Chương 53: Công Tử Áo Xanh
Cư sĩ Quả Khanh
05/08/2021
Phố Lạc Dương tình Hà Nam có một gia đình ba nhân khẩu, ông chồng thì thành thật, bà vợ siêng năng đảm đang. Con gái họ 17 tuổi, mỹ lệ khả ái. Nhìn sơ qua thì thấy đây là một gia đình hạnh phúc ấm êm, nhưng quả thực đúng như câu châm ngôn “Nhà nào cũng có điều khổ tâm khó nói”.
Nhân dịp tình cờ, nữ chủ nhân huớng tôi thổ lộ những thống khổ khôn xiết suốt bao năm qua của bà.
Bà và chồng xuất thân từ nông thôn, trước khi kết hôn cũng chưa có cảm tình hay quen biết nhau trước. Chỉ là lúc gặp mặt, bà thấy ông kiệm lời ít nói, cử chỉ thận trọng, bèn nghĩ thầm: “Đây là bậc trượng phu có nề nếp, phong cách, đáng để cho mình nương”… nên ưng thuận thành thân.
Cưới nhau rồi, mới phát hiện bản thân ông chồng có quá nhiều tật, khiến bà chẳng cách chi dung nổi.
Chẳng hạn như khi ăn cơm thì ông nhai chóc chách rất thô. Bà kể nếu như mà ăn mì, thì láng giềng trên lầu, dưới lầu đều có thể nghe rõ tiếng ổng nhai nuốt, húp rồn rột. Còn khi ăn cơm thì dù mũi dãi “chảy như sông” ông cũng chẳng thèm quẹt chùi hay ngẩng đầu lên, cứ cắm cúi an miết – bất kể là nhà có khách hay không –
Còn nữa, một khi ông mắc đánh rắm thi cứ thả bừa rất tự nhiên, chẳng chút ngại ngùng hay mắc cỡ e dè chi, pháo từ mông ồng cứ nổ dòn, liên thinh hoặc lẻ tẻ… khiến những người có mặt phải lúng túng, ngượng ngùng vô kể, còn ông cứ điềm nhiên tỉnh khô như không có chuyện gỉ. Bất kể bà đắng miệng khuyên lơn thế nào, ông chồng bà vẫn trơ ra như “cây du bị bóc hết vỏ”, cứ “tôi sao thì hiện vậy”, một bề không thay đổi.
Những chuyện kể ra thế này nghe rất vụn vặt, nhưng giữa phu thê đã vì vậy mà hục hặc biết bao lần. Bà thấy chồng mình đúng là cam tâm để cho người ta chê cười, mặc thiên hạ bình phẩm đàm tiếu trong những lúc trà dư tửu hậu mà không hề biết mắc cở, giống như không có thể diện… ông khiến bà và con gái phải xấu hổ cực kỳ với người ngoài!
Do vậy, đã nhiều lần bà bàn chuyện li hôn, nhưng thường bị bạn bè, thân thuộc khuyên can ngăn trở. Phần bà hễ nhìn thấy chồng là trong tâm đã bực chán, phiền muộn ứ đầy.
Con gái bà ngay từ nhỏ đã thiếu tình thương của cha. (Nó chưa từng được ông bồng ẳm, nô đùa hoặc dẫn đi chơi.) Đối với phụ thân nó cũng ôm bất mãn đầy, vì rất ít khi được trò chuyện giao tiếp cùng cha, bị ông cư xử giống như người lạ.
Đến bây giờ, hễ hai mẹ con đang trò chuyện nói cười, chỉ cần ông vừa bước vào nhà là họ lập tức im bặt.
Từ lúc quy y Phật môn, con gái và bà đều từ bỏ ăn mặn. Hằng ngày bà kiên trì thực hành thời khóa sớm tối, siêng năng tụng kinh trì chú. Con gái bà do bận đi học nên hằng ngày đi đường nó luôn tranh thủ tụng chú Đại Bi. Xem như rất chịu khó tinh tấn.
Đối với mọi chuyên bà có thể cho qua, buông được hết. Chỉ duy nhất vấn đề của ông chồng là tâm thường nảy sinh phiền bực. Bà luôn hi vọng nhờ công phu tu trì mà những thống khổ của hôn nhân sẽ giảm bớt. Ai dè từ lúc ăn chay rồi thì mùi trên thân ông chồng bà cũng không chịu nổi, nên phải phân phòng ở riêng, chẳng ai lý tới ai.
Họ ngủ riêng đến nay đã ba năm, bà vốn đợi sang năm con gái lên đại học sẽ ly hôn. Do ngày ngày phải đối mặt với phiền não thống khổ, nên hiện thời bà thường bị nhức đầu, lắm bệnh.
Nhìn người phụ nữ vừa kể vừa khóc, bà chỉ hơn 40 tuổi, nhưng bị cuộc hôn nhân bất hạnh dày vò và bệnh hoạn hành hạ làm cho tiều tụy. Tôi biết đây là ác duyên đời trước tụ hội, không dễ cho hạng phàm phu như tôi hóa giải, vì vậy tôi gọi điện thỉnh giáo Hòa thượng Diệu Pháp. Sư phụ im lặng một chút rồi hướng tôi giảng rõ nhân duyên kiếp trước của hai mẹ con và ông chồng:
“Nữ cư sĩ này kiếp trước là nam nhân X nghèo khổ sống ở thâm sơn, mưu sinh bằng nghề hái thuốc.
Ngày nọ ông X đem thuốc xuống tiệm ở thị trấn dưới núi bán. Gã chủ tiệm bảo ông:
Nghe nói trên núi có cây Du ngàn năm, vỏ nó làm thuốc cực quý. Do núi cao hiểm trở ít ai chịu đi, nếu mà ông lấy được vỏ nó về bán, nhất định sẽ phát tài và kiếm bộn tiền!
Ông X nghe xong thập phàn mừng rỡ, thầm tính tiền kiếm được lần này sẽ dành để cưới vợ.
Sau khi chuẩn bị xong xuôi, ông X trèo đèo lội suối, lên tận núi cao và cuối cùng tim được cây Du to khoảng ba người ôm.
Ông thật là mừng vì được quá ước mơ, bèn cầm rìu khởi sự róc vỏ cây. Làm hồi lâu thấm mệt, ông dựng rìu dưới đất, trèo lên cháng ba cây nằm ngủ.
Đang say giấc nồng ông bỗng thấy có một công tử mặc áo xanh quỳ trước mặt ông khóc lóc, nói mình chính là cây Du, hiện đang tu luyện đã ngàn năm rồi. Chỉ còn ba năm nữa thì sẽ đắc đạo thành tiên. Nếu như bây giờ vỏ cây bị bóc hết, thì sẽ lâm vào cảnh “công mất khí tận”, vì vậy cầu xin ông X hãy từ bi gia hạn, thư thả cho; để ba năm sau hẵng tới róc vỏ, mình tu thành tiên rồi sẽ đáp tạ thâm ân. Nói xong liền lạy ông X mấy cái.
Lúc đó ông X hét to :
– Không được, không được! Tôi đang cần cưới vợ, chẳng thể đợi ba năm!
Rồi ông X giật mình thức giấc, công tử áo xanh chẳng thấy đâu? ông X cuối cùng cũng róc hết vỏ cây Du gánh tới tiệm thuốc. Chủ tiệm hớn hở kiểm hàng, cân đo. ông X do không biết chữ nên vội nói:
-Tôi cực khổ dữ lắm mới đem được thuốc quý về, anh không được cân gian dối, lừa tôi đó nghe!
Anh chủ tiệm liền đáp:
– Yên tâm đi! Tôi mà dối gian thì tôi làm… con anh!
Ông X đó đời nay chính là nữ cư sĩ này, chồng bà chính là cây Du ngàn năm gặp thảm nạn bị lột hết da. Tục ngữ nói: “Người cần mặt, cây cần vỏ!”
Chẳng phải nữ cư sĩ hay nói chồng bà hành xử giống: “Cây Du bị lột vỏ” không mặt không da, không thể diện sao? Quả thực bà nói rất đúng! Phải biết tính cách, tập quán và những gì người ta đã gặp phải hay trải qua trong đời trước rất quan hệ đến đời này.
Chủ tiệm thuốc đúng là có cân gian của ông X hai lạng, do lời thề “nói láo làm con!” nên giờ y phải sinh làm con, nhưng không còn mang thân trai mà là con gái. Bởi chính do y đề xướng, chỉ điểm và xúi giục ông X róc vỏ cây du, phá hủy đạo nghiệp ngàn năm của cây, nên tội y lỗi cao nhất, đứng đầu. Vì thế mà đời này y phải chuyển sinh làm con trong gia đình nghịch duyên với mình (mang thân nữ so với thân nam khổ hơn rất nhiều), huống nữa lại làm một đứa trẻ không hề được cha yêu thương hay để mắt tới, vậy chẳng phải là khổ càng thêm khổ sao? Đây cũng chính là nguyên nhân quan hệ khác thường, cực kỳ lạnh nhạt giữa cha và con gái.
Hiểu rõ nhân quả kiếp trước đời này rồi, nữ cư sĩ và con gái cần thành tâm sám hối tội lỗi đời trước. Bà cần phải sám hối với người chồng đời này. Con gái cũng phải kiên trì sám hối để xóa đi oán hận trong lòng phụ thân (ông ngày nay sở dĩ thành kẻ không thông tình đạt lý như thế, đều là do hành vi của hai mẹ con đã làm trong kiếp trước). Hai mẹ con sau này phải chí thành sám hối, vì “cây Du xưa” mà tụng 49 biến “Kinh Địa Tạng”.
Khi nhân duyên hội đủ, thời khắc đến, thì-quan hệ gia đình cả ba người nhất định sẽ cải thiện, cùng hưởng mối vui tình thâm”.
Có lẽ nhờ nữ cư sĩ cùng con gái phát tâm tu (siêng năng tụng kinh, trì chú, ăn chay niệm Phật ngót ba năm nay) nên được cảm ứng. Cũng có lẽ là cơ duyên họ đã thuần thục, nên khi tôi truyền đạt lại mọi nguyên nhân cội rễ Hòa thượng Diệu Pháp vừa giảng thì mẹ con bà như trong mộng chợt tỉnh, hoan hỉ tin nhận.
Nhất là con gái bà, vừa kinh ngạc vừa mừng vui, bảo mẹ:
– Má ơi! Má và ba chung sống mười mấy năm, má cứ giận trách ba là “không mặt không da!” Té ra là tại má, má đã tuốt hết da vỏ (thể diện) của ba, nên mới ra nông nổi như thế…
Câu nói này khiến mọi người tại hiện trường đều bật cười.
Nửa tháng sau, nữ cư sĩ từ Lạc Dương gọi điện tới báo tin vui, nói chứng đau đầu của mình đã hoàn toàn hết và các bệnh khác cũng nhẹ đi nhiều. Hiện tại cứ mỗi hai tiếng bà tụng xong một bộ “Kinh Địa Tạng” , chồng bà cũng đã dần thay đổi.
Bà quyết tâm tụng cho xong 49 bộ “Kinh Địa Tạng”. Sau đó sẽ tiếp tục tụng mỗi ngày một bộ hồi hướng cho chúng sinh khắp pháp giới nguyện tất cả đều có thể nghe đến “Kinh Địa Tạng”, hiếu lý và hưởng được lợi ích.
Tôi nghe xong thật mừng cho bà, chúc họ sớm thành gia đình Phật hóa thuận hòa, hạnh phúc mỹ mãn.
Nhân dịp tình cờ, nữ chủ nhân huớng tôi thổ lộ những thống khổ khôn xiết suốt bao năm qua của bà.
Bà và chồng xuất thân từ nông thôn, trước khi kết hôn cũng chưa có cảm tình hay quen biết nhau trước. Chỉ là lúc gặp mặt, bà thấy ông kiệm lời ít nói, cử chỉ thận trọng, bèn nghĩ thầm: “Đây là bậc trượng phu có nề nếp, phong cách, đáng để cho mình nương”… nên ưng thuận thành thân.
Cưới nhau rồi, mới phát hiện bản thân ông chồng có quá nhiều tật, khiến bà chẳng cách chi dung nổi.
Chẳng hạn như khi ăn cơm thì ông nhai chóc chách rất thô. Bà kể nếu như mà ăn mì, thì láng giềng trên lầu, dưới lầu đều có thể nghe rõ tiếng ổng nhai nuốt, húp rồn rột. Còn khi ăn cơm thì dù mũi dãi “chảy như sông” ông cũng chẳng thèm quẹt chùi hay ngẩng đầu lên, cứ cắm cúi an miết – bất kể là nhà có khách hay không –
Còn nữa, một khi ông mắc đánh rắm thi cứ thả bừa rất tự nhiên, chẳng chút ngại ngùng hay mắc cỡ e dè chi, pháo từ mông ồng cứ nổ dòn, liên thinh hoặc lẻ tẻ… khiến những người có mặt phải lúng túng, ngượng ngùng vô kể, còn ông cứ điềm nhiên tỉnh khô như không có chuyện gỉ. Bất kể bà đắng miệng khuyên lơn thế nào, ông chồng bà vẫn trơ ra như “cây du bị bóc hết vỏ”, cứ “tôi sao thì hiện vậy”, một bề không thay đổi.
Những chuyện kể ra thế này nghe rất vụn vặt, nhưng giữa phu thê đã vì vậy mà hục hặc biết bao lần. Bà thấy chồng mình đúng là cam tâm để cho người ta chê cười, mặc thiên hạ bình phẩm đàm tiếu trong những lúc trà dư tửu hậu mà không hề biết mắc cở, giống như không có thể diện… ông khiến bà và con gái phải xấu hổ cực kỳ với người ngoài!
Do vậy, đã nhiều lần bà bàn chuyện li hôn, nhưng thường bị bạn bè, thân thuộc khuyên can ngăn trở. Phần bà hễ nhìn thấy chồng là trong tâm đã bực chán, phiền muộn ứ đầy.
Con gái bà ngay từ nhỏ đã thiếu tình thương của cha. (Nó chưa từng được ông bồng ẳm, nô đùa hoặc dẫn đi chơi.) Đối với phụ thân nó cũng ôm bất mãn đầy, vì rất ít khi được trò chuyện giao tiếp cùng cha, bị ông cư xử giống như người lạ.
Đến bây giờ, hễ hai mẹ con đang trò chuyện nói cười, chỉ cần ông vừa bước vào nhà là họ lập tức im bặt.
Từ lúc quy y Phật môn, con gái và bà đều từ bỏ ăn mặn. Hằng ngày bà kiên trì thực hành thời khóa sớm tối, siêng năng tụng kinh trì chú. Con gái bà do bận đi học nên hằng ngày đi đường nó luôn tranh thủ tụng chú Đại Bi. Xem như rất chịu khó tinh tấn.
Đối với mọi chuyên bà có thể cho qua, buông được hết. Chỉ duy nhất vấn đề của ông chồng là tâm thường nảy sinh phiền bực. Bà luôn hi vọng nhờ công phu tu trì mà những thống khổ của hôn nhân sẽ giảm bớt. Ai dè từ lúc ăn chay rồi thì mùi trên thân ông chồng bà cũng không chịu nổi, nên phải phân phòng ở riêng, chẳng ai lý tới ai.
Họ ngủ riêng đến nay đã ba năm, bà vốn đợi sang năm con gái lên đại học sẽ ly hôn. Do ngày ngày phải đối mặt với phiền não thống khổ, nên hiện thời bà thường bị nhức đầu, lắm bệnh.
Nhìn người phụ nữ vừa kể vừa khóc, bà chỉ hơn 40 tuổi, nhưng bị cuộc hôn nhân bất hạnh dày vò và bệnh hoạn hành hạ làm cho tiều tụy. Tôi biết đây là ác duyên đời trước tụ hội, không dễ cho hạng phàm phu như tôi hóa giải, vì vậy tôi gọi điện thỉnh giáo Hòa thượng Diệu Pháp. Sư phụ im lặng một chút rồi hướng tôi giảng rõ nhân duyên kiếp trước của hai mẹ con và ông chồng:
“Nữ cư sĩ này kiếp trước là nam nhân X nghèo khổ sống ở thâm sơn, mưu sinh bằng nghề hái thuốc.
Ngày nọ ông X đem thuốc xuống tiệm ở thị trấn dưới núi bán. Gã chủ tiệm bảo ông:
Nghe nói trên núi có cây Du ngàn năm, vỏ nó làm thuốc cực quý. Do núi cao hiểm trở ít ai chịu đi, nếu mà ông lấy được vỏ nó về bán, nhất định sẽ phát tài và kiếm bộn tiền!
Ông X nghe xong thập phàn mừng rỡ, thầm tính tiền kiếm được lần này sẽ dành để cưới vợ.
Sau khi chuẩn bị xong xuôi, ông X trèo đèo lội suối, lên tận núi cao và cuối cùng tim được cây Du to khoảng ba người ôm.
Ông thật là mừng vì được quá ước mơ, bèn cầm rìu khởi sự róc vỏ cây. Làm hồi lâu thấm mệt, ông dựng rìu dưới đất, trèo lên cháng ba cây nằm ngủ.
Đang say giấc nồng ông bỗng thấy có một công tử mặc áo xanh quỳ trước mặt ông khóc lóc, nói mình chính là cây Du, hiện đang tu luyện đã ngàn năm rồi. Chỉ còn ba năm nữa thì sẽ đắc đạo thành tiên. Nếu như bây giờ vỏ cây bị bóc hết, thì sẽ lâm vào cảnh “công mất khí tận”, vì vậy cầu xin ông X hãy từ bi gia hạn, thư thả cho; để ba năm sau hẵng tới róc vỏ, mình tu thành tiên rồi sẽ đáp tạ thâm ân. Nói xong liền lạy ông X mấy cái.
Lúc đó ông X hét to :
– Không được, không được! Tôi đang cần cưới vợ, chẳng thể đợi ba năm!
Rồi ông X giật mình thức giấc, công tử áo xanh chẳng thấy đâu? ông X cuối cùng cũng róc hết vỏ cây Du gánh tới tiệm thuốc. Chủ tiệm hớn hở kiểm hàng, cân đo. ông X do không biết chữ nên vội nói:
-Tôi cực khổ dữ lắm mới đem được thuốc quý về, anh không được cân gian dối, lừa tôi đó nghe!
Anh chủ tiệm liền đáp:
– Yên tâm đi! Tôi mà dối gian thì tôi làm… con anh!
Ông X đó đời nay chính là nữ cư sĩ này, chồng bà chính là cây Du ngàn năm gặp thảm nạn bị lột hết da. Tục ngữ nói: “Người cần mặt, cây cần vỏ!”
Chẳng phải nữ cư sĩ hay nói chồng bà hành xử giống: “Cây Du bị lột vỏ” không mặt không da, không thể diện sao? Quả thực bà nói rất đúng! Phải biết tính cách, tập quán và những gì người ta đã gặp phải hay trải qua trong đời trước rất quan hệ đến đời này.
Chủ tiệm thuốc đúng là có cân gian của ông X hai lạng, do lời thề “nói láo làm con!” nên giờ y phải sinh làm con, nhưng không còn mang thân trai mà là con gái. Bởi chính do y đề xướng, chỉ điểm và xúi giục ông X róc vỏ cây du, phá hủy đạo nghiệp ngàn năm của cây, nên tội y lỗi cao nhất, đứng đầu. Vì thế mà đời này y phải chuyển sinh làm con trong gia đình nghịch duyên với mình (mang thân nữ so với thân nam khổ hơn rất nhiều), huống nữa lại làm một đứa trẻ không hề được cha yêu thương hay để mắt tới, vậy chẳng phải là khổ càng thêm khổ sao? Đây cũng chính là nguyên nhân quan hệ khác thường, cực kỳ lạnh nhạt giữa cha và con gái.
Hiểu rõ nhân quả kiếp trước đời này rồi, nữ cư sĩ và con gái cần thành tâm sám hối tội lỗi đời trước. Bà cần phải sám hối với người chồng đời này. Con gái cũng phải kiên trì sám hối để xóa đi oán hận trong lòng phụ thân (ông ngày nay sở dĩ thành kẻ không thông tình đạt lý như thế, đều là do hành vi của hai mẹ con đã làm trong kiếp trước). Hai mẹ con sau này phải chí thành sám hối, vì “cây Du xưa” mà tụng 49 biến “Kinh Địa Tạng”.
Khi nhân duyên hội đủ, thời khắc đến, thì-quan hệ gia đình cả ba người nhất định sẽ cải thiện, cùng hưởng mối vui tình thâm”.
Có lẽ nhờ nữ cư sĩ cùng con gái phát tâm tu (siêng năng tụng kinh, trì chú, ăn chay niệm Phật ngót ba năm nay) nên được cảm ứng. Cũng có lẽ là cơ duyên họ đã thuần thục, nên khi tôi truyền đạt lại mọi nguyên nhân cội rễ Hòa thượng Diệu Pháp vừa giảng thì mẹ con bà như trong mộng chợt tỉnh, hoan hỉ tin nhận.
Nhất là con gái bà, vừa kinh ngạc vừa mừng vui, bảo mẹ:
– Má ơi! Má và ba chung sống mười mấy năm, má cứ giận trách ba là “không mặt không da!” Té ra là tại má, má đã tuốt hết da vỏ (thể diện) của ba, nên mới ra nông nổi như thế…
Câu nói này khiến mọi người tại hiện trường đều bật cười.
Nửa tháng sau, nữ cư sĩ từ Lạc Dương gọi điện tới báo tin vui, nói chứng đau đầu của mình đã hoàn toàn hết và các bệnh khác cũng nhẹ đi nhiều. Hiện tại cứ mỗi hai tiếng bà tụng xong một bộ “Kinh Địa Tạng” , chồng bà cũng đã dần thay đổi.
Bà quyết tâm tụng cho xong 49 bộ “Kinh Địa Tạng”. Sau đó sẽ tiếp tục tụng mỗi ngày một bộ hồi hướng cho chúng sinh khắp pháp giới nguyện tất cả đều có thể nghe đến “Kinh Địa Tạng”, hiếu lý và hưởng được lợi ích.
Tôi nghe xong thật mừng cho bà, chúc họ sớm thành gia đình Phật hóa thuận hòa, hạnh phúc mỹ mãn.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.