Chương 40: Đừng Lấy Vật Khống Phải Của Mình
Cư sĩ Quả Khanh
05/08/2021
Ông X thưa:
– Sư phụ, con quy y hơn ba mươi năm, chưa từng lãng phí bất cứ thứ gì, cũng chẳng dám làm chút chi sai nhân quả, nhưng hai năm gần đây bao tử con có cảm giác như bị kim châm. Tới bệnh viện khám, họ lại nói bao tử(dạ dày) con tốt như thanh niên. Chẳng biết con tạo nghiệp gì, phiền sư phụ xem giùm cho con ạ.
Hòa thượng Diệu Pháp mỉm cười bảo:
– Tôi mà mở phòng mạch chuyên trị bệnh bao tử chắc là phát… lắm đây!
Mọi người nghe nói, đều cười ồ.
Sư phụ hỏi cư sĩ X.
– Ông mấy năm nay mỗi lần dùng bữa xong đều dùng tăm xỉa răng phải không?
– Dạ phải!
– Ông thường ra tiệm dùng cơm?
– Dạ phải!
– Dùng cơm xong thì xỉa răng, lúc đi ông còn lấy vài tăm xỉa răng đem về?
Lão cư sĩ lộ vẻ rất kinh ngạc, nói:
– Con và anh bạn mỗi lần ra ngoài tiệm dùng cơm đều phải trả một-hai mươi đồng, con dùng mấy cây tăm xỉa răng thì có tội gì?
– Đúng vậy! Tăm xỉa răng vốn cung cấp miễn phí cho thực khách sử dụng. Cho dù bữa ăn ông có trả một-hai trăm đồng đi nữa, thì cũng không được tùy tiện lấy nhiều tăm đem về nhà dùng, trừ phi nhân viên phục vụ mời mọc, tặng cho. Họ đã không mời mà ông tự lấy nhiều mang đi, tuy chẳng thuộc lỗi ăn cắp nhưng phát xuất từ tâm tham. Cho dù niệm tham này rất nhỏ, nhỏ tới mức ai nhìn thấy cũng không trách chi ông. Nhưng ông là đệ tử Phật, đã phát Bồ-đề tâm, đã thọ giới Phật, cần phải giữ cho nghiêm. Hễ không phải của mình thì không nên lấy, dù là cọng cỏ, ngọn cây cũng không được tham! Đạo lý này người tu hạnh Bồ-đề không thể không minh bạch. Bây giờ ông đã hiểu rõ chưa?
Lúc này lão cư sĩ pháp hỷ sung mãn, cao hứng nói:
– Dạ hiểu, thưa sư phụ.
Hòa thượng Diệu Pháp nói tiếp:
Đối với người tu hạnh Bồ-đề mà nói, mỗi một cử tâm động niệm đều rất quan trọng, ông chỉ lấy mấy cây tăm mà bao tử khó chịu, đây chính là chư Phật Bồ-tát gia trì, ngăn lỗi ngay từ manh mún, giúp ông đời này mau tu thành chánh quả. Đấy gọi là “trong hư không chuyển từng vi tế, trong vi trần chuyển đại pháp luân”.
Hiểu rõ đạo lý này, ông nên quản thúc thân khẩu ý cẩn thận, bệnh sẽ không còn nữa.
– Sư phụ, con quy y hơn ba mươi năm, chưa từng lãng phí bất cứ thứ gì, cũng chẳng dám làm chút chi sai nhân quả, nhưng hai năm gần đây bao tử con có cảm giác như bị kim châm. Tới bệnh viện khám, họ lại nói bao tử(dạ dày) con tốt như thanh niên. Chẳng biết con tạo nghiệp gì, phiền sư phụ xem giùm cho con ạ.
Hòa thượng Diệu Pháp mỉm cười bảo:
– Tôi mà mở phòng mạch chuyên trị bệnh bao tử chắc là phát… lắm đây!
Mọi người nghe nói, đều cười ồ.
Sư phụ hỏi cư sĩ X.
– Ông mấy năm nay mỗi lần dùng bữa xong đều dùng tăm xỉa răng phải không?
– Dạ phải!
– Ông thường ra tiệm dùng cơm?
– Dạ phải!
– Dùng cơm xong thì xỉa răng, lúc đi ông còn lấy vài tăm xỉa răng đem về?
Lão cư sĩ lộ vẻ rất kinh ngạc, nói:
– Con và anh bạn mỗi lần ra ngoài tiệm dùng cơm đều phải trả một-hai mươi đồng, con dùng mấy cây tăm xỉa răng thì có tội gì?
– Đúng vậy! Tăm xỉa răng vốn cung cấp miễn phí cho thực khách sử dụng. Cho dù bữa ăn ông có trả một-hai trăm đồng đi nữa, thì cũng không được tùy tiện lấy nhiều tăm đem về nhà dùng, trừ phi nhân viên phục vụ mời mọc, tặng cho. Họ đã không mời mà ông tự lấy nhiều mang đi, tuy chẳng thuộc lỗi ăn cắp nhưng phát xuất từ tâm tham. Cho dù niệm tham này rất nhỏ, nhỏ tới mức ai nhìn thấy cũng không trách chi ông. Nhưng ông là đệ tử Phật, đã phát Bồ-đề tâm, đã thọ giới Phật, cần phải giữ cho nghiêm. Hễ không phải của mình thì không nên lấy, dù là cọng cỏ, ngọn cây cũng không được tham! Đạo lý này người tu hạnh Bồ-đề không thể không minh bạch. Bây giờ ông đã hiểu rõ chưa?
Lúc này lão cư sĩ pháp hỷ sung mãn, cao hứng nói:
– Dạ hiểu, thưa sư phụ.
Hòa thượng Diệu Pháp nói tiếp:
Đối với người tu hạnh Bồ-đề mà nói, mỗi một cử tâm động niệm đều rất quan trọng, ông chỉ lấy mấy cây tăm mà bao tử khó chịu, đây chính là chư Phật Bồ-tát gia trì, ngăn lỗi ngay từ manh mún, giúp ông đời này mau tu thành chánh quả. Đấy gọi là “trong hư không chuyển từng vi tế, trong vi trần chuyển đại pháp luân”.
Hiểu rõ đạo lý này, ông nên quản thúc thân khẩu ý cẩn thận, bệnh sẽ không còn nữa.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.