Báo Ứng Hiện Đời

Chương 195: Trên Đầu Ba Thước Có Thần Linh

Cư sĩ Quả Khanh

06/08/2021

Người Trung Quốc có câu: “Trên đầu ba thước có thần linh”. Còn có một thuyết khác nữa là: “Ngẩng đầu ba thước có thanh thiên, có thể dối người, nhưng không thể dối trời!”. Câu này nhắc chúng ta trong mỗi thời khắc đều phải kiểm soát các khởi tâm động niệm của mình, từng hành động ý nghĩ, đều phải hướng về dứt ác hành thiện. Riêng nhà Phật thì giảng: Trên thân mỗi người có hai vị thần, là thần Đồng Danh và thần Đồng Sinh. Thần Đồng Danh thì trắng, là nam, chuyên ghi thiện. Còn thần Đồng Sinh thì đen, là nữ, chuyên ghi ác. Bất kỳ khởi tâm động niệm thiện ác nào của chúng ta, các thần đều ghi lại hết. Cho nên tốt nhất chúng ta không nên khởi tâm động niệm cẩu thả, tránh gieo nhân ác. Nếu lỡ tạo ác, thì phải mau hồi đầu, không nên tiếp tục phạm giới luật. Kinh Vô Lượng Thọ thuyết: Thần minh ghi biết, phạm tội không tha.

Phải biết chư thần chuyên ghi những thiện ác chúng ta tạo ra, mỗi tháng có hơn sáu lần họ đến thiên đường và địa ngục để giao nộp sổ thiện ác, chúng ta tùy theo nghiệp thiện ác đã tạo của mình mà đi thọ khổ vui. Tôi kể những điều này là để nhắc mọi người nên trì giới nghiêm cẩn. Trước khi học Phật, tôi từng đọc qua một cuốn tạp chí thế gian, giờ xin kể lại câu chuyện đăng trong đó cho mọi người nghe:

Cuối đời Thanh, có một thư sinh muốn đến Bắc Kinh thi Trạng Nguyên, khoa này mở vào tiết xuân, tức phải qua năm mới thi. Nhiều người ở những vùng xa, thì ngay từ mùa đông đã vội khăn gói lên kinh, mới mong tham dự kịp kỳ thi mùa xuân. Tại Đại lục, mỗi khi đến mùa đông, thì phương Bắc băng tuyết phủ đầy, trắng xóa cả một vùng. Khiến người khó nhìn ra lối đi, nếu khởi hành mà lỡ gặp tuyết phủ kín đường, thì chỉ có chờ đợi, vì không chỗ để đi.

Thư sinh X giữa đường lên kinh thành, đã gặp phải tình huống đó, nên vô phương tiếp tục hành trình. Đành náu tạm nơi một quán trọ bình dân. Nhưng chủ quán lại là một quả phụ còn trẻ, chồng vừa chết không lâu. Thư sinh X thầm nghĩ: “Mình tạm ngụ ở đây một đêm, rồi sáng mai tiếp tục lên đường”… Nào ngờ tuyết rơi liên tục bất đoạn, phủ kín đường đi dày mịt, khiến anh vô phương khởi hành, bất đắc dĩ phải tiếp tục ngụ lại nơi quán trọ.

Một ngày, rồi một ngày trôi qua. Khách là thanh niên tuấn tú, chủ là quả phụ xinh đẹp, trẻ trung, cả hai đều ở vị đơn đọc, mà ngày nào cũng gặp mặt nhau, nên tâm liền vọng động…

Thế là thư sinh bèn đi tới trước phòng nữ chủ. Đầu tiên, anh đưa tay lên định gõ cửa, thì chợt nghĩ: “Không nên! Ta đang muốn thi Trạng nguyên, nếu tiến vào thì sẽ phạm dâm, Thiên đình sẽ gạch tên mình, phải quay về thôi!”…

Chàng vừa quay trở về, thì trong lòng nữ chủ cũng khởi niệm muốn đi đến tìm chàng. Vừa ra khỏi cửa phòng, thì nàng chợt nghĩ: “Chậc! Rất không nên! Ta là quả phụ, phải giữ tiết hạnh mới đúng lẽ, sao vừa nhìn thấy trai đẹp là vội quên hết khuôn phép? Không nên như thế, mau quay về thôi!”.

Chàng thư sinh quay về rồi, lại ngăn không nổi lửa dục trào dâng, lại đi đến trước phòng quả phụ. Lúc chàng này gõ cửa, ngay khi quả phụ ra mở cửa, thì chàng đã nhanh chóng bỏ đi, bởi chàng cảm thấy mình không nên làm như thế. Lại sợ phạm dâm… sẽ bị mất công danh.

Thời cổ đại chúng ta có một thuyết là: Cho dù bạn có học tốt đến đâu, dù số mệnh ấn định đậu Trạng nguyên, nhưng nếu phạm dâm, hoặc tạo ác… thì Thiên đình sẽ gạch bỏ danh phận Trạng nguyên kia ngay. Vì vậy mà khi chàng đến và nàng sắp mở cửa, thì chàng đã nhanh chân quay về.



Nhưng góa phụ tình cảm sinh dạt dào, liền đi đến trước phòng chàng, gõ cửa… ngay lúc này nội tâm nàng lại lên tiếng, trách mắng nàng: Không nên thất tiết, thế là nàng bèn quay về.

Cứ thế, bọn họ cứ đi tới, đi lui… như vậy ngót mấy bận. Lần cuối cùng, chàng thư sinh đứng dậy mở cửa. Hai người đứng đó, nửa tiến nửa lùi, lòng vừa muốn vừa không, dùng dằng chưa quyết.

Ngay lúc chưa ngả ngũ ra sao, họ cứ dằng co nửa muốn phạm, nửa không… thì bỗng nghe trên không trung có âm thanh vang lên: Hai tên ngốc cà giựt này, thực ra bọn mi có muốn phạm lỗi hay không vậy? Báo hại bọn ta ghi ghi, xóa xóa trong sổ thiện ác đến nát nhừ rồi nè!

Âm thanh nói xong thì có vật gì được ném xuống, lúc này hai người đang ngồi trên giường, vừa nghe tiếng nói thì đã sợ phát run, vội lượm vật đó lên xem: Té ra là cuốn “Sổ ghi công tội”, trong có đề rõ tên bọn họ:

“XX số ấn định là Trạng nguyên năm nay, phạm dâm bị loại công danh. YY quả phụ đức hạnh, chết sẽ được thăng thiên, nhưng hiện tại phạm dâm… Tiếp theo sau là những hàng chữ bị gạch xóa liên tục, ghi đầy như sau: “Phạm”, “không phạm”, “phạm” (rồi gạch bỏ) lại ghi tiếp “không phạm”, “phạm”, “không phạm”… suốt cuốn sổ ghi cứ ghi tới ghi lui như vậy và xóa sạch tơi bời, chỉ nhìn thôi cũng thấy rối nùi, vì vậy mà chư thần cũng phải nổi đóa, lên tiếng quát to”.

Hai người này vừa xem qua, vội vã bỏ về phòng mình. Từ đó chẳng còn ai dám khởi dâm niệm hay muốn phạm lỗi chi nữa.

Phần chư trưởng bối ngày xưa, mỗi khi kể cho con cháu nghe câu chuyện này, họ luôn khẳng định: “Tà dâm bị tước công danh, triệt hết phúc, lộc, quyền… là có thực”. Vì vậy mà vào thời xưa, các con em thuộc dòng dõi thư hương đều được nghe kể câu chuyện này để cảnh giới, tự giữ phẩm hạnh mình như ngọc quý.

Có học vấn tốt, thì đạo đức phẩm hạnh cũng phải cao tột, không thiếu sót… mới lấy được công danh. Xét người thế tục mà còn phải như vậy thì đã là kẻ xuất gia, ta cần phải chú ý đến điểm này hơn nữa. Vì một khi phạm giới dâm thì: Phúc báu, thọ mệnh, công đức… gì cũng bị tiêu ma, cho nên các tu sĩ phải hết sức cẩn thận!

Trích dịch từ “Giới học Thiển Đàm”

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện trọng sinh
truyện sắc

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

truyện bách hợp

Nhận xét của độc giả về truyện Báo Ứng Hiện Đời

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook