Chương 8: Người thân
Dạ An An
03/09/2014
Một lúc sau, khi Bạch lão tỉnh dậy đã vào đầu giờ chiều. Quan sát xung quanh, khi nhìn thấy Diệp Hi Cẩn đang ngủ ngon lành trong góc, lão mới thấy an tâm. Lão di dời mắt qua, bên cạnh là hai đồ đệ của lão cùng với nhi nữ, xem qua vết thương của mọi người đều được băng bó cẩn thận. Lão nhớ rõ khi sắp lâm vào hiểm cảnh, ngàn cân treo sợi tóc thì có một tiếng nổ kèm theo làn khói dày đặc, khi đó lão ngưng thần nín thở tránh làn khói, nhưng lão vẫn bất tỉnh không nhớ gì cả.
Bạch lão nhìn lại vết thương của mình cũng được băng bó tỉ mỉ, ngay cả vết thương chí mạng của Dung Hiên cũng không còn chảy máu nữa, khí sắc hồng hào không giống như người bị mất nhiều máu. Thủ thuật trị thương xảo diệu như vậy lần đầu lão được nhìn thấy, vải băng bó cũng rất mới lạ. Bạch lão suy nghĩ mãi không ra thần y nào lại diệu thủ hồi xuân như vậy, ngay cả vị sư huynh Tuyền Cơ của lão cũng không làm tốt hơn được. Rốt cục là vị cao nhân nào ra tay tương trợ? Trước lúc ngất đi, lão không hề cảm nhận có thêm người. Nhìn lại đứa bé đang ôm Cẩn nhi, Bạch lão bổng có suy nghĩ kỳ quái, nhưng sau đó lão lắc đầu phủ nhận: "cũng chỉ là một oa nhi mà thôi".
Tiếp theo Bạch lão, những người còn lại cũng dần dần tỉnh lại. Họ cũng phát hiện ra điều kỳ lạ, không còn sát thủ, gió tanh mưa máu nữa, mà thay vào đó họ đang ở trong một hang động, cơ thể đã thoái mái hơn trước rất nhiều. Ngạc nhiên nhất là Dung Hiên, hắn nhớ bản thân hứng chịu rất nhiều vết thương, mất máu quá nhiều, thậm chí có vết thương đã hoại tử. Hắn tưởng bản thân đã không qua khỏi, nhưng hiện giờ ngoại trừ cơ thể bị băng bó không thể cử động được thì không có cảm giác đau đớn hay khó chịu gì cả. Đây quả là kỳ tích.
Đợi sau khi tất cả đã tỉnh lại, Bạch lão hướng mọi người bàn bạc cho bước đi tiếp theo. Dung Triết là người bị thương ít nhất do được ca ca Dung Hiên che chở, chịu trách nhiệm ra ngoài xem xét tình hình.
"Phụ thân, bé gái kia chúng ta không thể mang nó theo". Bạch Thược tuy rất đồng tình với cảnh ngộ bé gái kia, nhưng không thể vì vậy mà đeo thêm gánh nặng, trong lúc này, nàng vẫn ưu tiên bảo vệ cho Diệp Hi Cẩn trước.
Bạch lão tuy rằng đồng ý nhưng nguyên nhân của lão thì hoàn toàn khác nữ nhi của mình, lão không sợ gánh nặng, nhưng đường về kinh thành rất nguy hiểm, kẻ địch chắc chắn sẽ phái sát thủ ngày một nhiều, như vậy bé gái kia sẽ bị liên lụy.
Sau một lúc bàn bạc, bọn họ tạm thời ở lại vài ngày chờ tiếp viện của Tuyền Cơ lão nhân đến, đồng thời chuẩn bị huyết chú tìm người nhà của bé gái kia, nếu bé gái không có người nhà, họ sẽ tìm một hộ gia đình tốt nuôi dưỡng bé gái.
An An nằm trong góc, nghe bọn họ thảo luận mà nàng chỉ có thể thở dài. Nàng còn có thể nói gì nữa, lời của một đứa bé thì không có trọng lượng, nếu nàng cứ nhất quyết đòi theo sẽ khiến bọn họ nghi ngờ, nếu tệ hơn nữa có thể sẽ bị họ diệt trừ hậu hoạn. Nàng không muốn xảy ra mâu thuẫn với người nhà của Diệp Hi Cẩn. Xem ra nàng chỉ có thể chăm sóc Diệp Hi Cẩn trong bóng tối. An An quyết định nhanh chóng tẩy cân phạt thủy cho Diệp Hi Cẩn, sớm giao lại nhẫn ngọc cho bé.
Ngủ ngon trong lòng An An, Diệp Hi Cẩn vẫn không hay biết toan tính của người lớn. Khi bé tỉnh giấc, trời đã nhá nhem tối. Mở mắt ra là một khuôn mặt tươi cười đầy rạng rỡ mà bé đã quen thuộc mấy tháng nay. Bé vươn bàn tay nhỏ nhắn ôm cả khuôn mặt của An An, nói: "An An, chào buổi tối". An An cũng đáp lại bé: "chào buổi tối, Hi Cẩn". Mặc dù An An luôn yêu cầu bé gọi mình là Dạ tỷ tỷ, nhưng Hi Cẩn vẫn thích gọi nàng là An An, những lúc như thế, Hi Cẩn sẽ giương đôi mắt to tròn nhìn An An như một chú miu nhỏ bị ủy khuất, làm cho An An không thể kiên trì tiếp nữa. Hình như tính tình của Diệp Hi Cẩn có xu thế tiểu bạch kiểm a, vấn đề này An An cần phải xem xét lại rồi.
Diệp Hi Cẩn rất vui vẻ khi gặp lại Bạch sư thúc. Bạch sư thúc vốn không phải đệ tử của Thiên Cơ lão nhân nhưng lại được Thiên Cơ lão nhân truyền dạy một số chiêu thức võ công, sư thúc lại là đệ đệ của sư phụ nên bé vẫn gọi là Bạch sư thúc. Bạch sư thúc luôn đối tốt với bé, tốt hơn cả ông ngoại và mẫu phi hiện tại của bé nữa, còn có cả Bạch tỷ tỷ, Hiên sư huynh và Triết sư huynh nữa. Tối hôm đó Diệp Hi Cẩn lại có thêm một giấc mơ đẹp, được ở bên cạnh những người yêu thương bé.
Sáng hôm sau, nhân lúc nhóm người Bạch lão đi tìm thức ăn chỉ còn lại Dung Hiên ở lại điều dưỡng vết thương. An An xin phép Dung Hiên dẫn Diệp Hi Cẩn ra bờ suối gần hang động để rửa mặt cho bé. Dung Hiên cứ nghĩ An An muốn làm công việc nha hoàn như khi còn ở biệt trang nên cũng không nghi ngờ gì mà đồng ý, huống chi con suối lại gần cửa động, có động tĩnh gì hắn cũng có thể xuất hiện kịp thời.
