Chương 30
Mạc Ngôn
06/01/2014
Trong môn nhạc của cô Kỷ Quỳnh Chi, tôi đã tỏ ra có một trí nhớ xuất chúng và tố chất âm nhạc rất tốt. Mặc dù khi mới hát đến câu đáy của đáy là chị em phụ nữ trong bài Phụ nữ giải phóng ca, mẹ bê bình sữa bọc trong chiếc khăn mặt trắng đến dưới cửa sổ bằng gỗ liễu, luôn miệng gọi khẽ:
- Kim Đồng, Kim Đồng, uống sữa đi này?
Tiếng gọi của mẹ và mùi sữa đã phân tán ghê gớm sức chú ý của tôi, nhưng đến cuối tiết học, tôi là người duy nhất hát trọn vẹn bài Phụ nữ giải phóng ca một cách chuẩn xác. Cô Kỷ Quỳnh Chi biểu dương tôi trước lớp học bốn mươi học sinh. Cô hỏi tên tôi, bảo tôi đứng lên hát lại lần nữa. Cô vừa tuyên bố hết giờ thì mẹ đã đưa bình sữa vào bên trong cửa sổ. Tôi do dự, mẹ bảo:
- Con uống đi! Con giỏi giang như vậy, mẹ mừng lắm!
Trong lớp có tiếng cười rúc rích.
- Cầm lấy đi con, có gì mà ngượng kia chứ? - Mẹ nói.
Cô Quỳnh Chi thơm mùi kem đánh răng đi tới, chiếc roi chống trên nền nhà rất điệu nghệ, nói ra ngoài cửa sổ:
- Bác đấy ạ, khi đang lên lớp bác đừng đến làm mất trật tự nữa nhé!
Nghe giọng nói của cô, mẹ sững người, cố dướn lên ngó vào trong, lễ phép nói:
- Thưa cô, đây là thằng con một của tôi, đợt sữa đầu sáng này ít quá, nó ăn không đủ no, sợ nó không cầm cự được đến chiều!...
Cô Quỳnh Chi nhìn tôi cười, nói:
- Em cầm lấy đi, kẻo mẹ mỏi tay.
Tôi đỏ bừng mặt đón lấy bình sữa. Cô Quỳnh Chi nói với mẹ:
- Thế này mãi sao được? Phải cho em nó ăn cơm. Lớn lên đi học trung học, học dại học, chẳng lẽ vẫn phải dắt theo một con dê?
Cô tưởng tượng cái cảnh một sinh viên đại học dắt theo một con dê vào lớp mà bật cười không chút ác ý.
- Em nó bao nhiêu tuổi rồi nhỉ? Cô hỏi.
- Mươi ba tuổi rồi, tuổi Tý - Mẹ nói - Tôi cũng buồn lắm cô ạ, nhưng mà nó ăn vào thứ gì là nôn ra thứ ấy, bụng lại còn đau nữa, đau đến nỗi toát mồ hôi hột, sợ phát khiếp!...
Tôi bảo mẹ, giọng không vui:
- Thôi mà mẹ, mẹ dùng nói nữa, con không uống đâu!
Tôi đưa trả cái bình. Cô Quỳnh Chi búng búng tai tôi, nói:
- Trò Kim Đồng, đừng làm thế, thói quen sẽ sửa dần, uống đi!
Tôi nhìn cặp mắt long lanh của cô trong ánh sáng mờ mờ, trong lòng cảm thấy vô cùng xấu hổ. Cô Quỳnh Chi nói:
- Các em nhớ nhé, không được giễu cợt nhược điểm của người khác!
Nói xong, cô bỏ đi.
Tôi quay mặt vào tường, uống thật nhanh hết sạch bình sữa rồ tôi trả cái bình cho mẹ, nói:
- Lần sau mẹ đừng đến nữa!
Giờ nghỉ giữa hai tiết học, Vu Vân Vũ và Đinh Kim Câu vốn dĩ càn quấy, bây giờ trở nên nghiêm chỉnh, ngồi như phỗng trên ghế. Thằng Phương Thư Trai béo ị cởi dây lưng trèo lên bàn, buộc một đầu dây lên xà nhà, còn đầu kia làm thành cái thòng lọng, biểu diễn trò thắt cổ. Nó nhại giọng the thé của bà góa, khóc lảnh lót, kể lể: Anh ơi là anh, anh nhắm mắt xuôi tay về Tây phương cực lạc bỏ lại thân em vò võ một mình, trong lòng như có con trùng ngọ nguậy, chẳng thà em xuống suối vàng cho xong.
Khóc lóc, kể lể, hai má nó bạnh ra như hai má lợn, rồi thì nó khóc thật, hai dòng nước mắt chảy ròng ròng, nước mũi cũng chảy tràn qua môi.
- Tôi chẳng thiết sống nữa!
Nó gào lên, nhón gót chui đầu vào thòng lọng. Hai tay nắm hai bên thòng lọng, nó nhảy dựng lên, mỗi lần nhảy một lần kêu lên:
- Tôi chẳng thiết sống nữa!
Lớp học ồ lên tiếng cười quái dị. Thằng Vu Vân Vũ vẫn chưa hết bực, nó ấn tay xuống bàn, rồi như ngựa đá hậu, nó giơ chân đạp lại đằng sau một cái, chiếc bàn đổ kềnh. Thân hình to béo của thằng Phương Thư Trai treo lủng lẳng dưới xà nhà. Nó rú lên, hai tay cố ghì lấy dây thừng, hai chân ngắn ngủn quẫy lia lịa, rồi chậm dần lại, mặt tím ngắt, miệng sùi bọt, phát ra tiếng òng ọc của người đang giẫy chết.
- Treo cổ chết rồi! - mấy đứa nhỏ hốt hoảng kêu lên, vừa kêu vừa chạy ra ngoài sân, dẫm bành bạch mà gào:
- Treo cổ chết rồi! Phương Thư Trai treo cổ chết rồi!
Hai tay thằng Phương Thư Trai buông thõng, hai chân không quẫy đạp nữa, mình nó như dài ra, một tiếng rắm rất kêu vọt ra khỏi dũng quần. Ngoài sân, bọn học sinh chạy tán loạn, không biết làm gì. Cô giáo Kỷ Quỳnh Chi và mấy giáo viên không biết tên, càng không biết các thầy dạy môn gì, từ phòng giáo viên chạy ra.
- Ai chết? Ai treo cổ chết? - Họ vừa hỏi to vừa chạy về phía lớp học, những đống rác trên sân níu chân họ.
Kỷ Quỳnh Chi nhảy tâng tâng như con hươu cái, chỉ trong vài giây cô đã vào đến lớp học. Đang từ ngoài nắng chạy vào chỗ tối, cô thoáng vẻ ngỡ ngàng, hỏi to:
- ở đâu?
Thân hình nặng nề của Phương Thư Trai rơi bịch xuống đất dải thắt lưng đen đứt tung vì không chịu nổi sức nặng của nó.
Cô Kỷ Quỳnh Chi ngồi xổm bên cạnh thằng Phương Thư Trai, luồn tay vào nách lật nó nằm ngửa. Tôi trông thấy cô chau mày, môi trên dẩu ra che lấy mũi. Người Phương Thư Trai thối hoắc. Cô đưa tay trước mũi xem nó còn thở hay không, rồi ấn huyệt nhân trung, nét mặt cô tỏ ra vô cùng bực bội. Phương Thư Trai giơ tay gạt tay cô ra. Cô chau mày đứng dậy, đá cho nó một cái, nói:
- Đứng dậy?
- Ai đá đổ chiếc bàn? - cô Quỳnh Chi đứng trên bục, nghiêm giọng hỏi.
- Em không biết, em không biết, em không biết!
- Vậy thì ai trông thấy? Hoặc ai đã đá đổ? Thử dũng cảm một lần xem nào?
Mọi người cúi gằm, Phương Thư Trai khóc òa.
- Có câm miệng lại không - cô Quỳnh Chi đập bàn quát - muốn chết thì quá dễ, lát nữa tôi sẽ cho em biết vài kiểu chết. Tôi không tin là không ai trông thấy kẻ đã đá đổ chiếc bàn. Kim Đồng, em là một học sinh thực thà, em nói đi!
Tôi cúi đầu.
- Em hãy ngửng lên nhìn cô đây này - cô nói - Cô biết là em sợ, cô chịu trách nhiệm về chuyện này, em đừng sợ?
Tôi ngẩng nhìn đôi mắt rất dẹp của người chiến sĩ cách mạng, nhớ lại mùi kem đánh răng tỏa ra từ miệng cô, trong lòng dễ chịu như đứng trước luồng gió mát.
- Cô tin rằng em có đủ can đảm tố cáo người xấu việc xấu, vậy mới là phẩm chất của thanh thiếu niên của nước Trung Quốc mới.
Cô nói rất hào hùng. Tôi liếc ngang, bắt gặp ánh mắt uy hiếp của Vu Vân Vũ. Tôi lại gục đầu xuống ngực.
- Vu Vân Vũ, đứng dậy? - cô bình tĩnh gọi
- Không phải em! - Vu Vân Vũ kêu to.
Cô mỉm cười hỏi:
- Sao em cuống lên thế? Sao em lại gào lên?
- Dù sao cũng không phải là em! - Vu Vân Vũ xiết móng tay xuống mặt bàn, nói khẽ.
Cô Quỳnh Chi nói:
- Vu Vân Vũ, có gan ăn cắp có gan chịu đòn!
Vu Vân Vũ đứng dậy, từ từ ngẩng đầu lên, nét mặt trở nên dữ dằn. Nó quăng sách vở xuống đất cho bảng đả và phấn viết vào chiếc cặp màu xanh kẹp dưới nách, giọng khinh miệt:
- Tôi đá đổ cái bàn đấy làm gì tôi nào? Tôi đ. vào học nữa! Ông có thích học đâu tại các người cứ vận động ông đấy chứ!
Hắn nghênh ngang bước ra cổng, người nó mới cao làm sao, xương cốt nó mới to làm sao, nó hoàn toàn có dáng vóc của một thằng đàn ông ngạo mạn và ngỗ ngược. Cô Quỳnh Chi đứng chặn lối ra cổng, nó quát:
- Tránh ra! Nhà người dám làm gì ông?
Cô Kỷ Quỳnh Chi cười mát:
- Ta phải cho cái thằng hèn này biết tay! Rồi phóng chân đá trúng đầu gối Vu Vân Vũ. Nó ối lên một tiếng quị xuống.
- Kẻ ác thì phải bị trừng phạt - cô Quỳnh Chi nói.
Vu Vân Vũ móc cái bảng đá trong túi xách liệng trúng ngực cô Quỳnh Chi, cô rên lên một tiếng, ôm lấy bầu vú bị thương.
Vu Vân Vũ nói:
- Mày tưởng tao sợ mày hả? Nhà tao ba đời cố nông, cô dì bà ngoại tao đầu là bần nông, mẹ tao đẻ ra tao trên đường đi ăn xin.
Cô Quỳnh Chi xoa xoa bầu vú, nói:
- Ta thật tình không muốn nhà ngươi làm bẩn tay ta - Hai bàn tay cô đan vào nhau, những đốt ngón tay kêu răng rắc - Đừng nói nhà mi ba đời cố nông mà ba mươi đời cố nông thì ta cũng phải cho mi một bài học!
Cô vừa nói vừa tung một quả đấm như chớp trúng cằm Vu Vân Vũ. Hắn rú lên một tiếng, lảo đảo. Quả đấm thứ hai mạnh hơn, trúng giữa ngực, tiếp theo là một cú đá trúng mắt cá chân. Hắn ngã lăn ra, khóc hu hu như một đứa trẻ. Cô Quỳnh Chi túm cổ áo dựng hắn dậy, xoay hắn lại rồi thúc gối vào bụng dưới của hắn, đồng thời phóng tay ra. Vu Vân Vũ ngã ngửa trên một đống gạch vụn. Cô Quỳnh Chi tuyên bố:
- Mi đã bị đuổi học!
- Kim Đồng, Kim Đồng, uống sữa đi này?
Tiếng gọi của mẹ và mùi sữa đã phân tán ghê gớm sức chú ý của tôi, nhưng đến cuối tiết học, tôi là người duy nhất hát trọn vẹn bài Phụ nữ giải phóng ca một cách chuẩn xác. Cô Kỷ Quỳnh Chi biểu dương tôi trước lớp học bốn mươi học sinh. Cô hỏi tên tôi, bảo tôi đứng lên hát lại lần nữa. Cô vừa tuyên bố hết giờ thì mẹ đã đưa bình sữa vào bên trong cửa sổ. Tôi do dự, mẹ bảo:
- Con uống đi! Con giỏi giang như vậy, mẹ mừng lắm!
Trong lớp có tiếng cười rúc rích.
- Cầm lấy đi con, có gì mà ngượng kia chứ? - Mẹ nói.
Cô Quỳnh Chi thơm mùi kem đánh răng đi tới, chiếc roi chống trên nền nhà rất điệu nghệ, nói ra ngoài cửa sổ:
- Bác đấy ạ, khi đang lên lớp bác đừng đến làm mất trật tự nữa nhé!
Nghe giọng nói của cô, mẹ sững người, cố dướn lên ngó vào trong, lễ phép nói:
- Thưa cô, đây là thằng con một của tôi, đợt sữa đầu sáng này ít quá, nó ăn không đủ no, sợ nó không cầm cự được đến chiều!...
Cô Quỳnh Chi nhìn tôi cười, nói:
- Em cầm lấy đi, kẻo mẹ mỏi tay.
Tôi đỏ bừng mặt đón lấy bình sữa. Cô Quỳnh Chi nói với mẹ:
- Thế này mãi sao được? Phải cho em nó ăn cơm. Lớn lên đi học trung học, học dại học, chẳng lẽ vẫn phải dắt theo một con dê?
Cô tưởng tượng cái cảnh một sinh viên đại học dắt theo một con dê vào lớp mà bật cười không chút ác ý.
- Em nó bao nhiêu tuổi rồi nhỉ? Cô hỏi.
- Mươi ba tuổi rồi, tuổi Tý - Mẹ nói - Tôi cũng buồn lắm cô ạ, nhưng mà nó ăn vào thứ gì là nôn ra thứ ấy, bụng lại còn đau nữa, đau đến nỗi toát mồ hôi hột, sợ phát khiếp!...
Tôi bảo mẹ, giọng không vui:
- Thôi mà mẹ, mẹ dùng nói nữa, con không uống đâu!
Tôi đưa trả cái bình. Cô Quỳnh Chi búng búng tai tôi, nói:
- Trò Kim Đồng, đừng làm thế, thói quen sẽ sửa dần, uống đi!
Tôi nhìn cặp mắt long lanh của cô trong ánh sáng mờ mờ, trong lòng cảm thấy vô cùng xấu hổ. Cô Quỳnh Chi nói:
- Các em nhớ nhé, không được giễu cợt nhược điểm của người khác!
Nói xong, cô bỏ đi.
Tôi quay mặt vào tường, uống thật nhanh hết sạch bình sữa rồ tôi trả cái bình cho mẹ, nói:
- Lần sau mẹ đừng đến nữa!
Giờ nghỉ giữa hai tiết học, Vu Vân Vũ và Đinh Kim Câu vốn dĩ càn quấy, bây giờ trở nên nghiêm chỉnh, ngồi như phỗng trên ghế. Thằng Phương Thư Trai béo ị cởi dây lưng trèo lên bàn, buộc một đầu dây lên xà nhà, còn đầu kia làm thành cái thòng lọng, biểu diễn trò thắt cổ. Nó nhại giọng the thé của bà góa, khóc lảnh lót, kể lể: Anh ơi là anh, anh nhắm mắt xuôi tay về Tây phương cực lạc bỏ lại thân em vò võ một mình, trong lòng như có con trùng ngọ nguậy, chẳng thà em xuống suối vàng cho xong.
Khóc lóc, kể lể, hai má nó bạnh ra như hai má lợn, rồi thì nó khóc thật, hai dòng nước mắt chảy ròng ròng, nước mũi cũng chảy tràn qua môi.
- Tôi chẳng thiết sống nữa!
Nó gào lên, nhón gót chui đầu vào thòng lọng. Hai tay nắm hai bên thòng lọng, nó nhảy dựng lên, mỗi lần nhảy một lần kêu lên:
- Tôi chẳng thiết sống nữa!
Lớp học ồ lên tiếng cười quái dị. Thằng Vu Vân Vũ vẫn chưa hết bực, nó ấn tay xuống bàn, rồi như ngựa đá hậu, nó giơ chân đạp lại đằng sau một cái, chiếc bàn đổ kềnh. Thân hình to béo của thằng Phương Thư Trai treo lủng lẳng dưới xà nhà. Nó rú lên, hai tay cố ghì lấy dây thừng, hai chân ngắn ngủn quẫy lia lịa, rồi chậm dần lại, mặt tím ngắt, miệng sùi bọt, phát ra tiếng òng ọc của người đang giẫy chết.
- Treo cổ chết rồi! - mấy đứa nhỏ hốt hoảng kêu lên, vừa kêu vừa chạy ra ngoài sân, dẫm bành bạch mà gào:
- Treo cổ chết rồi! Phương Thư Trai treo cổ chết rồi!
Hai tay thằng Phương Thư Trai buông thõng, hai chân không quẫy đạp nữa, mình nó như dài ra, một tiếng rắm rất kêu vọt ra khỏi dũng quần. Ngoài sân, bọn học sinh chạy tán loạn, không biết làm gì. Cô giáo Kỷ Quỳnh Chi và mấy giáo viên không biết tên, càng không biết các thầy dạy môn gì, từ phòng giáo viên chạy ra.
- Ai chết? Ai treo cổ chết? - Họ vừa hỏi to vừa chạy về phía lớp học, những đống rác trên sân níu chân họ.
Kỷ Quỳnh Chi nhảy tâng tâng như con hươu cái, chỉ trong vài giây cô đã vào đến lớp học. Đang từ ngoài nắng chạy vào chỗ tối, cô thoáng vẻ ngỡ ngàng, hỏi to:
- ở đâu?
Thân hình nặng nề của Phương Thư Trai rơi bịch xuống đất dải thắt lưng đen đứt tung vì không chịu nổi sức nặng của nó.
Cô Kỷ Quỳnh Chi ngồi xổm bên cạnh thằng Phương Thư Trai, luồn tay vào nách lật nó nằm ngửa. Tôi trông thấy cô chau mày, môi trên dẩu ra che lấy mũi. Người Phương Thư Trai thối hoắc. Cô đưa tay trước mũi xem nó còn thở hay không, rồi ấn huyệt nhân trung, nét mặt cô tỏ ra vô cùng bực bội. Phương Thư Trai giơ tay gạt tay cô ra. Cô chau mày đứng dậy, đá cho nó một cái, nói:
- Đứng dậy?
- Ai đá đổ chiếc bàn? - cô Quỳnh Chi đứng trên bục, nghiêm giọng hỏi.
- Em không biết, em không biết, em không biết!
- Vậy thì ai trông thấy? Hoặc ai đã đá đổ? Thử dũng cảm một lần xem nào?
Mọi người cúi gằm, Phương Thư Trai khóc òa.
- Có câm miệng lại không - cô Quỳnh Chi đập bàn quát - muốn chết thì quá dễ, lát nữa tôi sẽ cho em biết vài kiểu chết. Tôi không tin là không ai trông thấy kẻ đã đá đổ chiếc bàn. Kim Đồng, em là một học sinh thực thà, em nói đi!
Tôi cúi đầu.
- Em hãy ngửng lên nhìn cô đây này - cô nói - Cô biết là em sợ, cô chịu trách nhiệm về chuyện này, em đừng sợ?
Tôi ngẩng nhìn đôi mắt rất dẹp của người chiến sĩ cách mạng, nhớ lại mùi kem đánh răng tỏa ra từ miệng cô, trong lòng dễ chịu như đứng trước luồng gió mát.
- Cô tin rằng em có đủ can đảm tố cáo người xấu việc xấu, vậy mới là phẩm chất của thanh thiếu niên của nước Trung Quốc mới.
Cô nói rất hào hùng. Tôi liếc ngang, bắt gặp ánh mắt uy hiếp của Vu Vân Vũ. Tôi lại gục đầu xuống ngực.
- Vu Vân Vũ, đứng dậy? - cô bình tĩnh gọi
- Không phải em! - Vu Vân Vũ kêu to.
Cô mỉm cười hỏi:
- Sao em cuống lên thế? Sao em lại gào lên?
- Dù sao cũng không phải là em! - Vu Vân Vũ xiết móng tay xuống mặt bàn, nói khẽ.
Cô Quỳnh Chi nói:
- Vu Vân Vũ, có gan ăn cắp có gan chịu đòn!
Vu Vân Vũ đứng dậy, từ từ ngẩng đầu lên, nét mặt trở nên dữ dằn. Nó quăng sách vở xuống đất cho bảng đả và phấn viết vào chiếc cặp màu xanh kẹp dưới nách, giọng khinh miệt:
- Tôi đá đổ cái bàn đấy làm gì tôi nào? Tôi đ. vào học nữa! Ông có thích học đâu tại các người cứ vận động ông đấy chứ!
Hắn nghênh ngang bước ra cổng, người nó mới cao làm sao, xương cốt nó mới to làm sao, nó hoàn toàn có dáng vóc của một thằng đàn ông ngạo mạn và ngỗ ngược. Cô Quỳnh Chi đứng chặn lối ra cổng, nó quát:
- Tránh ra! Nhà người dám làm gì ông?
Cô Kỷ Quỳnh Chi cười mát:
- Ta phải cho cái thằng hèn này biết tay! Rồi phóng chân đá trúng đầu gối Vu Vân Vũ. Nó ối lên một tiếng quị xuống.
- Kẻ ác thì phải bị trừng phạt - cô Quỳnh Chi nói.
Vu Vân Vũ móc cái bảng đá trong túi xách liệng trúng ngực cô Quỳnh Chi, cô rên lên một tiếng, ôm lấy bầu vú bị thương.
Vu Vân Vũ nói:
- Mày tưởng tao sợ mày hả? Nhà tao ba đời cố nông, cô dì bà ngoại tao đầu là bần nông, mẹ tao đẻ ra tao trên đường đi ăn xin.
Cô Quỳnh Chi xoa xoa bầu vú, nói:
- Ta thật tình không muốn nhà ngươi làm bẩn tay ta - Hai bàn tay cô đan vào nhau, những đốt ngón tay kêu răng rắc - Đừng nói nhà mi ba đời cố nông mà ba mươi đời cố nông thì ta cũng phải cho mi một bài học!
Cô vừa nói vừa tung một quả đấm như chớp trúng cằm Vu Vân Vũ. Hắn rú lên một tiếng, lảo đảo. Quả đấm thứ hai mạnh hơn, trúng giữa ngực, tiếp theo là một cú đá trúng mắt cá chân. Hắn ngã lăn ra, khóc hu hu như một đứa trẻ. Cô Quỳnh Chi túm cổ áo dựng hắn dậy, xoay hắn lại rồi thúc gối vào bụng dưới của hắn, đồng thời phóng tay ra. Vu Vân Vũ ngã ngửa trên một đống gạch vụn. Cô Quỳnh Chi tuyên bố:
- Mi đã bị đuổi học!
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.