Chương 1: CON NHỆN ĐOÁN ÁN HAY CÁI TÀI SUY LUẬN CỦA BAO CÔNG
Nguyễn Văn Thủy
28/05/2014
Ngày xưa, tại huyện Khúc Phụ, thuộc phủ Côn Châu, có hai nhà
giàu có là gia đình ông Lữ Duật Nhơn và gia đình Phó Sứ Trần Bang Mô.
Vợ chồng Lữ Duật Nhơn sanh hạ được một đứa con trai, tên là Như Phương thông minh, đĩnh ngộ, năm 10 tuổi đi học đã tỏ ra xuất sắc. Tuy sống trong gia đình trưởng giả, dư ăn dư mặc, đông kẻ hầu người hạ, nhà cửa rộng rãi, căn trước căn sau, lại có vườn bao bọc xung quanh, Như Phương không ỷ y nhà giàu có hay được cha mẹ nuông chiều mà bỏ bê sự học. Trái lại, chàng lại tỏ ra nết na, siêng năng nên càng lớn, học càng giỏi. Người biết chuyện thường lấy chàng làm gương khuyên con cái.
Nhà Như Phương có nuôi được hai vợ chồng Trình Nhị làm quản gia cho ở căn nhà dưới, gần bếp. Trình Nhị và vợ là Xuân Hương rất đỗi trung thành với chủ, thức khuya dậy sớm, chăm lo của chủ như của mình.
Dân chúng khắp vùng ai cũng khen vợ chồng Lữ Duật Nhơn biết tu ơn tích đức mới được con thì tài giỏi mà tớ thì trung thành.
Nói về gia đình Trần Bang Mô cũng giàu có, lại là người quyền thế. Vợ chồng Phó Sứ Mô có đặng hai trai, một gái. Hai con trai đều đã lập gia đình. Một đứa tên là Văn Mạng là bạn học cùng lớp với Như Phương. Cô gái út Nguyệt Anh xinh đẹp tuyệt vời, mặt hoa, da ngọc, dáng điệu uyển chuyển thướt tha, lại nết na thùy mị, tính tình dễ thương, không ưa xa hoa lòe loẹt. Thật là đẹp cả người lẫn nết.
Từ khi Nguyệt Anh đến tuần cập kê. Trần Bang Mô để ý kén bạn trăm năm cho cô gái quý. Mến tài Như Phương, ông liển bảo Văn Mạng lựa lời làm mai cho đôi trai tài gái sắc lấy nhau.
Cha con Duật Nhơn chịu ngay và đem lễ vật đến hỏi liền. Qua ít bữa nhà trai đến xin Phó Sư Mô định ngày cho rước dâu.
Ngày làm lễ thành hôn cho đôi trẻ, nhà Như Phương mở tiệc linh đình mới khắp bạn học của Như Phương đến dự. Trong chúng bạn đến mừng có cả Châu Hoằng Sử, con trai quan Lại Bộ Thượng Thư. Sử tuy là con quan và là bạn thân của Như Phương nhưng tính tình hai người lại khác hẳn nhau. Như Phương nết na chăm chỉ bao nhiêu thì Hoằng Sử lại bê tha rượu chè, trai gái bấy nhiêu. Thấy vợ bạn đẹp, y sanh lòng khát khao thèm muốn. Tuy ham chơi nhưng được cái thông minh và nhớ lâu, nên học hành cũng không đến nỗi thua kém lắm. Chúng bạn thường kể rằng Hoằng Sử có biệt tài hễ đã đến thăm nơi nào thì nhớ mãi từ đường đi đến lối lại, đến cách sắp đặt trong nhà. Tuy hay đến chơi nhà Như Phương luôn nhưng mãi đến hôm nay nhân ngày cưới bạn, Hoằng Sử mới có dịp thong thả đi coi khắp nơi: nhà ngoài, nhà trong, phòng cô dâu, vườn tược, và cho đến con đường nhỏ sau nhà, Hoằng Sử cũng đi xem kỹ hết.
Vợ chồng Như Phương từ khi lấy nhau, ăn ở rất hòa thuận. Nguyệt Anh lại thờ cha mẹ chồng rất mực hiếu thảo. Thật là một cảnh gia đình đầm ấm yên vui.
Nhưng chưa được bao lâu thì bố mẹ Như Phương đều mắc bệnh qua đời, khiến vợ chồng Như Phương khóc than khôn xiết.
Hết tang ba năm, Như Phương thi đậu tú tài và vợ cũng sanh hạ được một con trai.
Năm ấy vua mở kỳ thi Hội (Cử nhân), Như Phương sửa soạn lều chõng vào kinh dự thi. Sau khi ân cần dặn dò vợ chăm lo việc nhà, nuôi nấng con thơ, Như Phương củng Trình Nhị, người quản gia trung thành, hai thầy trò khăn gói ra đi.
Giữa đường, Như Phương bị bắt (Không thấy nói ai bắt và vì lý do gì?), Trình Nhị trốn thoát, chạy về nhà cấp báo. Tin như sét đánh, Nguyệt Anh thương chồng, vật mình than khóc thảm thương.
Cha mẹ, anh em nàng nghe tin kéo đến khuyên giải mãi Nguyệt Anh mới nguôi. Qua cơn bàng hoàng lúc đầu, nàng dần dần trấn trĩnh, bèn bàn với cha tìm cách giải cứu Như Phương.
Có sự tất phải đến tận nơi Như Phương bị bắt thì mới tìm cách cứu chàng được. Ông già Nguyệt Anh nhận đi nhưng chẳng hiểu ông nghĩ sao lại đòi đem theo cả thằng cháu ngoại đi (hay là ông có linh cảm tai họa sắp đến?).
Nguyệt Anh lễ phép thưa:
- Cha định vậy, con đâu dám cãi lời. Song con thiết nghĩ nay chồng con bị bắt, sống chết chưa biết ra sao, chỉ còn có giọt máu này. Nay cha đem cháu đi, giữa đường gặp sự rủi ro, lấy ai nối dõi tông đường họ Lữ. Vả lại cháu đi con ở nhà nhớ lắm. Mong cha xét lại.
Ông già gật đầu khen con nói phải và ông quyết định:
- Ừ, thôi để cha đi với hai anh con. Phần con ở nhà hãy năng đi thăm hai chị dâu con cho khuây khỏa, chẳng nên âu sần lo nghĩ quá e sanh bịnh thì khốn đa.
Căn dặn xong ông già lên đường với hai con trai. Nàng Nguyệt Anh từ đó quanh quẩn trong nhà, chăm nom con, không đi ra đến ngoài, bên mình chỉ có con Thu Quế đứa tớ gái 7 tuổi ở liền bên hầu hạ. Mọi việc trong nhà đều giao cho vợ chồng Trình Nhị trông nom.
Trình Nhị từ ngày chủ bị bắt, một mình phải lo quán xuyến mọi công việc, nên suốt ngày chạy tới chạy lui, lo công kia chuyện nọ, không lúc nào rảnh tay. Có nhiều bận Trình Nhị vắng nhà đôi ba ngày để đi xa đòi nợ cho chủ. Căn nhà của vợ chồng Trình Nhị nằm phía cuối vườn, giáp vách với một căn nhà ở phía bên ngoài của Trương Mậu Thất.
Mậu Thất là một tên lười biếng, chẳng lo làm ăn, tính tình xảo quyệt lại thích ăn chơi đàng điếm. Khắp xóm ai cũng ghét tên bất lương ấy.
Thấy Trình Nhị vắng nhà luôn, y bèn buông lời chọc ghẹo Xuân Hương, lại được Xuân Hương là một người đàn bà trắc nết, gặp trai tán tỉnh thì sa ngã liền.
Thế là từ đó, hễ Trình Nhị đi khỏi là y men theo phía sau vườn vô nhà Trình Nhị thông dâm với Xuân Hương. Người lối xóm đều biết rõ, riêng Trình Nhị thì không hay biết tí gì về sự phản bội của vợ (Thực ra trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã hay).
Một hôm Mậu Thất bảo Xuân Hương:
- Chủ em còn trẻ đẹp, lại vắng chồng lâu ngày. Em khá làm mai cho ta nghe (Hỗn thật, dám đánh giá người khác qua Xuân Hương. Sau này chút xíu thì mất đầu vì câu này).
Xuân Hương cự nự:
- Cô tôi (nghĩa là chủ tôi) đức hạnh quyết chẳng khi nào chịu điều bậy bạ. Cô tôi lại không ra đến ngoài chỉ quanh quẩn trong phòng, việc anh nhờ không đặng rồi (Phản bội chồng nhưng lại rất trung thành với chủ).
Mậu Thất trách:
- Em ghen nên không chịu giúp ta. Thôi vậy.
Trong khi Mậu Thất toan tính như vậy thì có một người khác cũng đang tìm cách chiếm đoạt tấm thân ngọc ngà của nàng Nguyệt Anh (Đẹp quá cũng lắm sự nguy hiểm). Người đó chẳng phải ai xa lạ: chính là Châu Hoằng Sử, con quan Lại Bộ Thượng Thư, bạn thân của chồng nàng Nguyệt Anh (Tấn tuồng muôn đời: bạn và vợ).
Nguyên Châu Hoằng Sử từ bữa dự lễ cưới Như Phương, thấy vợ bạn xinh đẹp nên đem lòng ham muốn.
Nay nghe tin Như Phương bị bắt y vui mừng khôn xiết, bèn đi dò la tình hình gia đình bạn.
Hoằng Sử vào quán rượu gần nhà Như Phương để tiện bề lấy tin tức. Hoằng Sử tốn nhiều công phu mà vẫn chưa biết rõ nội tình nhà Như Phương. Nhưng rồi một bữa, y gặp một người biết rành rẽ việc nhà Nguyệt Anh.
Thấy một công tử con quan Thượng Thư bắt chuyện, người ấy thật thà kể mọi việc cho Hoằng Sử nghe. Thôi thì chuyện lớn chuyện nhỏ, có bao nhiêu tuôn ra bằng hết. Do đó, Hoằng Sử mới biết nàng Nguyệt Anh chỉ ở có một mình với đứa tớ gái 7 tuổi và nàng là người rất đoan trang.
Nghe đoạn Hoằng Sử hỏi:
- Nghe đồn vợ Trình Nhị có tính dâm đãng, có thật không ?(Gợi khéo để biết hai người tình tự ở đâu. Câu hỏi rất quan trọng, xem dưới sẽ biết).
Người kia đáp:
- Công tử cũng biết chuyện đó à? Xuân Hương thông dâm với tên bất lương Mậu Thất. Y ở khít vách nhà Trình Nhị nên thường lẻn sang tình tự với Xuân Hương những lúc Trình Nhị vắng nhà .(Tầm quan trọng của câu trả lời này: vợ chồng Trình Nhị ở căn nhà dưới, trong vòng rào nhà Như Phương. Nếu Mậu Thất dễ dàng tới lui với Xuân Hương thì sự lẻn vô nhà Nguyệt Anh không khó khăn gì, chỉ cần Trình Nhị vắng nhà là được).
Châu Hoằng Sử giả bộ lắc đầu, bĩu môi, ra vẻ ngán cho tình đời đen bạc, nhưng trong lòng y vui như mở hội.
Sau khi người kia ra khỏi quán rượu, Hoằng Sử cũng đứng dậy về nhà đặng lập mưu cưỡng hiếp nàng Nguyệt Anh.
Suy đi tính lại hồi lâu, Hoằng Sử ấn định chương trình hành động sau đây:
- Năm xưa nhân dịp lễ cưới Như Phương, ta đã có dịp đi xem nhà Như Phương nay còn nhớ rõ vị trí phòng the của Nguyệt Anh. Ta sẽ chờ dịp Trình Nhị vắng nhà mà men theo đường nhỏ sau nhà lẻn vào phòng tắm, chờ Nguyệt Anh vào mà ra tay, thì Nguyệt Anh chạy đâu cho thoát.
Nghĩ đoạn, Hoằng Sử nở nụ cười nham hiểm, cặp mắt lim dim, có vẻ khoái trí lắm.
Hôm sau, Hoằng Sử lại lảng vảng gần nhà Như Phương để dò xét. Thấy nói Trình Nhị đi vắng xa, Hoằng Sử mừng quýnh, miệng lẩm bẩm: “phen này người đẹp phải về tay ta, nhưng phải chờ đến tối mới ra tay được”.
Rồi thì chiều hôm đó, lúc mặt trời sắp lặn, lợi dụng cảnh tranh tối tranh sáng, Hoằng Sử lẻn vào phía sau vườn nhà Như Phương, men theo con đường nhỏ, núp trong phòng tắm của Nguyệt Anh.
Vừa lúc ấy, Nguyệt Anh kêu con Thu Quế trông em để nàng đi tắm. Đoạn nàng vô phòng đóng cửa lại. Cởi quần áo xong nàng chợt nhớ chưa đóng cửa sổ bèn cứ để mình trần đi ra đóng cửa.
Thật là dày dày sẵn đúc một tòa tự nhiên, khiến cho Hoằng Sử như điên như dại.
Tắm xong mát mẻ, Nguyệt Anh cứ thế từ nhà tắm đi về phòng ngủ (hai phòng thông nhau). Trong phòng lúc đó chỉ mờ mờ sáng, Nguyệt Anh lại chưa lên đèn nên Hoằng Sử theo nàng bén gót mà nàng chẳng hay.
Nguyệt Anh vô tình tiến gần đến bên giường. Hoằng Sử phóng tới ôm chặt lấy nàng mà vật xuống giường. Bị tấn công bất ngờ nàng bủn rủn cả chân tay, họng như tắc lại, đến khi bị tên bất lương đè lên nàng mới cố giẫy đạp nhưng vô ích. Nàng định la lên cầu cứu (sau phút hoảng sợ ban đầu, dần dần trấn tĩnh và kháng cự lại) thì Hoằng Sử đã ấn cả lưỡi của y vào miệng nàng thành ra nàng chỉ ú ớ trong họng không la thành tiếng được.
Vừa sợ vừa giận, nàng Nguyệt Anh nghiến răng lại định bụng cắn đứt đầu lưỡi Hoằng Sử. Đau quá, tên này tính rút lưỡi ra mà không sao được nên y bèn dùng hai tay siết cổ nàng Nguyệt Anh. Tuy bị nghẹt thở nàng Nguyệt Anh vẫn cắn răng không chịu nhả và đến khi nàng tắt thở thì miệng nàng cũng đã chan hòa máu của Hoằng Sử với một miếng lưỡi của tên bất lương kẹt giữa hai hàm răng nghiến chặt. Tên Hoằng Sử lảo đảo đứng dậy, sửa lại quần áo rồi ra về, không ai trông thấy (Nhà có vườn, vắng người, không nuôi chó, trời lại tối rồi).
Một chập sau, đứa con trai nàng Nguyệt Anh khóc quá. Con Thu Quế kêu mãi chẳng thấy chủ trả lời, nó bèn đập cửa nhưng cửa buồng đóng chặt, xô mãi không được, nó bèn chạy xuống nhà dưới kêu Xuân Hương.
Xuân Hương đốt đèn lên xem. Thấy cửa đóng, Xuân Hương luồn tay vào trong mới mở được.
Vào đến nơi thấy Nguyệt Anh nằm chết trên giường, mình mẩy trần truồng, miệng đầy máu, cổ tím bầm, Xuân Hương bèn hô hoán ầm ỹ. Lối xóm đổ đến. Thôi thì mỗi người một phách, bàn tán xôn xao. Nhưng rồi mấy người bà con của Như Phương tên là Lữ Dục Thập, Triệu Thập đồng thanh kết tội Xuân Hương và Mậu Thất đã đồng mưu hãm hại Nguyệt Anh.
Thế rồi người thì xúm lại trói Xuân Hương, kẻ thì lấy mền phủ lên thây nàng Nguyệt Anh. Đứa con trai nạn nhân được trao cho vú nuôi.
Qua ngày hôm sau, Trình Nhị về đến nhà, mới hay cớ sự bèn làm đơn như sau trình lên quan huyện:
“Tôi ký tên dưới đây là Trình Nhị xin tố cáo tên Trương Mậu Thất là kẻ giết nàng Nguyệt Anh vợ của chủ tôi là Như Phương. Nguyên Mậu Thất là tên xảo quyệt không lo làm ăn, chỉ thích rong chơi, đàng điếm. Theo lời nhân chứng thì y đã thông gian với vợ tôi, là Xuân Hương, lúc tôi vắng nhà. Chắc rằng được tớ rồi y lại nhòm ngó đến chủ. Thừa dịp tôi bận việc đi xa, nhà vắng vẻ chỉ có chủ tôi và con hầu Thu Quế 7 tuổi, y bèn thừa dịp chủ tôi đi tắm mà hãm hại. Tang chứng hãy còn đó, mọi người đều biết. Tên Thất lấy vợ tôi là việc nhỏ, việc y giết chủ tôi là việc lớn .(Cũng đã có ý niệm về khinh tội và trọng tội). Xin quan minh xét cho chủ tôi được ngậm cười nơi chín suối. Nay bẩm”.
Nhận được đơn tố cáo, quan huyện liền đến khám nghiệm tử thi và ghi nhận: cổ nạn nhân tím bầm, miệng có máu, mình mẩy trần truồng. Quan huyện hỏi qua Xuân Hương, Mậu Thất, và hai người chứng là Lữ Dục Thập và Triệu Thập. Đoạn quan truyền lính giải cả bốn lên huyện. Còn Trình Nhị được phép ở lại lo chôn cất cho nàng Nguyệt Anh, rồi cũng phải lên hầu quan sau.
Ma chay cho chủ xong, Trình Nhị y hẹn lên huyện.
Nói về quan huyện từ khi thụ lý vụ án, ông tự hỏi đây là vụ án mạng vì tình? Vì tiền? Vì tư thù? Vì hãm hiếp rồi sợ đổ bể mà giết?
Quan huyện nghi Trình Nhị biết vợ ngoại tình với Mậu Thất nên giả bộ đi vắng rồi quay lại giết chủ đổ tội cho Mậu Thất và Xuân Hương để trả thù.
Trong lúc thẩm vấn Trình Nhị, quan huyện thấy y có vẻ thật thà, chất phác, không hay biết chút gì về sự phản bội của vợ. Đến lượt Xuân Hương y thị nhận có thông gian với Mậu Thất nhưng khai không biết ai đã giết Nguyệt Anh. Quan bèn sai lính lấy kìm kẹp chân Xuân Hương. Nó la khóc ầm ỹ lạy van rối rít xin khai:
- Tôi nghi Mậu Thất đã hãm hại cô tôi vì cách đây ít lâu chính y biểu tôi thu xếp để y tư thông với cô tôi nhưng tôi không chịu. Có lẽ y đã lén làm bậy rồi sợ chuyện đổ bể nên giết cô tôi.
Thế là Mậu Thất bị lôi ra tra tấn, y một mực kêu oan. Hai người chứng là Lữ Dục Thập và Triệu Thập cũng đứng cả đấy (Một sơ suất của ông Huyện: lấy lời khai các kẻ bị tình nghi trước mặt nhau và trước mặt nhân chứng. Vì vậy việc đã khó lại khó thêm) lúc quan huyện tra hỏi các kẻ tình nghi. Hai người hùa nhau vào kết tội Mậu Thất và xin quan trừng trị Mậu Thất.
Mậu Thất uất ức lêu rằng: “Chính hai người đó đồng mưu giết Nguyệt Anh rồi đổ thừa cho tôi. Xin quan minh xét”.
Quan huyện bảo lính ngừng tra tấn Mậu Thất và quan hỏi Xuân Hương đang làm gì khi chủ bị giết. Xuân Hương khai:
- Tôi đang mắc bận dưới bếp chợt con Thu Quế xuống cho hay em khóc quá, nó kêu cô tôi mãi mà không thấy trả lời, cửa buồng đóng nó chẳng xô được. Tôi bèn soi đèn lên coi, mở được cửa vô phòng thấy cô tôi nằm chết trên giường. Tôi la cầu cứu ầm ỹ, Lữ Dục Thập và Triệu Thập chạy đến trước nhất rồi bắt trói tôi. Tôi nghĩ hai người này đã đồng mưu giết cô tôi rồi trốn về nên khi tôi hô hoán chạy ngay lại đổ vạ cho tôi để hòng che tội (Thế là 2 người bị tình nghi đều quay lại buộc tội người chứng).
Sau lời khai của Xuân Hương, quan huyện không biết xử trí ra sao, bèn đình cuộc thẩm vấn và truyền lính tạm giam tất cả mọi người lại, đến mai sẽ hay (May mà đình lại nếu lại lôi 2 nhân chứng ra “uýnh” thì riết một hồi nó khai luôn cho ông huyện là thủ phạm!).
Sáng hôm sau, quan huyện cho đòi Thu Quế đến để xét hỏi. Nó khia không biết ai là thủ phạm mà cũng chẳng nghi ai cả. Về trường hợp phát giác ra án mạng, nó khai đại để như lời Xuân Hương nhưng có cho thêm một chi tiết là sau khi nàng Nguyệt Anh đóng cửa buồng để đi tắm, một lúc sau nó có nghe thấy tiếng chân giẫy đạp và tiếng ú ớ như muốn la mà không được.
Quan huyện hỏi tiếp:
- Lữ Dục Thập và Triệu Thập có hay đến nhà chơi không?
- Dạ không đến lần nào.
- Còn Trương Mậu Thất?
- Ngày nào y cũng đến dưới bếp đùa giỡn với chị Xuân Hương.
Quan huyện cho nó lui ra và truyền giải tất cả mọi người bị tạm giam hôm trước đến phán rằng:
“Ta xét (căn cứ theo lời khai của một nhân chứng 7 tuổi. Xin xem lời bàn ở sau) rằng Lữ Dục Thập và Triệu Thập vô can trong vụ này.
“Còn Trương Mậu Thất, nhà ngươi có ý định chiếm đoạt nàng Nguyệt Anh từ lâu. Tuy rằng Xuân Hương từ chối không chịu nghe lờ mi làm mai chủ của y thị với mi, nhưng mi vẫn nuôi ý định đó và nhân được dễ dàng tới lui với Xuân Hương, mi đã lưu tâm dò xét cách ăn ở của nàng Nguyệt Anh. Mi biết nàng có lệ chiều nào cũng tắm rửa. Do đó mi lẻn nấp trong phòng chờ nàng Nguyệt Anh tắm xong thì nhảy ra hãm hiếp người ta đặng thỏa mãn lòng thèm khát mi có từ lâu. Thấy Nguyệt Anh toan la cầu cứu, sợ đổ bể mi bóp cổ nạn nhân cho chết. Thủ phạm giết Nguyệt Anh chính là mi, không còn ngờ gì nữa.
“ Về phần con Xuân Hương, y thị thấy việc sanh biến ra như vậy, mới giả đò tri hô cầu cứu để gạt mọi người.
“Ta lên án cả hai đứa mi phải chịu tử hình”. (than ôi thế là 2 cái đầu sẽ rơi vì một bản án xử lầm).
Tuyên án xong, quan huyện truyền tống giam Mậu Thất và Xuân Hương và trả tự do cho Trình Nhị và hai người chứng. Rồi ông làm sớ trình lân Thượng Ty. (chỉ có lời trình thôi, không gởi hồ sơ kèm theo).
Thời gian trôi mau. Cặp tử tôi Mậu Thất và Xuân Hương bị giam thấm thoát đã được ba năm.
Một hôm Bao Công đến thanh tra huyện Khúc Phụ, là huyện đã xảy ra án mạng này. Bao Công thời đó được mệnh danh là Thiết Diện (mặt sắt) vì mặt ông đen. Tướng mạo thì thế song Bao Công lại là vị quan thanh liêm, cương trực, rất giỏi về hình sự lại thêm có biệt tài đoán việc như thần. Xử án thì ông cứ theo lương tâm dù phạm nhân là họ hàng thân thích nhà vua hay là con ông cháu cha. Bao Công cũng cứ thẳng tay trừng trị, không sợ gì cả.
Nghe tin, Bao Công đến huyện, cha Trương Mậu Thất là Học Lục phần cho rằng con bị oan cũng có, phần thì thương con cũng có, vội làm đơn kêu oan.
Bao Công tiếp đơn và ngay đêm ấy (việc hôm nay chẳng để dến ngày mai) sau khi xét các đơn nạp trước, ông lấy hồ sơ vụ án Nguyệt Anh ra xét lại. Lúc đó đã khuya rồi. Ông lấy tờ cáo trạng ra coi. Đọc đến đoạn tả cái chết của nàng Nguyệt Anh, vì quá mệt mỏi nên Bao Công ngủ gật lúc nào không hay. Bỗng ông chiêm bao thấy một người con gái đứng nhìn ông như có điều chi oan ức muốn kêu.
Hồn Bao Công bảo người con gái:
- Có điều chi oan ức nàng cứ nói ta nghe.
Người con gái không trả lời câu hỏi của Bao Công, nàng chỉ nhìn ông rồi đọc một câu như sau:
“Nhứt sử lập khẩu phụ, bát ma thông khoa nhứt liễu, cư thiệt đầu lưu khẩu hàm tru oán, tri thù hoành tử phương tiêu hận”. (đại ý nói: một khi đạ lấp cái miệng người đàn bà, vả công việc đã kết liễu. Cái đầu lưỡi còn ở lại trong miệng ngậm sự oan ức. Con nhiện mà chết ngang thì mới tiêu tan mối hận).
đọc xong người con gái biến mất và Bao Công cũng chợt tỉnh dậy dụi mắt, cúi xuống toan xem nốt hồ sơ thì thấy một con nhện miệng há to, đứt một khúc lưỡi nằm chết ngay trên tờ cáo trạng, đúng vào đoạn tả nàng Nguyệt Anh chết miệng đầy máu. (con nhện không có lưỡi. Chắc là nó bị đứt phía ngoài miệng. Rất có thể Bao Công đã giỏi về hình sự lại biết về cả động vật học. Không biết có phải không? Dù sao Bao Công cũng thắc mắc về vết máu ở miệng Nguyệt Anh mà huyện quan có ghi rõ trong văn bản. Đành rằng một người bị bóp cổ chết cũng vẫn có thể chảy máu mồm nhưng chắc là Bao Công đặt giả thuyết, máu kia là của kẻ giết người. Nếu Nguyệt Anh bị thương ngoài môi thì huyện quan đã phải nhận thấy khi khám xét. Cho nên sau này Bao Công chuyển cuộc điều tra theo hướng mới: thử tìm một kẻ bị tật ngoài mặt vì bị Nguyệt Anh cào, cắn chẳng hạn chẳng dè lại trúng. Trong lịch sử điều tra án mạng người ta thường nhờ yếu tố bất ngờ mà tìm ra thủ phạm một vụ án tưởng rằng muôn đời không tra ra thủ phạm).
Bao Công ôm đầu suy nghĩ lao lung sau ông đoán thủ phạm họ Châu. (ráp hai chữ “tri thù” (con nhện) ra chữ Châu).
Sáng ngày hôm sau, Bao Công đăng đường, xử hết các vụ án khác xong, mới xét tời vụ nàng Nguyệt Anh.
Ông cho giải tử tội Trương Mậu Thất đến vànói:
- Ta đã đọc lại kỹ hồ sơ vụ án nàng Nguyệt Anh. Con Thu Quế khai rằng ngoài ngươi ra, không có ai hay tới lui nhà Nguyệt Anh. Vả lại, gian ý của ngươi đã lộ qua lời ngươi biểu con Xuân Hương làm mai nàng Nguyệt Anh cho mi. Vậy tội trạng đã rõ rệt, ngươi còn kêu oan nỗi gì?
Mậu Thất thưa rằng:
- Tôi không hề hại nàng Nguyệt Anh. Quan huyện buộc tội tôi, tôi cãi không lại (phải chi có luật sư như bây giờ thì đỡ biết mấy). Nay tôi bị giam đã ba năm trường rồi, cái chết lại cầm chắc trong tay nên tôi cũng chẳng muốn kêu nài làm chi. Vì cha tôi biết tôi oan lại nữa nhờ trời run rủi mới gặp được Thượng quan mà kêu oan cho tôi. Xin Thương quan minh xét lại cho.
Bao Công sai lính dẫn Mậu Thất ra ngoài chờ đoạn ông truyền giải nữ tử tội Xuân Hương lên.
Nghe Bao Công hỏi có biết ai là thủ phạm giết Nguyệt Anh không, Xuân Hương khai không biết, rồi khóc mà nói rằng: “Cô tôi đã chết, tôi cũng xin chết theo”.
Bao Công lại cho Xuân Hương ra và đòi Mậu Thất vào. Lần này ông ra lệnh tra tấn Mậu Thất, Mậu Thất vẫn một mực kêu oan.
Bao Công liền hỏi:
- Buồng Nguyệt Anh trưng dọn những gì, mau khai cho thiệt, thì đỡ tra tấn. (câu hỏi quyết định, trước khi Bao Công chuyển hướng điều tra).
- Tôi không biết thì khai sao đặng - Mậu Thất trả lời.
Bao Công vỗ án la:
- Mi rình rập trong phòng để hãm hiếp người ta nay còn chối không biết. Mi to gan thật.
Rồi Bao Công dịu giọng khuyên nhủ:
- Thôi, trước sau đằng nào cũng chết thì khai phứt cho rồi, lại khỏi bị tra tấn, có đỡ khổ không.
Mậu Thất nghĩ bụng có lẽ cái số kiếp mình phải chết oan nên mới khiến ra như vậy.
Nghĩ thế, y bèn khai bậy rằng:
- Phòng trưng dọn rất đẹp, có màn thêu, trướng gấm, nệm hoa, gối thuê.
Nghe đoạn Bao Công khoát tay ra hiệu cho lính giải Mậu Thất xuống nhà giam.
Mậu Thất đi khỏi, Bao Công lại cho đòi Xuân Hương vào mà hỏi rằng:
- Phòng chủ trưng dọn ra sao, mau khai cho thiệt.
Xuân Hương đáp:
- Chủ tôi tuy giàu có, tiền bạc chẳng thiếu gì, nhưng tính tình giản dị lại không thích xa hoa nên chi trong phòng chỉ có mùng vải, chiếu lát, không có trưng dọn vật gì quý giá hết. (Cứu Mậu Thất và tự cứu mình khỏi tội chết nhờ câu trả lời này đấy. Bao Công giờ đã tin là Mậu Thất bị oan nên sẽ chuyển cuộc điều tra theo hướng khác. Nếu không phải là Mậu Thất, thì thủ phạm phải ở trong giới học trò).
Bao Công hỏi thêm Xuân Hương:
- Trong chúng bạn của củ ngươi có người nào họ Châu, tên Sử không?
- Bẩm quan khi chủ tôi ở nhà, chưa bị bắt, có người bạn thân là Châu Công tử, con quan Lại Bộ Thượng Thư thường hay lui tới chơi.
- Thế từ ngày chủ ngươi bị bắt, Châu Công tử có đến thăm không? (Đấy hướng mới của Bao Công. Có thể chỉ hỏi có ai họ Châu không? (hai chữ “tri thù” ráp lại thành chữ Châu), hoặc nữa có khi Bao Công chỉ hỏi trong chúng bạn của chủ ngươi, ai là người hay đến chơi lúc trước).
- Dạ không có lần nào.
Nghe đoạn Bao Công nhíu lông mày suy nghĩ một lát rồi truyền lính dẫn Xuân Hương trở về nhà giam.
Đêm hôm ấy, Bao Công lại đem hồ sơ vụ án Nguyệt Anh ra xem lại. làm việc tới khuya, Bao Công mệt mỏi, thiu thiu ngủ lại thấy chiêm bao y đêm hôm trước. Khi tỉnh dậy, Bao Công suy nghĩ lao lung về câu nói của hồn người đàn bà trong giấc mơ. (Chuyện chiêm bao chẳng biết có thật không nhưng trông con nhện chết đủ cho Bao Công suy luận và chuyển hướng cuộc điều tra).
Đoán mãi không ra, Bao Công thử dùng cách ráp các chữ trong câu nói thì thấy!
Chữ “nhất sử” ghép lại thành chữ “lại”, ba chữ “lập khẩu phụ” ghép lại thành chữ “bộ”, chữa “bát ma” ghép lại thành “công” hai chữ “nhứt liễu” ghép lại thành chữ “tử”. Rõ ràng là “Lại Bộ Công tử”. Về hai câu sau, Bao Công suy hai chữ “tri thù” ra chữ “Châu” và “hoành tử” ra “Hoằng Sử”.
Qua sáng hôm sau, Bao Công mượn cớ muốn xem xét về công việc học hành của các con quan nên ra lệnh gọi tất cả các con quan trong vùng để ông khảo chữ. Tất cả có sáu công tử kể cả Châu Hoằng Sử.
Bao Công hỏi Châu Hoằng Sử trước, thấy Hoằng Sử nói ngọng, Bao Công cứ giả bộ như không để ý mà vẫn tiếp tục hỏi Hoằng Sử về văn chương, kinh sách.
Khảo chữ xong, Bao Công cho Hoằng Sử ra về.
Đến lượt năm công tử khác, với cậu nào Bao Công, sau khi khảo về sự học, cũng nói:
- Châu Công tử diện mạo khôi ngô, chữ nghĩa cũng khá, chỉ tiếc một điều là bị tật nói ngọng. Thật là uổng lắm thay. Cậu có biết Hoằng Sử bị tật từ lúc cha mẹ sanh ra hay lớn lên mới bị ngọng? (hỏi khéo lắm).
Cả năm cậu, cậu nào cũng khai giống nhau rằng:
- Cách đây ba năm vào ngày mùng 8 tháng 6, lúc Châu Công tử trọ học tại làng Sùng Phương, đang đêm ngủ mê cắn đứt lưỡi. Từ ngày đó cậu sinh ra nói ngọng.
Cuộc điều tra khéo léo chấm dứt, Bao Công ngồi một mình suy nghĩ hồi lâu, rồi tự bảo: “Ta đọc kỹ hồ sơ vụ Nguyệt Anh, trong cáo trạng có ghi rằng chuyện xảy ra đêm ngày mùng 8 tháng 6. Nay Châu Hoằng Sử đứt lưỡi cũng ngày đó, và Nguyệt Anh chết miệng lại có máu. Hoằng Sử ở cùng làng lại là bạn thân với Như Phương tất có dự đám cưới Như Phương nên biết rõ vị trí phòng the của Nguyệt Anh và đường đi lối lại trong nhà. Hắn đã nhân dịp nhà vằng vẻ, lẻn vô nấp trong phòng tắm, chờ Nguyệt Anh tắm xong y bèn hãm hiếp nàng, và đút lưỡi vô miệng nàng Nguyệt Anh khiến nàng không cầu cứu đặng.
Về phần nàng Nguyệt Anh lỡ bị nhục rồi, tức giận nàng bèn nghiến răng cắn đứt lưỡi Hoằng Sử nên bị Hoằng Sử bóp cổ cho chết để tháo thân. Sau đó Hoằng Sử lén ra về mà không ai trông thấy. Ngày nàng Nguyệt Anh chết và ngày Hoằng Sử đứt lưỡi trùng nhau. Thật là phù hợp với câu trong giấc mộng “Thiệt đầu lưu khẩu hàm u oán” ý nói miệng ngậm đầu lưỡi để trả việc u oán. Hoằng Sử đích thị là thủ phạm không còn nghi ngờ gì nữa”.
Nghĩ đoạn, Bao Công cho gọi Châu Hoằng Sử đến và truyền lệnh lôi y ra tra tấn. (Con quan to đấy. Đủ yếu tố là Bao Công mần liền. Không sợ. Giỏi).
Hoằng Sử thú nhận hết tội lỗi và bị Bao Công kết án tử hình.
Bản án như sau:
“Ta đã tìm (Chính thủ phạm thú nhận, khác với án của huyện quan, lúc đó Mậu Thất kêu oan) ra kẻ giết nàng Nguyệt Anh. Đó là tên Châu Hoằng Sử.
“Là con quan (Có thể cho là vì thế mà tội lại phải nặng thêm) y chẳng biết giữ danh lại còn làm điều ô nhục, chẳng khác loài súc vật.
“Sử là bạn thân củ Như Phương, khi đi dự lễ cưới bạn thấy nàng Nguyệt Anh đẹp đẽ, y sanh lòng tà dâm, khát khao vợ bạn. Đến khi Như Phương đi thi giữa đường bị bắt, Hoằng Sử nhân biết rõ đường đi lối lại trong nhà bạn và thừa dịp gia đình bạn gặp cơn bối rối, y lẻn vô phòng chờ Nguyệt Anh đi tắm thì ra tay thỏa mãn thú tính. Sợ Nguyệt Anh tri hô, y bèn bóp cổ nàng cho chết, để tiện bề tẩu thoát.
“Mậu Thất vì thông gian với Xuân Hương nên thường tới lui nhà Như Phương vì vậy mà bị oan là giết Nguyệt Anh. (Nói rõ vì sao Mậu Thất bị nghi oan, khác hẳn án của huyện quan nói về sự vô can của 2 người chứng).
“Nhờ oan hồn nàng Nguyệt Anh, miện ngậm khúc lưỡi đến báo mộng nên ta mới tìm ra thủ phạm đã giết nàng Nguyệt Anh. (Không biết trong án có nói về việc báo mộng không hay là về sau người ta thêm vào). Kẻ sát nhân đúng tên Châu Hoằng Sử. Nên ta lên án y phải chịu tử hình.
“Trương Mậu Thất và Xuân Hương tuy không can tội giết nàng Nguyệt Anh nhưng lại phạm tội thông gian nay xử phạt lưu đày đi xứ khác. (Rõ khổ, thoát tội nọ lại rơi vào tội kia).
Nay án.
Ký tên: Bao Công.
TIỂU THIẾT DIỆN
LỜI BÀN
Đọc xong vụ án trên, Bao Tử tôi có mấy nhận xét xin trình bày dưới đây để độc giả nhàn lãm:
1.- Vai trò của ông huyện trong vụ khám xét tử thi.
Nhận được đơn của Trình Nhị, quan huyện bèn đến nơi xảy ra án mạng (phạm trường) để quan sát căn phòng, khám xét tử thi, lấy lời khai tại chỗ của nhân chứng và kẻ bị tình nghi.
2.- Tư pháp không biệt lập với hành pháp.
Quan huyện phụ trách việc hành chánh lại kiêm cả việc hình án. Ngành tư pháp thời xưa ở hầu hết các nước, không riêng gì Trung Hoa, chưa được tổ chức chu đáo như bây giờ. Quan huyện không phân biệt việc lấy khẩu cung và việc đối chất, nên bị lúng túng. Bao Công khôn khéo hơn. Xưa kia không có luật sư biện hộ, nên nhiều khi kẻ bị tình nghi như Mậu Thất, nói không lại quan nên bị chết oan.
Ngày nay, theo nguyên tắc phân nhiệm, hành pháp và tư pháp biệt lập nhau. Thẩm phán lại hợp thành một ngạch có quy chế riêng, có căn bản pháp lý vững chắc, giàu kinh ngiệm, xét xử theo lương tâm. Những Mậu Thất ngày nay cũng dễ dàng tìm được luật sư biện hộ.
3.- nhân chứng dưới 15 tuổi.
Trong vụ án trên, Thu Quế đứa tớ gái của nàng Nguyệt Anh mới lên 7 tuổi lúc chủ bị giết, được quan gọi làm chứng. Sau đó quan huyện căn cứ trên lời khai của Thu Quế: Lữ Dục Thập và Triệu Thập không đến nhà Như Phương bao giờ, còn Mậu Thất thường đùa giỡn với Xuân Hương ở dưới bếp. Căn cứ trên lời khai này q uan huyện trả tự do cho Dục Thập, Triệu Thập và lên án tử hình Mậu Thất.
Ngày nay các bộ luật cũng cho phép lấy lời khai của một nhân chứng dưới 15 tuổi, về hình sự cũng như về dân sự tố tụng.
Thí dụ: Bộ Hình sự tố tụng Pháp (điều 79) và bộ dân sự tố tụng Pháp (điều 285) đều nói rằng: Các vị thành niên, nam hay nữ, dưới 15 tuổi đều có thể ra khai được, nhưng không phải tuyên thệ. Lời khai đó có giá trị tới mức nào, tòa có quyền định đoạt.
Ở Việt Nam ta, luật lệ cũng theo như thế.
4.- Tội cố sát và hình phạt.
Trong vụ án kể trên, Châu Hoằng Sử bị khép vào tội giết người và phải chịu tử hình.
Bao Tư tôi tự hỏi ngày nay tên Châu Hoằng Sử sẽ chịu hình phạt gì bèn coi lại các điều trong Bộ Hình Luật Canh Cải nói về tội cố sát.
Theo đoạn 3 của điều 304 thì hình phạt dành cho tội cố sát là khổ sai, chung thân. Đấy là hình phạt của tội cố sát thường.
Nhưng pháp luật còn dự liệu 5 trường hợp gia trọng sau đây là những hình phạt nặng hơn.
1. Dùng dự mưu và cạm bẫy để giết người (tử hình).
2. Tư cách nạn nhân (liên hệ giữa phạm nhân và nạn nhân: giết cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, tôn thuộc). Hình phạt: tử hình.
3. Do tuổi nạn nhân: tội giết trẻ sơ sinh. Hình phạt: khổ sai chung thân hay hữu hạn hay phạt tử hình tùy trường hợp.
4. Phạm nhân trước, sau hay cùng lúc cố sát còn phạm tội đại hình khác (tử hình).
5. Căn cứ vào phương pháp áp dụng để giết người (tử hình).
Vậy nếu bị đem xử với pháp luật ngày nay thì Châu Hoằng Sử bị coi là can tội cố sát với trường hợp gia trọng thứ 4, và phải chịu án tử hình (điều 304 đoạn I Hình Luật Canh Cải).
Vì cùng một thời gian, y đã phạm 2 trọng tội: hiếp dâm rồi cố sát.
Nhưng không nên cho rằng nhất thiết 2 trọng tội phải có liên hệ với nhau. Trong trường hợp Châu Hoằng Sử thì 2 trọng tội có liên hệ với nhau. Nhưng cũng có trường hợp mà 2 trọng tội không có liên hệ với nhau, thí dụ:
Hai tên ăn cướp vào ăn hàng một nhà, rồi trên đường về cãi nhau, người này giết người kia. Tội thứ I là tội ăn cướp; tội thứ II là tội cố sát, hai tội không liên hệ gì với nhau nhưng tên sát nhân vẫn bị tội cố sát với trường hợp gia trọng.
Vợ chồng Lữ Duật Nhơn sanh hạ được một đứa con trai, tên là Như Phương thông minh, đĩnh ngộ, năm 10 tuổi đi học đã tỏ ra xuất sắc. Tuy sống trong gia đình trưởng giả, dư ăn dư mặc, đông kẻ hầu người hạ, nhà cửa rộng rãi, căn trước căn sau, lại có vườn bao bọc xung quanh, Như Phương không ỷ y nhà giàu có hay được cha mẹ nuông chiều mà bỏ bê sự học. Trái lại, chàng lại tỏ ra nết na, siêng năng nên càng lớn, học càng giỏi. Người biết chuyện thường lấy chàng làm gương khuyên con cái.
Nhà Như Phương có nuôi được hai vợ chồng Trình Nhị làm quản gia cho ở căn nhà dưới, gần bếp. Trình Nhị và vợ là Xuân Hương rất đỗi trung thành với chủ, thức khuya dậy sớm, chăm lo của chủ như của mình.
Dân chúng khắp vùng ai cũng khen vợ chồng Lữ Duật Nhơn biết tu ơn tích đức mới được con thì tài giỏi mà tớ thì trung thành.
Nói về gia đình Trần Bang Mô cũng giàu có, lại là người quyền thế. Vợ chồng Phó Sứ Mô có đặng hai trai, một gái. Hai con trai đều đã lập gia đình. Một đứa tên là Văn Mạng là bạn học cùng lớp với Như Phương. Cô gái út Nguyệt Anh xinh đẹp tuyệt vời, mặt hoa, da ngọc, dáng điệu uyển chuyển thướt tha, lại nết na thùy mị, tính tình dễ thương, không ưa xa hoa lòe loẹt. Thật là đẹp cả người lẫn nết.
Từ khi Nguyệt Anh đến tuần cập kê. Trần Bang Mô để ý kén bạn trăm năm cho cô gái quý. Mến tài Như Phương, ông liển bảo Văn Mạng lựa lời làm mai cho đôi trai tài gái sắc lấy nhau.
Cha con Duật Nhơn chịu ngay và đem lễ vật đến hỏi liền. Qua ít bữa nhà trai đến xin Phó Sư Mô định ngày cho rước dâu.
Ngày làm lễ thành hôn cho đôi trẻ, nhà Như Phương mở tiệc linh đình mới khắp bạn học của Như Phương đến dự. Trong chúng bạn đến mừng có cả Châu Hoằng Sử, con trai quan Lại Bộ Thượng Thư. Sử tuy là con quan và là bạn thân của Như Phương nhưng tính tình hai người lại khác hẳn nhau. Như Phương nết na chăm chỉ bao nhiêu thì Hoằng Sử lại bê tha rượu chè, trai gái bấy nhiêu. Thấy vợ bạn đẹp, y sanh lòng khát khao thèm muốn. Tuy ham chơi nhưng được cái thông minh và nhớ lâu, nên học hành cũng không đến nỗi thua kém lắm. Chúng bạn thường kể rằng Hoằng Sử có biệt tài hễ đã đến thăm nơi nào thì nhớ mãi từ đường đi đến lối lại, đến cách sắp đặt trong nhà. Tuy hay đến chơi nhà Như Phương luôn nhưng mãi đến hôm nay nhân ngày cưới bạn, Hoằng Sử mới có dịp thong thả đi coi khắp nơi: nhà ngoài, nhà trong, phòng cô dâu, vườn tược, và cho đến con đường nhỏ sau nhà, Hoằng Sử cũng đi xem kỹ hết.
Vợ chồng Như Phương từ khi lấy nhau, ăn ở rất hòa thuận. Nguyệt Anh lại thờ cha mẹ chồng rất mực hiếu thảo. Thật là một cảnh gia đình đầm ấm yên vui.
Nhưng chưa được bao lâu thì bố mẹ Như Phương đều mắc bệnh qua đời, khiến vợ chồng Như Phương khóc than khôn xiết.
Hết tang ba năm, Như Phương thi đậu tú tài và vợ cũng sanh hạ được một con trai.
Năm ấy vua mở kỳ thi Hội (Cử nhân), Như Phương sửa soạn lều chõng vào kinh dự thi. Sau khi ân cần dặn dò vợ chăm lo việc nhà, nuôi nấng con thơ, Như Phương củng Trình Nhị, người quản gia trung thành, hai thầy trò khăn gói ra đi.
Giữa đường, Như Phương bị bắt (Không thấy nói ai bắt và vì lý do gì?), Trình Nhị trốn thoát, chạy về nhà cấp báo. Tin như sét đánh, Nguyệt Anh thương chồng, vật mình than khóc thảm thương.
Cha mẹ, anh em nàng nghe tin kéo đến khuyên giải mãi Nguyệt Anh mới nguôi. Qua cơn bàng hoàng lúc đầu, nàng dần dần trấn trĩnh, bèn bàn với cha tìm cách giải cứu Như Phương.
Có sự tất phải đến tận nơi Như Phương bị bắt thì mới tìm cách cứu chàng được. Ông già Nguyệt Anh nhận đi nhưng chẳng hiểu ông nghĩ sao lại đòi đem theo cả thằng cháu ngoại đi (hay là ông có linh cảm tai họa sắp đến?).
Nguyệt Anh lễ phép thưa:
- Cha định vậy, con đâu dám cãi lời. Song con thiết nghĩ nay chồng con bị bắt, sống chết chưa biết ra sao, chỉ còn có giọt máu này. Nay cha đem cháu đi, giữa đường gặp sự rủi ro, lấy ai nối dõi tông đường họ Lữ. Vả lại cháu đi con ở nhà nhớ lắm. Mong cha xét lại.
Ông già gật đầu khen con nói phải và ông quyết định:
- Ừ, thôi để cha đi với hai anh con. Phần con ở nhà hãy năng đi thăm hai chị dâu con cho khuây khỏa, chẳng nên âu sần lo nghĩ quá e sanh bịnh thì khốn đa.
Căn dặn xong ông già lên đường với hai con trai. Nàng Nguyệt Anh từ đó quanh quẩn trong nhà, chăm nom con, không đi ra đến ngoài, bên mình chỉ có con Thu Quế đứa tớ gái 7 tuổi ở liền bên hầu hạ. Mọi việc trong nhà đều giao cho vợ chồng Trình Nhị trông nom.
Trình Nhị từ ngày chủ bị bắt, một mình phải lo quán xuyến mọi công việc, nên suốt ngày chạy tới chạy lui, lo công kia chuyện nọ, không lúc nào rảnh tay. Có nhiều bận Trình Nhị vắng nhà đôi ba ngày để đi xa đòi nợ cho chủ. Căn nhà của vợ chồng Trình Nhị nằm phía cuối vườn, giáp vách với một căn nhà ở phía bên ngoài của Trương Mậu Thất.
Mậu Thất là một tên lười biếng, chẳng lo làm ăn, tính tình xảo quyệt lại thích ăn chơi đàng điếm. Khắp xóm ai cũng ghét tên bất lương ấy.
Thấy Trình Nhị vắng nhà luôn, y bèn buông lời chọc ghẹo Xuân Hương, lại được Xuân Hương là một người đàn bà trắc nết, gặp trai tán tỉnh thì sa ngã liền.
Thế là từ đó, hễ Trình Nhị đi khỏi là y men theo phía sau vườn vô nhà Trình Nhị thông dâm với Xuân Hương. Người lối xóm đều biết rõ, riêng Trình Nhị thì không hay biết tí gì về sự phản bội của vợ (Thực ra trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã hay).
Một hôm Mậu Thất bảo Xuân Hương:
- Chủ em còn trẻ đẹp, lại vắng chồng lâu ngày. Em khá làm mai cho ta nghe (Hỗn thật, dám đánh giá người khác qua Xuân Hương. Sau này chút xíu thì mất đầu vì câu này).
Xuân Hương cự nự:
- Cô tôi (nghĩa là chủ tôi) đức hạnh quyết chẳng khi nào chịu điều bậy bạ. Cô tôi lại không ra đến ngoài chỉ quanh quẩn trong phòng, việc anh nhờ không đặng rồi (Phản bội chồng nhưng lại rất trung thành với chủ).
Mậu Thất trách:
- Em ghen nên không chịu giúp ta. Thôi vậy.
Trong khi Mậu Thất toan tính như vậy thì có một người khác cũng đang tìm cách chiếm đoạt tấm thân ngọc ngà của nàng Nguyệt Anh (Đẹp quá cũng lắm sự nguy hiểm). Người đó chẳng phải ai xa lạ: chính là Châu Hoằng Sử, con quan Lại Bộ Thượng Thư, bạn thân của chồng nàng Nguyệt Anh (Tấn tuồng muôn đời: bạn và vợ).
Nguyên Châu Hoằng Sử từ bữa dự lễ cưới Như Phương, thấy vợ bạn xinh đẹp nên đem lòng ham muốn.
Nay nghe tin Như Phương bị bắt y vui mừng khôn xiết, bèn đi dò la tình hình gia đình bạn.
Hoằng Sử vào quán rượu gần nhà Như Phương để tiện bề lấy tin tức. Hoằng Sử tốn nhiều công phu mà vẫn chưa biết rõ nội tình nhà Như Phương. Nhưng rồi một bữa, y gặp một người biết rành rẽ việc nhà Nguyệt Anh.
Thấy một công tử con quan Thượng Thư bắt chuyện, người ấy thật thà kể mọi việc cho Hoằng Sử nghe. Thôi thì chuyện lớn chuyện nhỏ, có bao nhiêu tuôn ra bằng hết. Do đó, Hoằng Sử mới biết nàng Nguyệt Anh chỉ ở có một mình với đứa tớ gái 7 tuổi và nàng là người rất đoan trang.
Nghe đoạn Hoằng Sử hỏi:
- Nghe đồn vợ Trình Nhị có tính dâm đãng, có thật không ?(Gợi khéo để biết hai người tình tự ở đâu. Câu hỏi rất quan trọng, xem dưới sẽ biết).
Người kia đáp:
- Công tử cũng biết chuyện đó à? Xuân Hương thông dâm với tên bất lương Mậu Thất. Y ở khít vách nhà Trình Nhị nên thường lẻn sang tình tự với Xuân Hương những lúc Trình Nhị vắng nhà .(Tầm quan trọng của câu trả lời này: vợ chồng Trình Nhị ở căn nhà dưới, trong vòng rào nhà Như Phương. Nếu Mậu Thất dễ dàng tới lui với Xuân Hương thì sự lẻn vô nhà Nguyệt Anh không khó khăn gì, chỉ cần Trình Nhị vắng nhà là được).
Châu Hoằng Sử giả bộ lắc đầu, bĩu môi, ra vẻ ngán cho tình đời đen bạc, nhưng trong lòng y vui như mở hội.
Sau khi người kia ra khỏi quán rượu, Hoằng Sử cũng đứng dậy về nhà đặng lập mưu cưỡng hiếp nàng Nguyệt Anh.
Suy đi tính lại hồi lâu, Hoằng Sử ấn định chương trình hành động sau đây:
- Năm xưa nhân dịp lễ cưới Như Phương, ta đã có dịp đi xem nhà Như Phương nay còn nhớ rõ vị trí phòng the của Nguyệt Anh. Ta sẽ chờ dịp Trình Nhị vắng nhà mà men theo đường nhỏ sau nhà lẻn vào phòng tắm, chờ Nguyệt Anh vào mà ra tay, thì Nguyệt Anh chạy đâu cho thoát.
Nghĩ đoạn, Hoằng Sử nở nụ cười nham hiểm, cặp mắt lim dim, có vẻ khoái trí lắm.
Hôm sau, Hoằng Sử lại lảng vảng gần nhà Như Phương để dò xét. Thấy nói Trình Nhị đi vắng xa, Hoằng Sử mừng quýnh, miệng lẩm bẩm: “phen này người đẹp phải về tay ta, nhưng phải chờ đến tối mới ra tay được”.
Rồi thì chiều hôm đó, lúc mặt trời sắp lặn, lợi dụng cảnh tranh tối tranh sáng, Hoằng Sử lẻn vào phía sau vườn nhà Như Phương, men theo con đường nhỏ, núp trong phòng tắm của Nguyệt Anh.
Vừa lúc ấy, Nguyệt Anh kêu con Thu Quế trông em để nàng đi tắm. Đoạn nàng vô phòng đóng cửa lại. Cởi quần áo xong nàng chợt nhớ chưa đóng cửa sổ bèn cứ để mình trần đi ra đóng cửa.
Thật là dày dày sẵn đúc một tòa tự nhiên, khiến cho Hoằng Sử như điên như dại.
Tắm xong mát mẻ, Nguyệt Anh cứ thế từ nhà tắm đi về phòng ngủ (hai phòng thông nhau). Trong phòng lúc đó chỉ mờ mờ sáng, Nguyệt Anh lại chưa lên đèn nên Hoằng Sử theo nàng bén gót mà nàng chẳng hay.
Nguyệt Anh vô tình tiến gần đến bên giường. Hoằng Sử phóng tới ôm chặt lấy nàng mà vật xuống giường. Bị tấn công bất ngờ nàng bủn rủn cả chân tay, họng như tắc lại, đến khi bị tên bất lương đè lên nàng mới cố giẫy đạp nhưng vô ích. Nàng định la lên cầu cứu (sau phút hoảng sợ ban đầu, dần dần trấn tĩnh và kháng cự lại) thì Hoằng Sử đã ấn cả lưỡi của y vào miệng nàng thành ra nàng chỉ ú ớ trong họng không la thành tiếng được.
Vừa sợ vừa giận, nàng Nguyệt Anh nghiến răng lại định bụng cắn đứt đầu lưỡi Hoằng Sử. Đau quá, tên này tính rút lưỡi ra mà không sao được nên y bèn dùng hai tay siết cổ nàng Nguyệt Anh. Tuy bị nghẹt thở nàng Nguyệt Anh vẫn cắn răng không chịu nhả và đến khi nàng tắt thở thì miệng nàng cũng đã chan hòa máu của Hoằng Sử với một miếng lưỡi của tên bất lương kẹt giữa hai hàm răng nghiến chặt. Tên Hoằng Sử lảo đảo đứng dậy, sửa lại quần áo rồi ra về, không ai trông thấy (Nhà có vườn, vắng người, không nuôi chó, trời lại tối rồi).
Một chập sau, đứa con trai nàng Nguyệt Anh khóc quá. Con Thu Quế kêu mãi chẳng thấy chủ trả lời, nó bèn đập cửa nhưng cửa buồng đóng chặt, xô mãi không được, nó bèn chạy xuống nhà dưới kêu Xuân Hương.
Xuân Hương đốt đèn lên xem. Thấy cửa đóng, Xuân Hương luồn tay vào trong mới mở được.
Vào đến nơi thấy Nguyệt Anh nằm chết trên giường, mình mẩy trần truồng, miệng đầy máu, cổ tím bầm, Xuân Hương bèn hô hoán ầm ỹ. Lối xóm đổ đến. Thôi thì mỗi người một phách, bàn tán xôn xao. Nhưng rồi mấy người bà con của Như Phương tên là Lữ Dục Thập, Triệu Thập đồng thanh kết tội Xuân Hương và Mậu Thất đã đồng mưu hãm hại Nguyệt Anh.
Thế rồi người thì xúm lại trói Xuân Hương, kẻ thì lấy mền phủ lên thây nàng Nguyệt Anh. Đứa con trai nạn nhân được trao cho vú nuôi.
Qua ngày hôm sau, Trình Nhị về đến nhà, mới hay cớ sự bèn làm đơn như sau trình lên quan huyện:
“Tôi ký tên dưới đây là Trình Nhị xin tố cáo tên Trương Mậu Thất là kẻ giết nàng Nguyệt Anh vợ của chủ tôi là Như Phương. Nguyên Mậu Thất là tên xảo quyệt không lo làm ăn, chỉ thích rong chơi, đàng điếm. Theo lời nhân chứng thì y đã thông gian với vợ tôi, là Xuân Hương, lúc tôi vắng nhà. Chắc rằng được tớ rồi y lại nhòm ngó đến chủ. Thừa dịp tôi bận việc đi xa, nhà vắng vẻ chỉ có chủ tôi và con hầu Thu Quế 7 tuổi, y bèn thừa dịp chủ tôi đi tắm mà hãm hại. Tang chứng hãy còn đó, mọi người đều biết. Tên Thất lấy vợ tôi là việc nhỏ, việc y giết chủ tôi là việc lớn .(Cũng đã có ý niệm về khinh tội và trọng tội). Xin quan minh xét cho chủ tôi được ngậm cười nơi chín suối. Nay bẩm”.
Nhận được đơn tố cáo, quan huyện liền đến khám nghiệm tử thi và ghi nhận: cổ nạn nhân tím bầm, miệng có máu, mình mẩy trần truồng. Quan huyện hỏi qua Xuân Hương, Mậu Thất, và hai người chứng là Lữ Dục Thập và Triệu Thập. Đoạn quan truyền lính giải cả bốn lên huyện. Còn Trình Nhị được phép ở lại lo chôn cất cho nàng Nguyệt Anh, rồi cũng phải lên hầu quan sau.
Ma chay cho chủ xong, Trình Nhị y hẹn lên huyện.
Nói về quan huyện từ khi thụ lý vụ án, ông tự hỏi đây là vụ án mạng vì tình? Vì tiền? Vì tư thù? Vì hãm hiếp rồi sợ đổ bể mà giết?
Quan huyện nghi Trình Nhị biết vợ ngoại tình với Mậu Thất nên giả bộ đi vắng rồi quay lại giết chủ đổ tội cho Mậu Thất và Xuân Hương để trả thù.
Trong lúc thẩm vấn Trình Nhị, quan huyện thấy y có vẻ thật thà, chất phác, không hay biết chút gì về sự phản bội của vợ. Đến lượt Xuân Hương y thị nhận có thông gian với Mậu Thất nhưng khai không biết ai đã giết Nguyệt Anh. Quan bèn sai lính lấy kìm kẹp chân Xuân Hương. Nó la khóc ầm ỹ lạy van rối rít xin khai:
- Tôi nghi Mậu Thất đã hãm hại cô tôi vì cách đây ít lâu chính y biểu tôi thu xếp để y tư thông với cô tôi nhưng tôi không chịu. Có lẽ y đã lén làm bậy rồi sợ chuyện đổ bể nên giết cô tôi.
Thế là Mậu Thất bị lôi ra tra tấn, y một mực kêu oan. Hai người chứng là Lữ Dục Thập và Triệu Thập cũng đứng cả đấy (Một sơ suất của ông Huyện: lấy lời khai các kẻ bị tình nghi trước mặt nhau và trước mặt nhân chứng. Vì vậy việc đã khó lại khó thêm) lúc quan huyện tra hỏi các kẻ tình nghi. Hai người hùa nhau vào kết tội Mậu Thất và xin quan trừng trị Mậu Thất.
Mậu Thất uất ức lêu rằng: “Chính hai người đó đồng mưu giết Nguyệt Anh rồi đổ thừa cho tôi. Xin quan minh xét”.
Quan huyện bảo lính ngừng tra tấn Mậu Thất và quan hỏi Xuân Hương đang làm gì khi chủ bị giết. Xuân Hương khai:
- Tôi đang mắc bận dưới bếp chợt con Thu Quế xuống cho hay em khóc quá, nó kêu cô tôi mãi mà không thấy trả lời, cửa buồng đóng nó chẳng xô được. Tôi bèn soi đèn lên coi, mở được cửa vô phòng thấy cô tôi nằm chết trên giường. Tôi la cầu cứu ầm ỹ, Lữ Dục Thập và Triệu Thập chạy đến trước nhất rồi bắt trói tôi. Tôi nghĩ hai người này đã đồng mưu giết cô tôi rồi trốn về nên khi tôi hô hoán chạy ngay lại đổ vạ cho tôi để hòng che tội (Thế là 2 người bị tình nghi đều quay lại buộc tội người chứng).
Sau lời khai của Xuân Hương, quan huyện không biết xử trí ra sao, bèn đình cuộc thẩm vấn và truyền lính tạm giam tất cả mọi người lại, đến mai sẽ hay (May mà đình lại nếu lại lôi 2 nhân chứng ra “uýnh” thì riết một hồi nó khai luôn cho ông huyện là thủ phạm!).
Sáng hôm sau, quan huyện cho đòi Thu Quế đến để xét hỏi. Nó khia không biết ai là thủ phạm mà cũng chẳng nghi ai cả. Về trường hợp phát giác ra án mạng, nó khai đại để như lời Xuân Hương nhưng có cho thêm một chi tiết là sau khi nàng Nguyệt Anh đóng cửa buồng để đi tắm, một lúc sau nó có nghe thấy tiếng chân giẫy đạp và tiếng ú ớ như muốn la mà không được.
Quan huyện hỏi tiếp:
- Lữ Dục Thập và Triệu Thập có hay đến nhà chơi không?
- Dạ không đến lần nào.
- Còn Trương Mậu Thất?
- Ngày nào y cũng đến dưới bếp đùa giỡn với chị Xuân Hương.
Quan huyện cho nó lui ra và truyền giải tất cả mọi người bị tạm giam hôm trước đến phán rằng:
“Ta xét (căn cứ theo lời khai của một nhân chứng 7 tuổi. Xin xem lời bàn ở sau) rằng Lữ Dục Thập và Triệu Thập vô can trong vụ này.
“Còn Trương Mậu Thất, nhà ngươi có ý định chiếm đoạt nàng Nguyệt Anh từ lâu. Tuy rằng Xuân Hương từ chối không chịu nghe lờ mi làm mai chủ của y thị với mi, nhưng mi vẫn nuôi ý định đó và nhân được dễ dàng tới lui với Xuân Hương, mi đã lưu tâm dò xét cách ăn ở của nàng Nguyệt Anh. Mi biết nàng có lệ chiều nào cũng tắm rửa. Do đó mi lẻn nấp trong phòng chờ nàng Nguyệt Anh tắm xong thì nhảy ra hãm hiếp người ta đặng thỏa mãn lòng thèm khát mi có từ lâu. Thấy Nguyệt Anh toan la cầu cứu, sợ đổ bể mi bóp cổ nạn nhân cho chết. Thủ phạm giết Nguyệt Anh chính là mi, không còn ngờ gì nữa.
“ Về phần con Xuân Hương, y thị thấy việc sanh biến ra như vậy, mới giả đò tri hô cầu cứu để gạt mọi người.
“Ta lên án cả hai đứa mi phải chịu tử hình”. (than ôi thế là 2 cái đầu sẽ rơi vì một bản án xử lầm).
Tuyên án xong, quan huyện truyền tống giam Mậu Thất và Xuân Hương và trả tự do cho Trình Nhị và hai người chứng. Rồi ông làm sớ trình lân Thượng Ty. (chỉ có lời trình thôi, không gởi hồ sơ kèm theo).
Thời gian trôi mau. Cặp tử tôi Mậu Thất và Xuân Hương bị giam thấm thoát đã được ba năm.
Một hôm Bao Công đến thanh tra huyện Khúc Phụ, là huyện đã xảy ra án mạng này. Bao Công thời đó được mệnh danh là Thiết Diện (mặt sắt) vì mặt ông đen. Tướng mạo thì thế song Bao Công lại là vị quan thanh liêm, cương trực, rất giỏi về hình sự lại thêm có biệt tài đoán việc như thần. Xử án thì ông cứ theo lương tâm dù phạm nhân là họ hàng thân thích nhà vua hay là con ông cháu cha. Bao Công cũng cứ thẳng tay trừng trị, không sợ gì cả.
Nghe tin, Bao Công đến huyện, cha Trương Mậu Thất là Học Lục phần cho rằng con bị oan cũng có, phần thì thương con cũng có, vội làm đơn kêu oan.
Bao Công tiếp đơn và ngay đêm ấy (việc hôm nay chẳng để dến ngày mai) sau khi xét các đơn nạp trước, ông lấy hồ sơ vụ án Nguyệt Anh ra xét lại. Lúc đó đã khuya rồi. Ông lấy tờ cáo trạng ra coi. Đọc đến đoạn tả cái chết của nàng Nguyệt Anh, vì quá mệt mỏi nên Bao Công ngủ gật lúc nào không hay. Bỗng ông chiêm bao thấy một người con gái đứng nhìn ông như có điều chi oan ức muốn kêu.
Hồn Bao Công bảo người con gái:
- Có điều chi oan ức nàng cứ nói ta nghe.
Người con gái không trả lời câu hỏi của Bao Công, nàng chỉ nhìn ông rồi đọc một câu như sau:
“Nhứt sử lập khẩu phụ, bát ma thông khoa nhứt liễu, cư thiệt đầu lưu khẩu hàm tru oán, tri thù hoành tử phương tiêu hận”. (đại ý nói: một khi đạ lấp cái miệng người đàn bà, vả công việc đã kết liễu. Cái đầu lưỡi còn ở lại trong miệng ngậm sự oan ức. Con nhiện mà chết ngang thì mới tiêu tan mối hận).
đọc xong người con gái biến mất và Bao Công cũng chợt tỉnh dậy dụi mắt, cúi xuống toan xem nốt hồ sơ thì thấy một con nhện miệng há to, đứt một khúc lưỡi nằm chết ngay trên tờ cáo trạng, đúng vào đoạn tả nàng Nguyệt Anh chết miệng đầy máu. (con nhện không có lưỡi. Chắc là nó bị đứt phía ngoài miệng. Rất có thể Bao Công đã giỏi về hình sự lại biết về cả động vật học. Không biết có phải không? Dù sao Bao Công cũng thắc mắc về vết máu ở miệng Nguyệt Anh mà huyện quan có ghi rõ trong văn bản. Đành rằng một người bị bóp cổ chết cũng vẫn có thể chảy máu mồm nhưng chắc là Bao Công đặt giả thuyết, máu kia là của kẻ giết người. Nếu Nguyệt Anh bị thương ngoài môi thì huyện quan đã phải nhận thấy khi khám xét. Cho nên sau này Bao Công chuyển cuộc điều tra theo hướng mới: thử tìm một kẻ bị tật ngoài mặt vì bị Nguyệt Anh cào, cắn chẳng hạn chẳng dè lại trúng. Trong lịch sử điều tra án mạng người ta thường nhờ yếu tố bất ngờ mà tìm ra thủ phạm một vụ án tưởng rằng muôn đời không tra ra thủ phạm).
Bao Công ôm đầu suy nghĩ lao lung sau ông đoán thủ phạm họ Châu. (ráp hai chữ “tri thù” (con nhện) ra chữ Châu).
Sáng ngày hôm sau, Bao Công đăng đường, xử hết các vụ án khác xong, mới xét tời vụ nàng Nguyệt Anh.
Ông cho giải tử tội Trương Mậu Thất đến vànói:
- Ta đã đọc lại kỹ hồ sơ vụ án nàng Nguyệt Anh. Con Thu Quế khai rằng ngoài ngươi ra, không có ai hay tới lui nhà Nguyệt Anh. Vả lại, gian ý của ngươi đã lộ qua lời ngươi biểu con Xuân Hương làm mai nàng Nguyệt Anh cho mi. Vậy tội trạng đã rõ rệt, ngươi còn kêu oan nỗi gì?
Mậu Thất thưa rằng:
- Tôi không hề hại nàng Nguyệt Anh. Quan huyện buộc tội tôi, tôi cãi không lại (phải chi có luật sư như bây giờ thì đỡ biết mấy). Nay tôi bị giam đã ba năm trường rồi, cái chết lại cầm chắc trong tay nên tôi cũng chẳng muốn kêu nài làm chi. Vì cha tôi biết tôi oan lại nữa nhờ trời run rủi mới gặp được Thượng quan mà kêu oan cho tôi. Xin Thương quan minh xét lại cho.
Bao Công sai lính dẫn Mậu Thất ra ngoài chờ đoạn ông truyền giải nữ tử tội Xuân Hương lên.
Nghe Bao Công hỏi có biết ai là thủ phạm giết Nguyệt Anh không, Xuân Hương khai không biết, rồi khóc mà nói rằng: “Cô tôi đã chết, tôi cũng xin chết theo”.
Bao Công lại cho Xuân Hương ra và đòi Mậu Thất vào. Lần này ông ra lệnh tra tấn Mậu Thất, Mậu Thất vẫn một mực kêu oan.
Bao Công liền hỏi:
- Buồng Nguyệt Anh trưng dọn những gì, mau khai cho thiệt, thì đỡ tra tấn. (câu hỏi quyết định, trước khi Bao Công chuyển hướng điều tra).
- Tôi không biết thì khai sao đặng - Mậu Thất trả lời.
Bao Công vỗ án la:
- Mi rình rập trong phòng để hãm hiếp người ta nay còn chối không biết. Mi to gan thật.
Rồi Bao Công dịu giọng khuyên nhủ:
- Thôi, trước sau đằng nào cũng chết thì khai phứt cho rồi, lại khỏi bị tra tấn, có đỡ khổ không.
Mậu Thất nghĩ bụng có lẽ cái số kiếp mình phải chết oan nên mới khiến ra như vậy.
Nghĩ thế, y bèn khai bậy rằng:
- Phòng trưng dọn rất đẹp, có màn thêu, trướng gấm, nệm hoa, gối thuê.
Nghe đoạn Bao Công khoát tay ra hiệu cho lính giải Mậu Thất xuống nhà giam.
Mậu Thất đi khỏi, Bao Công lại cho đòi Xuân Hương vào mà hỏi rằng:
- Phòng chủ trưng dọn ra sao, mau khai cho thiệt.
Xuân Hương đáp:
- Chủ tôi tuy giàu có, tiền bạc chẳng thiếu gì, nhưng tính tình giản dị lại không thích xa hoa nên chi trong phòng chỉ có mùng vải, chiếu lát, không có trưng dọn vật gì quý giá hết. (Cứu Mậu Thất và tự cứu mình khỏi tội chết nhờ câu trả lời này đấy. Bao Công giờ đã tin là Mậu Thất bị oan nên sẽ chuyển cuộc điều tra theo hướng khác. Nếu không phải là Mậu Thất, thì thủ phạm phải ở trong giới học trò).
Bao Công hỏi thêm Xuân Hương:
- Trong chúng bạn của củ ngươi có người nào họ Châu, tên Sử không?
- Bẩm quan khi chủ tôi ở nhà, chưa bị bắt, có người bạn thân là Châu Công tử, con quan Lại Bộ Thượng Thư thường hay lui tới chơi.
- Thế từ ngày chủ ngươi bị bắt, Châu Công tử có đến thăm không? (Đấy hướng mới của Bao Công. Có thể chỉ hỏi có ai họ Châu không? (hai chữ “tri thù” ráp lại thành chữ Châu), hoặc nữa có khi Bao Công chỉ hỏi trong chúng bạn của chủ ngươi, ai là người hay đến chơi lúc trước).
- Dạ không có lần nào.
Nghe đoạn Bao Công nhíu lông mày suy nghĩ một lát rồi truyền lính dẫn Xuân Hương trở về nhà giam.
Đêm hôm ấy, Bao Công lại đem hồ sơ vụ án Nguyệt Anh ra xem lại. làm việc tới khuya, Bao Công mệt mỏi, thiu thiu ngủ lại thấy chiêm bao y đêm hôm trước. Khi tỉnh dậy, Bao Công suy nghĩ lao lung về câu nói của hồn người đàn bà trong giấc mơ. (Chuyện chiêm bao chẳng biết có thật không nhưng trông con nhện chết đủ cho Bao Công suy luận và chuyển hướng cuộc điều tra).
Đoán mãi không ra, Bao Công thử dùng cách ráp các chữ trong câu nói thì thấy!
Chữ “nhất sử” ghép lại thành chữ “lại”, ba chữ “lập khẩu phụ” ghép lại thành chữ “bộ”, chữa “bát ma” ghép lại thành “công” hai chữ “nhứt liễu” ghép lại thành chữ “tử”. Rõ ràng là “Lại Bộ Công tử”. Về hai câu sau, Bao Công suy hai chữ “tri thù” ra chữ “Châu” và “hoành tử” ra “Hoằng Sử”.
Qua sáng hôm sau, Bao Công mượn cớ muốn xem xét về công việc học hành của các con quan nên ra lệnh gọi tất cả các con quan trong vùng để ông khảo chữ. Tất cả có sáu công tử kể cả Châu Hoằng Sử.
Bao Công hỏi Châu Hoằng Sử trước, thấy Hoằng Sử nói ngọng, Bao Công cứ giả bộ như không để ý mà vẫn tiếp tục hỏi Hoằng Sử về văn chương, kinh sách.
Khảo chữ xong, Bao Công cho Hoằng Sử ra về.
Đến lượt năm công tử khác, với cậu nào Bao Công, sau khi khảo về sự học, cũng nói:
- Châu Công tử diện mạo khôi ngô, chữ nghĩa cũng khá, chỉ tiếc một điều là bị tật nói ngọng. Thật là uổng lắm thay. Cậu có biết Hoằng Sử bị tật từ lúc cha mẹ sanh ra hay lớn lên mới bị ngọng? (hỏi khéo lắm).
Cả năm cậu, cậu nào cũng khai giống nhau rằng:
- Cách đây ba năm vào ngày mùng 8 tháng 6, lúc Châu Công tử trọ học tại làng Sùng Phương, đang đêm ngủ mê cắn đứt lưỡi. Từ ngày đó cậu sinh ra nói ngọng.
Cuộc điều tra khéo léo chấm dứt, Bao Công ngồi một mình suy nghĩ hồi lâu, rồi tự bảo: “Ta đọc kỹ hồ sơ vụ Nguyệt Anh, trong cáo trạng có ghi rằng chuyện xảy ra đêm ngày mùng 8 tháng 6. Nay Châu Hoằng Sử đứt lưỡi cũng ngày đó, và Nguyệt Anh chết miệng lại có máu. Hoằng Sử ở cùng làng lại là bạn thân với Như Phương tất có dự đám cưới Như Phương nên biết rõ vị trí phòng the của Nguyệt Anh và đường đi lối lại trong nhà. Hắn đã nhân dịp nhà vằng vẻ, lẻn vô nấp trong phòng tắm, chờ Nguyệt Anh tắm xong y bèn hãm hiếp nàng, và đút lưỡi vô miệng nàng Nguyệt Anh khiến nàng không cầu cứu đặng.
Về phần nàng Nguyệt Anh lỡ bị nhục rồi, tức giận nàng bèn nghiến răng cắn đứt lưỡi Hoằng Sử nên bị Hoằng Sử bóp cổ cho chết để tháo thân. Sau đó Hoằng Sử lén ra về mà không ai trông thấy. Ngày nàng Nguyệt Anh chết và ngày Hoằng Sử đứt lưỡi trùng nhau. Thật là phù hợp với câu trong giấc mộng “Thiệt đầu lưu khẩu hàm u oán” ý nói miệng ngậm đầu lưỡi để trả việc u oán. Hoằng Sử đích thị là thủ phạm không còn nghi ngờ gì nữa”.
Nghĩ đoạn, Bao Công cho gọi Châu Hoằng Sử đến và truyền lệnh lôi y ra tra tấn. (Con quan to đấy. Đủ yếu tố là Bao Công mần liền. Không sợ. Giỏi).
Hoằng Sử thú nhận hết tội lỗi và bị Bao Công kết án tử hình.
Bản án như sau:
“Ta đã tìm (Chính thủ phạm thú nhận, khác với án của huyện quan, lúc đó Mậu Thất kêu oan) ra kẻ giết nàng Nguyệt Anh. Đó là tên Châu Hoằng Sử.
“Là con quan (Có thể cho là vì thế mà tội lại phải nặng thêm) y chẳng biết giữ danh lại còn làm điều ô nhục, chẳng khác loài súc vật.
“Sử là bạn thân củ Như Phương, khi đi dự lễ cưới bạn thấy nàng Nguyệt Anh đẹp đẽ, y sanh lòng tà dâm, khát khao vợ bạn. Đến khi Như Phương đi thi giữa đường bị bắt, Hoằng Sử nhân biết rõ đường đi lối lại trong nhà bạn và thừa dịp gia đình bạn gặp cơn bối rối, y lẻn vô phòng chờ Nguyệt Anh đi tắm thì ra tay thỏa mãn thú tính. Sợ Nguyệt Anh tri hô, y bèn bóp cổ nàng cho chết, để tiện bề tẩu thoát.
“Mậu Thất vì thông gian với Xuân Hương nên thường tới lui nhà Như Phương vì vậy mà bị oan là giết Nguyệt Anh. (Nói rõ vì sao Mậu Thất bị nghi oan, khác hẳn án của huyện quan nói về sự vô can của 2 người chứng).
“Nhờ oan hồn nàng Nguyệt Anh, miện ngậm khúc lưỡi đến báo mộng nên ta mới tìm ra thủ phạm đã giết nàng Nguyệt Anh. (Không biết trong án có nói về việc báo mộng không hay là về sau người ta thêm vào). Kẻ sát nhân đúng tên Châu Hoằng Sử. Nên ta lên án y phải chịu tử hình.
“Trương Mậu Thất và Xuân Hương tuy không can tội giết nàng Nguyệt Anh nhưng lại phạm tội thông gian nay xử phạt lưu đày đi xứ khác. (Rõ khổ, thoát tội nọ lại rơi vào tội kia).
Nay án.
Ký tên: Bao Công.
TIỂU THIẾT DIỆN
LỜI BÀN
Đọc xong vụ án trên, Bao Tử tôi có mấy nhận xét xin trình bày dưới đây để độc giả nhàn lãm:
1.- Vai trò của ông huyện trong vụ khám xét tử thi.
Nhận được đơn của Trình Nhị, quan huyện bèn đến nơi xảy ra án mạng (phạm trường) để quan sát căn phòng, khám xét tử thi, lấy lời khai tại chỗ của nhân chứng và kẻ bị tình nghi.
2.- Tư pháp không biệt lập với hành pháp.
Quan huyện phụ trách việc hành chánh lại kiêm cả việc hình án. Ngành tư pháp thời xưa ở hầu hết các nước, không riêng gì Trung Hoa, chưa được tổ chức chu đáo như bây giờ. Quan huyện không phân biệt việc lấy khẩu cung và việc đối chất, nên bị lúng túng. Bao Công khôn khéo hơn. Xưa kia không có luật sư biện hộ, nên nhiều khi kẻ bị tình nghi như Mậu Thất, nói không lại quan nên bị chết oan.
Ngày nay, theo nguyên tắc phân nhiệm, hành pháp và tư pháp biệt lập nhau. Thẩm phán lại hợp thành một ngạch có quy chế riêng, có căn bản pháp lý vững chắc, giàu kinh ngiệm, xét xử theo lương tâm. Những Mậu Thất ngày nay cũng dễ dàng tìm được luật sư biện hộ.
3.- nhân chứng dưới 15 tuổi.
Trong vụ án trên, Thu Quế đứa tớ gái của nàng Nguyệt Anh mới lên 7 tuổi lúc chủ bị giết, được quan gọi làm chứng. Sau đó quan huyện căn cứ trên lời khai của Thu Quế: Lữ Dục Thập và Triệu Thập không đến nhà Như Phương bao giờ, còn Mậu Thất thường đùa giỡn với Xuân Hương ở dưới bếp. Căn cứ trên lời khai này q uan huyện trả tự do cho Dục Thập, Triệu Thập và lên án tử hình Mậu Thất.
Ngày nay các bộ luật cũng cho phép lấy lời khai của một nhân chứng dưới 15 tuổi, về hình sự cũng như về dân sự tố tụng.
Thí dụ: Bộ Hình sự tố tụng Pháp (điều 79) và bộ dân sự tố tụng Pháp (điều 285) đều nói rằng: Các vị thành niên, nam hay nữ, dưới 15 tuổi đều có thể ra khai được, nhưng không phải tuyên thệ. Lời khai đó có giá trị tới mức nào, tòa có quyền định đoạt.
Ở Việt Nam ta, luật lệ cũng theo như thế.
4.- Tội cố sát và hình phạt.
Trong vụ án kể trên, Châu Hoằng Sử bị khép vào tội giết người và phải chịu tử hình.
Bao Tư tôi tự hỏi ngày nay tên Châu Hoằng Sử sẽ chịu hình phạt gì bèn coi lại các điều trong Bộ Hình Luật Canh Cải nói về tội cố sát.
Theo đoạn 3 của điều 304 thì hình phạt dành cho tội cố sát là khổ sai, chung thân. Đấy là hình phạt của tội cố sát thường.
Nhưng pháp luật còn dự liệu 5 trường hợp gia trọng sau đây là những hình phạt nặng hơn.
1. Dùng dự mưu và cạm bẫy để giết người (tử hình).
2. Tư cách nạn nhân (liên hệ giữa phạm nhân và nạn nhân: giết cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, tôn thuộc). Hình phạt: tử hình.
3. Do tuổi nạn nhân: tội giết trẻ sơ sinh. Hình phạt: khổ sai chung thân hay hữu hạn hay phạt tử hình tùy trường hợp.
4. Phạm nhân trước, sau hay cùng lúc cố sát còn phạm tội đại hình khác (tử hình).
5. Căn cứ vào phương pháp áp dụng để giết người (tử hình).
Vậy nếu bị đem xử với pháp luật ngày nay thì Châu Hoằng Sử bị coi là can tội cố sát với trường hợp gia trọng thứ 4, và phải chịu án tử hình (điều 304 đoạn I Hình Luật Canh Cải).
Vì cùng một thời gian, y đã phạm 2 trọng tội: hiếp dâm rồi cố sát.
Nhưng không nên cho rằng nhất thiết 2 trọng tội phải có liên hệ với nhau. Trong trường hợp Châu Hoằng Sử thì 2 trọng tội có liên hệ với nhau. Nhưng cũng có trường hợp mà 2 trọng tội không có liên hệ với nhau, thí dụ:
Hai tên ăn cướp vào ăn hàng một nhà, rồi trên đường về cãi nhau, người này giết người kia. Tội thứ I là tội ăn cướp; tội thứ II là tội cố sát, hai tội không liên hệ gì với nhau nhưng tên sát nhân vẫn bị tội cố sát với trường hợp gia trọng.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.