Chương 30: Một bầu trời mới (3)
Dương Kiều Nhược
05/02/2024
"Các vị kiếm sinh đó chắc là học theo sư phụ của mình tỏ ra thanh cao chăng?"
"Không phải đâu cô nương. Huyễn Tinh Sơn là môn phái tu tiên lớn nhất của trời đất này. Bao nhiêu người thân thế địa vị cao vợi đều muốn vào, đều muốn kết giao. Người quyền quý cơ hội đó còn khó thì huống chi bọ dân đen chúng tôi có gì mà với vào được chứ."
"Chẳng phải đều là người tu đạo hay sao? Còn phân sang hèn?"
Tôi chợt nhận ra mình phát ngôn hệt nhân vật chính trượng nghĩa trong các bộ phim. Thật sự chuyện này là có ngoài đời thật. Cuộc sống hiện đại làm tôi không ý thứ được sự sang hèn nhiều lắm. Cho chùng thì phân biệt giai cấp cũng không sâu sắc lắm, hoặc là mắt tôi chưa đủ sáng để nhìn ra điểm đó. Không đúng, tôi vốn biết rõ điều này, chúng gần như là điều cơ bản. Chính tôi tự muốn mình là kẻ ngu ngơ không tham gia vào xã hội phức tạp đó. Tôi chôn vùi cả những thứ căn bản sao, nhận thức của tôi sẽ trở nên thoái hóa không nhỉ? Trong lúc tôi đang đầy mâu thuẫn, bà Cửu lên tiếng.
"Khi còn là một đứa trẻ, lão đã thấy một vị đạo sĩ. Người đến giúp thôn làng của lão đuổi sơn tặc. Từ đó đến nay không hề có thêm ai làm việc đó cả."
Lời nói vang lên từ miền ký ức xa xôi. Bà ngước mắt lên trời nheo nheo lại như hình dung dáng vẻ của đạo sĩ đó. Một thiếu niên anh tuấn, mặc áo bào màu trúc, mái tóc dài tùy tiện buông lơi. Hai tay trống không, miệng ngâm nga một khúc ca kỳ lạ. Thiếu niên chỉ đứng yên một chỗ đã dọa đám sơn tặc kinh hồn bạt vía tận mấy năm liền không xuất hiện.
"Người tự xưng từ trên núi xuống. Lão liền nghĩ là người của Huyễn Tinh Sơn. Hôm nay gặp cô nương cũng lại nói thế. Có lẽ lão nhầm rồi. Trên núi dường như không chỉ có Huyễn Tinh Sơn là tu tiên đạo."
Từng lời khàn khàn phát ra khiến tôi ngây người, lời cuối cùng khiến tôi đau đầu nhất.
"Cô nương có phải là truyền nhân của vị đạo sĩ đó không? Cô đến giúp chúng tôi đuổi sơn tặc phải không?"
Ngũ quan của tôi như trải qua một trận gió lớn, tất thảy chợt thấy ran rát. Nhìn khuôn mặt chắc có phần khó coi của tôi bà Cửu mỉm cười, phất phất tay trước mặt.
"Bà lão này lại lẩm cẩm rồi, lại đi nói lời lung tung?"
"Ở đây có sơn tặc sao?"
Bà Cửu gật đầu, rót một chén nước đưa tôi bà chậm rãi kể lại. Thôn làng của bà nằm dưới chân núi Huyễn Tinh Sơn, ngọn núi này tinh hoa trời đất hội tụ, mùa màng luôn được chúc phúc. Người dân bội thu vẫn không đủ sống vì cách đó không xa có một sơn trang chuyên cướp bóc. Ngày thường chúng cướp bóc của thương nhân, tới mùa lại cướp đi hơn nửa số hoa màu của người dân. Quan phủ không dám làm gì bọn chúng. Dân làng cũng nhiều lần cầu sự giúp đỡ từ Huyễn Tinh Sơn, nhưng họ từ chối. Có oán cũng không làm sao lay chuyển được đám tiên nửa mùa đó. Dân làng chỉ biết cắn răng chịu sự hà hiếp qua ngày.
"Lũ người trên Huyễn Tinh Sơn đó sao lại máu lạnh như vậy chứ?"
Tôi cố ngăn lưỡi mình phát ra câu đám tiên nửa mùa. Dù thanh âm của tôi rất bình thường có lẽ bà Cửu vẫn phát giác ra chút tức giận của tôi. Bà nhìn tôi cười nhân hậu, hai khóe mắt lộ rõ vài nếp nhăn.
"Ngẫm lại thì bọn họ không giúp cũng có nguyên do cả. Họ là môn phái tu tiên lớn nhất thiên hạ, hằng ngày ủy thác nhận cũng chất đầy một chiếc rương. Diệt một đám sơn tặc bất kham rất tốn công sức, mà sức chúng tôi nào đủ đền đáp cho các vị kiếm sinh, đạo trưởng chứ!"
