Bắc Tống Phong Lưu

Chương 718: Triều Dương Kỳ.

Nam Hi

21/12/2015

Đối với dân chúng bình thường, món "Nhật nguyệt tranh huy, khí thôn sơn hà" trong buổi quốc yến ngày đó chỉ có thể là truyền thuyết. Dù sao dùng đồ ăn vẽ tranh cũng khá là khoa trương rồi. Mặc dù trước đó có ồn ào huyên náo, nhưng bách tính cũng không thể tưởng tượng ra được bức tranh bằng đồ ăn đó nó thế nào.

Nhưng món "Nhị Thập Tứ Kiều Minh Nguyệt Dạ" này có thể nói là đã biến truyền thuyết thành sự thật, mọi người đều được mở mang về tài nấu nướng của Lý Kỳ.

Ngày đó, gần như dân chúng toàn thành đều bàn luận về sự thần kỳ của món ăn này. Có thể đoán được, món ăn này chắc chắn sẽ trở thành món ăn huyền thoại của Biện Kinh. Mà "Anh hùng xạ điêu" cũng ngày càng nổi tiếng, trở thành bộ sách nóng nhất chạm tay có thể bỏng.

Nhưng, cũng chính vì "Anh hùng xạ điêu", tuần san chuyện xưa của Thái sư học viện cũng nổi tiếng, Lý Kỳ thừa thế đổi tên tuần san thành "Tuần san thời đại Đại Tống", tăng trang báo, bắt đầu in ấn quy mô lớn. Hiện giờ, không cần nhất định phải Túy Tiên Cư mới có thể đọc "Anh hùng xạ điêu", phối hợp với cải cách kinh tế, Lý Kỳ chia một phần lợi nhuận của "Tuần San Thời đại Đại Tống" ra ngoài cho một vài tiểu thương, cho bọn một chút ưu đãi, giúp bọn họ xây tòa soạn báo. Tuần san Thời đại Đại Tống cũng thuận lý thành chương mà trở thành tờ báo chính thống đầu tiên.

Đương nhiên, tất cả những điều này đều được Tống Huy Tông đồng ý. Lúc ấy, Lý Kỳ đã nói với Tống Huy Tông, nếu triều đình cứ cấm đoán báo chí tự phát nhỏ trong dân gian, sao không tìm thứ gì thay cho những đầu báo nhỏ đó đi? Sự xuất hiện của Tuần san Thời đại Đại Tống, thứ nhất có thể ngăn chặn các đầu báo nhỏ, thứ hai cũng dễ dàng quản lý, thứ ba cũng có thể làm kênh tuyên truyền cho triều đình, một công đôi ba việc, cớ sao không làm?

Hắn thao thao bất tuyệt vừa dỗ vừa lừa một hồi, Tống Huy Tông cũng mơ mơ màng màng đồng ý.

Tuần san Thời đại Đại Tống vừa xuất hiện đã bán cháy hàng, lượng tiêu thụ ngày càng tăng gấp bội, muốn ngăn cũng không ngăn nổi nữa.

Tuần san Thời đại Đại Tống vừa xuất hiện, lời nhất không ai qua được Tổng biên tập Thái Kinh, Phó Tổng biên tập Lý Kỳ và ba chủ biên Trần Đông, Âu Dương Triệt, Phong Nghi Nô.

Trong năm người này, Lý Kỳ coi như được ít lợi lộc nhất, dù sao hắn cũng đã nổi tiếng, từ khi biên soạn "Tam Quốc diễn nghĩa" "Anh hùng xạ điêu" sớm đã không ai không biết, không ai không hiểu, thực ra có Tuần san Thời đại Đại Tống hay không, đối với hắn mà nói, căn bản cũng không có gì khác biệt.

Được lợi lớn nhất đương nhiên là Thái Kinh. Thái sư học viện và Tuần san Thời đại Đại Tống, hai vũ khí lợi hại này gần đây đã xóa bớt xú danh của lão trong dân gian, dần dần lão thay đổi, gần đây không thường ngồi kiệu nữa, chỉ cần có thể, lão sẽ chọn đi bộ, vì lão đã dần thích cảm giác dọc đường đi, dân chúng đều chân thành mỉm cười với mình, chứ không còn là sự sợ sệt thần sỉ vả y trong góc phòng như trước kia nữa.

Đây cũng là nguyên nhân mà trước kia Lý Kỳ đã lựa chọn cái cây to Thái Kinh này, là một lão nhân sắp xuống mồ, nhất định suy nghĩ của lão sẽ thay đổi, cho dù mắt đã mờ nhưng lại nhìn được xa hơn, nếu không làm sao có thể yên tâm mà chết, điều này cũng hợp đạo lý.

Về người thứ hai được lợi, ngoài Phong Nghi Nô ra còn có thể là ai đây? Sau một thời gian cố gắng, mọi người dần quên đi thân phận ca kỹ của nàng. Hiện giờ đã có người gọi nàng là Phong lão sư, thậm chí còn gọi là đệ nhất Đông Kinh nữ tiên sinh, chứ không còn là Phong hành thủ nữa. Đương nhiên, cái danh dâm tặc của Cao Nha Nội cũng dần được loại bỏ.

Tuy chỉ là thay đổi chút xưng hô so với trước kia nhưng cũng đủ để cho Phong Nghi Nô vui đến phát khóc, có thể nói là tự tin, nhưng trong lòng nàng thực sự ghét cách xưng hô dành cho một ca kỹ thế này. Nàng đã thực sự vất vả mỗi ngày đều cực khổ, hiện giờ khuôn mặt của nàng không còn sự lãnh đạm của một ngôi sao và đôi khi còn là ánh mắt tự ti đã được thay thế bằng nụ cười mỉm bình dị gần gũi.

Bạch Thiển Dạ, Lý Sư Sư và các bạn hữu đều cảm thấy vui cho nàng.

Mặc khác, Trần Đông và Âu Dương Triệt cũng có được lợi ích không nhỏ, lời nói của bọn họ cũng đã dần được mọi người chú ý, đây chính là điều bọn họ mong được nhìn thấy nhất. Lý Kỳ biết, hai người họ tuyệt đối sẽ không tình nguyện bình thản giáo sự cuộc sống, bọn họ vẫn còn có khát vọng lớn.

Nhưng cũng chính vì vậy nên hai người này là đối tượng quan trọng mà Lý Kỳ quan tâm, chỉ cần là văn mà bọn họ đệ trình, Lý Kỳ đều sẽ đích thân xem qua, dù sao hai người này cũng là căn cốt, chỉ cần thiếu một chút, Lý Kỳ cũng không muốn cố gắng của mình bị uổng phí vì hai người họ, thực quá uất ức rồi.

Mà đã nhiều ngày nay Lý Kỳ cũng không nhàn rỗi, không biết ngày biết đêm gấp gáp chế tạo quốc kỳ. Nếu một tờ báo có thể thay đổi vận mệnh của nhiều người nưh vậy, hắn tin chắc một lá quốc kỳ cũng có thể thay đổi toàn bộ vận mệnh của Bắc Tống, khiến cho cho cái gọi là Nam Tống trong lịch sử kia chết từ trong trứng nước.

Một ngày nọ, trời còn chưa sáng, Lý Kỳ đã bị Bạch Thiển Dạ lôi ra từ trogn chăn ấm. Vì sao? Hắn thực sự không hiểu, vì sao lại phải lâm triều sớm như vậy? Theo hắn, việc này thực sự rất vô nhân đạo rồi, ngay cả thời gian tập thể dục buổi sáng cũng không có.

Cũng may Tống Huy Tông chỉ gọi hắn hôm nay vào triều, chứ không bắt mỗi ngày hắn phải lên. Tất cả đều là phúc của Thác Bộ Suất, văn vũ kiêm toàn, vẫn còn chút điểm tốt này.