An An vốn không dẫn Diệp Hi Cẩn đi rửa mặt mà nàng chỉ muốn dẫn linh tuyền thủy ra ngoài cho Diệp Hi Cẩn tẩy kinh phạt thủy. Linh tuyền thủy vốn là một làn sương dày đặc, An An chỉ cần cho bé ngồi trên bờ suối, dùng ý niệm dẫn linh tuyền thủy ra bao bọc quanh cơ thể Diệp Hi Cẩn là được.
Quá trình tẩy kinh phạt thủy diễn ra nửa canh giờ, tuy có phần đau đớn nhưng vì đã từng uống linh tuyền thủy nên Diệp Hi Cẩn vẫn có thể chịu được, huống chi bé vốn rất kiên cường. Nhóm người Bạch lão đi săn cũng không sợ về bất chợt, mùa đông vẫn chưa kết thúc nên việc tìm thức ăn trong rừng rất khó khăn, phải ít nhất một canh giờ nữa mới trở lại.
Ở một bên, An An vừa quan sát vừa dùng lời an ủi Diệp Hi Cẩn quên đi đau đớn.
"Hi Cẩn, đệ phải cố gắng vượt qua. Chỉ cần qua ải này đệ sẽ khỏe lại, An An sẽ dẫn Hi Cẩn đến nhà An An, không phải, là nhà của hai tỷ đệ chúng ta, An An sẽ không bao giờ rời xa Hi Cẩn nữa".
Đứa trẻ dù kiên cường đến đâu thì lúc đau đớn hay bệnh tật vẫn cần người lớn động viên an ủi. Diệp Hi Cẩn vào lúc đau đớn nhất, gần như ngất đi do thần lực linh tuyền thủy quá mạnh, những lời động viên của An An như dòng suối ấm áp khiến bé trở nên kiên cường hơn, cố gắng chịu đựng giữ vững tinh thần cho bản thân tránh hôn mê bất tỉnh.
Qua nửa canh giờ sau, việc tẩy kinh phạt thủy đã xong. Diệp Hi Cẩn mệt mỏi nằm gọn trong lòng An An. An An vỗ về khích lệ bé nhiều lần, nàng hát một bài hát dân ca châu mĩ, giai điệu rất vui tai. Mặc dù không hiểu lời bài hát, chỉ cần được nằm trong lòng An An, nghe giọng nói của An An, bao nhiêu đau đớn, mỏi mệt bé vẫn chịu đựng được.
An An lấy chiếc nhẫn từ không gian giao cho Diệp Hi Cẩn. Nàng đang định nói về chuyện chiếc nhẫn thì bỗng dưng im bặt, bởi vì Dung Hiên xuất hiện. An An chỉ kịp đeo chiếc nhẫn vào tay Diệp Hi Cẩn. Bởi vì sốt ruột hai đứa bé ra ngoài khá lâu nên Dung Hiên mới bất chấp vết thương đi ra ngoài, nhìn thấy hai đứa bé vẫn bình an vô sự, Dung Hiên thở phào nhẹ nhõm.
Một lát sau, nhóm Bạch lão cũng lần lượt trở về. Đúng như An An dự đoán, mất cả buổi sáng, họ chỉ bắt được 2 con gà rừng. An An rất muốn đem đồ trong không gian ra, nhưng bất quá nàng không thể vọng động, Bạch lão thông minh nhưng cũng là người rất đa nghi, thêm một chuyện không bằng bớt một chuyện. Nghĩ thế, An An vẫn im lặng nhìn Bạch Thược chuẩn bị làm thức ăn cho mọi người. Nồi và bát đũa được lấy ra từ túi không gian của Bạch Thược. Nhóm Bạch lão mỗi người đều có túi không gian riêng.
An An đã sớm biết thức ăn không phải dễ nuốt. Cái này lại không liên quan đến tài nấu nướng của Bạch Thược, chủ yếu là do nguyên liệu nấu ăn và gia vị. Vào thời này người ta không biết nhiều loại thảo dược có thể làm cho món ăn thêm hương vị, hấp dẫn, khử mùi tanh của thực phẩm. Gia vị nêm nếm chủ yếu là muối, đường và dầu mỡ. Nếu chỉ bấy nhiêu gia vị thì không đủ để khử mùi tanh của thịt rừng.
An An nhận bát canh gà do Bạch Thược đưa, lại không thể từ chối. Nàng nhanh chóng uống một hơi hết sạch để không bị tra tấn bởi mùi vị kia, nhưng trong mắt nhóm người Bạch lão lại cho rằng đứa trẻ lâu không có nếm qua thịt nên mới vội vàng như vậy. Nếu An An mà biết ý nghĩ của họ, phỏng chừng nàng sẽ hộc mấy lít máu mất.
Hôm sau, An An quyết định tự thân vận động. Nàng đi về phía bụi rậm cách con suối khoảng trăm mét. Hôm qua tình cờ đi dạo, nàng phát hiện loại dây leo vừa mỏng, vừa dẻo, có thể bện làm lưới. Nàng mượn trủy thủ của Dung Triết cắt một bó dây rừng mang về hang động, vót thêm một đoạn trúc ngắn vừa tay dùng làm cây đan.
Chuẩn bị xong xuôi, An An bắt đầu công việc đan lưới. Đan lưới không khó nhưng người đan phải khéo tay và phải có sức, nút thắt lưới phải được gút thật chặt, cố định một chỗ thì lưới mới chắt. An An vẫn mải mê đang lưới, bên cạnh nàng là Diệp Hi Cẩn, bé một tay chống càm, đôi mắt thì hiếu kỳ nhìn động tác đan lưới của nàng. Dung Triết vừa đi săn về, nhìn An An bện lưới cũng hiếu kỳ lại xem. An An nhất quyết sử dụng lao động miễn phí, nàng chỉ Dung Triết cách đan lưới rồi giao luôn cho hắn.
An An lại vào rừng tìm nguyên liệu nấu nướng. Tuy vào mùa đông rất khó tìm thức ăn, nhưng nếu chịu khó thì một số thứ như củ gừng, hồ tiêu rừng vẫn có. Hôm nay An An rất may mắn, nàng đào được một bụi củ từ to mọng cùng với một số rau dại. Nàng mang các thứ vừa tìm được đến bờ suối rửa thật sạch, củ từ thì bóc vỏ, cắt thành khoanh vừa ăn, gừng thì cạo vỏ, thái sợi, các thứ còn lại thì rửa sạch cất vào túi vải.
Khi An An trở về, Dung Triết đã bện lưới được kha khá. Thằng nhãi này tuy nghịch ngợm, bất quá lại rất khéo tay. An An cũng bỏ túi vải xuống, cùng Dung Triết đan lưới. Chẳng mấy chốc, một tấm lưới dài hơn 3m đã được hoàn thành. An An nhờ Dung Triết chặt hai thanh tre luồn vào hai đầu của lưới, dùng dây rừng còn dư buộc chắc vào. Nàng định cùng Dung Triết xuống suối kéo cá nhưng lại bị Bạch lão giành trước.