Trước khi chữ trào khỏi miệng tôi đã kịp ngăn mình lại. Không thể nói bọn họ ham tiền được, dù gì cũng phải sống mà. Dù chưa chứng kiến nơi đó rộng lớn như thế nào nhưng nghe cái danh xưng cũng đủ biết chắc hẳn rất đồ sộ. Ấy mà chẳng phải hằng năm cũng có rất nhiều người như Đoàn Dự đến bái sư hay sao. Chắc chắn tiền học phí là không ít, cộng thêm ngày ngày đi làm thêm, thiếu gì tiền bạc chứ. Đi dẹp loạn nơi khác mà ngay dưới chân mình lại để người dân khổ sở. Tu thế mà cũng là tu sao. Chẳng khác nào làm giàu trá hình. Đang định mắng thêm mấy câu tôi nghe tiếng thở dài bên cạnh, bà Cửu nhìn xa xăm lên đồng ruộng. Có rất nhiều điều phức tạp hiện lên trong mắt bà, trọng yếu nhất tôi thấy là lo lắng.
Đồng ruộng lưa thưa bóng người họ bắt đầu công việc sau giờ nghỉ, người cầm quốc, người cầm xẻng vung lên hạ xuống liên hồi, tựa hồ như chiếc máy được lập trình chính xác, từng động tác. Ngày tháng lao động đã rèn dũa họ đến mưc này sao. Cuộc sống làm bạn với đất thật không dễ dàng. Cúi đầu đội nắng ngẩng đầu chiều tà. Hoàng hôn màu vàng lững thững ngay đường chân trời như oằn mình vài cái từng tia đỏ cam hắt xuống mặt người lấm tấm mồ hôi. Cởi chiếc mũ rơm lổm chổm, bà Cửu cầm vành nón quạt vài cái, lấy tay đang quệt trên trán dơ cao hô vang nghỉ ngơi với mọi người.
Đám trẻ đang vây quanh Đoàn Dự nghe kể chuyện liền xăm xăm bưng nước đến cho người lớn trong nhà. Thật không biết Đoàn Dự đã kể chuyện gì với chúng, trải qua nửa buổi chiều vẫn chưa kết thúc, lũ trẻ nhìn huynh ấy như một vị thần, ánh mắt long lanh sùng bái. Cơn gió muộn lau khô vầng trán của người dân. Họ cùng nhau trở về nhà. Bà Cửu tốt bụng mời chúng tôi về nhà nghỉ một đêm. Trước khi bóng bà dẫn lối tôi nghe một tiếng thở phào từ bà, thanh âm lẩm bẩm như đang nói một mình, tôi nghe đứt đoạn được gì đó như lời tạ ơn.
"Không phải đâu cô nương. Huyễn Tinh Sơn là môn phái tu tiên lớn nhất của trời đất này. Bao nhiêu người thân thế địa vị cao vợi đều muốn vào, đều muốn kết giao. Người quyền quý cơ hội đó còn khó thì huống chi bọ dân đen chúng tôi có gì mà với vào được chứ."
"Chẳng phải đều là người tu đạo hay sao? Còn phân sang hèn?"
Tôi chợt nhận ra mình phát ngôn hệt nhân vật chính trượng nghĩa trong các bộ phim. Thật sự chuyện này là có ngoài đời thật. Cuộc sống hiện đại làm tôi không ý thứ được sự sang hèn nhiều lắm. Cho chùng thì phân biệt giai cấp cũng không sâu sắc lắm, hoặc là mắt tôi chưa đủ sáng để nhìn ra điểm đó. Không đúng, tôi vốn biết rõ điều này, chúng gần như là điều cơ bản. Chính tôi tự muốn mình là kẻ ngu ngơ không tham gia vào xã hội phức tạp đó. Tôi chôn vùi cả những thứ căn bản sao, nhận thức của tôi sẽ trở nên thoái hóa không nhỉ? Trong lúc tôi đang đầy mâu thuẫn, bà Cửu lên tiếng.
"Khi còn là một đứa trẻ, lão đã thấy một vị đạo sĩ. Người đến giúp thôn làng của lão đuổi sơn tặc. Từ đó đến nay không hề có thêm ai làm việc đó cả."
Lời nói vang lên từ miền ký ức xa xôi. Bà ngước mắt lên trời nheo nheo lại như hình dung dáng vẻ của đạo sĩ đó. Một thiếu niên anh tuấn, mặc áo bào màu trúc, mái tóc dài tùy tiện buông lơi. Hai tay trống không, miệng ngâm nga một khúc ca kỳ lạ. Thiếu niên chỉ đứng yên một chỗ đã dọa đám sơn tặc kinh hồn bạt vía tận mấy năm liền không xuất hiện.
"Người tự xưng từ trên núi xuống. Lão liền nghĩ là người của Huyễn Tinh Sơn. Hôm nay gặp cô nương cũng lại nói thế. Có lẽ lão nhầm rồi. Trên núi dường như không chỉ có Huyễn Tinh Sơn là tu tiên đạo."
Từng lời khàn khàn phát ra khiến tôi ngây người, lời cuối cùng khiến tôi đau đầu nhất.
"Cô nương có phải là truyền nhân của vị đạo sĩ đó không? Cô đến giúp chúng tôi đuổi sơn tặc phải không?"
Ngũ quan của tôi như trải qua một trận gió lớn, tất thảy chợt thấy ran rát. Nhìn khuôn mặt chắc có phần khó coi của tôi bà Cửu mỉm cười, phất phất tay trước mặt.
"Bà lão này lại lẩm cẩm rồi, lại đi nói lời lung tung?"
"Ở đây có sơn tặc sao?"
Bà Cửu gật đầu, rót một chén nước đưa tôi bà chậm rãi kể lại. Thôn làng của bà nằm dưới chân núi Huyễn Tinh Sơn, ngọn núi này tinh hoa trời đất hội tụ, mùa màng luôn được chúc phúc. Người dân bội thu vẫn không đủ sống vì cách đó không xa có một sơn trang chuyên cướp bóc. Ngày thường chúng cướp bóc của thương nhân, tới mùa lại cướp đi hơn nửa số hoa màu của người dân. Quan phủ không dám làm gì bọn chúng. Dân làng cũng nhiều lần cầu sự giúp đỡ từ Huyễn Tinh Sơn, nhưng họ từ chối. Có oán cũng không làm sao lay chuyển được đám tiên nửa mùa đó. Dân làng chỉ biết cắn răng chịu sự hà hiếp qua ngày.
"Lũ người trên Huyễn Tinh Sơn đó sao lại máu lạnh như vậy chứ?"
Tôi cố ngăn lưỡi mình phát ra câu đám tiên nửa mùa. Dù thanh âm của tôi rất bình thường có lẽ bà Cửu vẫn phát giác ra chút tức giận của tôi. Bà nhìn tôi cười nhân hậu, hai khóe mắt lộ rõ vài nếp nhăn.
"Ngẫm lại thì bọn họ không giúp cũng có nguyên do cả. Họ là môn phái tu tiên lớn nhất thiên hạ, hằng ngày ủy thác nhận cũng chất đầy một chiếc rương. Diệt một đám sơn tặc bất kham rất tốn công sức, mà sức chúng tôi nào đủ đền đáp cho các vị kiếm sinh, đạo trưởng chứ!"
Trước khi chữ trào khỏi miệng tôi đã kịp ngăn mình lại. Không thể nói bọn họ ham tiền được, dù gì cũng phải sống mà. Dù chưa chứng kiến nơi đó rộng lớn như thế nào nhưng nghe cái danh xưng cũng đủ biết chắc hẳn rất đồ sộ. Ấy mà chẳng phải hằng năm cũng có rất nhiều người như Đoàn Dự đến bái sư hay sao. Chắc chắn tiền học phí là không ít, cộng thêm ngày ngày đi làm thêm, thiếu gì tiền bạc chứ. Đi dẹp loạn nơi khác mà ngay dưới chân mình lại để người dân khổ sở. Tu thế mà cũng là tu sao. Chẳng khác nào làm giàu trá hình. Đang định mắng thêm mấy câu tôi nghe tiếng thở dài bên cạnh, bà Cửu nhìn xa xăm lên đồng ruộng. Có rất nhiều điều phức tạp hiện lên trong mắt bà, trọng yếu nhất tôi thấy là lo lắng.
Đồng ruộng lưa thưa bóng người họ bắt đầu công việc sau giờ nghỉ, người cầm quốc, người cầm xẻng vung lên hạ xuống liên hồi, tựa hồ như chiếc máy được lập trình chính xác, từng động tác. Ngày tháng lao động đã rèn dũa họ đến mưc này sao. Cuộc sống làm bạn với đất thật không dễ dàng. Cúi đầu đội nắng ngẩng đầu chiều tà. Hoàng hôn màu vàng lững thững ngay đường chân trời như oằn mình vài cái từng tia đỏ cam hắt xuống mặt người lấm tấm mồ hôi. Cởi chiếc mũ rơm lổm chổm, bà Cửu cầm vành nón quạt vài cái, lấy tay đang quệt trên trán dơ cao hô vang nghỉ ngơi với mọi người.
Đám trẻ đang vây quanh Đoàn Dự nghe kể chuyện liền xăm xăm bưng nước đến cho người lớn trong nhà. Thật không biết Đoàn Dự đã kể chuyện gì với chúng, trải qua nửa buổi chiều vẫn chưa kết thúc, lũ trẻ nhìn huynh ấy như một vị thần, ánh mắt long lanh sùng bái. Cơn gió muộn lau khô vầng trán của người dân. Họ cùng nhau trở về nhà. Bà Cửu tốt bụng mời chúng tôi về nhà nghỉ một đêm. Trước khi bóng bà dẫn lối tôi nghe một tiếng thở phào từ bà, thanh âm lẩm bẩm như đang nói một mình, tôi nghe đứt đoạn được gì đó như lời tạ ơn.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.