Đương nhiên, nguyên nhân hôm nay hắn vào triều là vì quốc kỳ.



Trên đại điện, văn võ đại thần cả triều đều đã đứng sang hai bên trái phải, nhưng từ sắc mặt mà nhìn ai nấy dều có vẻ bực bội, cũng vì bọn họ cũng đều biết hôm nay vào triều là để xem Thái tử đọc sách, xem Lý Kỳ biểu diễn.

Quả nhiên, sau khi nghe tung hô vạn tuế, Tống Huy Tông cao cao trên bệ rồng cao giọng hỏi: - Kinh Tế sử Lý Kỳ ở đâu?

Lời này đã nói, có nghĩa là những người khác không còn việc gì nữa.

Lý Kỳ đang đứng đằng sau ngáp ngắn ngáp dài vội vàng đứng dậy hành lễ: - Có vi thần!

- Trẫm lệnh ngươi nhanh chóng quốc kỳ, đã xong chưa?

- Hồi bẩm Hoàng thượng, đã hoàn thành!

- Vậy trình lên đây trẫm xem.

- Tuân lệnh.

Hai tiểu thái giám mang một túi vải lên điện.

Tống Huy Tông đã vội lắm rồi, vung tay lên: - Nhanh chóng mở ra.

- Vâng.

Hai tiểu thái giám nọ lập tức từ từ mở gói vải ra.

Ngoài Lý Kỳ,những người còn lại đều chăm chú nhìn mặt mũi lá quốc kỳ sắp lộ ra, ánh mắt đầy hưng phấn.

Mà Tống Huy Tông kia còn kích động đến mức hai tay khe khẽ run.

Nhưng khi mấy tiểu thái giám kia giương tấm quốc kỳ ra trước mặt mọi người, ai nấy đều sửng sốt, ánh mắt ngơ ngác.

- Đây là cái gì?

Tống Huy Tông ngơ ngác nhìn quốc kỳ, dường như không thể tin vào sự thật trước mắt.

Chiều dài và chiều rộng của lá cờ cũng không khác đời sau nhiều lắm, nhưng như thế cũng không quan trọng. Quan trọng là đồ án trên đó quá sức đơn giản, ở dưới là một con công vàng chiếm hơn nửa độ dài, trung tâm là một thái dương đỏ, nhưng chỉ lộ ra một nửa, còn bên trên là màu trời trống trơn.

Có lẽ bình thường Lý Kỳ đã mang đến cho bọn họ quá nhiều niềm vui bất ngờ, nên bọn họ quá sức mong chờ kỳ vọng vào tấm quốc kỳ lần này, nhưng tuyệt đối không ngờ hắn sẽ trả lời bọn họ bằng một lá cờ đơn giản như vậy, chênh lệch thực sự quá lớn, thực la hữu kinh vô hỉ.

Toát mồ hôi! Ánh mắt gì đây? Chẳng lẽ kiểu gì cũng phải biến thành năm màu rực rỡ đẹp như mộng ảo mới là tốt nhất sao? Thực sự là vo cùng nông cạn. Lý Kỳ chắp tay: - Hồi bẩm Hoàng thượng, đây là lá cờ mặt trời do vi thần thiết kế.



Lý Bang Ngạn cười ha hả: - Cái này ta cũng nhìn được, nhưng lá cờ mặt trời này quá đơn giản, chỉ sợ một đứa nhỏ cũng vẽ ra được.

Lý Kỳ vui mừng nói: - Có những lời này của Tả tướng ta yên tâm rồi.

Lý Bang Ngạn kinh ngạc hỏi: - Ngươi nói vậy có ý gì?

- Nói một cách đơn giản, quốc kỳ là lá cờ biểu hiện của một quốc gia, là biểu tượng của một quốc gia, nhất định nó phải nói được với thiên hạ ý nghĩa của nó một cách trực quan nhất. Nếu thiết kế quá phức tạp, ý nghĩa đó sẽ hoàn toàn ngược lại. Mới vừa rồi Tả tướng đã nói, một đứa nhỏ cũng vẽ được, vậy không phải tốt lắm sao? Nếu một đứa bé còn chưa biết đọc sách của Đại Tống ta đã có thể vẽ được quốc kỳ của nướng mình, thông qua quốc kỳ mà hiểu được mảnh đất Đại Tống này, là một con dân của Đại Tống, đây tuyệt đối là một chuyện khiến cho người ta vui mừng.

Tống Huy Tông gật gật đầu, như thoáng chút suy nghĩ: - Ngươi nói cũng khá có đạo lý.

- Hơn nữa, lá Triều Dương Kỳ này của ta chỉ giản lược đi, cũng không phải quá đơn giản, ngụ ý trong đó vô cùng sâu xa.

Tống Huy Tông ồ lên một tiếng: - Vậy ngươi còn không mau nói.

- Vâng!

Lý Kỳ tiến lên vài bước, tới trước là cờ đó, giảng giải: - Thần sẽ giải thích từ dưới lên. Đầu tiên là phần màu vàng, mọi người cũng đều nhìn ra được, đây là một nhánh sông, hơn nữa còn là một nhánh sông màu vàng, hiển nhiên, nó đại biểu cho Hoàng Hà. Mà Hoàng Hà dựng dục chính là hào quang văn hóa rực rỡ của lịch sử Hoa Hạ chúng ta, là nơi khởi nguyên của nhân loại chúng ta, là căn cơ cho nhân loại tiến bộ, cũng có thể nói là nhánh sông có ý nghĩa nhất của Đại Tống. Hoàng Hà là do nước mà thành, nước lại đại biểu cho dân, màu vàng bình thường tượng trưng cho ánh mặt trời, hoàng kim, tài nguyên khoáng sản và của cải. Kết hợp cả hai coi như tượng trưng cho cuộc sống giàu có của dân chúng Đại Tống chúng ta.

Tống Huy Tông nghe vậy vui lên, cười ha hả: - Có lý, có lý. Không ngờ trong này lại có ẩn chưa ngụ ý sâu xa như vậy. Hay, hay.

- Đa tạ Hoàng thượng khích lệ.

Lý Kỳ chắp tay, cười nói: - Thực ra màu vàng này còn có một ý nghĩa trọng đại khác.

- Vẫn còn sao? Tống Huy Tông sửng sốt, đứng dậy bước xuống vài bậc, cẩn thận nhìn vào lá cờ: - Thực sự trẫm không nhìn ra được trong này còn có ngụ ý gì nữa?

Lý Kỳ chỉ vào con sông: - Hoàng thượng, mời xem từng cuộn sóng của con sông.

- Cuộn sóng?

Tống Huy Tông và các đại thần đều nhíu mày, nhưng nhìn nửa ngày vẫn không hiểu.

Ông ta hiếu kỳ hỏi: - Cuộn sóng này tượng trưng cho cái gì?

Thực sự là đám người này chẳng có chút sức tưởng tượng nào, Lý Kỳ chỉ đành kiên nhẫn giải thích: - Hoàng thượng, xin xem trên đó có bao nhiêu cuộn sóng?

Tống Huy Tông nhíu mày nhìn hắn, xác định hắn không đùa giỡn mình mới cẩn thận đếm thử, một lát sau mới hỏi: - Trẫm nói không sai thìở đây có tổng cộng mười sáu cuộn sóng.

Vừa dứt lời, ông ta bừng tỉnh đại ngộ: - Chẳng lẽ những cuộn sóng này là tượng trưng cho mười sáu châu Yến Vân?

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện trọng sinh
truyện ngôn tình

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

ngôn tình sắc

Nhận xét của độc giả về truyện Bắc Tống Phong Lưu

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook