Chương 14: ĐÔI HÀI CHÔN DƯỚI BÙN
Nguyễn Văn Thủy
28/05/2014
Tại xứ Cận Giang, cách phủ Khai Phong bốn lăm dặm, có Vương Tam Lang là một tay giang hồ từng trải. Sau nhiều năm ngược xuôi buôn bán
một nắng hai sương, họ Vương thâu thập được một số vốn khá lớn bèn tậu
một miếng đất ở ven sông, cất một ngôi nhà ngói, rộng rãi khang trang.
Để đề phòng những năm nước dâng lên bất tử. Vương Tam Lang cho đắt nền
nhà thật cao, có bậc đi lên nhà. Ngoài ra, vốn là lãng tử, ưa cảnh vật
thiên nhiên, ghét sự tù túng, họ Vương cho làm hành lang chạy xung quanh nhà để sớm chiều, những lúc nhàn rỗi, ra ngồi tựa bên lan can ngắm cảnh trời cao lồng lộng, sông dài uốn khúc…
Xét mình đã bốn mươi xuân xanh, cần lập gia đình để nối dõi tông đường, Tam Lang sau khi xây dựng xong nơi ăn chốn ở, liền để ý kén bạn trăm năm. Sau có người làm mai cho một thiếu nữ tuổi ngoài hai mươi, xinh đẹp, hiền từ, đoan trang, thuỳ mị, tên là Châu thị.
Tam Lang cả mừng, thu xếp làm lễ cưới ngay trong năm ấy. Hai vợ chồng rất mực thương yêu nhau. Tuy chồng giàu có. Châu thị cũng không vì thế mà trở nên lười biếng hay đài các rởm. Thị vẫn tự lo liệu hết mọi việc trong nhà, không mướn người làm hay tỳ nữ chi cả.
Tam Lang thương vợ, nhiều lần khuyên bảo nhưng nàng chẳng chịu. Do đó chàng càng quý vợ hơn nữa.
Được vài tháng, máu giang hồ lại dâng lên trong huyết quản Tam lang. Một hôm chồng bảo vợ:
- Nay ta có nhà cửa hẳn hoi và nàng đã hiền lại đảm, ta muốn nối lại việc ngược xuôi buôn bán, hầu có th6m vốn, mai hậu sanh con đẻ cái khỏi lo túng thiếu. Chẳng hay nàng nghĩ sao?
Châu thị buồn rầu nói:
- Xuất gía tòng phu, thiếp đâu dám cản trở chàng, nhất là trong việc gây dựng tương lai. Thiếp thiểm nghĩ nhà ta tiền bạc cũng dư xài hà tất chàng phải quá cực nhọc. Sự buôn bán quanh quẩn trong xứ cũng đủ để chàng thêm nhiều tiền bạc. Vả lại, chàng đi xa lâu ngày mới về, khi cần, thiếp biết trông cậy vào ai vì nay thiếp đã có tin mừng…
Đến đây Châu thị ngưng bặt, cúi đầu e lệ, hai má đỏ hây. Tam Lang âu yếm bảo vợ:
- Nàng không nói ta đâu có biết. Thôi ta nghe nàng, giới hạn phạm vi hoạt động trong tỉnh nhà thôi. Vậy nàng hãy sửa soạn hành trang tháng sau ta sẽ trở lại nghề cũ.
Từ bữa đó, Vợ chồng tam Lang càng quyến luyến với nhau hơn trước và đôi uyên ương ấy đã khiến bao người phải ước mơ. Kế nhà Tam Lang có tên Lý Tân trước làm nhà thơ sau lại bị cách chức vì thiếu tư cách phục vụ. Lý Tân tính tình độc ác, tham dâm, háo sắc, nay thấy Châu thị xinh đẹp, lại ở nơi hẻo lánh, nên y đêm ngày mơ tưởng, nuôi ý muốn thông dâm cùng vợ người.
Hắn lân la làm quen với Tam Lang. Mới đầu hắn đón đường Tam Lang chào hỏi ra chiều vồn vã lắm. Sau vài lần như vậy hắn mon men bò đến nhà bạn mới. Trước còn đôi ba ngày một lần, sau gần như cơm bữa. Hắn lại thường rình lúc tam Lang đi vắng lần sang, thả lời bóng gió, thử lòng Châu thị. Thấy cá chẳng cắn câu, Lý Tân bực mình lẩm bẩm chửi thề:
- Mình bảnh trai lại trẻ hơn thằng chồng nó mà nó chẳng xiêu lòng là tại sao? Một tay ta chinh phụ biết bao trái tim phụ nữ, há chụi bỏ món này ư? Không lẽ con người đẹp đẽ như thế mà lại chậm hiểu quá vậy. Một là nó ngu, hai là nó hổ thẹn. Dù thế nào ta cũng có cách.
Sự thực thì Châu thị không ngu đần mà cũng không có tính cả thẹn như Lý Tân lầm tưởng. Nàng là người đoan trang và lịch sự, có thế thôi. Nàng liệt Lý Tân vào hạng lẳng lơ ăn nói bờm xờm nhưng vô hại nên nàng cũng không chấp nhất, chỉ làm như không hiểu hay không nghe thấy lời Lý Tân. Bởi nghĩ thế nên nàng chỉ tỏ ra lạnh nhạt với bạn chồng tuy vẫn lễ phép va nàng cũng không thuật lại cho chồng biết thái độ bất chính của Lý tân. Nàng đã đánh giá quá thấp mối nguy cơ đang đe doạ nàng và tiếc thay thái độ của nàng bị Lý Tân ngộ nhận, cho là “tình trong như đã, mặt ngoài còn e”. Tai hoạ bắt đầu đổ xuống đầu nàng từ đây.
Một chiều, Lý Tân sang chơi nhà Tam Lang vừa đúng lúc Châu thị đang giúp chồng sửa soạn hành lý và tiền bạc để đi buôn quanh trong xứ như đã định.
Lý Tân giật mình hỏi:
- Uûa, hai bác sắp dọn nhà đi chỗ khác sao?
Tam Lang thực thà, quá tin bạn xóm giềng, bèn kể rõ công việc làm ăn cho Lý tân nghe rồi trỏ vợ nói tiếp:
- Aáy tôi tính đi ngược xuôi buô bán nơi xa một thời gian nữa trước khi ly dị với nghề, về sống an nhàn, sung túc. Nhưng vợ tôi chẳng chịu vì nàng đã có tin mừng, nên tôi đành đi buôn quanh vài ngày lại về nhà một lần.
Lý Tân nghe nói tam Lang sắp vắng nhà lâu ngày, lòng mừng rên nhưng làm bộ nói:
- Chà, cực quá ta. Hay là bác để sau này bác gái mẹ tròn con vuông rồi bác hãy đi.
- Tôi nghĩ không cần, bác ạ. Tôi đi vài ngày lại về nhà ít bữa rồi lại đi, cứ thế, có đi biền biệt tháng này qua tháng khác đâu mà lo. Tuy vùng này hẻo lánh chớ cũng yên ổn vả lại xung quanh lại có những người tử tế như bác đây thì dù nhà tôi có ở nhà một mình cũng không ngại.
Lý Tân lên giọng nghĩa hiệp:
- Bác cứ yên tâm. Chúng tôi lúc nào cũng sẵn sàng giúp hai bác.
Nói xong hắn liếc trộm Châu thị, lòng như mở hội. Vợ Tam Lng mải lo xếp hành trang cho chồng nên không trông thấy. Nếu nàng bắt gặp cái nhìn bừng bừng lửa dục của Lý tân tất nàng đã bày tỏ nỗi lo ngại cho chồng nghe.
Sáng sau gà vừa gáy sáng Vương tam Lang đã trở dậy lên đường. Châu thị tiễn chân chồng ra cửa, nghẹo ngào nói:
- Chàng đi chóng mà về. Thiếp thấy bồn chồn quá, sợ e có sự không hay.
Họ Vương cười khì âu yếm bảo vợ:
- Nàng chớ quá bịn rịn. Ta đổi ý rồi, bữa nay đi dò đường đất, tới khuya sẽ về. Lần sau mới đi thiệt nhưng cũng chỉ dăm ba ngày lại về.
Hai vợ chồng chia tay nhau. Châu thị trở vô nhà lên giường nằm ngủ lại nhưng không sao chợp mắt được. Đến khi trời sáng rõ mặt người, Châu thị trở dậy mở toang cửa ngõ thu dọn quét tước trong ngoài. Xong xuôi thị rửa mặt mũi, chải đầu tóc rồi sửa soạn đi chợ. Vừa xong xảy có tiếng Lý Tân léo nhéo nơi hiên trước nhà.
- Vương huynh đã đi chưa?
Châu thị vội ra đáp:
- Nhà tôi đi rồi, bác ạ.
Thấy Châu thị trắng trẻo đẹp đẽ, đôi mắt bồ câu đen nháy, môi đỏ như son, thân hình cân đối, Lý Tân cầm lòng chẳng đặng liền bước nhanh vô nhà quài tay khép cửa lại rồi vồ lấy tay Châu thị kéo mạnh lại gần, miệng lả lơi nói:
- Chị ngồi chung với tôi xuống ghế, tôi có chút việc muốn bàn với chị.
Châu thị mặt đỏ bừng, giựt vội tay lại rồi quắc mắt, điểm mặt Lý Tân mà mắng lớn rằng:
- đường đường là kẻ mày râu thông hiểu chữ nghĩa thánh hiền, sao quên điều phải quấy, giữa ban ngày dám vô nhà ghẹo vợ người? Đồ súc vật!
La xong, Châu thị bỏ đi tuốt vô nhà trong, đóng sầm cửa lại. Lý Tân ra về trong lòng vừa giận vừa sợ. Dọc đường hẳn lẩm bẩm:
- Mình lầm rồi. Mụ này đoan trang không phải phường mất nết. Phen này Tam Lang về sợ nó học lại, sanh oán cừu, chi bằng giết phức nó đi cho hả giận.Phải ra tay tức thì mới được.
Nghĩ vậy hắn vô bếp quơ con đao bén nhọn, giấu vào bọc rồi hấp tấp trở lại nhà Vương Tam Lang. Hắn nấp ngoài hàng rào vạch lá cây dòm vô. Thấy Châu thị yên lặng đứng tựa lan can nơi hành lang tay trái như suy nghĩ điều gì, Lý Tân rón rén bước vào nhà, rồi nhẹ nhàng tiến đến sau lưng Châu thị.
Khi tên phản bạn còn cách Châu thị chừng hai bước, bỗng Châu thị giật mình quay lại. Lý Tân cũng rút vội đao ra, vung trước mặt Châu thị, miệng nói:
- Chị thấy cái gì đây không? Phen này chị hết làm phách nữa nghe. Chịu không, nói mau.
Châu thị tái mặt nhưng trấn tĩnh được ngay. Thị nổi giận mắng tên bất lương:
- Gian tặc, mi còn vác mặt đền đây doạ nạt ta nữa sao? không thể áp đảo ta được đâu.
Lý Tân giận tím mặt, chĩa dao nhằm yết hầu của Châu thị mà phóng tới. Châu thị ngã gục xuống đất, chết không kịp la. Thực hiện xong xuống lột đôi giày thêu của nạn nhân rồi cả dao lẫn giầy chạy đường tắt sang sông, sau khi đã khép trái tất cả cửa ngoài lại.
Tới bờ sông, hắn ngó quanh một lát rồi núp vào bụi rậm gần gốc cây đa,đào hố chôn cả cây đao lẫn giầy xuống đất. Sau đó hắn lẩn ra lộ dông một mạch về nhà.
Châu thị nằm chết trên vũng máu từ sáng đến chiều mà không ai hay biềt gì cả, phần vì nền nhà cao, lại thêm cò hàng rào cây chạy phía trước nhà, phần vì cửa ngõ đếu khép kín, người qua lại không ai dòm thấy bên trong được.
Cứ đà này phải chờ đến lúc Vương Tam Lang về, thì vụ sát hại Châu thị mới bị phát giác. Như vậy sự suy tìm thủ phạm sẽ càng khó khăn và Lý Tân càng có đủ thì giờ sắp đặt, khiến không ai nghi ngờ gì cho hắn cả.
Tên này sau khi hại vợ bạn, về tới nhà, liến tắm rửa thay quần áo sạch sẽ rồi tới lui nhà mấy người có việc đáo công môn nói là để lo chạy việc dùm nhưng chính là để chứng tỏ cho sự vô tội của mình.
Thói thường những tên gian manh độc ác thường đa mưu túc trí, gây tội song lại chạy tội như không, trong khi có người lương thiện, thật thà vô tình đem đầu chịu tội thế cho chúng. Tới khi muốn làm sáng tỏ nỗi oan khiên của mình, cũng còn là khó. Sự đời, tình ngay mà ý gian là thế đó.
Anh chàng Châu Niên Lục mà chúng tôi sắp nói tới đây khi không, nhè ngay bữa Châu thị bị giết lại đến thăm vợ chồng Tam Lang nên rước hoạ vào thân.
Nguyên Châu Niên Lục là em họ Châu thị, Lục cũng là tay giang hồ như Tam Lang, ngược xuôi buôn bán, kiếm ăn trên các dòng sông. Tối hôm Châu thị bị hại sát, Lục đi thuyền ngang qua xứ Cận Giang liền ghé bờ, lên kiếm vợ chồng tam Lang mà từ ngày cưới tới nay, Lục chưa gặp lại.
Tới trước cửa nhà, Lục thấy tối om, liền cất tiếng gọi. Chờ một lát chẳng thấy trong nhà động tĩnh gì, Lục thầm nghĩ: chắc anh chị ấy ở phía sau nên không nghe thấy. Mình vô lại cho rồi.
Nghĩ sao làm vậy, Lục đấy cửa rào bước vào sân rồi lên nhà. Đêm nay gần cuối tháng, trời tối đen như mặt, tay giơ trước mặt cũng không thấy gì.
Sờ thấy cửa khép, Lục ngỡ cửa đóng nên chỉ ghé miệng réo tên anh chị qua khe ván. Vẫn chẳng thấy ai trả lời, Lục men vách nhà đi theo hành lang.
Chốc chốc Lục lại cất tiếng gọi. Anh đi sát ngay thây chị họ mà không biết, và đôi giày của anh ngập máu chưa khô của Châu thị mà anh cũng chẳng hay.
Châu Niên Lục trỏ ra cổng. Tự bảo:
- Vắng nhà cả hai thôi mình cứ xuống thuyền nghỉ, mai sớm trở lên.
Rồi thì, Lục thong thả đi vế phía bờ sông. Một vài nhà mở cửa, rọi đèn đuốc dòm ra đường, bàn tán lao xao. Thì ra tiếng chó rủa ran lại thêm tuếng gọi như: “hò đò” của Châu Niên Lục làm cho mọi người phải chú ý đến Lục khi anh ta bình thản tiến bước. Lý Tân nhìn theo, nở một nụ chười khó hiểu.
Về tới ghe, nhận thấy dày ướt. Lục liền tháo ra, hơ lên lửa cho khô nhưng không biết đó là máu.
Đến khuya, Vương tam Lang trở về, thấy nhà cửa im lìm, không thấy có một ánh đèn, chàng nghĩ là vợ đã đi nghỉ rồi nên cứ lặng lẽ đẩy cổng, lần theo thang lên nhà. Tới cửa nhà Tam Lang giơ tay đập cửa, cửa mở toang. Chàng giật mình cất tiếng gọi vợ. Không có tiếng trả lời. Chợt nhớ tới câu nói gở của vợ sáng nay, Tam Lang hốt hoảng chạy xuống bếp nổi lửa, đốt đèn bưng lên nhà để xem xét sự tình. Cửa các phòng mở toang. Không thấy Châu thị đâu cả. Tam Lang soi đèn ra tới hành lang thì đụng phải xác vợ nằm còng queo gần lan can. Máu từ cổ nạn nhân chảy ra đọng thành vũng lớn tới tận chân vách.
Tam Lang khóc rống lên rồi kêu cứu ầm ĩ. Lối xóm hay tin gọi nhau châm đèn, đốt đuốc kéo đến đầy nhà Vương Tam Lang để xem có chuyện gì.
Thấy cảnh, mỗi người mỗi ý, nhưng không ai hiểu Châu thị bị chết vì cớ gì và thủ phạm là hạng người nào? Mỗi người đưa ra mỗi giả thuyết và chẳng ai chịu ai cả.
Lý Tân đứng coi thiên hạ võ đoán mà suýt bật cười. Để làm lạc hướng cuộc điều tra, hắn nghĩ ngay đến biện pháp “chụp mũ” sát nhân cho Châu Niên Lục. Hắn trỏ vềt giày đẫm máu từ phía xác Châu thị ra cửa rồi thì thào bảo người đứng bên:
- Bác có thấy vết giầy kia không? vết giàu đẫm máu của sát nhân đó. Bác có nhờ hồi chập tối có một kẻ lạ mặt đến nhà này không?
- Có, có.
- Chắc là thủ phạm là nó đó chứ ai.
- Trông lối ăn mặc có vẻ là một tay giang hồ, lại đi về phía sông chắc có ghe ở đó.
- Nhỡ nó đi mất rồi thì sao?
- Thì mình cứ khai ra, quan sẽ tìm sau. Nếu đi bắt ngay, may ra còn kịp.
- Bác nói đi.
Lý Tân lắc đầu đáp:
- Thôi xin nhường bác, bác hơn tuổi tôi.
Người đứng bên Lý Tân liền bô bô phát biểu ý kiến mà Lý Tân vừa “thổi” cho. Mọi người nhao lên tán thành.
Thế là họ cùng nhau mang đuốc đi theo tam Lang ra bờ sông.
Tới nơi, mọi người nhìn quanh. Chỉ có một con thuyền neo gần bờ, nằm yên trên mặt nước. Lý Tân bảo Tam Lang:
- Chắc là thằng này đây. Để tôi hô nó còn bác với anh em khác cứ kéo dây lôi thuyền vào bờ rồi túm cổ nó.
Châu Niên Lục bò ra mạn thuyền hỏi to:
- Ai hỏi chi đó? Cớ gì lại kéo thuyền tôi.
Vương Tam Lang giật mình khi nhận ra Lục, nên cất tiếng hỏi mau:
- Chú Lục về đây hồi nào vậy, sao không thấy lên chơi?
- Em có lên hồi tối mà không được gặp anh chị.
- Vậy hả. Ngoài thuyền chú còn ai nữa không?
- Không, anh ạ.
Đáng đông đứng trên cũng reo “đúng là thằng này rồi”.
Châu Niên Lục ngạc nhiên hỏi:
- Chi vậy, anh Tam Lang?
Tam Lang không thèm đáp. Thuyến chưa sát bờ, Lang đã nhún chân nhẩy phắt xuống mũi thuyền. Quá đau khổ về cái chết của vợ, Tam Lang vít đầu Châu Niên Lục xuống đấm đá liên hồi miệng không ngớt la:
- Không thù oán sao giết vợ ta ! Sao giết vợ ta!
Châu Niên Lục thất kinh vừa đỡ đòn vừa nói:
- Anh lầm rồi. Em đâu có giết ai bao giờ?
Tam Lang hét lên:
- À mày còn chối à. Để rồi xem mày còn chối được nữa không?
Thế là Lục bị trói gô lại và điệu lên bờ. Một trận đòn hội chợ diễn ra, khiến Lục đứng không vững nữ. May có kẻđế nghị:
- Bác Lang và bà con hãy ngưng tay, đánh vậy dủ rồi. Kẻo quá tay xẩy ra án mạng thì lôi thôi. Xin đem nó về nhà bác tam Lang cho nhìn lại tội ác nó đã làm rồi sau dẫn giải lên Bao đại nhơn trừng trị.
Mọingườiø đều khen là phải.
Được tin có vụ án mạng trong hạt địa mình, Bao Công tức tốc phái nhân viên tới xứ Cận Giang lập biên bản và mở cuộc điều tra cấp tốc ngay đêm đó. Bao Công cho lệnh họ khám kỹ thuyền của Châu Niên Lục. Các thám tử không tìm thấy khí giới chi nhưng có lượm đôi giày đẫm máu của Châu Lục. Mọi chi tiết cùng lời khai của chồng nạn nhân , của bị cáo và nhân chứng đều được ghi đầy đủ. Có một điều không ai để ý là Lý Tân chỉ thúc đẩy người khác làm nhân chứng trong khi chính y thì lẩn trốn.
Tới sáng Bao Công đăng đường cho đòi các người lối xóm đến để hỏi trước tiên.Đối với ai, Bao Công cũng dó hỏi về nếp sống và tư cách của vợ chồng Tam Lang. Còn về câu hỏi “Có nghi ai là thủ phạm” họ đều khai quyết cho Châu Niên Lục. Rồi họ xác nhận những điều tai nghe mắt thấy tối qua. Sau đó Bao Công gọi hai thám tử vô dạy rằng:
- Hai người đi đến ngay các nơi mà Tam Lang khai tới bữa qua, kiểm sáot lại xem có đúng thật không và nhất là phải vặn hỏi các nhân chứng do tam Lang nại ra.
Hai thám tử tuân lệnh lui ra lấy ngựa đi liền, Bao Công cho đòi Tam Lang vô và hỏi rằng:
- Tên Lục là bà con với nạn nhân. Nay ngươi quả quyết gán cho hắn tội giết người, vậy chớ có lý do vững chắc không?
- Thưa thượng quan, hắn đến nhà tôi tối qua nhiều người nom thấy và chính hắn cũng nhận như vậy. Rồi tới đêm tôi về, thì khám phá ra vụ án mạng.
- Ngoài lý do ấy, có còn lý do nào khác không? Chẳng hạn như Châu thị và tên Lục có điều chi xích mích từ trước đến nay không?
- Dạ không. Hai người quí mến nhau lắm.
- Gia Cảnh tên Lục ra sao? Có vợ chưa? Có khá giả không?
- Dạ hắn chưa có vợ, làm nghề buôn bán ngược xuôi trên các dòng sông để kiếm ăn. Gia cư cũng vào bậc trung.
- Trong biên bản có ghi nạn nhâ quần áo chỉnh tề, và không có gì là bị hãm hiếp trước khi bị giết. Tuy nhiên thì y thị bị chết quá nhanh nên trên ắc mặt hình như còn có vẻ giận dữ điều chi. Ngươi có nhận thấy không?
- Thưa đúng vậy và còn thiếu đôi hài của vợ tôi thường mang khi ở trong nhà.
- Ừ phải, nhưng đôi chân nạn nhân không lấm đất cát chi. Điều đó chứng tỏ tên sát nhân lột giày y thị sau khi hạ sát. Ngươi nói đôi hài bị mất là dùng trong nhà sao?
- Thưa phải. Hồi cưới, tôi có mua cho vợ tôi hai đôi hài bằng vải, một đôi xanh, một đôi đỏ.
- Như vậy là lúc phải ra đường y thị mang giầy khác?
- Thưa phải và các đôi giầy đó cũng còn ở nhà.
- Có mất mát chi không?
- Thưa không. Tiền bạc tôi cất giấu kỹ còn vật dụng đồ đạc vẫn còn y nguyên. Tôi đã soát rồi.
Bao công trầm ngâm suy nghĩ một lát rồi hỏi tiếp:
- Lúc về tới nhà rồi có xuống bếp đánh lửa châm đèn, phải không?
- Thưa phải.
- Có nhận thấy thức ăn gì trong bếp không?
- Dạ tôi không để ý.
- Thôi được, ngươi tạm xuống nhà sau chờ ta điều tra thêm rồi sẽ định liệu.
Nói đoạn Bao Công sai lính đưa Tam Lang xuống hậu dinh và áp giải Châu Niên Lục vô công đường rồi quát hỏi rằng:
- Vì cớ gì ngươi giết Châu thị? Lục oà lê khóc thưa rằng:
- Oan cho tôi. Xin thượng quan minh xét, khi nào tôi lại giết chị họ tôi? Tối qua nhân đi ngang vùng này, tôi lên bờ thăm anh chị tôi, chẳng dè sui sẻo gặp vụ án mạng mà tôi không hay biết vì tối trời .
- Tam Lang tánh hạnh ra sao? Vợ chồng hắn ăn ở thế nào?
- Là kẻ giang hồ lâu năm, chúng tôi mới quen biết nhau.
Chính tôi mai mối cho Tam Lang chị họ tôi. Cả hai đều trung thực, kính trọng nhau như khách thực là đáng quí.
- Người có nghĩ tam Lang có thể giết vợ không?
- Thưa không. Chị tôi là người đoan trang, Tam lang lại là người thương vọ hết mực. Tôi nghĩ không thể nào có thảm cảnh ấy được.
- Tại sao đến nhà thấy tối om lại còn cố vào làm chi?
- Dạ lâu ngày không gặp lai chị tôi. Tôi thương chị tôi như ruột thịt nên muốn ghé thăm coi chị tôi có hạnh phúc không. Vì nghĩ anh chị tôi ở cả dưới bếp nên tôi lần vô nhà kêu. Thực tình tôi không hay biết gì về vụ án mạng cả.
- Có biết là giầy ngươi đẫm máu không?
- Thưa thật tình không biết. Vì lẽ giầy bằng vải màu ngỡ rằng dẫm phải nước nên về ghe có đem hơ trên lò than cho khô.
Tới khuya thì bị trói và bị gán cho tội giết Châu thị. Sáng nay tôi mới được cho coi lại đôi giày mới biết có máu đóng khô cứng. Xin thượng quan mainh xét cho. Nếu quả thực tôi giết chị tôi thì đã tìm cách trốn đi và cũg không dại gì mà kêu gọi anh chị tôi tại nhà để cho mọi người biết là có tôi đến đó.
Bao Công lim dim đôi mắt, ngồi yên lặng một lát rồi bảo hai lính công sai:
- Đem tên này tạm giam vào ngục thất cho ta đã. Còn Tam lang cũng giữ lại nơi hậu dinh. Riêng các nhân chứng thì ai vềnhà nấy.
Châu Niên Lục khóc ròng theo lính xuống nhà giam. Bao Công đứng dậy, chắp tay sau lưng đi đi lại lại trong công đường, có vẻ suy nghĩ dữ lắm.
Lát sau, Bao Công gọi một cong sai lại vô hỏi rằng:
- Hai thám tử hồi nãy đi về tới chưa.
- Thưa chưa.
- Hễ họ về tới, bảo họ tới gặp ta gấp nghe. Bây giờ ngươi hãy tìm cho t hai thám tử. Viên thơ lại “dạ” rồi lui ra, hai thám tử khác vô. Bao công bảo hai thuộc hạ trình bày.
- Các ngươi cấp tốc đi xà tiền xóm Tam lang ngụ mở cuộc điều tra bổ túc về các điểm sau đây.
Rồi Bao Công hạ giọng dặn nhỏ hai thám tử một hồi. Mấy phút sau, hai thám tử phóng ngựa, nhằm xứ Cận giang mà tiến phát.
Tới trưa bốn thám tử lần lượt về trình kết quả cuộc điều tra.
Hai thám tử đi hồi sáng sớm xác nhận Vương Tam lang có ghé qua các địa điểm mà y đã khai. Như vậy, giả thuyết Tam lang giết vợ phải bị gạt bỏ. Bao Công chú trọng đặc biệt đến lời trình của hai thám tử đi chuyến sau. Một người thưa:
- Tuân lệnh thượng quan, tôi có đến nhà tam lang quan sát trong và ngoài căn bếp. Giỏ đi chợ còn treo trên vách, trống rỗng. Trong nhà không có đồ ăn hay rau cỏ chi cả. Nơi bếp núc được quét dọn sạch sẽ, không có vết than củi mới đốt nào.
Bao công hỏi:
- Thế còn nơi hố rác?
- Thưa đại nhơn, tại nơi hốc rác, tôi có thấy mộ mớ lông gà, một ít cuống rau đã khô héo.
- Còn gì khác lạ nữa không?
- Dạ,ï hết.
Bao Công day qua hỏi viên thám tử khác:
- Còn nhà ngươi, thâu lượm được gì không?
- Thưa thượng quan, theo lời dặn của ngài, tôi có dọ hỏi các nhà dọc theo đường tới chợ cùng những người bán hàng tại chợ thì được biết Châu thị thường ngày vẫn đi chợ vào quãng tám giờ sáng. Sáng qua, tuyệtnhiên không ai gặp y thị ra chợ mua bán như mọi lần.
Nghe xong Bao Công ra hiệu cho hai thám tử ra rồi cho dẫn Tam Lang lên hầu. Ông hỏi chồng nạn nhân:
- Sáng qua có ăn gì ở nhà trước khi ra đi không?
- Dạ, không.
Tối trước ăn cơm với gì?
- Dạ,với thịt gà hầm với rau xào.
- Châu thị có hay mua trữ đồ ăn đôi ba ngày không?
- Dạ, không vì nhà gần chợ, thường nhật thị vẫn đi mua thức ăn,vì tính tôi giang hồ đã lâu phải ăn đồ khô đồ nguội nên nay muốn cho tôi được dùng thức ăn tươi luôn luôn.
Bao Công gật đầu:
- Người đàn bà ấy thật là ý tứ. Ngươi có nghi ai giết Châu thị không? Có nghe vợ than phiền hay tỏ ý không bằng lòng vế người nào không?
- Dạ, không. Lối xóm đều là người lương thiện cả.
- Có ai biết làngươi trở lại nghề lái buôn không?
- Dạ có. Hầu hết bạn bè đều hay biết.
- Thôi được, cho ngươi về nhà. Nhưng đừng đi đâu cả, phòng khi ta cần hỏi đến.
Vương Tam Lang vái chào lui ra. Bao Công ngồi vào án thư viết một hồi rồi đứng dậy cau mày, nói một mình:
- Chắc là Châu thị bị giết sau khi chồng thị ra đi và treức giờ thị đichợ. Không phải là Châu Niên Lục rồi. Vậy thì ai là thủ phạm? Của cải không mất mát chút gì, chắc là án mạng vì tư thù hay vì tình chi đó. Vì cớ gì hung thủ lột giầy nạn nhân? Hừ khó hiểu thiệt.
Suốt chiều đó Bao Công nghĩ mãi không tìm ra câu giải đáp thích ứng… Cuối cùng ông lại thở dài tự bảo “Lại phải bầy kế mới xong”.
Sáng sau ông kêu thơ lại vô dạy rằng:
- Ngươi viết yết thị dán khắp trong vùng Tam Lang cư ngụ, đại ý nói Niên Lục can tội giết Châu thị,bằng chứng rành rành sẽ bị tử hình. Hung thủ khai có lột giầy nạn nhân nhưng không biết để thất lạc nơi nào. Vậy ai bắt được đem nạp, sẽ được lãnh được năm mươi quan tiền thưởng.
Viên thơ lại tuân lệnh huy động tất cả thuộc hạ xúm lại viết một hồi được mấy chục tờ cáo thị rồi cho lính đi niêm yết khắp nơi.
Sau mấy ngày yết thị, không có ai trình báo gì cả. Bao Công vẫn cho thuộc hạ tiếp tục dò la.
Ông dặn các thám tử:
- Dù có thấy đôi giầy thì cũng để ý rình chung quanh, chớ đem về. Ta muốn thủ phạm lầm lẫn mà sa lưới. Thế nào nó cũng mắc bẫy ta.
Lại nói về Lý Tân khi thấy yết thị của Bao Công thì mừng rơn, tự khen mình là tài giỏi và có ý chê thiên hạ quá tâng bốc Bao Công:
- Thế mà cứ khen lão ta có tài xét đoán như thần. Mẹo của lão lại tầm thường hết sức. Có đời nào ta lại dại dột đem nạp đôi giày để lãnh… án mất đầu?
Thế rồi hắn tiếp tục công việc thường ngày và vụ án Châu thị cũng ít được thiên hạ nhắc đến nữa, và ai cũng cho rằng khó mà tra ra thủ phạm.
Nhưng còn có ông trời…
Số là gần xóm Lý tân cư ngụ, có một làng khá lớn. Đầu làng có cái quán rượu nhỏ do một người đàn bà xinh đẹp làm chủ. Chồng mụ ta bận đi làm mướn nên vắng nhà suốt ngày.
Lý Tân thường hay bò đến quán này uống rượu. Gặp Lý Tân khéo ve vãn, mụ đàn bà ngả lòng và hai người trở nên đôi nhân tình thắm thiết mà ít người hay biết.
Từ bữa sau hạ sát Châu thị, Lý tân không ra khỏi xóm mấy khi, ý chừng để nghe ngóng động tĩnh ra sao. Đến nay thấy êm êm, hắn liền trở lại quán rượu của nhân tình, để thoả lòng mong nhớ.
Hứng trí, Lý Tân uống hết chén này qua chén khác, chẳng mấy chốc hắn đã say đừ. Trong phút ma men ámảnh, hắn lắc lư cái đầu, tay nâng ly rượu, hề hề bảo tình nhân:
- Để tạ ân tình của nàng, bữa nay ta có mối lợi to muốn dành cho nàng, chẳng hay nàng thuận hay không?
Mụ chủ quán lả lơi đáp:
- Thôi đi chàng. Nghèo kiết xác lắm lúc một xu dính túi chẳng có lại còn mỹ tự. Thôi xin chàng hãy giữ mối lợi to đó mà xài, chớ khéo gạt ta.
Lý Tân vỗ tay lên bàn, lè nhè nói:
- Nói thiệt mà, nói thiệt mà. Ta mách cho một vụ này lãnh tiền thưởng to, tha hồ mà xài. Nhưng ta đến chơi thì đừng có làm lơ, nghe.
Nghe nói tiền thưởng mụ chủ quán mắt sáng ngời, vồn vã hỏi:
- Chàng nói thiệt sao? Tiền thưởng nào? về vụ gì?
Lý Tân ực một hơi cạn chén rượu rồi khập khuyễn đáp:
- Bộ tưởng ta rỡn chơi sao? Nàng biết vụ Châu thị, vợ Vương Tam Lang, bị chém đứt cổ chết bữa nọ chớ?
- Có, có chớ. Nhưng ăn nhằm gì đến chúng ta.
- Aên thua đủ chớ. Tam Lang đi báo với Bao công là Châu Niên Lục giết chị họ. Lục bị giam và sẽ bị tử hình. Bao Công treo giải thưởng cho ai tìm thấy đôi hài thêu của nạn nhân mà kẻ sát nhân đã lột mất. Yết thị mãi chưa có ai…
Mụ chủ quán sốt ruột cắt lời Lý Tân:
- Tưởng gì, chớ điều đó ai mà không biết. Thôi đừng rỡn nữa đi, cha nội. Say quá rồi đó.
Lý Tân gục gặc cái đầu rồi khoát tay nói lớn:
- Nhưng chưa ai kiếm ra đôi hài đó để lãnh thưởng!
Mụ chủ quán sốt sắng hỏi:
- Vậy chàng biết ư? Vì sao biết?
- Biết chớ. Sau bữa Châu thị bị giết ta đi xuống mé sông thấy gần gốc cây đã có vết đất mới đào. Ta nghi có ai chôn vật gì nên móc lên coi thì thấy đôi hài thêu của đàn bà mà Niên Lục đã vùi. Ta lại lấp y như cũ. Hai bữa rày thấy có yết thị của bao công, ta tính trở lại đó đào lên đem về nạp lãnh thưởng nhưng bữa nay gặp nàng ta tặng lại nàng gọi là để đền ơn tri ngộ.
- Tiền thưởng bao nhiêu hở chàng?
- Không mấy. Bao đại nhơn hứa cho năm mươi quan tiền thưởng.
- Trời, năm mươi quan tiền mà chàng cho là không mấy!
Thế chàng nhường cho thiếpđó ư?
- Thiệt chớ ai nói đùa.
Mụ chủ quán sà ngay vào lòng Lý tân vuốt ve mơn trớn người tình rồi nũng nịu nói:
- Chàng thiệt là mã thượng, trọng nghĩa kinh tài, chẳng bù với thằng chồng thiếp mới thấp hèn làm sao.
Thiếp biết lấy gì trả ơn chàng đây?
Lý Tân lè nhè đáp:
- Lãnh bạc nhớ đãi một bữa nhậu là đủ rồi.
Nói rồi hắn lảo đảo đứng dậy ra về. Tới cửa hắn còn ngoái cổ lại mụ chủ quán:
- Nhớ địa điểm chưa? Gốc cây đa bên bờ sông, gần con đường mòn đi về phía nhà tam lang đó. Nhớ chưa?
- Dạ, thiếp nhớ rồi. Xin đa tạ tình quân.
Lý tân chân nam đá chân xiêu đi về nhà. Mụ chủ quán trông theo, nử tin nửa ngờ.
Đến xế chiều, chồn mụ đi làm về vừa bước chân vô nhà, mụ vội thuật lại câu chuyện rồi hối thúc đi kiếm đôi hài. Chồn chưa kịp trở ra mụ đã la rần lên:
- đi đi cha nội. Cứ lừng khừng thế này thì đứa khác nó lấy mất lại trơ mắt ếch ra. Chồng với con chán chết, chẳng thấm gót chân người ta. Mà nhớ làm cho khéo đừng để ai nom thấy đó. Kiếm được rồi thì thủ vào bọc cho kín mà đem về cho tôi coi đã. Thôi đi đi, hễ để lỡ việc đừng có trách tôi.
Anh chồng hiền lành hấp tấp lần theo con lộ đi ra phía sông. Hồi lâu anh ta trở về giơ đôi hài thêu có dính bùn lem nhem và cây đoản đao cho vợ coi.
Mụ chủ quán ngắm đôi hài miệng nói tía lia:
- Bảo ông lấy đôi hài thôi, ai bảo ông tha cái của nợ kia về làm gì. Mà sao không biết lấy rơm gột bớt bùn đi, ai đời đề dơ vậy mà đi trình quan .
Ah chồng chống chế:
- Đôi hài để lãnh thưởng còn cái đoản đao này bén lắm dùng vào việc gì cũng tiện.
Mụ chủ quán rùng mình,gắt chồng:
- Thôi đi ông, thứ đó đã uống máu người, ác vào nhà oan hồn nó theo về. Thôiông đi chôn nó ngoài vườn cho rồi. Lẹ lên, còn chùi hài đi lãnh thưởng chớ. Mà quan có hỏi chớ có khai tìm thấy cây đao nhé.
Lát sau, chồng mụ chủ quán đa tình ôm gói vải trong có đôi hài thêu lên phủ Bao Công xin yết kiến.
Lính hầu vào bẩm. Bao Công cho đòi vào gấp.
Sai khi xem qua đôi hài, Bao Công hỏi chồng mụ chủ quán:
- Ngươi kiếm đặng đôi hài này ở đâu?
- Dạ, ở gần gốc cây đa bên bờ sông.
- Làm sao biết chỗ mà tìm?
- Dạ, vợ tôi chỉ chỗ.
- Làm sao biết đôi hài thêu này là của Châu thị.
- Dạ, vợ tôi bảo vậy.
- Ai bảo đem đây lãnh thưởng.
- Dạ… cũng vợ tôi.
Bao Công suýt bật cười vì giọng nói quá thành thật đến độquá ngây ngô của chồng mụ chủ quán. Bao Công gương đôi mắt sáng như sao nhìn gã từ đầu đến chân rồi không hiều sao ông nghĩ sao lại mỉm cưới bảo đương sự:
- Tốt lắm, tiền thưởng về phần mi rồi. Phen này gã Châu Niên Lục phải rơi đầu. Ngươi ra ngoài chờ một lát rồi thơ lại sẽ trao năm mươi quan tiền thưởng cho.
Chồng mụ chủ quán vái chào theo lính lui ra ngoài sân đứng chờ. BaoCông lập tức cho lính hoả bài đi đòi Vương Tam Lang đến hầu. Rồi ông lại kêu hai thám tử Trương Long và Triệu Hổ lên và bảo rằng:
- Gã đàn ông đứng ngoài sân kia vừa đem nạp đôi hài thêu lãnh thưởng. Hai người lẻn ra ngoài phủ trước để theo dõi nó cho ta. Nhớ phải kín đáo, đừng để cho ai thấy. Ta xem ra nó ngớ ngẩn lắm nhưng mụ vợ thì có vẻbiết ít nhiều về kẻ sát nhân. Cứ theo dõi vợ chồng thì tìm ra tên sát nhân. Vậy hễ các ngươi thấy vợ nó đi gặp ai hay ăn uống với ai thì cứ lượm trọn ổ đem về ngay cho ta.
Hai thám tử đi khỏi một lát thì tam Lang vào trình diện và nhìn nậhn đôi hài đúng là cửa vợ hắn. Bao Công truyền thơ lại mở cho đếm đủ năm mươi quan tiền trao cho chồng mụ chủ quán.
Anh này hí hửng vác tiền về cho vợ nhưng không biết rằng phía sau có hai thám tử của Bao Công đeo sát nách.
Mụ chủ quán mừng rỡ vô cùng, kiểm lại bạc xếp vào rương khoá lại rồi vui vẻ bảo chồng:
- Trời còn sáng, mình khá qua ngay nhà Lý đại lang mời người qua dự tiệc và lãnh một phần tiền thưởng.
Thấy chồng trố mắt nhìn như không hiểu, mụ chủ quán bực mình nói:
- Mình đội ơn Lý quân nhiều nay được tiền thưởng thì phải trả ơn người chớ.
Chồng mụ chủ quán lại tất tả đến nhà Lý tân. Hai thám tử rình ở ngoài thì thào với nhau một hồi rồi thám tử trương Long đi theo hút người chống trong khi thám tử triệu Hổ canh chừng mụ vợ.
Lúc này mặt trời đã xuống tới ngọn tre. Đến khi buông xuống và nhà đã lên đèn thì mụ chủ quán cũng đã bầy xong tiệc rượu nơi phòng trong. Được một lát, người chồng và Lý tân theo nhau bước vào nhà. Mụ chủ quán chạy ra đón Lý tân, miệng cười chúm chím, mắt liếc đưa tình, cẻ trùi mến thiết tha hiện lên nét mặt. Lý tân cũng đưa mắt tống tình.
Thế rồi bộ ba ngồi vào tiệc rượu. Bên ngoài hai thám tử bò lần vào tới trong sân, lấy đao khoét vách dòm vô.
Mụ chủ quán rót rượu mời chồng bé trước rồi chồng lớn sau. Qua hai tuần rượu, mụ ta đôi má hây hây, miệng tươi như hoa, tay nâng ly rượu lên ngang mày rồi âu yếm hướng về Lý tân mà nói rằng:
- Thiếp đội ơn đại lang nhiều. Nay được món tiền, tiện thiếp mời đại lang qua để chia nhau chung hưởng. Xin đại lang chớ chối từ kẻo phụ lòng tiện thiếp.
Lý Tân khoát tay đáp:
- Chia chác làm chi cho mất công. Hôi nàng cứ giữ cả mà làm vốn. Nếu có lòng tốt thỉnh thoảng cho ta nhậu là quí lắm rồi.
Mụ chủ quán cười xoà. Hai gã đàn ông cũng cười theo rồi cùng nhau cạn chén.
Đoạn chúng bàn đến chuyện khuyết trương làm ăn buôn bán với số tiền thưởng. Bốn mắt chủ quán và Lý Tân giao nhau như đổ lửa, chân chúng quấn quýt nhau như đôi rắn dưới gầm bàn, miệng cười rúc rích, trong khi gã chồng lớn xem chừng tỉu lượng kém, cố gương đôi mắt lờ đờ, và ngớ ngẩn thỉnh thoảng lại cười ruồi cho đỡ tẻ lạnh.
Thám tử trương Long thì thoà bảo bạn đồng nghiệp Triệu Hổ:
- Nè anh, dòm bộ chúng hết bàn đến chuyện đôi hài của Châu thị rồi…
Triệu Hổ gật đầu nói nhỏ:
- Đúng… và tấn tuồng hai ông một bà sắp qua giai đoạn chót. Tụi mình ập vô lượm cả ba đứa đem nạp Bao đại nhơn cho rồi. Anh khoẻ hơn tôi vậy nhường anh thằng cha mà mụ chủ quán kêu là Lý đại lang còn hai đức kia thì không đáng ngại, mình tôi là đủ.
- Đồng ý. Võ khí là và dây đã sẵn chưa?… Rồi hả…Nào nhào vô cho rồi.
Hai thám tử men theo vách đi vòng ra phía trước rồi cùng đạp cửa ào vô nhà. Trương Long nhẩy đến sau lưng Lý tân và quát lớn:
- Tuân lệnh Bao đại nhơn ta đến bắt tụi bây. Khôn hồn thì để yên cho ta làm phận sự, chớ có kháng cự mà uổng mạng.
Cả ba như kẻ sét đánh, ngồi chết trân trên ghế và bị hai thám tử trói gô lại một cách dễ dàng.
Sau khi hỏi lý lịch ba người, Triệu Hổ hất hàm hỏi mụ chủ quán:
- Năm chục tiền thưởng cất ở đâu?
- Thưa… ở trong rương, kê nơi phòng ngủ.
Triệu Hổ xếp tiền vào cái túi vải rồi đặt lên bàn, miệng bảo Trương Long:
- Anh trông ba đứa và gói bạc, tôi chạy đi cho viên chức sở tại hay.
Lát sau, viên Lý trưởng đi cùng Triệu Hổ và bốn tuần đinh đến.
Sau khi trao hà cho Lý trưởng làm mọi thủ tục niêm phong, hai thám tử áp giải vợ chồng chủ quán và Lý Tân về phủ.
Tới nơi, hai thám tử vào trình chủ tướng, thuật lại các điều tai nghe mắt thấy.
Nghe xong, Bao Công hỏi thuộc hạ:
- Có nghe chúng nói chôn đôi hài trong trường hợp nào không?
- Dạ không.
- Có nghe mụ đàn bà khai ai đã chỉ chỗ không???
- Dạkhông.
- Nó cũng không nói lý do tại sao mời Lý tân sang ăn uống và chia tiền bạc?
- Dạ chỉ có nói đã chịu ơn tên kia nhiều. Không biết ơn gì?
- Thôi được, các ngươi báo cho thơ lại biết ta đăng đường ngay đêm nay để tra hỏi ba đứa này. Nhớ bảo công sai sắp sẵn dụng cụ tra khảo nghe. Aø các ngươi có hỏi thăm lý trưởng sở tại về hạnh kiểm của bọn chúng ra sao không?
- Dạ có, mụ chủ quán lanh lợi nhưng có thói trăng hoa còn chồng y thị là người hiền lành, chất phác, chuyên sống về nghề làm mướn và thường hay bị vợ lấn át. Trong lúc rình rập chúng tôi cũng được dịp chứng kiến…
Bao Công ngắt lời:
- Còn Lý Tân?
- Theo lời viên lý trưởng thì tuy Lý tân khác làng nhưng ông ta biết rõ hắnlà cựu thơ lại bị sa thải vì thiếu tư cách, lại là đức tham dâm, háo sắc. Hắn ờ gần nhà tam lang.
Bao Công gật đầu nói:
- Vậy tạm đủ rồi, nhưng chưa có bằng chứng để kết tội Lý tân là thủ phạm.
Thôi hai người khá đi làm những điều ta dặn, rồi sớm mai lên ta sẽ thưởng công cho.
Hai thám tử trương Long và Triệu Hổ vái chào lui ra.
Lát sau, Bao Công đăng đường cho đòi mụ chủ quán vào xét hỏi trước tiên:
- Gã đàn ông đem đôi giày lãnh thưởng là chồng mi phải không?
- Dạ phải.
- Ai tìm ra chỗ giấy đôi giày?
- Chồng tôi.
Bao Công vỗ án la:
- Không phải. Chính nhà mi chỉ chỗ cho nó móc lên đem về lĩnh thưởng.
- Dạ oan cho tôi. Tôi là đờn bà có ra khỏi nhà mà biết việc ở xa hàng nửa dặm đường.
Bao Công quát:
- À quân này giỏi thiệt. Lính đâu lôi cổ chồng nó vào đây cho ta.
Lính hầu dạ ran rồi áp giải chồng mụ chủ quán vô. Bao công hỏi hắn:
- Sao bữa trước dám khai bậy là vợ chỉ chỗ đào đôi giầy?
Thưa thượng quan, tôi đâu dq1m khai man chính y thị chỉ chỗ cho tôi.
Bao Công hất hàm hỏi mụ chủ quán:
- Thế nào, đúng không?
- Dạ không phải, chính hắn tìm ra, tôi nào có biết.
Bao Công dằn giọng nói:
- Một trong hai đức bây biết chỗ giấu đôi giày. Nếu không khai cho thiệt ta cũng chém đầu tuốt.
Cả hai xanh mặt nhưng gã đàn ông thì run rẩy còn mụ đàn bà liếc mắt nhìn ra sân. Bao công tinh mắt nhận thấy liền vỗ án quát hỏi mụ chủ quán:
- Đứa nào chỉ chỗ nói mau! Lý Tân phải không?
Mụ đàn bà giật mình lúng túng đáp:
- Thưa… thưa tôi không biết…
Bao Công cười gằn bảo:
- Để xem mi còn chối được nữa không. Lính đâu đem đồ tra tấn ra đây mau.
Lính công khai khiêng kìm kẹp ra trước công đường. Bao Công hất hàm làm hiệu. Lính công sai sấn vào nắm tay mụ chủ quán ấn vào bàn kẹp. Mụ đàn bà hét lên một tiếng đau đớn rồi lạy van rối rít xin khai.
Bao công ra lệnh ngưng tra khảo rồi quát hỏi:
- Đứa nào, khai mau?
- Dạ… thưa…Lý Tân.
- Vì cớ gì Lý tân chỉ chỗ cho mi? Mi cũng nhúng tay vào vụ sát hạiChâu thị sao?
- Thưa đại nhơn tôi không hề sát hại Châu thị, xin quan minh xét. Còn Lý Tân chỉ chỗ cho tôi vì…
- Vì cớ gì nói mau.
- Dạ… vì hắn có tư thông với tôi từ lâu nhưng không có gì cho tôi cả, nay chỉ chỗ để tôi lãnh thưởng đặng trả ơn.
- Phải Lý Tân giết Châu thị không?
- Thưa, điều đó tôi không rõ.
Bao Công la:
- Dù cho mi không đồng loã với Lý Tân trong vụ giết Châu thị nhưng mi cũng bị trừng trị về tội khác: Tội gian dâm… Lính đâu đem hạ nhục mụ này cho ta.
Lính xúm vào lôi mụ chủ quán đi. Bao Công nhìn người chồng, rồi ôn tồn bảo:
- Nhà ngươi hiền lành, và cũng vô can, vậy hãy khai cho thiệt. Ngoàiđôi giày, có tìm thấy gì dưới hố không?
- Dạ có cây đoản đao.
- Đâu.
- Chôn tại vườn nhà.
- Mau cùng lính về lấy lên cho ta. Rồi cho ngươi ở nhà luôn khỏi đến đây nữa.
Chồng mụ chủ quán ngồi ké trên lưng ngựa, theo lính hoả bài tức tốc đi thẳng về làng.
Trong khi ấy Bao Công truyền giải Lý Tân tới trước công đường. ông điểm mặt Lý Tân, quàt hỏi rằng:
- Có tư thông với mụ chủ quán không?
- Thưa… có
- Có chỉ chỗ chôn đôi gầy cho nó không?
- Dạ có.
- Làm sao biết?
- Tôi biết vì tình cờ dừng chân gần gốc cây đa, thấy vết đất mới đào nên moi lên chẳng dè gặp đôi giầy.
Bao Công hỏi dồn:
- Sao không đem lãnh thưởng?
Lý Tân nhanh trí đáp liền:
- Vì lúc tìm thấy chưa có yết thị của thượng quan nên không đoán ra đó là đôi giầy của Châu thị.
Biết là đụng phải đứa mưu mẹo và mau trí khôn, Bao Công xoay hướng tấn công:
- Có quen Vương Tam Lang không?
- Dạ có.
- Có hay tới nhà Tam Lang chơi không?
- Dạ có.
- Hắn có thể giết vợ không?
- Có thể.
- Vì sao?
- Có thể vì ghen.
- Với ai.
- Thưa… thưa tôi…không rõ.
- Lúc đào hố có thấy gì nữa không, ngoài đôi giầy thêu?
- Chỉ có đôi giầy thêu mà thôi.
- Đừng có khai man, ta biết rồi. Khôn hồn thì thú tội đi.
- Dạ thưa đại quan, tôi oan.
Bao công quắc mắt nói rằng:
- Hai điều khai bậy chứg tỏ sự phạm tội của mi rồi. Một là cùng chôn với đôi giầy thêu còn có cây đoản đao. Hai là nơi chôn các thứ đó là đất bùm mà đã là đất bùn thì chôn một lát khó mà nhận ra nơi chôn chớ đừng nói là vết đào mới. Đúng mi là thủ phạm giết Châu thị, mau thú tội đi.
Lý Tân tái mặt nhưng vẫn cãi liều:
- Thưa quan chỗ đó đất cứng không có bùn.
Bao Công nổi giận la:
- hay cho tên này to gan thiệt. Sự thực rành rành như vậy mà còn cố cãi. Lính đâu đem đôi giầy ra đây cho nó coi.
Lính hầu chìa đôi giầy dính bùn cứng ngắt trước mặt Lý Tân.
- Cãi nữa thôi… Đúng mi là thủ phạm giết Châu thị rồi, mau nhận tộ đi.
- Thưa thượng quan, tôi oan.
Bao Công cười nhạt, hô lính lôi Ly ùTân ra tra khảo. Chịu đau không nổi, hắn phải thú nhận hết tội lỗi.
Bao Công hỏi thêm:
- Tại sao mi lột đôi giầy của nạn nhân.
- Thưa vì tôi phải đi vứt cây đoản đao để phi tang nơi mé sông nên sợ giầy tôi lấm bùn ai trông thấy sẽ nghi. Tôi đã tháo giầy của tôi và mang đôi giầy của Châu thịvào chân để đi tới bờ sông. Lúc về tôi chùi chân sạch sẽ mới dùng giầy của tôi mang về.
Bao Công truyền tống giam Lý Tân vào khu tử tội rồi lên án xử chém đầu Lý Tân. Mụ chủ quán mắc tội gian dâm thì bị lưu đầy đi xứ xa.
Về phần Châu Niên Lục, chàng được Bao Công trả tự do liền.
Xét mình đã bốn mươi xuân xanh, cần lập gia đình để nối dõi tông đường, Tam Lang sau khi xây dựng xong nơi ăn chốn ở, liền để ý kén bạn trăm năm. Sau có người làm mai cho một thiếu nữ tuổi ngoài hai mươi, xinh đẹp, hiền từ, đoan trang, thuỳ mị, tên là Châu thị.
Tam Lang cả mừng, thu xếp làm lễ cưới ngay trong năm ấy. Hai vợ chồng rất mực thương yêu nhau. Tuy chồng giàu có. Châu thị cũng không vì thế mà trở nên lười biếng hay đài các rởm. Thị vẫn tự lo liệu hết mọi việc trong nhà, không mướn người làm hay tỳ nữ chi cả.
Tam Lang thương vợ, nhiều lần khuyên bảo nhưng nàng chẳng chịu. Do đó chàng càng quý vợ hơn nữa.
Được vài tháng, máu giang hồ lại dâng lên trong huyết quản Tam lang. Một hôm chồng bảo vợ:
- Nay ta có nhà cửa hẳn hoi và nàng đã hiền lại đảm, ta muốn nối lại việc ngược xuôi buôn bán, hầu có th6m vốn, mai hậu sanh con đẻ cái khỏi lo túng thiếu. Chẳng hay nàng nghĩ sao?
Châu thị buồn rầu nói:
- Xuất gía tòng phu, thiếp đâu dám cản trở chàng, nhất là trong việc gây dựng tương lai. Thiếp thiểm nghĩ nhà ta tiền bạc cũng dư xài hà tất chàng phải quá cực nhọc. Sự buôn bán quanh quẩn trong xứ cũng đủ để chàng thêm nhiều tiền bạc. Vả lại, chàng đi xa lâu ngày mới về, khi cần, thiếp biết trông cậy vào ai vì nay thiếp đã có tin mừng…
Đến đây Châu thị ngưng bặt, cúi đầu e lệ, hai má đỏ hây. Tam Lang âu yếm bảo vợ:
- Nàng không nói ta đâu có biết. Thôi ta nghe nàng, giới hạn phạm vi hoạt động trong tỉnh nhà thôi. Vậy nàng hãy sửa soạn hành trang tháng sau ta sẽ trở lại nghề cũ.
Từ bữa đó, Vợ chồng tam Lang càng quyến luyến với nhau hơn trước và đôi uyên ương ấy đã khiến bao người phải ước mơ. Kế nhà Tam Lang có tên Lý Tân trước làm nhà thơ sau lại bị cách chức vì thiếu tư cách phục vụ. Lý Tân tính tình độc ác, tham dâm, háo sắc, nay thấy Châu thị xinh đẹp, lại ở nơi hẻo lánh, nên y đêm ngày mơ tưởng, nuôi ý muốn thông dâm cùng vợ người.
Hắn lân la làm quen với Tam Lang. Mới đầu hắn đón đường Tam Lang chào hỏi ra chiều vồn vã lắm. Sau vài lần như vậy hắn mon men bò đến nhà bạn mới. Trước còn đôi ba ngày một lần, sau gần như cơm bữa. Hắn lại thường rình lúc tam Lang đi vắng lần sang, thả lời bóng gió, thử lòng Châu thị. Thấy cá chẳng cắn câu, Lý Tân bực mình lẩm bẩm chửi thề:
- Mình bảnh trai lại trẻ hơn thằng chồng nó mà nó chẳng xiêu lòng là tại sao? Một tay ta chinh phụ biết bao trái tim phụ nữ, há chụi bỏ món này ư? Không lẽ con người đẹp đẽ như thế mà lại chậm hiểu quá vậy. Một là nó ngu, hai là nó hổ thẹn. Dù thế nào ta cũng có cách.
Sự thực thì Châu thị không ngu đần mà cũng không có tính cả thẹn như Lý Tân lầm tưởng. Nàng là người đoan trang và lịch sự, có thế thôi. Nàng liệt Lý Tân vào hạng lẳng lơ ăn nói bờm xờm nhưng vô hại nên nàng cũng không chấp nhất, chỉ làm như không hiểu hay không nghe thấy lời Lý Tân. Bởi nghĩ thế nên nàng chỉ tỏ ra lạnh nhạt với bạn chồng tuy vẫn lễ phép va nàng cũng không thuật lại cho chồng biết thái độ bất chính của Lý tân. Nàng đã đánh giá quá thấp mối nguy cơ đang đe doạ nàng và tiếc thay thái độ của nàng bị Lý Tân ngộ nhận, cho là “tình trong như đã, mặt ngoài còn e”. Tai hoạ bắt đầu đổ xuống đầu nàng từ đây.
Một chiều, Lý Tân sang chơi nhà Tam Lang vừa đúng lúc Châu thị đang giúp chồng sửa soạn hành lý và tiền bạc để đi buôn quanh trong xứ như đã định.
Lý Tân giật mình hỏi:
- Uûa, hai bác sắp dọn nhà đi chỗ khác sao?
Tam Lang thực thà, quá tin bạn xóm giềng, bèn kể rõ công việc làm ăn cho Lý tân nghe rồi trỏ vợ nói tiếp:
- Aáy tôi tính đi ngược xuôi buô bán nơi xa một thời gian nữa trước khi ly dị với nghề, về sống an nhàn, sung túc. Nhưng vợ tôi chẳng chịu vì nàng đã có tin mừng, nên tôi đành đi buôn quanh vài ngày lại về nhà một lần.
Lý Tân nghe nói tam Lang sắp vắng nhà lâu ngày, lòng mừng rên nhưng làm bộ nói:
- Chà, cực quá ta. Hay là bác để sau này bác gái mẹ tròn con vuông rồi bác hãy đi.
- Tôi nghĩ không cần, bác ạ. Tôi đi vài ngày lại về nhà ít bữa rồi lại đi, cứ thế, có đi biền biệt tháng này qua tháng khác đâu mà lo. Tuy vùng này hẻo lánh chớ cũng yên ổn vả lại xung quanh lại có những người tử tế như bác đây thì dù nhà tôi có ở nhà một mình cũng không ngại.
Lý Tân lên giọng nghĩa hiệp:
- Bác cứ yên tâm. Chúng tôi lúc nào cũng sẵn sàng giúp hai bác.
Nói xong hắn liếc trộm Châu thị, lòng như mở hội. Vợ Tam Lng mải lo xếp hành trang cho chồng nên không trông thấy. Nếu nàng bắt gặp cái nhìn bừng bừng lửa dục của Lý tân tất nàng đã bày tỏ nỗi lo ngại cho chồng nghe.
Sáng sau gà vừa gáy sáng Vương tam Lang đã trở dậy lên đường. Châu thị tiễn chân chồng ra cửa, nghẹo ngào nói:
- Chàng đi chóng mà về. Thiếp thấy bồn chồn quá, sợ e có sự không hay.
Họ Vương cười khì âu yếm bảo vợ:
- Nàng chớ quá bịn rịn. Ta đổi ý rồi, bữa nay đi dò đường đất, tới khuya sẽ về. Lần sau mới đi thiệt nhưng cũng chỉ dăm ba ngày lại về.
Hai vợ chồng chia tay nhau. Châu thị trở vô nhà lên giường nằm ngủ lại nhưng không sao chợp mắt được. Đến khi trời sáng rõ mặt người, Châu thị trở dậy mở toang cửa ngõ thu dọn quét tước trong ngoài. Xong xuôi thị rửa mặt mũi, chải đầu tóc rồi sửa soạn đi chợ. Vừa xong xảy có tiếng Lý Tân léo nhéo nơi hiên trước nhà.
- Vương huynh đã đi chưa?
Châu thị vội ra đáp:
- Nhà tôi đi rồi, bác ạ.
Thấy Châu thị trắng trẻo đẹp đẽ, đôi mắt bồ câu đen nháy, môi đỏ như son, thân hình cân đối, Lý Tân cầm lòng chẳng đặng liền bước nhanh vô nhà quài tay khép cửa lại rồi vồ lấy tay Châu thị kéo mạnh lại gần, miệng lả lơi nói:
- Chị ngồi chung với tôi xuống ghế, tôi có chút việc muốn bàn với chị.
Châu thị mặt đỏ bừng, giựt vội tay lại rồi quắc mắt, điểm mặt Lý Tân mà mắng lớn rằng:
- đường đường là kẻ mày râu thông hiểu chữ nghĩa thánh hiền, sao quên điều phải quấy, giữa ban ngày dám vô nhà ghẹo vợ người? Đồ súc vật!
La xong, Châu thị bỏ đi tuốt vô nhà trong, đóng sầm cửa lại. Lý Tân ra về trong lòng vừa giận vừa sợ. Dọc đường hẳn lẩm bẩm:
- Mình lầm rồi. Mụ này đoan trang không phải phường mất nết. Phen này Tam Lang về sợ nó học lại, sanh oán cừu, chi bằng giết phức nó đi cho hả giận.Phải ra tay tức thì mới được.
Nghĩ vậy hắn vô bếp quơ con đao bén nhọn, giấu vào bọc rồi hấp tấp trở lại nhà Vương Tam Lang. Hắn nấp ngoài hàng rào vạch lá cây dòm vô. Thấy Châu thị yên lặng đứng tựa lan can nơi hành lang tay trái như suy nghĩ điều gì, Lý Tân rón rén bước vào nhà, rồi nhẹ nhàng tiến đến sau lưng Châu thị.
Khi tên phản bạn còn cách Châu thị chừng hai bước, bỗng Châu thị giật mình quay lại. Lý Tân cũng rút vội đao ra, vung trước mặt Châu thị, miệng nói:
- Chị thấy cái gì đây không? Phen này chị hết làm phách nữa nghe. Chịu không, nói mau.
Châu thị tái mặt nhưng trấn tĩnh được ngay. Thị nổi giận mắng tên bất lương:
- Gian tặc, mi còn vác mặt đền đây doạ nạt ta nữa sao? không thể áp đảo ta được đâu.
Lý Tân giận tím mặt, chĩa dao nhằm yết hầu của Châu thị mà phóng tới. Châu thị ngã gục xuống đất, chết không kịp la. Thực hiện xong xuống lột đôi giày thêu của nạn nhân rồi cả dao lẫn giầy chạy đường tắt sang sông, sau khi đã khép trái tất cả cửa ngoài lại.
Tới bờ sông, hắn ngó quanh một lát rồi núp vào bụi rậm gần gốc cây đa,đào hố chôn cả cây đao lẫn giầy xuống đất. Sau đó hắn lẩn ra lộ dông một mạch về nhà.
Châu thị nằm chết trên vũng máu từ sáng đến chiều mà không ai hay biềt gì cả, phần vì nền nhà cao, lại thêm cò hàng rào cây chạy phía trước nhà, phần vì cửa ngõ đếu khép kín, người qua lại không ai dòm thấy bên trong được.
Cứ đà này phải chờ đến lúc Vương Tam Lang về, thì vụ sát hại Châu thị mới bị phát giác. Như vậy sự suy tìm thủ phạm sẽ càng khó khăn và Lý Tân càng có đủ thì giờ sắp đặt, khiến không ai nghi ngờ gì cho hắn cả.
Tên này sau khi hại vợ bạn, về tới nhà, liến tắm rửa thay quần áo sạch sẽ rồi tới lui nhà mấy người có việc đáo công môn nói là để lo chạy việc dùm nhưng chính là để chứng tỏ cho sự vô tội của mình.
Thói thường những tên gian manh độc ác thường đa mưu túc trí, gây tội song lại chạy tội như không, trong khi có người lương thiện, thật thà vô tình đem đầu chịu tội thế cho chúng. Tới khi muốn làm sáng tỏ nỗi oan khiên của mình, cũng còn là khó. Sự đời, tình ngay mà ý gian là thế đó.
Anh chàng Châu Niên Lục mà chúng tôi sắp nói tới đây khi không, nhè ngay bữa Châu thị bị giết lại đến thăm vợ chồng Tam Lang nên rước hoạ vào thân.
Nguyên Châu Niên Lục là em họ Châu thị, Lục cũng là tay giang hồ như Tam Lang, ngược xuôi buôn bán, kiếm ăn trên các dòng sông. Tối hôm Châu thị bị hại sát, Lục đi thuyền ngang qua xứ Cận Giang liền ghé bờ, lên kiếm vợ chồng tam Lang mà từ ngày cưới tới nay, Lục chưa gặp lại.
Tới trước cửa nhà, Lục thấy tối om, liền cất tiếng gọi. Chờ một lát chẳng thấy trong nhà động tĩnh gì, Lục thầm nghĩ: chắc anh chị ấy ở phía sau nên không nghe thấy. Mình vô lại cho rồi.
Nghĩ sao làm vậy, Lục đấy cửa rào bước vào sân rồi lên nhà. Đêm nay gần cuối tháng, trời tối đen như mặt, tay giơ trước mặt cũng không thấy gì.
Sờ thấy cửa khép, Lục ngỡ cửa đóng nên chỉ ghé miệng réo tên anh chị qua khe ván. Vẫn chẳng thấy ai trả lời, Lục men vách nhà đi theo hành lang.
Chốc chốc Lục lại cất tiếng gọi. Anh đi sát ngay thây chị họ mà không biết, và đôi giày của anh ngập máu chưa khô của Châu thị mà anh cũng chẳng hay.
Châu Niên Lục trỏ ra cổng. Tự bảo:
- Vắng nhà cả hai thôi mình cứ xuống thuyền nghỉ, mai sớm trở lên.
Rồi thì, Lục thong thả đi vế phía bờ sông. Một vài nhà mở cửa, rọi đèn đuốc dòm ra đường, bàn tán lao xao. Thì ra tiếng chó rủa ran lại thêm tuếng gọi như: “hò đò” của Châu Niên Lục làm cho mọi người phải chú ý đến Lục khi anh ta bình thản tiến bước. Lý Tân nhìn theo, nở một nụ chười khó hiểu.
Về tới ghe, nhận thấy dày ướt. Lục liền tháo ra, hơ lên lửa cho khô nhưng không biết đó là máu.
Đến khuya, Vương tam Lang trở về, thấy nhà cửa im lìm, không thấy có một ánh đèn, chàng nghĩ là vợ đã đi nghỉ rồi nên cứ lặng lẽ đẩy cổng, lần theo thang lên nhà. Tới cửa nhà Tam Lang giơ tay đập cửa, cửa mở toang. Chàng giật mình cất tiếng gọi vợ. Không có tiếng trả lời. Chợt nhớ tới câu nói gở của vợ sáng nay, Tam Lang hốt hoảng chạy xuống bếp nổi lửa, đốt đèn bưng lên nhà để xem xét sự tình. Cửa các phòng mở toang. Không thấy Châu thị đâu cả. Tam Lang soi đèn ra tới hành lang thì đụng phải xác vợ nằm còng queo gần lan can. Máu từ cổ nạn nhân chảy ra đọng thành vũng lớn tới tận chân vách.
Tam Lang khóc rống lên rồi kêu cứu ầm ĩ. Lối xóm hay tin gọi nhau châm đèn, đốt đuốc kéo đến đầy nhà Vương Tam Lang để xem có chuyện gì.
Thấy cảnh, mỗi người mỗi ý, nhưng không ai hiểu Châu thị bị chết vì cớ gì và thủ phạm là hạng người nào? Mỗi người đưa ra mỗi giả thuyết và chẳng ai chịu ai cả.
Lý Tân đứng coi thiên hạ võ đoán mà suýt bật cười. Để làm lạc hướng cuộc điều tra, hắn nghĩ ngay đến biện pháp “chụp mũ” sát nhân cho Châu Niên Lục. Hắn trỏ vềt giày đẫm máu từ phía xác Châu thị ra cửa rồi thì thào bảo người đứng bên:
- Bác có thấy vết giầy kia không? vết giàu đẫm máu của sát nhân đó. Bác có nhờ hồi chập tối có một kẻ lạ mặt đến nhà này không?
- Có, có.
- Chắc là thủ phạm là nó đó chứ ai.
- Trông lối ăn mặc có vẻ là một tay giang hồ, lại đi về phía sông chắc có ghe ở đó.
- Nhỡ nó đi mất rồi thì sao?
- Thì mình cứ khai ra, quan sẽ tìm sau. Nếu đi bắt ngay, may ra còn kịp.
- Bác nói đi.
Lý Tân lắc đầu đáp:
- Thôi xin nhường bác, bác hơn tuổi tôi.
Người đứng bên Lý Tân liền bô bô phát biểu ý kiến mà Lý Tân vừa “thổi” cho. Mọi người nhao lên tán thành.
Thế là họ cùng nhau mang đuốc đi theo tam Lang ra bờ sông.
Tới nơi, mọi người nhìn quanh. Chỉ có một con thuyền neo gần bờ, nằm yên trên mặt nước. Lý Tân bảo Tam Lang:
- Chắc là thằng này đây. Để tôi hô nó còn bác với anh em khác cứ kéo dây lôi thuyền vào bờ rồi túm cổ nó.
Châu Niên Lục bò ra mạn thuyền hỏi to:
- Ai hỏi chi đó? Cớ gì lại kéo thuyền tôi.
Vương Tam Lang giật mình khi nhận ra Lục, nên cất tiếng hỏi mau:
- Chú Lục về đây hồi nào vậy, sao không thấy lên chơi?
- Em có lên hồi tối mà không được gặp anh chị.
- Vậy hả. Ngoài thuyền chú còn ai nữa không?
- Không, anh ạ.
Đáng đông đứng trên cũng reo “đúng là thằng này rồi”.
Châu Niên Lục ngạc nhiên hỏi:
- Chi vậy, anh Tam Lang?
Tam Lang không thèm đáp. Thuyến chưa sát bờ, Lang đã nhún chân nhẩy phắt xuống mũi thuyền. Quá đau khổ về cái chết của vợ, Tam Lang vít đầu Châu Niên Lục xuống đấm đá liên hồi miệng không ngớt la:
- Không thù oán sao giết vợ ta ! Sao giết vợ ta!
Châu Niên Lục thất kinh vừa đỡ đòn vừa nói:
- Anh lầm rồi. Em đâu có giết ai bao giờ?
Tam Lang hét lên:
- À mày còn chối à. Để rồi xem mày còn chối được nữa không?
Thế là Lục bị trói gô lại và điệu lên bờ. Một trận đòn hội chợ diễn ra, khiến Lục đứng không vững nữ. May có kẻđế nghị:
- Bác Lang và bà con hãy ngưng tay, đánh vậy dủ rồi. Kẻo quá tay xẩy ra án mạng thì lôi thôi. Xin đem nó về nhà bác tam Lang cho nhìn lại tội ác nó đã làm rồi sau dẫn giải lên Bao đại nhơn trừng trị.
Mọingườiø đều khen là phải.
Được tin có vụ án mạng trong hạt địa mình, Bao Công tức tốc phái nhân viên tới xứ Cận Giang lập biên bản và mở cuộc điều tra cấp tốc ngay đêm đó. Bao Công cho lệnh họ khám kỹ thuyền của Châu Niên Lục. Các thám tử không tìm thấy khí giới chi nhưng có lượm đôi giày đẫm máu của Châu Lục. Mọi chi tiết cùng lời khai của chồng nạn nhân , của bị cáo và nhân chứng đều được ghi đầy đủ. Có một điều không ai để ý là Lý Tân chỉ thúc đẩy người khác làm nhân chứng trong khi chính y thì lẩn trốn.
Tới sáng Bao Công đăng đường cho đòi các người lối xóm đến để hỏi trước tiên.Đối với ai, Bao Công cũng dó hỏi về nếp sống và tư cách của vợ chồng Tam Lang. Còn về câu hỏi “Có nghi ai là thủ phạm” họ đều khai quyết cho Châu Niên Lục. Rồi họ xác nhận những điều tai nghe mắt thấy tối qua. Sau đó Bao Công gọi hai thám tử vô dạy rằng:
- Hai người đi đến ngay các nơi mà Tam Lang khai tới bữa qua, kiểm sáot lại xem có đúng thật không và nhất là phải vặn hỏi các nhân chứng do tam Lang nại ra.
Hai thám tử tuân lệnh lui ra lấy ngựa đi liền, Bao Công cho đòi Tam Lang vô và hỏi rằng:
- Tên Lục là bà con với nạn nhân. Nay ngươi quả quyết gán cho hắn tội giết người, vậy chớ có lý do vững chắc không?
- Thưa thượng quan, hắn đến nhà tôi tối qua nhiều người nom thấy và chính hắn cũng nhận như vậy. Rồi tới đêm tôi về, thì khám phá ra vụ án mạng.
- Ngoài lý do ấy, có còn lý do nào khác không? Chẳng hạn như Châu thị và tên Lục có điều chi xích mích từ trước đến nay không?
- Dạ không. Hai người quí mến nhau lắm.
- Gia Cảnh tên Lục ra sao? Có vợ chưa? Có khá giả không?
- Dạ hắn chưa có vợ, làm nghề buôn bán ngược xuôi trên các dòng sông để kiếm ăn. Gia cư cũng vào bậc trung.
- Trong biên bản có ghi nạn nhâ quần áo chỉnh tề, và không có gì là bị hãm hiếp trước khi bị giết. Tuy nhiên thì y thị bị chết quá nhanh nên trên ắc mặt hình như còn có vẻ giận dữ điều chi. Ngươi có nhận thấy không?
- Thưa đúng vậy và còn thiếu đôi hài của vợ tôi thường mang khi ở trong nhà.
- Ừ phải, nhưng đôi chân nạn nhân không lấm đất cát chi. Điều đó chứng tỏ tên sát nhân lột giày y thị sau khi hạ sát. Ngươi nói đôi hài bị mất là dùng trong nhà sao?
- Thưa phải. Hồi cưới, tôi có mua cho vợ tôi hai đôi hài bằng vải, một đôi xanh, một đôi đỏ.
- Như vậy là lúc phải ra đường y thị mang giầy khác?
- Thưa phải và các đôi giầy đó cũng còn ở nhà.
- Có mất mát chi không?
- Thưa không. Tiền bạc tôi cất giấu kỹ còn vật dụng đồ đạc vẫn còn y nguyên. Tôi đã soát rồi.
Bao công trầm ngâm suy nghĩ một lát rồi hỏi tiếp:
- Lúc về tới nhà rồi có xuống bếp đánh lửa châm đèn, phải không?
- Thưa phải.
- Có nhận thấy thức ăn gì trong bếp không?
- Dạ tôi không để ý.
- Thôi được, ngươi tạm xuống nhà sau chờ ta điều tra thêm rồi sẽ định liệu.
Nói đoạn Bao Công sai lính đưa Tam Lang xuống hậu dinh và áp giải Châu Niên Lục vô công đường rồi quát hỏi rằng:
- Vì cớ gì ngươi giết Châu thị? Lục oà lê khóc thưa rằng:
- Oan cho tôi. Xin thượng quan minh xét, khi nào tôi lại giết chị họ tôi? Tối qua nhân đi ngang vùng này, tôi lên bờ thăm anh chị tôi, chẳng dè sui sẻo gặp vụ án mạng mà tôi không hay biết vì tối trời .
- Tam Lang tánh hạnh ra sao? Vợ chồng hắn ăn ở thế nào?
- Là kẻ giang hồ lâu năm, chúng tôi mới quen biết nhau.
Chính tôi mai mối cho Tam Lang chị họ tôi. Cả hai đều trung thực, kính trọng nhau như khách thực là đáng quí.
- Người có nghĩ tam Lang có thể giết vợ không?
- Thưa không. Chị tôi là người đoan trang, Tam lang lại là người thương vọ hết mực. Tôi nghĩ không thể nào có thảm cảnh ấy được.
- Tại sao đến nhà thấy tối om lại còn cố vào làm chi?
- Dạ lâu ngày không gặp lai chị tôi. Tôi thương chị tôi như ruột thịt nên muốn ghé thăm coi chị tôi có hạnh phúc không. Vì nghĩ anh chị tôi ở cả dưới bếp nên tôi lần vô nhà kêu. Thực tình tôi không hay biết gì về vụ án mạng cả.
- Có biết là giầy ngươi đẫm máu không?
- Thưa thật tình không biết. Vì lẽ giầy bằng vải màu ngỡ rằng dẫm phải nước nên về ghe có đem hơ trên lò than cho khô.
Tới khuya thì bị trói và bị gán cho tội giết Châu thị. Sáng nay tôi mới được cho coi lại đôi giày mới biết có máu đóng khô cứng. Xin thượng quan mainh xét cho. Nếu quả thực tôi giết chị tôi thì đã tìm cách trốn đi và cũg không dại gì mà kêu gọi anh chị tôi tại nhà để cho mọi người biết là có tôi đến đó.
Bao Công lim dim đôi mắt, ngồi yên lặng một lát rồi bảo hai lính công sai:
- Đem tên này tạm giam vào ngục thất cho ta đã. Còn Tam lang cũng giữ lại nơi hậu dinh. Riêng các nhân chứng thì ai vềnhà nấy.
Châu Niên Lục khóc ròng theo lính xuống nhà giam. Bao Công đứng dậy, chắp tay sau lưng đi đi lại lại trong công đường, có vẻ suy nghĩ dữ lắm.
Lát sau, Bao Công gọi một cong sai lại vô hỏi rằng:
- Hai thám tử hồi nãy đi về tới chưa.
- Thưa chưa.
- Hễ họ về tới, bảo họ tới gặp ta gấp nghe. Bây giờ ngươi hãy tìm cho t hai thám tử. Viên thơ lại “dạ” rồi lui ra, hai thám tử khác vô. Bao công bảo hai thuộc hạ trình bày.
- Các ngươi cấp tốc đi xà tiền xóm Tam lang ngụ mở cuộc điều tra bổ túc về các điểm sau đây.
Rồi Bao Công hạ giọng dặn nhỏ hai thám tử một hồi. Mấy phút sau, hai thám tử phóng ngựa, nhằm xứ Cận giang mà tiến phát.
Tới trưa bốn thám tử lần lượt về trình kết quả cuộc điều tra.
Hai thám tử đi hồi sáng sớm xác nhận Vương Tam lang có ghé qua các địa điểm mà y đã khai. Như vậy, giả thuyết Tam lang giết vợ phải bị gạt bỏ. Bao Công chú trọng đặc biệt đến lời trình của hai thám tử đi chuyến sau. Một người thưa:
- Tuân lệnh thượng quan, tôi có đến nhà tam lang quan sát trong và ngoài căn bếp. Giỏ đi chợ còn treo trên vách, trống rỗng. Trong nhà không có đồ ăn hay rau cỏ chi cả. Nơi bếp núc được quét dọn sạch sẽ, không có vết than củi mới đốt nào.
Bao công hỏi:
- Thế còn nơi hố rác?
- Thưa đại nhơn, tại nơi hốc rác, tôi có thấy mộ mớ lông gà, một ít cuống rau đã khô héo.
- Còn gì khác lạ nữa không?
- Dạ,ï hết.
Bao Công day qua hỏi viên thám tử khác:
- Còn nhà ngươi, thâu lượm được gì không?
- Thưa thượng quan, theo lời dặn của ngài, tôi có dọ hỏi các nhà dọc theo đường tới chợ cùng những người bán hàng tại chợ thì được biết Châu thị thường ngày vẫn đi chợ vào quãng tám giờ sáng. Sáng qua, tuyệtnhiên không ai gặp y thị ra chợ mua bán như mọi lần.
Nghe xong Bao Công ra hiệu cho hai thám tử ra rồi cho dẫn Tam Lang lên hầu. Ông hỏi chồng nạn nhân:
- Sáng qua có ăn gì ở nhà trước khi ra đi không?
- Dạ, không.
Tối trước ăn cơm với gì?
- Dạ,với thịt gà hầm với rau xào.
- Châu thị có hay mua trữ đồ ăn đôi ba ngày không?
- Dạ, không vì nhà gần chợ, thường nhật thị vẫn đi mua thức ăn,vì tính tôi giang hồ đã lâu phải ăn đồ khô đồ nguội nên nay muốn cho tôi được dùng thức ăn tươi luôn luôn.
Bao Công gật đầu:
- Người đàn bà ấy thật là ý tứ. Ngươi có nghi ai giết Châu thị không? Có nghe vợ than phiền hay tỏ ý không bằng lòng vế người nào không?
- Dạ, không. Lối xóm đều là người lương thiện cả.
- Có ai biết làngươi trở lại nghề lái buôn không?
- Dạ có. Hầu hết bạn bè đều hay biết.
- Thôi được, cho ngươi về nhà. Nhưng đừng đi đâu cả, phòng khi ta cần hỏi đến.
Vương Tam Lang vái chào lui ra. Bao Công ngồi vào án thư viết một hồi rồi đứng dậy cau mày, nói một mình:
- Chắc là Châu thị bị giết sau khi chồng thị ra đi và treức giờ thị đichợ. Không phải là Châu Niên Lục rồi. Vậy thì ai là thủ phạm? Của cải không mất mát chút gì, chắc là án mạng vì tư thù hay vì tình chi đó. Vì cớ gì hung thủ lột giầy nạn nhân? Hừ khó hiểu thiệt.
Suốt chiều đó Bao Công nghĩ mãi không tìm ra câu giải đáp thích ứng… Cuối cùng ông lại thở dài tự bảo “Lại phải bầy kế mới xong”.
Sáng sau ông kêu thơ lại vô dạy rằng:
- Ngươi viết yết thị dán khắp trong vùng Tam Lang cư ngụ, đại ý nói Niên Lục can tội giết Châu thị,bằng chứng rành rành sẽ bị tử hình. Hung thủ khai có lột giầy nạn nhân nhưng không biết để thất lạc nơi nào. Vậy ai bắt được đem nạp, sẽ được lãnh được năm mươi quan tiền thưởng.
Viên thơ lại tuân lệnh huy động tất cả thuộc hạ xúm lại viết một hồi được mấy chục tờ cáo thị rồi cho lính đi niêm yết khắp nơi.
Sau mấy ngày yết thị, không có ai trình báo gì cả. Bao Công vẫn cho thuộc hạ tiếp tục dò la.
Ông dặn các thám tử:
- Dù có thấy đôi giầy thì cũng để ý rình chung quanh, chớ đem về. Ta muốn thủ phạm lầm lẫn mà sa lưới. Thế nào nó cũng mắc bẫy ta.
Lại nói về Lý Tân khi thấy yết thị của Bao Công thì mừng rơn, tự khen mình là tài giỏi và có ý chê thiên hạ quá tâng bốc Bao Công:
- Thế mà cứ khen lão ta có tài xét đoán như thần. Mẹo của lão lại tầm thường hết sức. Có đời nào ta lại dại dột đem nạp đôi giày để lãnh… án mất đầu?
Thế rồi hắn tiếp tục công việc thường ngày và vụ án Châu thị cũng ít được thiên hạ nhắc đến nữa, và ai cũng cho rằng khó mà tra ra thủ phạm.
Nhưng còn có ông trời…
Số là gần xóm Lý tân cư ngụ, có một làng khá lớn. Đầu làng có cái quán rượu nhỏ do một người đàn bà xinh đẹp làm chủ. Chồng mụ ta bận đi làm mướn nên vắng nhà suốt ngày.
Lý Tân thường hay bò đến quán này uống rượu. Gặp Lý Tân khéo ve vãn, mụ đàn bà ngả lòng và hai người trở nên đôi nhân tình thắm thiết mà ít người hay biết.
Từ bữa sau hạ sát Châu thị, Lý tân không ra khỏi xóm mấy khi, ý chừng để nghe ngóng động tĩnh ra sao. Đến nay thấy êm êm, hắn liền trở lại quán rượu của nhân tình, để thoả lòng mong nhớ.
Hứng trí, Lý Tân uống hết chén này qua chén khác, chẳng mấy chốc hắn đã say đừ. Trong phút ma men ámảnh, hắn lắc lư cái đầu, tay nâng ly rượu, hề hề bảo tình nhân:
- Để tạ ân tình của nàng, bữa nay ta có mối lợi to muốn dành cho nàng, chẳng hay nàng thuận hay không?
Mụ chủ quán lả lơi đáp:
- Thôi đi chàng. Nghèo kiết xác lắm lúc một xu dính túi chẳng có lại còn mỹ tự. Thôi xin chàng hãy giữ mối lợi to đó mà xài, chớ khéo gạt ta.
Lý Tân vỗ tay lên bàn, lè nhè nói:
- Nói thiệt mà, nói thiệt mà. Ta mách cho một vụ này lãnh tiền thưởng to, tha hồ mà xài. Nhưng ta đến chơi thì đừng có làm lơ, nghe.
Nghe nói tiền thưởng mụ chủ quán mắt sáng ngời, vồn vã hỏi:
- Chàng nói thiệt sao? Tiền thưởng nào? về vụ gì?
Lý Tân ực một hơi cạn chén rượu rồi khập khuyễn đáp:
- Bộ tưởng ta rỡn chơi sao? Nàng biết vụ Châu thị, vợ Vương Tam Lang, bị chém đứt cổ chết bữa nọ chớ?
- Có, có chớ. Nhưng ăn nhằm gì đến chúng ta.
- Aên thua đủ chớ. Tam Lang đi báo với Bao công là Châu Niên Lục giết chị họ. Lục bị giam và sẽ bị tử hình. Bao Công treo giải thưởng cho ai tìm thấy đôi hài thêu của nạn nhân mà kẻ sát nhân đã lột mất. Yết thị mãi chưa có ai…
Mụ chủ quán sốt ruột cắt lời Lý Tân:
- Tưởng gì, chớ điều đó ai mà không biết. Thôi đừng rỡn nữa đi, cha nội. Say quá rồi đó.
Lý Tân gục gặc cái đầu rồi khoát tay nói lớn:
- Nhưng chưa ai kiếm ra đôi hài đó để lãnh thưởng!
Mụ chủ quán sốt sắng hỏi:
- Vậy chàng biết ư? Vì sao biết?
- Biết chớ. Sau bữa Châu thị bị giết ta đi xuống mé sông thấy gần gốc cây đã có vết đất mới đào. Ta nghi có ai chôn vật gì nên móc lên coi thì thấy đôi hài thêu của đàn bà mà Niên Lục đã vùi. Ta lại lấp y như cũ. Hai bữa rày thấy có yết thị của bao công, ta tính trở lại đó đào lên đem về nạp lãnh thưởng nhưng bữa nay gặp nàng ta tặng lại nàng gọi là để đền ơn tri ngộ.
- Tiền thưởng bao nhiêu hở chàng?
- Không mấy. Bao đại nhơn hứa cho năm mươi quan tiền thưởng.
- Trời, năm mươi quan tiền mà chàng cho là không mấy!
Thế chàng nhường cho thiếpđó ư?
- Thiệt chớ ai nói đùa.
Mụ chủ quán sà ngay vào lòng Lý tân vuốt ve mơn trớn người tình rồi nũng nịu nói:
- Chàng thiệt là mã thượng, trọng nghĩa kinh tài, chẳng bù với thằng chồng thiếp mới thấp hèn làm sao.
Thiếp biết lấy gì trả ơn chàng đây?
Lý Tân lè nhè đáp:
- Lãnh bạc nhớ đãi một bữa nhậu là đủ rồi.
Nói rồi hắn lảo đảo đứng dậy ra về. Tới cửa hắn còn ngoái cổ lại mụ chủ quán:
- Nhớ địa điểm chưa? Gốc cây đa bên bờ sông, gần con đường mòn đi về phía nhà tam lang đó. Nhớ chưa?
- Dạ, thiếp nhớ rồi. Xin đa tạ tình quân.
Lý tân chân nam đá chân xiêu đi về nhà. Mụ chủ quán trông theo, nử tin nửa ngờ.
Đến xế chiều, chồn mụ đi làm về vừa bước chân vô nhà, mụ vội thuật lại câu chuyện rồi hối thúc đi kiếm đôi hài. Chồn chưa kịp trở ra mụ đã la rần lên:
- đi đi cha nội. Cứ lừng khừng thế này thì đứa khác nó lấy mất lại trơ mắt ếch ra. Chồng với con chán chết, chẳng thấm gót chân người ta. Mà nhớ làm cho khéo đừng để ai nom thấy đó. Kiếm được rồi thì thủ vào bọc cho kín mà đem về cho tôi coi đã. Thôi đi đi, hễ để lỡ việc đừng có trách tôi.
Anh chồng hiền lành hấp tấp lần theo con lộ đi ra phía sông. Hồi lâu anh ta trở về giơ đôi hài thêu có dính bùn lem nhem và cây đoản đao cho vợ coi.
Mụ chủ quán ngắm đôi hài miệng nói tía lia:
- Bảo ông lấy đôi hài thôi, ai bảo ông tha cái của nợ kia về làm gì. Mà sao không biết lấy rơm gột bớt bùn đi, ai đời đề dơ vậy mà đi trình quan .
Ah chồng chống chế:
- Đôi hài để lãnh thưởng còn cái đoản đao này bén lắm dùng vào việc gì cũng tiện.
Mụ chủ quán rùng mình,gắt chồng:
- Thôi đi ông, thứ đó đã uống máu người, ác vào nhà oan hồn nó theo về. Thôiông đi chôn nó ngoài vườn cho rồi. Lẹ lên, còn chùi hài đi lãnh thưởng chớ. Mà quan có hỏi chớ có khai tìm thấy cây đao nhé.
Lát sau, chồng mụ chủ quán đa tình ôm gói vải trong có đôi hài thêu lên phủ Bao Công xin yết kiến.
Lính hầu vào bẩm. Bao Công cho đòi vào gấp.
Sai khi xem qua đôi hài, Bao Công hỏi chồng mụ chủ quán:
- Ngươi kiếm đặng đôi hài này ở đâu?
- Dạ, ở gần gốc cây đa bên bờ sông.
- Làm sao biết chỗ mà tìm?
- Dạ, vợ tôi chỉ chỗ.
- Làm sao biết đôi hài thêu này là của Châu thị.
- Dạ, vợ tôi bảo vậy.
- Ai bảo đem đây lãnh thưởng.
- Dạ… cũng vợ tôi.
Bao Công suýt bật cười vì giọng nói quá thành thật đến độquá ngây ngô của chồng mụ chủ quán. Bao Công gương đôi mắt sáng như sao nhìn gã từ đầu đến chân rồi không hiều sao ông nghĩ sao lại mỉm cưới bảo đương sự:
- Tốt lắm, tiền thưởng về phần mi rồi. Phen này gã Châu Niên Lục phải rơi đầu. Ngươi ra ngoài chờ một lát rồi thơ lại sẽ trao năm mươi quan tiền thưởng cho.
Chồng mụ chủ quán vái chào theo lính lui ra ngoài sân đứng chờ. BaoCông lập tức cho lính hoả bài đi đòi Vương Tam Lang đến hầu. Rồi ông lại kêu hai thám tử Trương Long và Triệu Hổ lên và bảo rằng:
- Gã đàn ông đứng ngoài sân kia vừa đem nạp đôi hài thêu lãnh thưởng. Hai người lẻn ra ngoài phủ trước để theo dõi nó cho ta. Nhớ phải kín đáo, đừng để cho ai thấy. Ta xem ra nó ngớ ngẩn lắm nhưng mụ vợ thì có vẻbiết ít nhiều về kẻ sát nhân. Cứ theo dõi vợ chồng thì tìm ra tên sát nhân. Vậy hễ các ngươi thấy vợ nó đi gặp ai hay ăn uống với ai thì cứ lượm trọn ổ đem về ngay cho ta.
Hai thám tử đi khỏi một lát thì tam Lang vào trình diện và nhìn nậhn đôi hài đúng là cửa vợ hắn. Bao Công truyền thơ lại mở cho đếm đủ năm mươi quan tiền trao cho chồng mụ chủ quán.
Anh này hí hửng vác tiền về cho vợ nhưng không biết rằng phía sau có hai thám tử của Bao Công đeo sát nách.
Mụ chủ quán mừng rỡ vô cùng, kiểm lại bạc xếp vào rương khoá lại rồi vui vẻ bảo chồng:
- Trời còn sáng, mình khá qua ngay nhà Lý đại lang mời người qua dự tiệc và lãnh một phần tiền thưởng.
Thấy chồng trố mắt nhìn như không hiểu, mụ chủ quán bực mình nói:
- Mình đội ơn Lý quân nhiều nay được tiền thưởng thì phải trả ơn người chớ.
Chồng mụ chủ quán lại tất tả đến nhà Lý tân. Hai thám tử rình ở ngoài thì thào với nhau một hồi rồi thám tử trương Long đi theo hút người chống trong khi thám tử triệu Hổ canh chừng mụ vợ.
Lúc này mặt trời đã xuống tới ngọn tre. Đến khi buông xuống và nhà đã lên đèn thì mụ chủ quán cũng đã bầy xong tiệc rượu nơi phòng trong. Được một lát, người chồng và Lý tân theo nhau bước vào nhà. Mụ chủ quán chạy ra đón Lý tân, miệng cười chúm chím, mắt liếc đưa tình, cẻ trùi mến thiết tha hiện lên nét mặt. Lý tân cũng đưa mắt tống tình.
Thế rồi bộ ba ngồi vào tiệc rượu. Bên ngoài hai thám tử bò lần vào tới trong sân, lấy đao khoét vách dòm vô.
Mụ chủ quán rót rượu mời chồng bé trước rồi chồng lớn sau. Qua hai tuần rượu, mụ ta đôi má hây hây, miệng tươi như hoa, tay nâng ly rượu lên ngang mày rồi âu yếm hướng về Lý tân mà nói rằng:
- Thiếp đội ơn đại lang nhiều. Nay được món tiền, tiện thiếp mời đại lang qua để chia nhau chung hưởng. Xin đại lang chớ chối từ kẻo phụ lòng tiện thiếp.
Lý Tân khoát tay đáp:
- Chia chác làm chi cho mất công. Hôi nàng cứ giữ cả mà làm vốn. Nếu có lòng tốt thỉnh thoảng cho ta nhậu là quí lắm rồi.
Mụ chủ quán cười xoà. Hai gã đàn ông cũng cười theo rồi cùng nhau cạn chén.
Đoạn chúng bàn đến chuyện khuyết trương làm ăn buôn bán với số tiền thưởng. Bốn mắt chủ quán và Lý Tân giao nhau như đổ lửa, chân chúng quấn quýt nhau như đôi rắn dưới gầm bàn, miệng cười rúc rích, trong khi gã chồng lớn xem chừng tỉu lượng kém, cố gương đôi mắt lờ đờ, và ngớ ngẩn thỉnh thoảng lại cười ruồi cho đỡ tẻ lạnh.
Thám tử trương Long thì thoà bảo bạn đồng nghiệp Triệu Hổ:
- Nè anh, dòm bộ chúng hết bàn đến chuyện đôi hài của Châu thị rồi…
Triệu Hổ gật đầu nói nhỏ:
- Đúng… và tấn tuồng hai ông một bà sắp qua giai đoạn chót. Tụi mình ập vô lượm cả ba đứa đem nạp Bao đại nhơn cho rồi. Anh khoẻ hơn tôi vậy nhường anh thằng cha mà mụ chủ quán kêu là Lý đại lang còn hai đức kia thì không đáng ngại, mình tôi là đủ.
- Đồng ý. Võ khí là và dây đã sẵn chưa?… Rồi hả…Nào nhào vô cho rồi.
Hai thám tử men theo vách đi vòng ra phía trước rồi cùng đạp cửa ào vô nhà. Trương Long nhẩy đến sau lưng Lý tân và quát lớn:
- Tuân lệnh Bao đại nhơn ta đến bắt tụi bây. Khôn hồn thì để yên cho ta làm phận sự, chớ có kháng cự mà uổng mạng.
Cả ba như kẻ sét đánh, ngồi chết trân trên ghế và bị hai thám tử trói gô lại một cách dễ dàng.
Sau khi hỏi lý lịch ba người, Triệu Hổ hất hàm hỏi mụ chủ quán:
- Năm chục tiền thưởng cất ở đâu?
- Thưa… ở trong rương, kê nơi phòng ngủ.
Triệu Hổ xếp tiền vào cái túi vải rồi đặt lên bàn, miệng bảo Trương Long:
- Anh trông ba đứa và gói bạc, tôi chạy đi cho viên chức sở tại hay.
Lát sau, viên Lý trưởng đi cùng Triệu Hổ và bốn tuần đinh đến.
Sau khi trao hà cho Lý trưởng làm mọi thủ tục niêm phong, hai thám tử áp giải vợ chồng chủ quán và Lý Tân về phủ.
Tới nơi, hai thám tử vào trình chủ tướng, thuật lại các điều tai nghe mắt thấy.
Nghe xong, Bao Công hỏi thuộc hạ:
- Có nghe chúng nói chôn đôi hài trong trường hợp nào không?
- Dạ không.
- Có nghe mụ đàn bà khai ai đã chỉ chỗ không???
- Dạkhông.
- Nó cũng không nói lý do tại sao mời Lý tân sang ăn uống và chia tiền bạc?
- Dạ chỉ có nói đã chịu ơn tên kia nhiều. Không biết ơn gì?
- Thôi được, các ngươi báo cho thơ lại biết ta đăng đường ngay đêm nay để tra hỏi ba đứa này. Nhớ bảo công sai sắp sẵn dụng cụ tra khảo nghe. Aø các ngươi có hỏi thăm lý trưởng sở tại về hạnh kiểm của bọn chúng ra sao không?
- Dạ có, mụ chủ quán lanh lợi nhưng có thói trăng hoa còn chồng y thị là người hiền lành, chất phác, chuyên sống về nghề làm mướn và thường hay bị vợ lấn át. Trong lúc rình rập chúng tôi cũng được dịp chứng kiến…
Bao Công ngắt lời:
- Còn Lý Tân?
- Theo lời viên lý trưởng thì tuy Lý tân khác làng nhưng ông ta biết rõ hắnlà cựu thơ lại bị sa thải vì thiếu tư cách, lại là đức tham dâm, háo sắc. Hắn ờ gần nhà tam lang.
Bao Công gật đầu nói:
- Vậy tạm đủ rồi, nhưng chưa có bằng chứng để kết tội Lý tân là thủ phạm.
Thôi hai người khá đi làm những điều ta dặn, rồi sớm mai lên ta sẽ thưởng công cho.
Hai thám tử trương Long và Triệu Hổ vái chào lui ra.
Lát sau, Bao Công đăng đường cho đòi mụ chủ quán vào xét hỏi trước tiên:
- Gã đàn ông đem đôi giày lãnh thưởng là chồng mi phải không?
- Dạ phải.
- Ai tìm ra chỗ giấy đôi giày?
- Chồng tôi.
Bao Công vỗ án la:
- Không phải. Chính nhà mi chỉ chỗ cho nó móc lên đem về lĩnh thưởng.
- Dạ oan cho tôi. Tôi là đờn bà có ra khỏi nhà mà biết việc ở xa hàng nửa dặm đường.
Bao Công quát:
- À quân này giỏi thiệt. Lính đâu lôi cổ chồng nó vào đây cho ta.
Lính hầu dạ ran rồi áp giải chồng mụ chủ quán vô. Bao công hỏi hắn:
- Sao bữa trước dám khai bậy là vợ chỉ chỗ đào đôi giầy?
Thưa thượng quan, tôi đâu dq1m khai man chính y thị chỉ chỗ cho tôi.
Bao Công hất hàm hỏi mụ chủ quán:
- Thế nào, đúng không?
- Dạ không phải, chính hắn tìm ra, tôi nào có biết.
Bao Công dằn giọng nói:
- Một trong hai đức bây biết chỗ giấu đôi giày. Nếu không khai cho thiệt ta cũng chém đầu tuốt.
Cả hai xanh mặt nhưng gã đàn ông thì run rẩy còn mụ đàn bà liếc mắt nhìn ra sân. Bao công tinh mắt nhận thấy liền vỗ án quát hỏi mụ chủ quán:
- Đứa nào chỉ chỗ nói mau! Lý Tân phải không?
Mụ đàn bà giật mình lúng túng đáp:
- Thưa… thưa tôi không biết…
Bao Công cười gằn bảo:
- Để xem mi còn chối được nữa không. Lính đâu đem đồ tra tấn ra đây mau.
Lính công khai khiêng kìm kẹp ra trước công đường. Bao Công hất hàm làm hiệu. Lính công sai sấn vào nắm tay mụ chủ quán ấn vào bàn kẹp. Mụ đàn bà hét lên một tiếng đau đớn rồi lạy van rối rít xin khai.
Bao công ra lệnh ngưng tra khảo rồi quát hỏi:
- Đứa nào, khai mau?
- Dạ… thưa…Lý Tân.
- Vì cớ gì Lý tân chỉ chỗ cho mi? Mi cũng nhúng tay vào vụ sát hạiChâu thị sao?
- Thưa đại nhơn tôi không hề sát hại Châu thị, xin quan minh xét. Còn Lý Tân chỉ chỗ cho tôi vì…
- Vì cớ gì nói mau.
- Dạ… vì hắn có tư thông với tôi từ lâu nhưng không có gì cho tôi cả, nay chỉ chỗ để tôi lãnh thưởng đặng trả ơn.
- Phải Lý Tân giết Châu thị không?
- Thưa, điều đó tôi không rõ.
Bao Công la:
- Dù cho mi không đồng loã với Lý Tân trong vụ giết Châu thị nhưng mi cũng bị trừng trị về tội khác: Tội gian dâm… Lính đâu đem hạ nhục mụ này cho ta.
Lính xúm vào lôi mụ chủ quán đi. Bao Công nhìn người chồng, rồi ôn tồn bảo:
- Nhà ngươi hiền lành, và cũng vô can, vậy hãy khai cho thiệt. Ngoàiđôi giày, có tìm thấy gì dưới hố không?
- Dạ có cây đoản đao.
- Đâu.
- Chôn tại vườn nhà.
- Mau cùng lính về lấy lên cho ta. Rồi cho ngươi ở nhà luôn khỏi đến đây nữa.
Chồng mụ chủ quán ngồi ké trên lưng ngựa, theo lính hoả bài tức tốc đi thẳng về làng.
Trong khi ấy Bao Công truyền giải Lý Tân tới trước công đường. ông điểm mặt Lý Tân, quàt hỏi rằng:
- Có tư thông với mụ chủ quán không?
- Thưa… có
- Có chỉ chỗ chôn đôi gầy cho nó không?
- Dạ có.
- Làm sao biết?
- Tôi biết vì tình cờ dừng chân gần gốc cây đa, thấy vết đất mới đào nên moi lên chẳng dè gặp đôi giầy.
Bao Công hỏi dồn:
- Sao không đem lãnh thưởng?
Lý Tân nhanh trí đáp liền:
- Vì lúc tìm thấy chưa có yết thị của thượng quan nên không đoán ra đó là đôi giầy của Châu thị.
Biết là đụng phải đứa mưu mẹo và mau trí khôn, Bao Công xoay hướng tấn công:
- Có quen Vương Tam Lang không?
- Dạ có.
- Có hay tới nhà Tam Lang chơi không?
- Dạ có.
- Hắn có thể giết vợ không?
- Có thể.
- Vì sao?
- Có thể vì ghen.
- Với ai.
- Thưa… thưa tôi…không rõ.
- Lúc đào hố có thấy gì nữa không, ngoài đôi giầy thêu?
- Chỉ có đôi giầy thêu mà thôi.
- Đừng có khai man, ta biết rồi. Khôn hồn thì thú tội đi.
- Dạ thưa đại quan, tôi oan.
Bao công quắc mắt nói rằng:
- Hai điều khai bậy chứg tỏ sự phạm tội của mi rồi. Một là cùng chôn với đôi giầy thêu còn có cây đoản đao. Hai là nơi chôn các thứ đó là đất bùm mà đã là đất bùn thì chôn một lát khó mà nhận ra nơi chôn chớ đừng nói là vết đào mới. Đúng mi là thủ phạm giết Châu thị, mau thú tội đi.
Lý Tân tái mặt nhưng vẫn cãi liều:
- Thưa quan chỗ đó đất cứng không có bùn.
Bao Công nổi giận la:
- hay cho tên này to gan thiệt. Sự thực rành rành như vậy mà còn cố cãi. Lính đâu đem đôi giầy ra đây cho nó coi.
Lính hầu chìa đôi giầy dính bùn cứng ngắt trước mặt Lý Tân.
- Cãi nữa thôi… Đúng mi là thủ phạm giết Châu thị rồi, mau nhận tộ đi.
- Thưa thượng quan, tôi oan.
Bao Công cười nhạt, hô lính lôi Ly ùTân ra tra khảo. Chịu đau không nổi, hắn phải thú nhận hết tội lỗi.
Bao Công hỏi thêm:
- Tại sao mi lột đôi giầy của nạn nhân.
- Thưa vì tôi phải đi vứt cây đoản đao để phi tang nơi mé sông nên sợ giầy tôi lấm bùn ai trông thấy sẽ nghi. Tôi đã tháo giầy của tôi và mang đôi giầy của Châu thịvào chân để đi tới bờ sông. Lúc về tôi chùi chân sạch sẽ mới dùng giầy của tôi mang về.
Bao Công truyền tống giam Lý Tân vào khu tử tội rồi lên án xử chém đầu Lý Tân. Mụ chủ quán mắc tội gian dâm thì bị lưu đầy đi xứ xa.
Về phần Châu Niên Lục, chàng được Bao Công trả tự do liền.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.