thượng có thể phê chuẩn cho nàng nghỉ phép, để Kinh tế sử có thể ở nhà an tâm dưỡng thai.

Triệu Giai cau mày nói: - Điều này trẫm tất nhiên biết rõ. Trẫm cũng vì khanh mà cảm thấy rất cao hứng. Nhưng bây giờ là thời điểm mấu chốt. Kinh Tế Sử lại nắm trong tay kinh tế cả nước. Việc này Chỉ e là không được.

Tần Cối chuyển động tròng mắt, đột nhiên nói: - Hoàng thượng. Kinh tế sứ đang mang thai mà lại tiếp tục quản lý Thương Vụ Cục e là lực bất tòng tâm, nói không chừng còn bị phản tác dụng. Vi thần đề nghị chi bằng tuyển một người khác làm Kinh tế Phó sứ, tạm quản Thương Vụ Cục.

Triệu Giai nói: - Trẫm cũng muốn như vậy nhưng vấn đề là ngoài Lý Kỳ ra, căn bản không có ai thích hợp cả. Bằng không lúc trước trẫm cũng không mạo hiểm chọn dùng Bạch Thiển Dạ làm Kinh tế sử. Kinh tế sứ là một trong những thần tử đắc lực nhất của trẫm. Cô ta cũng nhận được sự tán thành trong toàn thiên hạ. Việc này trẫm vô cùng vui mừng.

Tần Cối nói: - Nhưng triều đình không thể lúc nào cũng dựa vào Kinh tế sử. Chờ đến khi Kinh tế sử sinh thì cô ấy không còn có thể xuất hiện ở Thương Vụ Cục nữa. Đến lúc đó cũng phải cho người thay thế Kinh tế sử quản lý Thương Vụ Cục. Thương Vụ Cục không thể một ngày không có chủ. Nếu đã như vậy thì sao không nhân cơ hội này bồi dưỡng thêm một ít nhân tài.

- Điều này cũng đúng.

Triệu Giai gật gật đầu nói: - Vậy khanh có người nào phù hợp không?

Tần Cối nói: - Hoàng thượng. Từ lúc Kinh tế sử nhậm chức tới nay công lao không hề nhỏ. Việc này còn chứng minh cho một việc đó là nữ nhân không những có tài mà còn có đức. Nữ nhân cũng có thể vì nước mà tận lực, vì vua mà phân ưu. Hiện giờ Kinh tế sử đã trở thành lá cờ đầu của Đại Tống ta, là đại diện cho phái nữ. Nữ nhân cũng là một thành phần quan trọng cấu thành nên đất nước chúng ta tuyệt không thể xem thường bọn họ. Cũng chính là nói lá cờ này chỉ có thể dựng thẳng lên, không thể để cho nó ngã xuống. Nếu như dùng nam nhân mà thay thế có thể sẽ ảnh hưởng không nhỏ. Vi thần cho rằng hãy đem việc này làm thành truyền thống, từ nay mà kéo dài mãi đến về sau vì vậy vi thần kiến nghị vẫn là dùng nữ nhân để thay cho Kinh tế sử.

- Nữ nhân?

Triệu Giai nhíu mày nói: - Khanh nói rất có lý. Bời vì thành công của Kinh tế sử khiến cho người đời đối với việc nữ nhân làm quan không còn chống đối như trước kia nữa. Bọn họ không còn bất cứ lý do nào để phản đối. Điều này là bởi Kinh tế sử đã dùng sự cần lao và mồ hôi để đổi lấy. Cho nên phải tiếp tục phát huy hơn nữa. Nhưng mà cũng không thể để kéo dài mãi được. Nếu bắt đầu dùng nữ nhân thì sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến việc sinh sản trong thiên hạ. Cho nên người được chọn này phải thật sự có tài thực học, nếu không như vậy, trẫm thà để Su Mật Sứ kiêm nhiệm luôn chức Kinh tế sử còn hơn.

Tần Cối vuốt cằm nói: - Vi thần kiến nghị trước hết hãy dùng Trương Xuân Nhi của Kim Lâu gia vào Thương Vụ Cục.

- Vi thần phản đối.

Y vừa nói xong, Lý Kỳ liền đứng dậy.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện trọng sinh
truyện sắc

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

ngôn tình sắc

Nhận xét của độc giả về truyện Bắc Tống Phong Lưu

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook