Chương 143: Nghịch Duyên Giữa Cha Mẹ Và Con
Cư sĩ Quả Khanh
05/08/2021
NGHỊCH DUYÊN GIỮA CHA MẸ VÀ CON
Trong cuộc sống hiện nay, khi gặp phải nhiều điều bất như ý, do không rõ nguyên nhân và hiểu thấu những lỗi lầm mình từng tạo trong quá khứ nên tâm tư càng thêm khổ não. Phật thường giảng về nhân quả trong nhiều bộ kinh, điều này có thực không dối! Khi ta gieo một hạt giống là nhân, lúc duyên hội đủ, chín muồi… thì sẽ kết quả, bất kể là hạt giống thiện hay ác!
Nếu như chúng ta nghe Phật giáo hóa, ai cũng chịu tin nhận, y pháp hành trì, biết nhiếp tâm giữ giới, tịnh hóa thân khẩu ý, thận trọng từ lời nói đến việc làm, niệm niệm đều thuần thiện, thì chắc chắn là người trong thế gian ắt sẽ chẳng gặp nhiều khổ nạn. Câu chuyện nhân quả có thực dưới đây, đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về quả báo thiện ác luôn hiện hữu, theo ta như bóng theo hình.
Có một phụ nữ trung niên mặt mày sầu khổ, ủ ê. Tia nhìn như không còn sức lực, bà yếu ớt nói với tôi:
– Quả Hồng, tôi có một việc nan giải mong cô chỉ bảo giúp cho!
– Xin hãy nói đi ạ!
Bà chỉ vào một ông tuổi trung niên, ngồi phía sau mình giới thiệu:
– Đây là chồng tôi, chúng tôi kết hôn xong thì sinh được một trai, do công tác bề bộn, không rảnh để chăm sóc bé nên đành giao nó cho bà ngoại trông nom cháu giùm. Do thằng bé được một tay bà nuôi khôn lớn, nên tình cảm giữa hai bà cháu rất nồng hậu. Bởi bà quá yêu cháu, nên cái gì cũng giành làm thay, chẳng cho nó mó tay vào làm việc chi. Dù thằng bé đã 8, 9 tuổi đầu rồi, mà bà vẫn rửa mặt, chải tóc, tắm táp cho nó… Thậm chí khi bé đến mười tuổi, lúc ăn cơm bà vẫn còn đút cho, khiến nó quen tật, hễ không đút thì nó không ăn.
Đến khi thằng bé 13 tuổi, bà ngoại sức khỏe ngày càng suy yếu, do tuổi cao, có lòng mà không còn sức nữa nên chẳng thể lo được cho cháu, đành phải giao thằng bé lại cho chúng tôi chăm sóc.
Thằng bé suốt mười mấy năm nay đã quen kiểu sinh hoạt ỷ lại như thế rồi, vợ chồng chúng tôi đã sớm nhận ra sai lầm này, nên rất lo. Cũng từng khuyên nhắc hai bà cháu, nhưng vô phương sửa đỗi tệ trạng ấy. sẵn cơ hội nhận cháu về, hai chúng tôi nhất quyết sửa đổi, uốn nắn thằng con lại để nó biết tự lập, sống tốt hơn…
Ngờ đâu, nỗi phiền muộn lại thi nhau ập đến, khi chúng tôi phát hiện rằng: hầu như mình vô phương sửa đổi con. Sáng dậy, nếu không thay y phục giúp nó thì nó chẳng thèm nhúc nhích. Mười ba tuổi rồi, mà cả việc đánh răng, rửa mặt… chúng tôi còn phải phục vụ nó. Còn lúc dùng bữa, nếu không “dâng” thức ăn đến tận miệng thì nó không ăn, lẳng lặng ôm cặp đi thẳng đến trường học.
Hiện giờ thằng bé đã 16 tuổi, nhưng chuyện rửa mặt, tắm gội v.v… (nói xin lỗi) thậm chí tới… rửa đít cũng phải do cha mẹ nó hầu, phục vụ tất! Kề cho cô nghe mà chúng tôi thực xấu hổ, não lòng quá, vì bây giờ tất cả hầu như vô phương sửa đổi rồi… Thế nhưng khi theo dõi cháu nơi trường lớp, thì thấy cháu cư xử với đồng bạn mọi mặt đều tốt, không có gì là bất thường.
Vợ chồng chúng tôi rất buồn khi nghĩ đến các biểu hiện lạ lùng của con trai ở nhà: cái mửng5 chờ cha mẹ mang áo đến khoác vào, mới chịu đưa tay ra, cơm dâng tận môi, mới há miệng, cũng chẳng thiết cầm đũa, không chịu mó tay vào làm bất cứ việc gì… cái kiểu sống như ông hoàng, cứ ỉ người ra mà chờ hầu hạ như thế, thì tương lai làm sao nó có thể trụ vững trong xã hội, làm sao mà sinh tồn? Tôi và ba nó ngày nào cũng rơi nước mắt, khổ đến không thiết sống! Xin cô hãy cứu chúng tôi!…
Đối diện với người mẹ hình dáng tiều tụy, khổ đến không muốn sống, lòng tôi ngổn ngang trăm mối… quán sát cảnh cha mẹ dốc hết tâm huyết dưỡng dục con, tôi hiểu ra vì sao họ phải trả báo nặng như thế này và không ngăn được thở dài! Càng thấm thìa luật nhân quả đúng là không sai mảy may, câu chuyện của họ lả bằng chứng sống thực, gióng lên hồi chuông cảnh báo, nhắc nhở tất cả mọi người:
“Vào thời xa xưa, có một tiểu thiếu gia con nhà đại phú quý, mẹ chàng hết dạ cưng yêu, nâng niu như châu ngọc. Bà chăm sóc con cực kỳ chu đáo, bắt kẻ hầu người hạ lúc nào cũng phải túc trực chung quanh. Ngoài bảo mẫu chăm sóc tiểu thiếu gia ra, mẹ chàng còn cắt riêng một nữ tỳ và một gia đòng đề cùng bầu bạn, chơi đùa, hầu hạ chàng. Tiểu thiếu gia được hai tớ trai tớ gái này lúc nào cũng kề cận ứng hầu, nên chàng có cảm tình nồng hậu và tin yêu họ như thân nhân mình.
Thời gian êm trôi, tiều thiếu gia dần trưởng thành, đối với hai người hầu này lòng thương mến càng tăng, cho nên chàng rất ưu ái dung túng họ.
Do vậy mả đôi nam nữ giúp việc này, đã lợi dụng lòng tín nhiệm của thiếu gia, tha hồ tác oai tác quái. Họ làm rất nhiều điều giảo quyệt sai quấy, thường trộm tiền bạc vật dụng của chàng đem bán tiêu xài, ăn chơi cho thỏa thích… số tài sản họ trộm của thiếu gia, tính ra nhiều không kể xiết. Hai người hầu này chẳng có chút lòng hổ thẹn sám hối, ngược lại ngày càng bành trướng tính lươn lẹo dối gian, họ cùng lên kế hoạch “sẽ quơ một mẻ to kếch sù của thiếu gia rồi trốn đi”… nhưng mưu tính của họ chẳng được thành như ý nguyện….
Thời gian trôi qua… bánh xe luân hồi vần xoay. “Nhân như thế thì quả phải như thế!”… Đời này, đôi người hầu gian tham trộm cắp đồ của tiểu thiếu gia kiếp xưa, đâ thành là vợ chồng, riêng tiểu thiếu gia thì đầu thai làm con họ. Sở dĩ họ phải nuôi con vất vả khác thường như thế, chính là đề trả báo lỗi xưa, bởi họ thiếu nợ cậu quá nhiều, nhiều đến không thề nào tính xuể.
Riêng người mẹ tiền kiếp của thiếu gia, đời này lại sinh làm bà ngoại, vẫn còn lưu giữ niềm yêu thương sủng ái chàng hệt như kiếp trước. Phần đôi vợ chồng “tôi tớ”, đối với nữ chủ kiếp xưa nay thành là mẹ, tất nhiên họ luôn khép nép vâng lời, không bao giờ dám cãi bà, hễ mẹ phán là chỉ biết có dạ vâng, sự kính nề trọng vọng dành cho bà luôn tiềm tàng nơi họ.
Thấy bà ngoại quá cưng cháu, họ nghĩ đây là điều tự nhiên, nhưng đến sau này khi muốn quản giáo con thì đã không còn ki.p nữa. Do bởi nhân xấu ác đời trước họ gieo, sang đời này đà trổ quả và đây chính là ác báo mà hai vợ chồng cùng phải gánh chịu!
Nhìn người mẹ đang ngồi khóc nghẹn ngào, tôi dịu dàng khuyên:
– Không nên oán hận con mình, càng không nên chán ghét cuộc sống, mà phải cam tâm tình nguyện đón nhận. Bây giờ, đã hiểu rõ ngọn nguồn nhân quả rồi, thì hai vị nên chân thành ăn năn sám hối các tội mình đã tạo trong kiếp trước. Do xưa kia không làm tròn bổn phận người hầu, ngược lại còn tham trộm tài vật chủ nhân, chiếm đoạt quá mức để tiêu xài cho thỏa… Có ngờ đâu đến đời này vẫn phải hoàn trả lại hết đủ cả vốn lẫn lời cho chủ, vì vậy mà khổ không kể xiết!…
Bắt đầu từ nay trở về sau, hai vị phải đến trước Phật chí thành sám hối lỗi xưa. Nhất định phải trì giới ăn chay, hằng ngày vì tiểu thiếu gia kiếp trước tụng một bộ “Kinh Địa Tạng”, dùng đây để hỗ trợ, tăng thêm huệ mệnh phúc báu cho người. Đồng thời, phải nài xin bà ngoại khuyên bảo cháu giùm: “Lớn rồi nên tự chăm sóc, tự lo! Nếu không chịu sống tự lập thì tương lai sẽ biến thành người vô dụng, thành kẻ phế thải trong xã hội!”…
Nếu như bà ngoại đáp ứng, chịu khuyên cháu, thì con các vị nhất định sẽ nghe lời. Phần hai vị phải dốc sức sám hối tụng kinh, ăn chay, tu sửa… Nếu làm được vậy thì cậu con ắt sẽ thay đổi nhanh thôi. Bởi vì bản chất cháu vốn không phải biếng lười chẳng muốn làm, mà do chịu ảnh hưởng của nghiệp lực tác động chi phối, nên mới không làm!
Tôi nói xong rồi, phương thuốc hay đã đưa ra, phần áp dụng thực hành là của các vị! Nếu có thể làm được như lời tôi khuyên, thì tất cả đều sẽ chuyển tốt!
Câu chuyện nhân quả có thực này khiến lòng tôi trở nên nặng nề, vì nghĩ đến hiện nay trên thế gian này: “Đã có bao gia đình gặp cảnh con cái bất hiếu, hút chích ma túy, sống dật dờ, hoặc suốt ngày đêm ngồi nơi quán net chẳng thiết về nhà? Những cảnh yêu sớm rồi phá thai, chưa kết hôn đã vội sống thử, sống chung… ngoại trừ do ảnh hưởng giáo dục sai lầm và hoàn cảnh tệ lôi cuốn ra, liệu có nhân quả góp phần chi phối trong đó hay không? Thiết nghĩ, những vị làm cha mẹ, nên tự kiểm lại bản thân khi vấp phải những cảnh nghịch ý trái lòng tương tự”…
Chính vì tạo ác nghiệp sẽ chiêu lắm khổ báo ập tới… nên tất cả chúng ta cần phải phát nguyện: Đời đời kiếp kiếp tuân giữ ngũ giới, tu thập thiện, làm tròn bổn phận, không tham không cầu, không ích kỷ, tư lợi.
Phải biết chúng ta đang lặn hụp trong lục đạo, cứ luân hồi vần xoay trong biển khổ sinh tử, rồi từ đấy kết thân kết oán, thiếu nợ, hoàn nợ… Thực sự bạn vĩnh viễn trốn không được, thoát không khỏi lưới nhân quả giăng rất mật thiết, tinh vi trong trời đất!
Chỉ có tiếp thọ lời Phật dạy và y giáo phụng hành mới mong có ngày được giải thoát.
Quả Hồng
Trong cuộc sống hiện nay, khi gặp phải nhiều điều bất như ý, do không rõ nguyên nhân và hiểu thấu những lỗi lầm mình từng tạo trong quá khứ nên tâm tư càng thêm khổ não. Phật thường giảng về nhân quả trong nhiều bộ kinh, điều này có thực không dối! Khi ta gieo một hạt giống là nhân, lúc duyên hội đủ, chín muồi… thì sẽ kết quả, bất kể là hạt giống thiện hay ác!
Nếu như chúng ta nghe Phật giáo hóa, ai cũng chịu tin nhận, y pháp hành trì, biết nhiếp tâm giữ giới, tịnh hóa thân khẩu ý, thận trọng từ lời nói đến việc làm, niệm niệm đều thuần thiện, thì chắc chắn là người trong thế gian ắt sẽ chẳng gặp nhiều khổ nạn. Câu chuyện nhân quả có thực dưới đây, đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về quả báo thiện ác luôn hiện hữu, theo ta như bóng theo hình.
Có một phụ nữ trung niên mặt mày sầu khổ, ủ ê. Tia nhìn như không còn sức lực, bà yếu ớt nói với tôi:
– Quả Hồng, tôi có một việc nan giải mong cô chỉ bảo giúp cho!
– Xin hãy nói đi ạ!
Bà chỉ vào một ông tuổi trung niên, ngồi phía sau mình giới thiệu:
– Đây là chồng tôi, chúng tôi kết hôn xong thì sinh được một trai, do công tác bề bộn, không rảnh để chăm sóc bé nên đành giao nó cho bà ngoại trông nom cháu giùm. Do thằng bé được một tay bà nuôi khôn lớn, nên tình cảm giữa hai bà cháu rất nồng hậu. Bởi bà quá yêu cháu, nên cái gì cũng giành làm thay, chẳng cho nó mó tay vào làm việc chi. Dù thằng bé đã 8, 9 tuổi đầu rồi, mà bà vẫn rửa mặt, chải tóc, tắm táp cho nó… Thậm chí khi bé đến mười tuổi, lúc ăn cơm bà vẫn còn đút cho, khiến nó quen tật, hễ không đút thì nó không ăn.
Đến khi thằng bé 13 tuổi, bà ngoại sức khỏe ngày càng suy yếu, do tuổi cao, có lòng mà không còn sức nữa nên chẳng thể lo được cho cháu, đành phải giao thằng bé lại cho chúng tôi chăm sóc.
Thằng bé suốt mười mấy năm nay đã quen kiểu sinh hoạt ỷ lại như thế rồi, vợ chồng chúng tôi đã sớm nhận ra sai lầm này, nên rất lo. Cũng từng khuyên nhắc hai bà cháu, nhưng vô phương sửa đỗi tệ trạng ấy. sẵn cơ hội nhận cháu về, hai chúng tôi nhất quyết sửa đổi, uốn nắn thằng con lại để nó biết tự lập, sống tốt hơn…
Ngờ đâu, nỗi phiền muộn lại thi nhau ập đến, khi chúng tôi phát hiện rằng: hầu như mình vô phương sửa đổi con. Sáng dậy, nếu không thay y phục giúp nó thì nó chẳng thèm nhúc nhích. Mười ba tuổi rồi, mà cả việc đánh răng, rửa mặt… chúng tôi còn phải phục vụ nó. Còn lúc dùng bữa, nếu không “dâng” thức ăn đến tận miệng thì nó không ăn, lẳng lặng ôm cặp đi thẳng đến trường học.
Hiện giờ thằng bé đã 16 tuổi, nhưng chuyện rửa mặt, tắm gội v.v… (nói xin lỗi) thậm chí tới… rửa đít cũng phải do cha mẹ nó hầu, phục vụ tất! Kề cho cô nghe mà chúng tôi thực xấu hổ, não lòng quá, vì bây giờ tất cả hầu như vô phương sửa đổi rồi… Thế nhưng khi theo dõi cháu nơi trường lớp, thì thấy cháu cư xử với đồng bạn mọi mặt đều tốt, không có gì là bất thường.
Vợ chồng chúng tôi rất buồn khi nghĩ đến các biểu hiện lạ lùng của con trai ở nhà: cái mửng5 chờ cha mẹ mang áo đến khoác vào, mới chịu đưa tay ra, cơm dâng tận môi, mới há miệng, cũng chẳng thiết cầm đũa, không chịu mó tay vào làm bất cứ việc gì… cái kiểu sống như ông hoàng, cứ ỉ người ra mà chờ hầu hạ như thế, thì tương lai làm sao nó có thể trụ vững trong xã hội, làm sao mà sinh tồn? Tôi và ba nó ngày nào cũng rơi nước mắt, khổ đến không thiết sống! Xin cô hãy cứu chúng tôi!…
Đối diện với người mẹ hình dáng tiều tụy, khổ đến không muốn sống, lòng tôi ngổn ngang trăm mối… quán sát cảnh cha mẹ dốc hết tâm huyết dưỡng dục con, tôi hiểu ra vì sao họ phải trả báo nặng như thế này và không ngăn được thở dài! Càng thấm thìa luật nhân quả đúng là không sai mảy may, câu chuyện của họ lả bằng chứng sống thực, gióng lên hồi chuông cảnh báo, nhắc nhở tất cả mọi người:
“Vào thời xa xưa, có một tiểu thiếu gia con nhà đại phú quý, mẹ chàng hết dạ cưng yêu, nâng niu như châu ngọc. Bà chăm sóc con cực kỳ chu đáo, bắt kẻ hầu người hạ lúc nào cũng phải túc trực chung quanh. Ngoài bảo mẫu chăm sóc tiểu thiếu gia ra, mẹ chàng còn cắt riêng một nữ tỳ và một gia đòng đề cùng bầu bạn, chơi đùa, hầu hạ chàng. Tiểu thiếu gia được hai tớ trai tớ gái này lúc nào cũng kề cận ứng hầu, nên chàng có cảm tình nồng hậu và tin yêu họ như thân nhân mình.
Thời gian êm trôi, tiều thiếu gia dần trưởng thành, đối với hai người hầu này lòng thương mến càng tăng, cho nên chàng rất ưu ái dung túng họ.
Do vậy mả đôi nam nữ giúp việc này, đã lợi dụng lòng tín nhiệm của thiếu gia, tha hồ tác oai tác quái. Họ làm rất nhiều điều giảo quyệt sai quấy, thường trộm tiền bạc vật dụng của chàng đem bán tiêu xài, ăn chơi cho thỏa thích… số tài sản họ trộm của thiếu gia, tính ra nhiều không kể xiết. Hai người hầu này chẳng có chút lòng hổ thẹn sám hối, ngược lại ngày càng bành trướng tính lươn lẹo dối gian, họ cùng lên kế hoạch “sẽ quơ một mẻ to kếch sù của thiếu gia rồi trốn đi”… nhưng mưu tính của họ chẳng được thành như ý nguyện….
Thời gian trôi qua… bánh xe luân hồi vần xoay. “Nhân như thế thì quả phải như thế!”… Đời này, đôi người hầu gian tham trộm cắp đồ của tiểu thiếu gia kiếp xưa, đâ thành là vợ chồng, riêng tiểu thiếu gia thì đầu thai làm con họ. Sở dĩ họ phải nuôi con vất vả khác thường như thế, chính là đề trả báo lỗi xưa, bởi họ thiếu nợ cậu quá nhiều, nhiều đến không thề nào tính xuể.
Riêng người mẹ tiền kiếp của thiếu gia, đời này lại sinh làm bà ngoại, vẫn còn lưu giữ niềm yêu thương sủng ái chàng hệt như kiếp trước. Phần đôi vợ chồng “tôi tớ”, đối với nữ chủ kiếp xưa nay thành là mẹ, tất nhiên họ luôn khép nép vâng lời, không bao giờ dám cãi bà, hễ mẹ phán là chỉ biết có dạ vâng, sự kính nề trọng vọng dành cho bà luôn tiềm tàng nơi họ.
Thấy bà ngoại quá cưng cháu, họ nghĩ đây là điều tự nhiên, nhưng đến sau này khi muốn quản giáo con thì đã không còn ki.p nữa. Do bởi nhân xấu ác đời trước họ gieo, sang đời này đà trổ quả và đây chính là ác báo mà hai vợ chồng cùng phải gánh chịu!
Nhìn người mẹ đang ngồi khóc nghẹn ngào, tôi dịu dàng khuyên:
– Không nên oán hận con mình, càng không nên chán ghét cuộc sống, mà phải cam tâm tình nguyện đón nhận. Bây giờ, đã hiểu rõ ngọn nguồn nhân quả rồi, thì hai vị nên chân thành ăn năn sám hối các tội mình đã tạo trong kiếp trước. Do xưa kia không làm tròn bổn phận người hầu, ngược lại còn tham trộm tài vật chủ nhân, chiếm đoạt quá mức để tiêu xài cho thỏa… Có ngờ đâu đến đời này vẫn phải hoàn trả lại hết đủ cả vốn lẫn lời cho chủ, vì vậy mà khổ không kể xiết!…
Bắt đầu từ nay trở về sau, hai vị phải đến trước Phật chí thành sám hối lỗi xưa. Nhất định phải trì giới ăn chay, hằng ngày vì tiểu thiếu gia kiếp trước tụng một bộ “Kinh Địa Tạng”, dùng đây để hỗ trợ, tăng thêm huệ mệnh phúc báu cho người. Đồng thời, phải nài xin bà ngoại khuyên bảo cháu giùm: “Lớn rồi nên tự chăm sóc, tự lo! Nếu không chịu sống tự lập thì tương lai sẽ biến thành người vô dụng, thành kẻ phế thải trong xã hội!”…
Nếu như bà ngoại đáp ứng, chịu khuyên cháu, thì con các vị nhất định sẽ nghe lời. Phần hai vị phải dốc sức sám hối tụng kinh, ăn chay, tu sửa… Nếu làm được vậy thì cậu con ắt sẽ thay đổi nhanh thôi. Bởi vì bản chất cháu vốn không phải biếng lười chẳng muốn làm, mà do chịu ảnh hưởng của nghiệp lực tác động chi phối, nên mới không làm!
Tôi nói xong rồi, phương thuốc hay đã đưa ra, phần áp dụng thực hành là của các vị! Nếu có thể làm được như lời tôi khuyên, thì tất cả đều sẽ chuyển tốt!
Câu chuyện nhân quả có thực này khiến lòng tôi trở nên nặng nề, vì nghĩ đến hiện nay trên thế gian này: “Đã có bao gia đình gặp cảnh con cái bất hiếu, hút chích ma túy, sống dật dờ, hoặc suốt ngày đêm ngồi nơi quán net chẳng thiết về nhà? Những cảnh yêu sớm rồi phá thai, chưa kết hôn đã vội sống thử, sống chung… ngoại trừ do ảnh hưởng giáo dục sai lầm và hoàn cảnh tệ lôi cuốn ra, liệu có nhân quả góp phần chi phối trong đó hay không? Thiết nghĩ, những vị làm cha mẹ, nên tự kiểm lại bản thân khi vấp phải những cảnh nghịch ý trái lòng tương tự”…
Chính vì tạo ác nghiệp sẽ chiêu lắm khổ báo ập tới… nên tất cả chúng ta cần phải phát nguyện: Đời đời kiếp kiếp tuân giữ ngũ giới, tu thập thiện, làm tròn bổn phận, không tham không cầu, không ích kỷ, tư lợi.
Phải biết chúng ta đang lặn hụp trong lục đạo, cứ luân hồi vần xoay trong biển khổ sinh tử, rồi từ đấy kết thân kết oán, thiếu nợ, hoàn nợ… Thực sự bạn vĩnh viễn trốn không được, thoát không khỏi lưới nhân quả giăng rất mật thiết, tinh vi trong trời đất!
Chỉ có tiếp thọ lời Phật dạy và y giáo phụng hành mới mong có ngày được giải thoát.
Quả Hồng
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.