Cá dưới suối nhiều vô số kể, chưa đầy một khắc, Bạch lão cùng Dung Triết kéo được rất nhiều cá. An An lựa ra khoảng chục con cá vừa to vừa béo giữ lại, số cá còn lại nàng thả hết xuống suối. Dung Triết trông thấy thì nhảy dựng lên.
"Ta nói này nha đầu, tại sao ngươi thả gần hết cá đi vậy?". Nói xong còn lườm An An như tố cáo nàng phí công sức của hắn.
An An đưa ánh mắt khinh bỉ đáp trả lại: "nếu ai cũng như ngươi thì sớm muộn gì sẽ không còn cá để ăn nữa". Nói xong không quan tâm đến bất mãn của Dung Triết, nàng quăng trủy thủ trả hắn, sẵn tiện sai hắn đi làm cá. Dung Triết hừ lạnh một cái, bất quá hắn cũng không phản đối.
Dung Triết mang cá đã làm sạch vào, nồi nước An An nấu cũng đã sôi, nàng cho củ từ vào nồi, để cho Bạch Thược canh lửa. An An cắt 4 con cá thành khoanh dùng để nấu canh, số cá còn lại nàng ướp sơ qua muối và rừng giã nhuyễn, bên trong bụng cá, nàng nhét đầy rau rừng. Cá được ướp thấm rồi, An An dùng một khúc cây chẻ đôi ra, đem cá nẹp vào giữa, lấy dây buộc lại không cho cá rớt ra. Công việc nướng cá nàng giao lại Dung Triết.
Bên kia nồi canh, củ từ cũng đã gần chín, An An cho muối và gừng thái sợi vào, một lúc sau mới thả cá cắt khúc. Khi cá chín, mùi cá thơm lừng quyện cùng với mùi thơm của gừng và mùi của củ từ chín khiến mọi người đều ứa nước miếng. Bên này Dung Triết và Bạch lão nướng cá cũng đã gần xong. Mùi cá nướng cùng mùi gừng tươi mới quyện chung với mùi rau rừng đúng là mĩ vị hiếm có.
Thức ăn đều đã chín, An An cùng Bạch Thược múc canh ra bát, nàng đặt bát canh và cá nướng trước mặt Dung Hiên, vết thương của hắn mấy ngày nay cũng đã bắt đầu lên da non rồi nhưng vẫn cần phải bồi bổ thêm mới hồi phục như trước. Sau đó nàng múc một bát canh khác, thổi nguội rồi đút cho Diệp Hi Cẩn. Diệp Hi Cẩn ăn hết bát canh nàng lại lấy tiếp một con cá nướng thơm lừng, gỡ xương ra, thổi nguội rồi mới đút bé ăn.
Diệp Hi Cẩn ăn một miếng sẽ ép An An ăn cùng thì mới chịu ăn tiếp. Nhìn thấy tình cảm thắm thiết của hai đứa trẻ, Bạch lão chỉ vuốt râu rồi cười cho qua, Dung Hiên tuy không nói gì nhưng cả đáy mắt đều là ý cười, Dung Triết không tim không phổi không hay biết gì vẫn ăn mĩ thực của hắn, Bạch Thược thì nhíu mày như không đồng ý, dù sao Diệp Hi Cẩn vẫn là chủ tử, sao có thể ăn chung với nha hoàn. Cứ thế mỗi người mỗi ý nghĩ cho đến hết bữa ăn.
Kể từ khi An An làm món cá nướng, ngày nào Dung Triết cũng xuống suối bắt cá, nài nỉ An An làm món cá nướng cho hắn. An An cũng hết cách nên cũng chiều theo ý hắn. Thức ăn cũng được An An luân phiên thay đổi, khi thì cá nướng, khi thì gà rừng, thỏ rừng nướng, canh cá, cá hấp cùng với rau dại...Dưới trù nghệ của An An, mọi người được hưởng từ mĩ vị này đến mĩ vị khác, bất quá mỗi lần An An đi đào rau dại, củ dại, Diệp Hi Cẩn như một cái đuôi nhỏ bám theo nàng một bước cũng không rời, ngay cả lúc ngủ, An An phải vỗ về, hát đồng dao thì bé mới chịu chìm vào giấc ngủ.
Vài ngày sau, tiếp viện của Tuyền Cơ lão nhân đến. Bạch lão kéo An An ra một góc nói chuyện. Người của Bạch lão đã tìm được thân nhân của nàng, là một gia đình nông dân ở trong một thôn làng khá nghèo, vì muội muội chưa đầy tháng của nàng lâm bệnh nặng nên mụ mụ bán nàng cho môi giới lấy tiền trị bệnh. Bạch lão nói sẽ phái người đưa nàng về nhà, đồng thời sẽ cho gia đình nàng một số tiền để làm ăn. An An không muốn trái ý lão nhưng trước khi đi, nàng muốn từ biệt Diệp Hi Cẩn. Mấy hôm nay nàng không có cơ hội ở riêng với bé, Bạch lão luôn cử Dung Triết theo sát Diệp Hi cẩn, nên nàng chưa có cơ hội nói cho bé nghe công dụng của chiếc nhẫn. Bạch lão cũng không phản đối điều kiện của An An, bất quá, tối nay nàng phải theo người của lão rời đi trước.
An An chưa kịp từ biệt Diệp Hi Cẩn thì đã bị người của Bạch lão dẫn đi. Nhóm người mang mặt nạ ở biệt trang đã tìm được hang động ẩn núp. Khi bọn người mang mặt nạ cách hang động khoảng 2 dặm, Bạch lão chỉ kịp dặn dò An An cẩn thận, nhìn An An bị dẫn đi đến khi khuất bóng lão chỉ có thể thở dài, sau đó lão ôm Diệp Hi Cẩn đang ngủ say, cùng hai đồ đệ và nhi nữ thoát đi hướng khác.
An An được người của Bạch lão dẫn đến một thôn trang cách không xa thị trấn. Nàng không ngờ thân nhân của thân thể này lại sống tại đây. Đó là một thôn trang thuộc quản hạt của Toàn Phong trấn. Tình hình của thôn trang cũng không khác tình hình của Toàn Phong trấn, nghèo nàn đến thảm thương. Gia đình hiện tại của An An là hộ nghèo nhất thôn, là một chi khác của tộc họ Dạ, bất quá tên của thân thể này là Dạ Đậu Đậu. An An rất là bất mãn về điều này. Nàng nhất quyết giữ túi tiền mà Bạch lão cho, bên trong có khoảng 500 lượng bạc, đây là một số tiền lớn đối với hộ nông dân, có số tiền này, gia đình An An sẽ là phú hộ của cả thôn.
Người của Bạch lão sau khi giao An An lại cho gia đình rồi cũng rời đi. An An nhìn người phụ nhân đang cười toe toét hướng về túi tiền nàng cầm, tâm bỗng trầm xuống, lòng thầm nhủ đây không phải là thân nhân của nàng. Thân nhân của nàng sẽ không bán con cái với bất kỳ lý do nào, sẽ không như phụ nhân này, một lời an ủi, hỏi han nàng ở bên ngoài có chịu ủy khuất gì không cũng không có. Đôi mắt thì cứ láo liên nhìn vào túi tiền của nàng cho đến lúc nhóm người Bạch lão biến mất.
Gia đình của An An tổng cộng có 5 nhân khẩu. Trên An An còn có một ca ca 8 tuổi chỉ biết tối ngày lêu lổng, An An là trưởng nữ trong nhà, bên dưới nàng còn hai muội muội lần lượt 3 tuổi và một tuổi. Phụ thân và mụ mụ của thân thể này vốn là nông dân nhưng phụ thân của thân thể này hay nghiện rượu, đánh bạc nên vài mẫu đất trong nhà cũng chảy vào túi người ta, hiện tại công việc chủ yếu là làm thuê trong thị trấn, ai sai gì làm nấy, thiếu ăn thì dẫn vợ dẫn con vào rừng đào củ dại lót bữa. An An đoán chắc số tiền bán thân thể này phần lớn đều chui vào túi của vị phụ thân hờ.
"Đậu Đậu ngoan, Đậu Đậu rất thích ăn thịt phải không? Chỉ cần con đưa cái túi kia, mụ mụ sẽ cho con thật nhiều thịt".
Phụ nhân dùng giọng điệu ngọn hơn cả đường dỗ dành An An nhưng đôi mắt lại không rời túi tiền nửa bước. An An cũng chán phải đóng kịch với loại người này, nàng vẫn ngồi im trên phản gỗ không nhúc nhích.
Mụ mụ của thân thể này là một phụ nhân cao gầy, làn da tuy trắng nhưng lại tím tái vì đói và lạnh, nếu dưỡng đủ chất có thể được gọi là mĩ nhân, nhưng nhìn ánh mắt gian xảo kia, An An thật không dám khen tặng.
Phụ nhân tốn nước bọt hơn một canh giờ, mất hết cả kiên nhẫn vẫn không đả động được An An. Mụ nổi giận, định nhào lên nắm đầu An An kéo xuống. An An làm sao để mụ đắt thủ, nàng dễ dàng tránh thoát công kích của mụ, chân cũng thuận tiện tặng mụ mấy cước. Mụ bị đánh đau đớn nằm lăn lộn trên đất, than trời trách đất kéo theo một đám rỗi rãnh hóng chuyện. Có người nhanh chân lẹ tay chạy đi gọi Dạ Tứ. Dạ Tứ chính là phụ thân của Dạ Đậu Đậu, lúc này hắn vừa làm được vài ly rượu cùng đám thân bằng cẩu hữu, nghe tin Dạ Đậu Đậu quay về cũng chân thấp chân cao về nhà.
Tiếng khóc của Du thị không những kéo theo lũ trẻ, đám người hàng xóm hóng chuyện, ngay cả họ hàng Dạ gia trong thôn cũng biết chuyện kéo đến. Trong nhà chật ních người, đều là người Dạ gia. Du thị vừa lăn lộn trên đất vừa khóc nháo, một ngón tay chỉ về phía An An tố cáo nàng bất hiếu, dám đánh cả mụ mụ. Dạ Tứ vừa về nhà nghe thấy, không rõ đầu cua tai nheo, vác cái rựa ra định chém An An.
An An cũng không khách khí, nàng tránh thoát qua một bên, đá cái rựa văng đi, dùng chân còn lại dẫm lên tay của Dạ Tứ khiến hắn la như heo bị chọc tiết. Tuy An An còn nhỏ, sức nặng không bao nhiêu, nhưng nàng lại cố tình dẫm vào gân cốt của hắn nên mới đau đớn như vậy.
Xung quanh mọi người nhìn thân thủ của An An cũng nuốt một ngụm nước bọt. Họ không dám xông vào can nhưng từng người từng người chỉ trích An An là bất hiếu nhi, thiếu giáo dưỡng, xứng bị quăng sông dìm chết. An An cũng không quan tâm những người rỗi hơi đó, họ trục xuất nàng đi nàng còn muốn ăn mừng nữa là, còn giết nàng? Xem họ có bản sự hay không đã. Tiếng khóc cùng tiếng la hét của đôi phu phụ họ Dạ vẫn còn, ngoài cửa đang có người mở đường cho một đôi phụ lão xuất hiện. Đây là lão thái thái của Dạ Đậu Đậu. Lão bà vừa nhìn tình hình xung quanh, vừa nghe con dâu cả thuật lại mọi chuyện, bà đưa một ánh mắt sắc bén nhìn An An, cao giọng quát:
"Loạn rồi, loạn rồi. Làm con lại đánh phụ mẫu, không biết lúc nào đó nó cũng đánh luôn thân già này. Lão Tứ, con phải hảo hảo dạy lại con mình đi, còn gì là mặt mũi Dạ gia nữa".
Nhìn xuống bàn tay tím bầm của Dạ Tứ, lão bà lại thở dài bất lực. Lão ông từ lúc vào vẫn chưa nói gì, ông giận dữ cho Dạ Tứ thêm mấy gậy rồi quát: "đúng là vô dụng, ngày nào cũng say xỉn ngay cả con mình cũng không dạy nổi".
Không đợi lão già la hét tới nàng, An An đem túi tiền để trên bàn. Trước mặt mọi người từ tốn nói: "gia gia, việc con làm chỉ là bất đắc dĩ. Mụ mụ và phụ thân bán con đi, khó khăn lắm con mới trở về, được người tốt cứu giúp đưa về đây. Ân công có để lại một số bạc, con dự định sẽ hiếu kính gia gia nhưng lại bị mụ mụ ngăn cản, mụ mụ định đánh con giành lấy số bạc, con chỉ là bất đắc dĩ nên tự vệ". An An vừa nói vừa đưa túi tiền cho Dạ lão. Trong túi tiền có rất nhiều bạc khiến ánh mắt mọi người đều sáng lên.
Du thị nhìn túi bạc rơi vào tay người khác, lòng đau như cắt, hối hận không thôi, biết vậy mụ không la hét cho người khác được lợi, tất cả cũng tại con tiểu quỷ ngu ngốc này, nó không khai ra thì ai biết nhà mụ có bạc, nghĩ vậy mụ lại đưa ánh mắt như lang sói nhìn An An.
Cuối cùng Dạ lão quyết định chia đều bạc cho các con, riêng An An ra tay với trưởng bối, phạt nàng canh giữ mộ phần của tổ tiên một tháng. Mộ phần của tổ tiên Dạ gia trong một khu rừng, tách biệt với thôn trang.
Trong khi Dạ gia hớn hở xây nhà, mua ruộng, làm tiệc thì An An một mình một người ở trong rừng, không ai đoái hoài, mang cơm nước cho nàng. Người của Dạ gia đã quên mất cháu gái của họ năm nay chỉ mới 6 tuổi
Bạch lão nhìn lại vết thương của mình cũng được băng bó tỉ mỉ, ngay cả vết thương chí mạng của Dung Hiên cũng không còn chảy máu nữa, khí sắc hồng hào không giống như người bị mất nhiều máu. Thủ thuật trị thương xảo diệu như vậy lần đầu lão được nhìn thấy, vải băng bó cũng rất mới lạ. Bạch lão suy nghĩ mãi không ra thần y nào lại diệu thủ hồi xuân như vậy, ngay cả vị sư huynh Tuyền Cơ của lão cũng không làm tốt hơn được. Rốt cục là vị cao nhân nào ra tay tương trợ? Trước lúc ngất đi, lão không hề cảm nhận có thêm người. Nhìn lại đứa bé đang ôm Cẩn nhi, Bạch lão bổng có suy nghĩ kỳ quái, nhưng sau đó lão lắc đầu phủ nhận: "cũng chỉ là một oa nhi mà thôi".
Tiếp theo Bạch lão, những người còn lại cũng dần dần tỉnh lại. Họ cũng phát hiện ra điều kỳ lạ, không còn sát thủ, gió tanh mưa máu nữa, mà thay vào đó họ đang ở trong một hang động, cơ thể đã thoái mái hơn trước rất nhiều. Ngạc nhiên nhất là Dung Hiên, hắn nhớ bản thân hứng chịu rất nhiều vết thương, mất máu quá nhiều, thậm chí có vết thương đã hoại tử. Hắn tưởng bản thân đã không qua khỏi, nhưng hiện giờ ngoại trừ cơ thể bị băng bó không thể cử động được thì không có cảm giác đau đớn hay khó chịu gì cả. Đây quả là kỳ tích.
Đợi sau khi tất cả đã tỉnh lại, Bạch lão hướng mọi người bàn bạc cho bước đi tiếp theo. Dung Triết là người bị thương ít nhất do được ca ca Dung Hiên che chở, chịu trách nhiệm ra ngoài xem xét tình hình.
"Phụ thân, bé gái kia chúng ta không thể mang nó theo". Bạch Thược tuy rất đồng tình với cảnh ngộ bé gái kia, nhưng không thể vì vậy mà đeo thêm gánh nặng, trong lúc này, nàng vẫn ưu tiên bảo vệ cho Diệp Hi Cẩn trước.
Bạch lão tuy rằng đồng ý nhưng nguyên nhân của lão thì hoàn toàn khác nữ nhi của mình, lão không sợ gánh nặng, nhưng đường về kinh thành rất nguy hiểm, kẻ địch chắc chắn sẽ phái sát thủ ngày một nhiều, như vậy bé gái kia sẽ bị liên lụy.
Sau một lúc bàn bạc, bọn họ tạm thời ở lại vài ngày chờ tiếp viện của Tuyền Cơ lão nhân đến, đồng thời chuẩn bị huyết chú tìm người nhà của bé gái kia, nếu bé gái không có người nhà, họ sẽ tìm một hộ gia đình tốt nuôi dưỡng bé gái.
An An nằm trong góc, nghe bọn họ thảo luận mà nàng chỉ có thể thở dài. Nàng còn có thể nói gì nữa, lời của một đứa bé thì không có trọng lượng, nếu nàng cứ nhất quyết đòi theo sẽ khiến bọn họ nghi ngờ, nếu tệ hơn nữa có thể sẽ bị họ diệt trừ hậu hoạn. Nàng không muốn xảy ra mâu thuẫn với người nhà của Diệp Hi Cẩn. Xem ra nàng chỉ có thể chăm sóc Diệp Hi Cẩn trong bóng tối. An An quyết định nhanh chóng tẩy cân phạt thủy cho Diệp Hi Cẩn, sớm giao lại nhẫn ngọc cho bé.
Ngủ ngon trong lòng An An, Diệp Hi Cẩn vẫn không hay biết toan tính của người lớn. Khi bé tỉnh giấc, trời đã nhá nhem tối. Mở mắt ra là một khuôn mặt tươi cười đầy rạng rỡ mà bé đã quen thuộc mấy tháng nay. Bé vươn bàn tay nhỏ nhắn ôm cả khuôn mặt của An An, nói: "An An, chào buổi tối". An An cũng đáp lại bé: "chào buổi tối, Hi Cẩn". Mặc dù An An luôn yêu cầu bé gọi mình là Dạ tỷ tỷ, nhưng Hi Cẩn vẫn thích gọi nàng là An An, những lúc như thế, Hi Cẩn sẽ giương đôi mắt to tròn nhìn An An như một chú miu nhỏ bị ủy khuất, làm cho An An không thể kiên trì tiếp nữa. Hình như tính tình của Diệp Hi Cẩn có xu thế tiểu bạch kiểm a, vấn đề này An An cần phải xem xét lại rồi.
Diệp Hi Cẩn rất vui vẻ khi gặp lại Bạch sư thúc. Bạch sư thúc vốn không phải đệ tử của Thiên Cơ lão nhân nhưng lại được Thiên Cơ lão nhân truyền dạy một số chiêu thức võ công, sư thúc lại là đệ đệ của sư phụ nên bé vẫn gọi là Bạch sư thúc. Bạch sư thúc luôn đối tốt với bé, tốt hơn cả ông ngoại và mẫu phi hiện tại của bé nữa, còn có cả Bạch tỷ tỷ, Hiên sư huynh và Triết sư huynh nữa. Tối hôm đó Diệp Hi Cẩn lại có thêm một giấc mơ đẹp, được ở bên cạnh những người yêu thương bé.
Sáng hôm sau, nhân lúc nhóm người Bạch lão đi tìm thức ăn chỉ còn lại Dung Hiên ở lại điều dưỡng vết thương. An An xin phép Dung Hiên dẫn Diệp Hi Cẩn ra bờ suối gần hang động để rửa mặt cho bé. Dung Hiên cứ nghĩ An An muốn làm công việc nha hoàn như khi còn ở biệt trang nên cũng không nghi ngờ gì mà đồng ý, huống chi con suối lại gần cửa động, có động tĩnh gì hắn cũng có thể xuất hiện kịp thời.
An An vốn không dẫn Diệp Hi Cẩn đi rửa mặt mà nàng chỉ muốn dẫn linh tuyền thủy ra ngoài cho Diệp Hi Cẩn tẩy kinh phạt thủy. Linh tuyền thủy vốn là một làn sương dày đặc, An An chỉ cần cho bé ngồi trên bờ suối, dùng ý niệm dẫn linh tuyền thủy ra bao bọc quanh cơ thể Diệp Hi Cẩn là được.
Quá trình tẩy kinh phạt thủy diễn ra nửa canh giờ, tuy có phần đau đớn nhưng vì đã từng uống linh tuyền thủy nên Diệp Hi Cẩn vẫn có thể chịu được, huống chi bé vốn rất kiên cường. Nhóm người Bạch lão đi săn cũng không sợ về bất chợt, mùa đông vẫn chưa kết thúc nên việc tìm thức ăn trong rừng rất khó khăn, phải ít nhất một canh giờ nữa mới trở lại.
Ở một bên, An An vừa quan sát vừa dùng lời an ủi Diệp Hi Cẩn quên đi đau đớn.
"Hi Cẩn, đệ phải cố gắng vượt qua. Chỉ cần qua ải này đệ sẽ khỏe lại, An An sẽ dẫn Hi Cẩn đến nhà An An, không phải, là nhà của hai tỷ đệ chúng ta, An An sẽ không bao giờ rời xa Hi Cẩn nữa".
Đứa trẻ dù kiên cường đến đâu thì lúc đau đớn hay bệnh tật vẫn cần người lớn động viên an ủi. Diệp Hi Cẩn vào lúc đau đớn nhất, gần như ngất đi do thần lực linh tuyền thủy quá mạnh, những lời động viên của An An như dòng suối ấm áp khiến bé trở nên kiên cường hơn, cố gắng chịu đựng giữ vững tinh thần cho bản thân tránh hôn mê bất tỉnh.
Qua nửa canh giờ sau, việc tẩy kinh phạt thủy đã xong. Diệp Hi Cẩn mệt mỏi nằm gọn trong lòng An An. An An vỗ về khích lệ bé nhiều lần, nàng hát một bài hát dân ca châu mĩ, giai điệu rất vui tai. Mặc dù không hiểu lời bài hát, chỉ cần được nằm trong lòng An An, nghe giọng nói của An An, bao nhiêu đau đớn, mỏi mệt bé vẫn chịu đựng được.
An An lấy chiếc nhẫn từ không gian giao cho Diệp Hi Cẩn. Nàng đang định nói về chuyện chiếc nhẫn thì bỗng dưng im bặt, bởi vì Dung Hiên xuất hiện. An An chỉ kịp đeo chiếc nhẫn vào tay Diệp Hi Cẩn. Bởi vì sốt ruột hai đứa bé ra ngoài khá lâu nên Dung Hiên mới bất chấp vết thương đi ra ngoài, nhìn thấy hai đứa bé vẫn bình an vô sự, Dung Hiên thở phào nhẹ nhõm.
Một lát sau, nhóm Bạch lão cũng lần lượt trở về. Đúng như An An dự đoán, mất cả buổi sáng, họ chỉ bắt được 2 con gà rừng. An An rất muốn đem đồ trong không gian ra, nhưng bất quá nàng không thể vọng động, Bạch lão thông minh nhưng cũng là người rất đa nghi, thêm một chuyện không bằng bớt một chuyện. Nghĩ thế, An An vẫn im lặng nhìn Bạch Thược chuẩn bị làm thức ăn cho mọi người. Nồi và bát đũa được lấy ra từ túi không gian của Bạch Thược. Nhóm Bạch lão mỗi người đều có túi không gian riêng.
An An đã sớm biết thức ăn không phải dễ nuốt. Cái này lại không liên quan đến tài nấu nướng của Bạch Thược, chủ yếu là do nguyên liệu nấu ăn và gia vị. Vào thời này người ta không biết nhiều loại thảo dược có thể làm cho món ăn thêm hương vị, hấp dẫn, khử mùi tanh của thực phẩm. Gia vị nêm nếm chủ yếu là muối, đường và dầu mỡ. Nếu chỉ bấy nhiêu gia vị thì không đủ để khử mùi tanh của thịt rừng.
An An nhận bát canh gà do Bạch Thược đưa, lại không thể từ chối. Nàng nhanh chóng uống một hơi hết sạch để không bị tra tấn bởi mùi vị kia, nhưng trong mắt nhóm người Bạch lão lại cho rằng đứa trẻ lâu không có nếm qua thịt nên mới vội vàng như vậy. Nếu An An mà biết ý nghĩ của họ, phỏng chừng nàng sẽ hộc mấy lít máu mất.
Hôm sau, An An quyết định tự thân vận động. Nàng đi về phía bụi rậm cách con suối khoảng trăm mét. Hôm qua tình cờ đi dạo, nàng phát hiện loại dây leo vừa mỏng, vừa dẻo, có thể bện làm lưới. Nàng mượn trủy thủ của Dung Triết cắt một bó dây rừng mang về hang động, vót thêm một đoạn trúc ngắn vừa tay dùng làm cây đan.
Chuẩn bị xong xuôi, An An bắt đầu công việc đan lưới. Đan lưới không khó nhưng người đan phải khéo tay và phải có sức, nút thắt lưới phải được gút thật chặt, cố định một chỗ thì lưới mới chắt. An An vẫn mải mê đang lưới, bên cạnh nàng là Diệp Hi Cẩn, bé một tay chống càm, đôi mắt thì hiếu kỳ nhìn động tác đan lưới của nàng. Dung Triết vừa đi săn về, nhìn An An bện lưới cũng hiếu kỳ lại xem. An An nhất quyết sử dụng lao động miễn phí, nàng chỉ Dung Triết cách đan lưới rồi giao luôn cho hắn.
An An lại vào rừng tìm nguyên liệu nấu nướng. Tuy vào mùa đông rất khó tìm thức ăn, nhưng nếu chịu khó thì một số thứ như củ gừng, hồ tiêu rừng vẫn có. Hôm nay An An rất may mắn, nàng đào được một bụi củ từ to mọng cùng với một số rau dại. Nàng mang các thứ vừa tìm được đến bờ suối rửa thật sạch, củ từ thì bóc vỏ, cắt thành khoanh vừa ăn, gừng thì cạo vỏ, thái sợi, các thứ còn lại thì rửa sạch cất vào túi vải.
Khi An An trở về, Dung Triết đã bện lưới được kha khá. Thằng nhãi này tuy nghịch ngợm, bất quá lại rất khéo tay. An An cũng bỏ túi vải xuống, cùng Dung Triết đan lưới. Chẳng mấy chốc, một tấm lưới dài hơn 3m đã được hoàn thành. An An nhờ Dung Triết chặt hai thanh tre luồn vào hai đầu của lưới, dùng dây rừng còn dư buộc chắc vào. Nàng định cùng Dung Triết xuống suối kéo cá nhưng lại bị Bạch lão giành trước.
Cá dưới suối nhiều vô số kể, chưa đầy một khắc, Bạch lão cùng Dung Triết kéo được rất nhiều cá. An An lựa ra khoảng chục con cá vừa to vừa béo giữ lại, số cá còn lại nàng thả hết xuống suối. Dung Triết trông thấy thì nhảy dựng lên.
"Ta nói này nha đầu, tại sao ngươi thả gần hết cá đi vậy?". Nói xong còn lườm An An như tố cáo nàng phí công sức của hắn.
An An đưa ánh mắt khinh bỉ đáp trả lại: "nếu ai cũng như ngươi thì sớm muộn gì sẽ không còn cá để ăn nữa". Nói xong không quan tâm đến bất mãn của Dung Triết, nàng quăng trủy thủ trả hắn, sẵn tiện sai hắn đi làm cá. Dung Triết hừ lạnh một cái, bất quá hắn cũng không phản đối.
Dung Triết mang cá đã làm sạch vào, nồi nước An An nấu cũng đã sôi, nàng cho củ từ vào nồi, để cho Bạch Thược canh lửa. An An cắt 4 con cá thành khoanh dùng để nấu canh, số cá còn lại nàng ướp sơ qua muối và rừng giã nhuyễn, bên trong bụng cá, nàng nhét đầy rau rừng. Cá được ướp thấm rồi, An An dùng một khúc cây chẻ đôi ra, đem cá nẹp vào giữa, lấy dây buộc lại không cho cá rớt ra. Công việc nướng cá nàng giao lại Dung Triết.
Bên kia nồi canh, củ từ cũng đã gần chín, An An cho muối và gừng thái sợi vào, một lúc sau mới thả cá cắt khúc. Khi cá chín, mùi cá thơm lừng quyện cùng với mùi thơm của gừng và mùi của củ từ chín khiến mọi người đều ứa nước miếng. Bên này Dung Triết và Bạch lão nướng cá cũng đã gần xong. Mùi cá nướng cùng mùi gừng tươi mới quyện chung với mùi rau rừng đúng là mĩ vị hiếm có.
Thức ăn đều đã chín, An An cùng Bạch Thược múc canh ra bát, nàng đặt bát canh và cá nướng trước mặt Dung Hiên, vết thương của hắn mấy ngày nay cũng đã bắt đầu lên da non rồi nhưng vẫn cần phải bồi bổ thêm mới hồi phục như trước. Sau đó nàng múc một bát canh khác, thổi nguội rồi đút cho Diệp Hi Cẩn. Diệp Hi Cẩn ăn hết bát canh nàng lại lấy tiếp một con cá nướng thơm lừng, gỡ xương ra, thổi nguội rồi mới đút bé ăn.
Diệp Hi Cẩn ăn một miếng sẽ ép An An ăn cùng thì mới chịu ăn tiếp. Nhìn thấy tình cảm thắm thiết của hai đứa trẻ, Bạch lão chỉ vuốt râu rồi cười cho qua, Dung Hiên tuy không nói gì nhưng cả đáy mắt đều là ý cười, Dung Triết không tim không phổi không hay biết gì vẫn ăn mĩ thực của hắn, Bạch Thược thì nhíu mày như không đồng ý, dù sao Diệp Hi Cẩn vẫn là chủ tử, sao có thể ăn chung với nha hoàn. Cứ thế mỗi người mỗi ý nghĩ cho đến hết bữa ăn.
Kể từ khi An An làm món cá nướng, ngày nào Dung Triết cũng xuống suối bắt cá, nài nỉ An An làm món cá nướng cho hắn. An An cũng hết cách nên cũng chiều theo ý hắn. Thức ăn cũng được An An luân phiên thay đổi, khi thì cá nướng, khi thì gà rừng, thỏ rừng nướng, canh cá, cá hấp cùng với rau dại...Dưới trù nghệ của An An, mọi người được hưởng từ mĩ vị này đến mĩ vị khác, bất quá mỗi lần An An đi đào rau dại, củ dại, Diệp Hi Cẩn như một cái đuôi nhỏ bám theo nàng một bước cũng không rời, ngay cả lúc ngủ, An An phải vỗ về, hát đồng dao thì bé mới chịu chìm vào giấc ngủ.
Vài ngày sau, tiếp viện của Tuyền Cơ lão nhân đến. Bạch lão kéo An An ra một góc nói chuyện. Người của Bạch lão đã tìm được thân nhân của nàng, là một gia đình nông dân ở trong một thôn làng khá nghèo, vì muội muội chưa đầy tháng của nàng lâm bệnh nặng nên mụ mụ bán nàng cho môi giới lấy tiền trị bệnh. Bạch lão nói sẽ phái người đưa nàng về nhà, đồng thời sẽ cho gia đình nàng một số tiền để làm ăn. An An không muốn trái ý lão nhưng trước khi đi, nàng muốn từ biệt Diệp Hi Cẩn. Mấy hôm nay nàng không có cơ hội ở riêng với bé, Bạch lão luôn cử Dung Triết theo sát Diệp Hi cẩn, nên nàng chưa có cơ hội nói cho bé nghe công dụng của chiếc nhẫn. Bạch lão cũng không phản đối điều kiện của An An, bất quá, tối nay nàng phải theo người của lão rời đi trước.
An An chưa kịp từ biệt Diệp Hi Cẩn thì đã bị người của Bạch lão dẫn đi. Nhóm người mang mặt nạ ở biệt trang đã tìm được hang động ẩn núp. Khi bọn người mang mặt nạ cách hang động khoảng 2 dặm, Bạch lão chỉ kịp dặn dò An An cẩn thận, nhìn An An bị dẫn đi đến khi khuất bóng lão chỉ có thể thở dài, sau đó lão ôm Diệp Hi Cẩn đang ngủ say, cùng hai đồ đệ và nhi nữ thoát đi hướng khác.
An An được người của Bạch lão dẫn đến một thôn trang cách không xa thị trấn. Nàng không ngờ thân nhân của thân thể này lại sống tại đây. Đó là một thôn trang thuộc quản hạt của Toàn Phong trấn. Tình hình của thôn trang cũng không khác tình hình của Toàn Phong trấn, nghèo nàn đến thảm thương. Gia đình hiện tại của An An là hộ nghèo nhất thôn, là một chi khác của tộc họ Dạ, bất quá tên của thân thể này là Dạ Đậu Đậu. An An rất là bất mãn về điều này. Nàng nhất quyết giữ túi tiền mà Bạch lão cho, bên trong có khoảng 500 lượng bạc, đây là một số tiền lớn đối với hộ nông dân, có số tiền này, gia đình An An sẽ là phú hộ của cả thôn.
Người của Bạch lão sau khi giao An An lại cho gia đình rồi cũng rời đi. An An nhìn người phụ nhân đang cười toe toét hướng về túi tiền nàng cầm, tâm bỗng trầm xuống, lòng thầm nhủ đây không phải là thân nhân của nàng. Thân nhân của nàng sẽ không bán con cái với bất kỳ lý do nào, sẽ không như phụ nhân này, một lời an ủi, hỏi han nàng ở bên ngoài có chịu ủy khuất gì không cũng không có. Đôi mắt thì cứ láo liên nhìn vào túi tiền của nàng cho đến lúc nhóm người Bạch lão biến mất.
Gia đình của An An tổng cộng có 5 nhân khẩu. Trên An An còn có một ca ca 8 tuổi chỉ biết tối ngày lêu lổng, An An là trưởng nữ trong nhà, bên dưới nàng còn hai muội muội lần lượt 3 tuổi và một tuổi. Phụ thân và mụ mụ của thân thể này vốn là nông dân nhưng phụ thân của thân thể này hay nghiện rượu, đánh bạc nên vài mẫu đất trong nhà cũng chảy vào túi người ta, hiện tại công việc chủ yếu là làm thuê trong thị trấn, ai sai gì làm nấy, thiếu ăn thì dẫn vợ dẫn con vào rừng đào củ dại lót bữa. An An đoán chắc số tiền bán thân thể này phần lớn đều chui vào túi của vị phụ thân hờ.
"Đậu Đậu ngoan, Đậu Đậu rất thích ăn thịt phải không? Chỉ cần con đưa cái túi kia, mụ mụ sẽ cho con thật nhiều thịt".
Phụ nhân dùng giọng điệu ngọn hơn cả đường dỗ dành An An nhưng đôi mắt lại không rời túi tiền nửa bước. An An cũng chán phải đóng kịch với loại người này, nàng vẫn ngồi im trên phản gỗ không nhúc nhích.
Mụ mụ của thân thể này là một phụ nhân cao gầy, làn da tuy trắng nhưng lại tím tái vì đói và lạnh, nếu dưỡng đủ chất có thể được gọi là mĩ nhân, nhưng nhìn ánh mắt gian xảo kia, An An thật không dám khen tặng.
Phụ nhân tốn nước bọt hơn một canh giờ, mất hết cả kiên nhẫn vẫn không đả động được An An. Mụ nổi giận, định nhào lên nắm đầu An An kéo xuống. An An làm sao để mụ đắt thủ, nàng dễ dàng tránh thoát công kích của mụ, chân cũng thuận tiện tặng mụ mấy cước. Mụ bị đánh đau đớn nằm lăn lộn trên đất, than trời trách đất kéo theo một đám rỗi rãnh hóng chuyện. Có người nhanh chân lẹ tay chạy đi gọi Dạ Tứ. Dạ Tứ chính là phụ thân của Dạ Đậu Đậu, lúc này hắn vừa làm được vài ly rượu cùng đám thân bằng cẩu hữu, nghe tin Dạ Đậu Đậu quay về cũng chân thấp chân cao về nhà.
Tiếng khóc của Du thị không những kéo theo lũ trẻ, đám người hàng xóm hóng chuyện, ngay cả họ hàng Dạ gia trong thôn cũng biết chuyện kéo đến. Trong nhà chật ních người, đều là người Dạ gia. Du thị vừa lăn lộn trên đất vừa khóc nháo, một ngón tay chỉ về phía An An tố cáo nàng bất hiếu, dám đánh cả mụ mụ. Dạ Tứ vừa về nhà nghe thấy, không rõ đầu cua tai nheo, vác cái rựa ra định chém An An.
An An cũng không khách khí, nàng tránh thoát qua một bên, đá cái rựa văng đi, dùng chân còn lại dẫm lên tay của Dạ Tứ khiến hắn la như heo bị chọc tiết. Tuy An An còn nhỏ, sức nặng không bao nhiêu, nhưng nàng lại cố tình dẫm vào gân cốt của hắn nên mới đau đớn như vậy.
Xung quanh mọi người nhìn thân thủ của An An cũng nuốt một ngụm nước bọt. Họ không dám xông vào can nhưng từng người từng người chỉ trích An An là bất hiếu nhi, thiếu giáo dưỡng, xứng bị quăng sông dìm chết. An An cũng không quan tâm những người rỗi hơi đó, họ trục xuất nàng đi nàng còn muốn ăn mừng nữa là, còn giết nàng? Xem họ có bản sự hay không đã. Tiếng khóc cùng tiếng la hét của đôi phu phụ họ Dạ vẫn còn, ngoài cửa đang có người mở đường cho một đôi phụ lão xuất hiện. Đây là lão thái thái của Dạ Đậu Đậu. Lão bà vừa nhìn tình hình xung quanh, vừa nghe con dâu cả thuật lại mọi chuyện, bà đưa một ánh mắt sắc bén nhìn An An, cao giọng quát:
"Loạn rồi, loạn rồi. Làm con lại đánh phụ mẫu, không biết lúc nào đó nó cũng đánh luôn thân già này. Lão Tứ, con phải hảo hảo dạy lại con mình đi, còn gì là mặt mũi Dạ gia nữa".
Nhìn xuống bàn tay tím bầm của Dạ Tứ, lão bà lại thở dài bất lực. Lão ông từ lúc vào vẫn chưa nói gì, ông giận dữ cho Dạ Tứ thêm mấy gậy rồi quát: "đúng là vô dụng, ngày nào cũng say xỉn ngay cả con mình cũng không dạy nổi".
Không đợi lão già la hét tới nàng, An An đem túi tiền để trên bàn. Trước mặt mọi người từ tốn nói: "gia gia, việc con làm chỉ là bất đắc dĩ. Mụ mụ và phụ thân bán con đi, khó khăn lắm con mới trở về, được người tốt cứu giúp đưa về đây. Ân công có để lại một số bạc, con dự định sẽ hiếu kính gia gia nhưng lại bị mụ mụ ngăn cản, mụ mụ định đánh con giành lấy số bạc, con chỉ là bất đắc dĩ nên tự vệ". An An vừa nói vừa đưa túi tiền cho Dạ lão. Trong túi tiền có rất nhiều bạc khiến ánh mắt mọi người đều sáng lên.
Du thị nhìn túi bạc rơi vào tay người khác, lòng đau như cắt, hối hận không thôi, biết vậy mụ không la hét cho người khác được lợi, tất cả cũng tại con tiểu quỷ ngu ngốc này, nó không khai ra thì ai biết nhà mụ có bạc, nghĩ vậy mụ lại đưa ánh mắt như lang sói nhìn An An.
Cuối cùng Dạ lão quyết định chia đều bạc cho các con, riêng An An ra tay với trưởng bối, phạt nàng canh giữ mộ phần của tổ tiên một tháng. Mộ phần của tổ tiên Dạ gia trong một khu rừng, tách biệt với thôn trang.
Trong khi Dạ gia hớn hở xây nhà, mua ruộng, làm tiệc thì An An một mình một người ở trong rừng, không ai đoái hoài, mang cơm nước cho nàng. Người của Dạ gia đã quên mất cháu gái của họ năm nay chỉ mới 6 tuổi
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.